HỌC VIỆN TƯ PHÁP SAU 6 NĂM HOẠT ĐỘNG Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện là c ơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. · Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Học viện Tư pháp · Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh: Judicial Academy · Trụ sở: Phố Phan Văn Trường, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội · Điện Thoại: (04) 7566129 · Fax: (04) 8361267 Chức năng, nhiệm vụ · Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; · Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; · Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh Tư pháp; · Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Cơ cấu tổ chức của Học viện Cơ cấu tổ chức của Học viện bao gồm: 1. Giám đốc và các Phó giám đốc: a) Giám đốc và các Phó giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; b) Giám đốc Học viện Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp. 2. Các khoa, phòng chức năng bao gồm: a) Các khoa gồm có: Khoa đào tạo Thẩm phán, Khoa đào tạo Kiểm sát viên, Khoa đào tạo Luật sư, Khoa đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác; b) Các phòng chức năng gồm có: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Giám đốc Học viện Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng chức năng thuộc Học viện.
Quy mô đào tạo Giai đoạn năm 2004 đến hết năm 2006: · Đào tạo thẩm phán: 500 người/ năm; · Đào tạo kiểm sát viên: 200 người/năm (tăng lên đến 300 người/năm kể từ năm 2005 trở đi); · Đào tạo luật sư: 2.000 người/năm; · Đào tạo chấp hành viên: 300 người/năm; · Đào tạo công chứng viên:100 người/năm. Giai đoạn từ năm 2007 trở đi: · Đối với chương trình chung cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: Đào tạo 2.500 người/năm; · Đối với các chức danh tư pháp khác: Đào tạo 1.000 người/năm và có thể nghiên cứu đào tạo các chức danh trọng tài viên, giám định viên. Nguyên lý đào tạo · Không giảng lý thuyết thuần tuý mà chỉ cập nhật kiến thức mới; · Sử dụng hồ sơ thực tế để rèn luyện kỹ năng và nhắc lại lý thuyết; · Học bài thông qua diễn án – “simulation” · Học bài thông qua làm công việc thực tế – “learning by doing” tại Trung tâm thực hành nghề luật của Học viện; · Học bài thông qua quá trình làm bài thi; · Rèn luyện kỹ năng nói thông qua thi hùng biện; · Rèn luyện kỹ năng viết thông qua viết tiểu luận, soạn thảo văn bản tố tụng. Phư ơng pháp giảng dạy Là một loại hình đào tạo mới ở nước ta, trên cơ sở những nguyên lý đào tạo đã nêu trên phương pháp giảng dạy trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên và các chức danh Tư pháp khác của Học viện Tư pháp lấy việc truyền nghề, cung cấp và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của hoạt động tư pháp cho học viên làm mục tiêu. Vì thế việc tổ chức học tập có nhiều điểm khác biệt so với đào tạo ở bậc đại học. Các lớp học được chia nhỏ để thuận tiện cho việc rèn luyện kỹ năng. Trung bình một lớp không quá 25 người. Phương pháp giảng dạy cũng hoàn toàn khác so với đào tạo ở bậc đại học. Ở bậc đại học, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình do một giảng viên thực hiện còn ở Học viện Tư pháp chủ yếu áp dụng phương pháp song giảng; giảng bằng phiếu kỹ thuật và giải quyết tình huống (một giảng viên lý thuyết và một giảng viên thực hành cùng giảng). Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn gợi mở cho học viên; nhận xét và tổng kết việc xử lý các tình huống, giải quyết các bài tập của học viên; rèn luyện khả năng tư duy độc lập cho học viên là chính. Học viên được rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc và tác phong làm việc khoa học của người cán bộ tư pháp. Ngoài ra học viên còn được rèn luyện kỹ năng thông qua các buổi học diễn án. Đây là một phương pháp đào tạo hoàn toàn mới. Phương pháp này sử dụng các hồ sơ vụ việc thực tế để rèn luyện kỹ năng cho học viên. Giảng viên
Đang xem: Học viện tư pháp tiếng anh là gì
Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề. Hiện nay, số lượng giáo viên đã và đang tham gia giảng dạy cho các khoá đào tạo đã lên đến hơn 300 người, trong đó, hơn 50% là các Thạc sỹ, Tiến sỹ. Các giáo viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân, Phó Chánh án Toà án nhân dân, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng… cũng rất nhiệt tình tham gia giảng dạy cho các khoá đào tạo. Kiểm tra và thi đánh giá chất lượng Kiểm tra và thi để đánh giá kết quả học tập về chuyên môn của học viên ở Học viện Tư pháp có sự khác biệt căn bản so với các cơ sở đào tạo pháp luật cơ bản khác. Đề kiểm tra và thi của Học viện lấy dữ kiện (tình huống) từ một vụ việc thực tế làm nội dung cơ bản của đề. Sau đó trên cơ sở những dữ kiện đó đề được phát triển bằng các tình tiết bổ sung và cứ sau một tình tiết bổ sung là một câu hỏi để học viên giải bài kiểm tra hoặc bài thi. Tổng hợp các dữ kiện và các tình tiết bổ sung là hình ảnh một vụ việc từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc. Cách giải quyết vụ, việc khi làm bài của học viên sẽ phản ánh kết quả kiểm tra hoặc thi đúng sai đến đâu? đạt kết quả thế nào? Đề thi được xuất bản thành sách gọi là Ngân hàng đề thi theo từng môn học trong đó có đáp án của từng đề làm tài liệu cho học viên học tập và đối với học viên theo học ở Học viện thì khi kiểm tra và thi, đề thi sẽ là một trong các đề thi trong Ngân hàng đề thi của môn học đó; Các hình thức đánh giá kết quả học tập khác: Học viên được tổ chức diễn án, thi hùng biện và thực hành tại Trung tâm thực hành nghề luật. Kết quả đã đạt được (tính đến tháng 8 năm 2004) Kết quả đào tạo · Đào tạo Thẩm phán: Học viện đã đào tạo được 1.610 học viên; · Đào tạo Luật Sư: Học viện đã đào tạo được 3.597 học viên. Hiện đang đào tạo lớp Luật sư Khóa III đợt 2 với 798 học viên;Trong số học viên đã đào tạo trên có 48 người là đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo chế độ KV0. Những đối tượng này, Học viện đào tạo không thu học phí và bố trí chỗ ở miễn phí; · Đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên: Học viện đã đào tạo được 490 học viên; · Đào tạo Công chứng viên: Học viện đã đào tạo được 245 học viên; · Đào tạo Thư ký Toà án: Học viện đã đào tạo được 103 học viên. Kết quả bồi dưỡng Học viện đã tổ chức được 40 lớp bồi dưỡng cho 5.713 lượt học viên và tổ chức thành công 10 khoá đào tạo lại cán bộ Pháp luật của Chính phủ trong khuôn khổ dự án TA N02853-VIE cho cán bộ pháp lý các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, Đoàn luật sư của các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 1.000 học viên. Nghiên cứu khoa học Là một cơ sở đào tạo nghề sau đại học, để công tác đào tạo đạt kết quả cao việc nghiên cứu khoa học được hết sức quan tâm. Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, Hội đồng khoa học của đơn vị đã được thành lập và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học. Đến nay, học viện đã triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ và đề tài khoa học cấp cơ sở. Hợp tác quốc tế Hợp tác với Cộng hoà Pháp · Hợp tác với Hội đồng công chứng tối cao Pháp và Đại học Lyon III trong việc Đào tạo Công chứng viên, Luật sư; · Hợp tác với Nhà pháp luật Việt – Pháp; · Hợp tác với cơ quan liên chính phủ cộng đồng Pháp ngữ; · Hợp tác với Trường Thẩm phán Quốc gia Pháp trong khuôn khổ dự án “ Tăng cường năng lực cho Trường Đào tạo Các chức danh Tư pháp”. · Trao đổi giảng viên giữa Học viện Tư pháp với Trường Đào tạo thẩm phán và Hội đồng công chứng tối cao Cộng hoà pháp; Ngoài ra nhà trường còn hợp tác với nhiều Luật sư, Chuyên gia Pháp trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hợp tác với Nhật Bản · Hợp tác với đối tác Nhật Bản thông qua Bộ Tư pháp: Cử cán bộ, giảng viên đi học tại Nhật Bản; Hợp tác với JICA trong việc: Tổ chức biên soạn Sổ tay Thẩm phán, Sổ tay Luật sư, Ngân hàng đề của các môn luật Dân sự, kinh tế…. Phối hợp trong việc tổ chức cho học viên Lớp Thẩm phán diễn án theo Pháp luật Nhật Bản. · Tiếp tục thực hiện hợp tác giai đoạn 3 với JICA Hợp tác với Cộng hòa dân dân Lào · Cử cán bộ sang công tác tại Trung tâm đào tạo Thẩm phán Bộ Tư pháp CHDCND Lào để giúp bạn xây dựng chương trình đào tạo; · Đào tạo cho bạn Lào 4 học viên Thẩm phán; · Cử chuyên gia tư vấn xây dựng chương trình đào tạo Luật sư. Với tất cả những thành tựu đã đạt được, Học viện Tư pháp đang nỗ lực phấn đấu để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mở rộng quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp thiết thực vào quá trình cải cách tư pháp, đáp ứng được nhu cầu của thực tế và yêu cầu phát triển của đất nước.