Top 5 # Video Dạy Tiếng Việt Lớp 3 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Video Giới Thiệu Phần Mềm Học Dạy Tiếng Việt Lớp 3

– Mỗi chủ điểm tuần đều được mô phỏng đầy đủ và chính xác trên máy tính với các bài học Tập đọc; Kể chuyện; Chính tả; Tập viết; Luyện từ và câu; Tập làm văn.

– Toàn bộ 48 bài Tập đọc, 32 bài luyện Chính tả, 16 bài Tập làm văn, 16 bài Kể chuyện, 16 bài Tập viết đã được mô phỏng trên máy tính với đầy đủ hệ thống dữ liệu âm thanh, hình ảnh chính xác.

– Trong phần mềm có sẵn phần mềm trò chơi Việt Games sẽ mang lại nhưng giây phút thư giãn giải trí lành mạnh trong hoặc giữa các giờ học.

– Mô hình bài giảng môn Tiếng Việt: Mỗi chủ điểm tuần tương ứng với một tệp bài giảng môn Tiếng Việt (*.viet) được thiết kế mở. Giáo viên được quyền thay đổi các thông số, dữ liệu, tham số của các bài học này theo ý muốn của mình.

Bộ phần mềm này sẽ được phát hành thành 4 phần mềm độc lập, mỗi phần mềm trên 01 CDROM như sau:

1. Học Tiếng Việt 3, phần I. Bản dành cho HS học tập, ôn luyện môn Tiếng Việt ở lớp cũng như ở nhà.

2. Dạy Tiếng Việt 3, phần I. Bản dành cho GV hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường.

3. Học Tiếng Việt 3, phần II. Bản dành cho HS học tập, ôn luyện môn Tiếng Việt ở lớp cũng như ở nhà.

4. Dạy Tiếng Việt 3, phần II. Bản dành cho GV hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường.

Các phần mềm HỌC sẽ dành cho học sinh tự học, ôn luyện làm bài tập ở nhà, các phần mềm DẠY sẽ dành cho giáo viên hỗ trợ giảng dạy trên lớp học. Theo thiết kế của chúng tôi GV sẽ sử dụng phần mềm này trực tiếp trên lớp và có thể coi phần mềm như các bài giảng điện tử hoàn chỉnh và có thể sử dụng ngay. Trong phiên bản dành cho giáo viên, GV sẽ được quyền thay đổi, sửa đổi các thông tin đầu vào của các bài học một dễ dàng. Như vậy GV sẽ chủ động hoàn toàn trong quá trình sử dụng phần mềm như một giáo án điện tử để giảng dạy.

School@net

Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 3

1. Nội dung dạy học theo SGK Tiếng Việt 3

Chương trình Giáo dục phổ thông, cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 – 5 – 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 3

(8 tiết/tuần x 35 tuần = 280 tiết).

Căn cứ nội dung chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, SGK Tiếng Việt 3, (tập một, tập hai) cụ thể hoá các kiến thức (tiếng Việt, tập làm văn, văn học), kĩ năng (đọc, nghe, nói, viết) dạy cho HS theo các bài học thuộc 5 phân môn : Tập đọc + Kể chuyện (3 tiết), Chính tả (2 tiết), Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn (1 tiết). Cụ thể như sau :

Thông qua các bài đọc (SGK Tiếng Việt 3, hai tập) thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, văn bản thông thường, phân môn Tập đọc ở lớp 3 tiếp tục rèn luyện cho HS đọc đúng và rành mạch.

Phần hai dạy học môn tiếng việt lớp 3 I - Nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 1. Nội dung dạy học theo SGK Tiếng Việt 3 Chương trình Giáo dục phổ thông, cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 - 5 - 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 (8 tiết/tuần x 35 tuần = 280 tiết). Căn cứ nội dung chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, SGK Tiếng Việt 3, (tập một, tập hai) cụ thể hoá các kiến thức (tiếng Việt, tập làm văn, văn học), kĩ năng (đọc, nghe, nói, viết) dạy cho HS theo các bài học thuộc 5 phân môn : Tập đọc + Kể chuyện (3 tiết), Chính tả (2 tiết), Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn (1 tiết). Cụ thể như sau : a) Tập đọc Thông qua các bài đọc (SGK Tiếng Việt 3, hai tập) thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, văn bản thông thường, phân môn Tập đọc ở lớp 3 tiếp tục rèn luyện cho HS đọc đúng và rành mạch. Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân môn Tập đọc còn giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản : Tìm hiểu ý chính của đoạn, nội dung bài; nhận xét về nhân vật, hình ảnh, chi tiết, đặt đầu đề cho đoạn văn. Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 được mở rộng và phong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp 2. Các bài đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hoá, khoa học, thể thao và các vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hoà bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ,... Thông qua hệ thống bài Tập đọc theo chủ điểm và các lĩnh vực khác nhau, qua những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài, phân môn Tập đọc còn cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,...), qua đó góp phần mở rộng vốn sống và rèn luyện nhân cách cho HS. b) Kể chuyện Nội dung dạy HS kể chuyện ở lớp 3 (cũng như ở lớp 2) chính là những câu chuyện các em vừa học trong bài tập đọc (truyện kể), gắn với chủ điểm đang học. Khác với lớp 2, bài Kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 3 không dạy thành tiết riêng mà bố trí dạy kế tiếp ngay sau bài Tập đọc ở đầu mỗi tuần học. HS luyện đọc và tìm hiểu bài tập đọc trong khoảng 1, 5 tiết, sau đó thực hành luyện tập về kể chuyện trong khoảng 0, 5 tiết theo yêu cầu của các bài tập Kể chuyện trong sách. Việc giảm thời lượng của phân môn Kể chuyện có nguyên nhân chính là môn Tiếng Việt ở lớp 3 chỉ còn 8 tiết/tuần (giảm 1 tiết so với lớp 2). Xét theo trình độ phát triển của HS, sự phân phối thời lượng cho 2 phân môn Tập đọc và Kể chuyện như trên cũng hợp lí vì HS lớp 3 có tốc độ đọc nhanh hơn, nhận thức tốt hơn lớp 2 và đã quen với kiểu bài tập kể lại câu chuyện mới học ở lớp 2. Qua luyện tập kể chuyện, HS được phát triển chủ yếu về kĩ năng nói (kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình, tập kể lại câu chuyện theo các vai khác nhau, kết hợp sử dụng các yếu tố phụ trợ về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,...), kĩ năng nghe (theo dõi câu chuyện do bạn kể để nhận xét, bổ sung,...); Luyện tập kể chuyện giúp HS được củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc cho HS, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống. So với lớp 2 thì những câu chuyện học ở lớp 3 có nội dung rộng hơn và tình tiết phức tạp hơn. Bên cạnh những chuyện về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè, làng xóm, HS còn được học về gương lao động của các anh hùng liệt sĩ trong lịch sử, gương lao động của các nhà khoa học, các nghệ sĩ, các vận động viên thể thao, về tình hữu nghị giữa các dân tộc, về công cuộc chinh phục thiên nhiên, bảo vệ môi trường,... Qua những câu chuyện này, HS có được vốn từ phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và năng lực suy nghĩ của các em cũng được nâng lên một mức cao hơn lớp 2; Luyện tập kể chuyện còn giúp HS được bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú đọc và tìm thấy niềm vui trong học tập. Để rèn luyện kĩ năng kể chuyện, SGK Tiếng Việt 3 có một số kiểu bài tập như sau : - Kể chuyện theo gợi ý bằng lời : Kể một đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện; Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc, theo lời của một nhân vật hay kể bằng lời của mình. - Tự đặt tên cho các đoạn rồi kể chuyện: Kể một đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện; Kể theo lời lẽ trong bài tập đọc, theo lời của một nhân vật hoặc kể bằng lời của mình. - Phân vai, dựng lại câu chuyện. c) Chính tả Các bài chính tả trong SGK Tiếng Việt 3 tập trung rèn cho HS kĩ năng viết đúng (viết đúng mẫu chữ, viết đúng chính tả các âm vần khó, các tên riêng Việt Nam và nước ngoài) thông qua 2 loại bài : c.1. Chính tả đoạn, bài - Hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là : chính tả tập chép (ở lớp 3 có 4 tiết thuộc các tuần 1, 3, 5, 7), chính tả nghe - viết và chính tả nhớ - viết. (SGK chú trọng hình thức chính tả nghe - viết, hình thức chính tả nhớ - viết từ tuần 8 - học kì I). c.2. Chính tả âm, vần - Nội dung luyện viết chính tả gồm các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai do cả 3 nguyên nhân (do âm vần thanh khó phát âm, cấu tạo phức tạp ; do HS không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ ; hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, theo 3 vùng phương ngữ chủ yếu : Bắc - Trung - Nam). Cụ thể : + Phụ âm : l/n, x/s, ch/tr, d/gi/r (đối với các địa phương phía Bắc). + Vần : Vần khó - oao, oeo, uyu, uêch, oăc, oay, oai, eng, oen, oong, ooc; vần dễ lẫn, đối với các địa phương phía Nam - an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên/iêng, uôn/uông, ên/ênh, in/inh, at/ac, ât/âc, ăt/ăc, iêt/iêc, uôt/uôc, ươt/ươc, ut/uc, ưt/ưc, êt/êch, au/âu, ay/ây, ui/uôi, ưi/ươi. - Thanh : thanh hỏi/thanh ngã (đối với các địa phương phía Nam). Các bài tập chính tả âm vần được GV lựa chọn trong SGK (bài tập đặt trong ngoặc đơn, VD : (2) (3)...) theo đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của HS; hoặc tự soạn bài tập khác cho thích hợp. - Hình thức bài tập chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng, mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. VD : Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, đoạn văn; Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp; Tự rút ra quy tắc chính tả qua các bài tập thực hành; Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn; Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn; Nối tiếng từ ngữ đã cho để tạo thành từ ngữ hoặc câu đúng; Tìm từ ngữ chứa âm vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa Ngoài các bài tập chính tả đoạn bài, chính tả âm vần, sách còn có các bài tập về trật tự bảng chữ cái. Phần Nhận xét về chính tả cuối bài chính tả trong SGK còn giúp HS củng cố kiến thức và kĩ năng chính tả như : quy tắc viết hoa, cách viết khi xuống dòng, cách viết các dòng thơ, cách trình bày bài thơ,... d) Tập viết So với chương trình lớp 2, nội dung và yêu cầu của phân môn Tập viết lớp 3 có những điểm mới chủ yếu về kĩ năng viết chữ, cụ thể : + Luyện tập củng cố kĩ năng viết các kiểu chữ thường và chữ hoa theo cỡ nhỏ với mức độ yêu cầu được nâng cao : đúng và nhanh. + Thực hành viết ứng dụng (câu, đoạn ngắn) nhằm bước đầu hoàn thiện kĩ năng viết chữ ở giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2, 3) của chương trình tiểu học. - Nội dung dạy học phân môn Tập viết lớp 3 được cụ thể hoá trong vở Tập viết 3 (hai tập) như sau : + Bám sát nội dung bài học trong SGK Tiếng Việt 3 (31 tuần) : Ôn tập, củng cố cách viết 29 chữ cái viết hoa và một số tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa (VD : Ch, Gi, Gh) ; luyện viết ứng dụng các tên riêng, các câu tục ngữ, ca dao, thơ có số chữ dài hơn ở lớp 2. Chú ý : 4 tuần Ôn tập và Kiểm tra định kì không có tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng trong vở Tập viết 2 vẫn có nội dung luyện viết thêm (ở nhà) để HS rèn kĩ năng viết chữ và trình bày một đoạn (hoặc bài ngắn). + Mỗi bài Tập viết ở lớp 3 được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu (cỡ nhỏ) trên dòng kẻ li. Cấu trúc cụ thể như sau : Trang lẻ - Tập viết ở lớp, thường có những yêu cầu sau : + 2 dòng chữ viết hoa cỡ nhỏ (bao gồm : 1 dòng ôn lại chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa đã học ở lớp 2 - yêu cầu trọng tâm ; 1 dòng củng cố thêm 1, 2 chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa xuất hiện trong tên riêng hoặc câu ứng dụng - yêu cầu kết hợp). + 2 dòng viết ứng dụng tên riêng (cỡ nhỏ). + 4 dòng viết ứng dụng câu (tục ngữ, ca dao, thơ) theo cỡ nhỏ - Tập viết nghiêng: (tự chọn). Trang chẵn - Luyện viết ở nhà : Gồm những chữ viết hoa cần ôn luyện và một số chữ viết thường cần lưu ý về kĩ thuật nối nét (viết liền mạch) ; luyện viết tên riêng và câu ứng dụng trong bài. - Tập viết nghiêng (tự chọn). Chú ý : Sau chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những dụng ý : giúp HS xác định rõ số lần viết theo mẫu ; tạo điều kiện thuận lợi cho HS viết đúng hình dạng, quy trình chữ viết ; bảo đảm khoảng cách đều nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mĩ của trang vở tập viết. e) Luyện từ và câu e.1. Mở rộng vốn từ Ngoài những từ ngữ được dạy trong các bài tập đọc; những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, HS được mở rộng vốn từ theo c ... Nen-li dũng cảm / Quyết tõm của Nen-li,) Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) - nước sụi, đĩa xụi - xử ỏn, sử dụng - xem xột, sấm sột b) - tinh khiết, tin tưởng - kớn đỏo, kớnh trọng - chớnh xỏc, quả chớn (3). a) Sương vẽ cườm lúng lỏnh Giú vẽ súng xụn xao Nắng mựa xuõn rạng rỡ Vẽ muụn cỏnh hoa đào. Đờm vẽ trăng vẽ sao Mõy vẽ mưa vẽ nước Lặng lẽ đường xuụi ngược Vẽ bao dấu chõn người. b) Bộ trờn bờ với xuống Thấy con thuyền trắng tinh Thuyền giấy vừa chạm nước Đó hối hả trụi nhanh. Bộ nhỡn thuyền lờnh đờnh Tưởng mỡnh ngồi trờn ấy Mỗi đỏm cỏ thuyền qua Là một làng xúm đấy. Tiết 3 Luyện viết Tham khảo : Ngày 26 thỏng 3, trường em tổ chức cắm trại và thi đấu thể thao. Em cựng cỏc bạn trong trường đến xem và cổ cũ cho trận búng đỏ giữa đội tuyển lớp 5A và 5B. Khi trọng tài nổi hồi cũi bỏo hiệu trận đấu bắt đầu, ngay lập tức, cỏc cầu thủ của hai đội đó tớch cực thi đấu. Cỏc cầu thủ của đội 5A thi đấu rất hay. Đến phỳt thứ 20 của hiệp 1, do sơ hở của hậu vệ nờn đội 5A bị đội 5B chọc thủng lưới. Sang hiệp 2, đội 5A thi đấu quyết liệt, đến phỳt 62, đội 5A gỡ hoà, sau đú cỏc cầu thủ đội 5A liờn tiếp ghi 2 bàn thắng nữa. Khi trọng tài thổi cũi kết thỳc trận đấu, đội 5A đó thắng đội 5B với tỉ số 4 - 1. Em cảm thấy rất khõm phục đội búng đỏ của cỏc anh chị lớp 5A trường em. Tuần 30 Tiết 1 Luyện đọc Lời kờu gọi toàn dõn tập thể dục 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Khoanh trũn chữ cỏi b. Gặp gỡ ở Lỳc-xăm-bua 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. HS thực hiện yờu cầu của bài tập (VD: Cảm ơn tỡnh thõn ỏi, hữu nghị của cỏc bạn. / Rất cảm ơn cỏc bạn đó yờu quý đất nước Việt Nam. / ) Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) Trung thu là gỡ hả mẹ Cớ sao trỏi bưởi lại trũn ? Trăng treo trờn trời sỏng thế Ngỡ ai cũng là trẻ con. b) Trăng lờn chờnh chếch Dệt những sợi vàng Lỳa đồng chớn rộ Gọi mựa thu sang. (3). a) - trong veo, trật tự, trang phục,... - chăm chỉ, buổi chiều, chắc chắn,... b) - quà Tết, dệt lụa, lệt bệt, - bạc phếch, chờnh chếch, mếch lũng, Tiết 3 Luyện viết HS hoàn chỉnh bức thư theo yờu cầu của bài tập. Tham khảo : Quảng Ninh, ngày 15 thỏng 3 năm 2011 Bạn Mụ-ni-ca thõn mến ! Mỡnh là Nguyễn Phương Linh, đang học lớp 3B, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Qua bài Tập đọc "Gặp gỡ ở Lỳc-xăm-bua", mỡnh được biết Mụ-ni-ca. Mỡnh rất thỳ vị và bất ngờ khi biết Mụ-ni-ca và cỏc bạn trong lớp núi được tiếng Việt và cú nhiều đồ vật của Việt Nam. Mỡnh cảm ơn tỡnh thõn ỏi, hữu nghị của cỏc bạn. Mỡnh rất mong một ngày nào đú, chỳng ta sẽ được gặp nhau để thắt chặt thờm tỡnh cảm đẹp đẽ của thiếu nhi hai nước chỳng ta. Lỳc đú, mỡnh sẽ kể cho bạn nghe cuộc sống của mỡnh và của thiếu nhi Việt Nam. Tạm biệt Mụ-ni-ca. Chỳc bạn luụn mạnh khoẻ, học giỏi. Mỡnh rất mong nhận được thư của bạn. Bạn mới của Mụ-ni-ca Nguyễn Phương Linh Tuần 31 Tiết 1 Luyện đọc Một mỏi nhà chung 1. HS luyện đọc và học thuộc lũng theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Khoanh trũn chữ cỏi b. Bỏc sĩ Y-ộc-xanh 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Khoanh trũn chữ cỏi b. Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) Chựm này hoa vàng rộm Rủ nhau dành tặng cụ Lớp học chưa đến giờ Đó thơm bàn cụ giỏo. b) Nắng vàng tươi rải nhẹ Bưởi trũn mọng trĩu cành Hồng chớn như đốn đỏ Chen giữa chựm lỏ xanh. (3). HS đặt cõu theo yờu cầu. Tiết 3 Luyện viết HS trả lời cõu hỏi theo yờu cầu. Tuần 32 Tiết 1 Luyện đọc Bài hỏt trồng cõy 1. HS luyện đọc và học thuộc lũng theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Khoanh trũn chữ cỏi c. Người đi săn và con vượn 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. HS thực hiện yờu cầu của bài tập (VD: Mỗi người phải cú ý thức bảo vệ mụi trường. / Giết hại thỳ rừng là tội ỏc. /) Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) Mặt trời đang lặn Lượm nắng về theo Chợt cơn giú đến Xoỏ nhanh nắng chiều. Phương đụng ửng tớa Dẻ quạt xoố ra Thảo nào giú mỏt Thổi tràn bao la. b) Trong vũm lỏ mới chồi non Chựm cam bà giữ vẫn cũn đung đưa Quả ngon dành tận cuối mựa Chờ con phần chỏu bà chưa trảy vào. Bà ơi thương mấy là thương Vắng con xa chỏu túc sương da mồi Bà như quả ngọt chớn rồi Càng thờm tuổi tỏc càng tươi lũng vàng. Tiết 3 Luyện viết Tham khảo : Chủ nhật tuần trước, em và cỏc bạn trong xúm đó cựng ụng Phan và ụng Tiệp rào những cõy non mới trồng ở ven đường làng. Chỳng em khiờng những bú tre từ sõn nhà Văn hoỏ ra đường. Sau đú hai ụng hướng dẫn chỳng em rào từng cõy non. Đến khoảng 10 giờ trưa, 8 cõy non mới trồng đó được rào cẩn thận. ễng Tiếp núi: "Chẳng bao lõu nữa, những cõy non này sẽ lại xanh tốt như hàng cõy trước trường Tiểu học của cỏc chỏu đấy !". Những hụm sau, đi trờn đường làng, em ngắm nhỡn hàng cõy và thấy vui vỡ mỡnh đó làm được việc tốt để mụi trường thờm đẹp.". Tuần 33 Tiết 1 Luyện đọc Cuốn sổ tay 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. HS thực hiện yờu cầu của bài tập (VD: Sổ tay dựng để ghi chộp những điều cần ghi nhớ, cần biết, trong học tập, trong sinh hoạt hằng ngày,) Cúc kiện trời 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Khoanh trũn chữ cỏi c. Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) - xỏch nước, sỏch vở - xuất hiện, sơ suất - say mờ, xay lỳa b) - hộp phấn, cuộc họp - súng biển, cuộc sống - hốt hoảng, tiếng hút (3). HS đặt cõu theo yờu cầu của bài tập. Tiết 3 Luyện viết Tham khảo : 1. Sa mạc nào lớn nhất thế giới ? Sa mạc Sa-ha-ra ở chõu Phi là sa mạc lớn nhất thế giới. 2. Loài cõy nào tăng trưởng nhanh nhất ? Tre là loài cõy tăng trưởng nhanh nhất trong cỏc loài cõy trờn thế giới. 3. Loài thỳ nào cao nhất ? Hươu cao cổ là loài thỳ cao nhất trong cỏc loài thỳ trờn thế giới. Tuần 34 Tiết 1 Luyện đọc Mặt trời xanh của tụi 1. HS luyện đọc và học thuộc lũng theo hướng dẫn ở bài tập. 2. Gợi ý : - Tiếng mưa trong rừng cọ được so sỏnh với tiếng thỏc đổ về, tiếng giú ào ào. - Lỏ cọ được so sỏnh với mặt trời. Sự tớch chỳ Cuội cung trăng 1. HS luyện đọc theo hướng dẫn ở bài tập. 2. HS thực hiện yờu cầu của bài tập (VD: Qua cõu chuyện, người xưa muốn giải thớch hỡnh ảnh giống người ngồi trờn cung trăng vào những đờm trăng trũn.) Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. (2). a) Chõn đen, mỡnh trắng Đứng nắng giữa đồng Làm bạn nhà nụng Thớch mũ tụm, cỏ. (Là con cũ) b) Con gỡ chỉ thớch gần hoa Ở đõu hoa nở, dẫu xa cũng tỡm Thỏng năm cần mẫn ngày đờm Chắt chiu mật ngọt làm nờn ngọt ngào. (Là con ong) (3). HS đặt cõu theo yờu cầu của bài tập. Tiết 3 Luyện viết Tham khảo : 1. Loài chim nhỏ nhất Chim ruồi là loài chim nhỏ nhất trong cỏc loài chim trờn thế giới. 2. Loài cỏ bơi nhanh nhất Cỏ buồm là loài cỏ bơi nhanh nhất trong cỏc loài cỏ trờn thế giới. 3. Loài thỳ chạy nhanh nhất Bỏo gấm là loài thỳ chạy nhanh nhất trong cỏc loài thỳ trờn thế giới. Tuần 35. ễn tập Tiết 1 Luyện đọc Mưa 1. HS luyện đọc và học thuộc lũng theo hướng dẫn ở bài tập. 2. A B Mõy đen hỏt giọng trầm, giọng cao Mặt trời chạy trong mưa Cõy lỏ reo tớ tỏch Giú lũ lượt kộo về Sấm lặn lội đi xem từng cụm lỳa Lửa lật đật chui vào trong mõy Bỏc ếch xoố tay hứng làn nước mỏt Ngày như thế nào là đẹp (Bài luyện tập) 1. b 2. b 3. c 4. b 5. c Tiết 2 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. 2. Tham khảo : Ở gần nhà em cú một bỏc sĩ giỏi đó nghỉ hưu, đú là ụng Trần Văn Thịnh. Hằng ngày, ụng thường khỏm bệnh cho bà con khu phố. Những người bệnh nghốo hoặc cú hoàn cảnh khú khăn đều được ụng điều trị miễn phớ và chăm súc tận tỡnh, chu đỏo. ễng cũn hướng dẫn mọi người trong khu phố cỏch giữ gỡn sức khoẻ. Bỏc sĩ Thịnh được mọi người rất yờu quý và kớnh trọng. Em mơ ước lớn lờn sẽ làm bỏc sĩ như ụng Thịnh để chữa bệnh cho mọi người. Tiết 3 Luyện viết 1. HS viết chớnh tả. 2. Tham khảo : Hội chọi trâu ở Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) thường diễn ra vào mùa xuân. Lễ hội được đông đảo các làng xã quanh vùng tham gia rất hào hứng. Đúng ngày lễ hội, người từ khắp các ngả kéo về ngồi xem chật cứng sân vận động Đồ Sơn. Hoạt động nổi bật của lễ hội là tiết mục chọi trâu. Sau khi thi đấu ở vòng loại, hai con trâu thắng cuộc sẽ thi đấu tranh giải Nhất. Đôi trâu to khoẻ húc đầu vào nhau, đôi sừng "cánh ná" ghì chặt đối phương, không con nào chịu lùi. Hàng nghìn cặp mắt trên khán đài hồi hộp theo dõi, chờ mong một con chiến thắng trong cuộc đọ tài. Cuối cùng, con trâu của phường Bạch Đằng đã giành chiến thắng trong tiếng hò reo của mọi người. Em rất vui vì được đi xem lễ hội chọi trâu. Trang Phần một Những vấn đề chung về Chương trình, sách giáo khoa môn tiếng việt cấp tiểu học I - Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học 3 1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học 3 2. Nội dung dạy học của chương trình Tiếng Việt tiểu học 3 3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Tiếng Việt tiểu học 7 II - Sách giáo khoa môn Tiếng Việt cấp Tiểu học 11 Phần hai Dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 I - Nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 13 1. Nội dung dạy học theo SGK Tiếng Việt 3 13 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 và yêu cầu dạy học theo Chuẩn 19 II - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 phát huy tính tích cực học tập của học sinh 21 1. Dạy kiến thức tiếng Việt và văn học nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng 21 2. Dạy học các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết theo quan điểm tích hợp 31 3. Vận dụng hình thức tổ chức dạy học đáp ứng khả năng học tập của các đối tượng học sinh 46 III - Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 3 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng 49 1. Đánh giá thường xuyên 49 2. Đánh giá định kì 51 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng 53 IV. Hướng dẫn củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 qua hệ thống bài tập thực hành 58 1. Giới thiệu hệ thống bài tập thực hành củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3 58 2. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo từng tuần học 69

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Kỹ Năng Dạy Tiếng Việt Lớp 3

hành đọc diễn cảm Tôi chú ý lắng nghe thật kỹ, trên cơ sở đó Tôi xét những ưu điểm, khhuyết điểm một cách thật cụ thể. Có như ậy mới uốn nắn có hiệu quả những sai sót và phát huy những ưu điểm của học sinh. Đối với bài văn có đối thoại, Tôi chỉ định mỗi em đọc một nhân vật và một em đọc lời dẫn. Như thế tiết học sẽ sinh động gây hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em hiểu và bộc lộ tình cảm, tính cách nhân vật qua giọng đọc của mình. Ví dụ : dạy bài tập đọc kể chuyện Tiết 5 Chiếc áo len (TV 3 tập 1 ) Đoạn 1 lời người kể giọng bình thường Mùa đông năm nay đến sớm .Gió thổi từng cơn lạnh buốt .Lan thấy Hoà có chiếc áo len đẹp .Lan muốn có chiếc áo len như của bạn Hoà . Đoạn 2 giọng mẹ thể hiện nhẹ nhàng âu yếm Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em con .. -"Cái áo của Hoà đắt tiền bằng cả hai cái áo của hai anh em con đấy ." Giọng lan nũng nịu - " Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi ." Giọng của Tuấn thì tỏ ra rõ ràng đàn anh . -"Mẹ ơi ,mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi ,con không cần thêm áo đâu ." Giọng mẹ trầm xuống Giáo viên khi hướng dẫn học sinh đọc phân vai ,học sinh đã được luyện tập từ lớp dưới . Đọc sao cho đúng ngữ điệu ,phù hợp với tính cách nhân vật . b. Luyện đọc diễn cảm Ở lớp 3 việc đọc diễn cảm chưa yêu cầu cao lắm, vì vậy giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm. Sau đó cho học sinh thi giũa các nhóm. Giáo viên là người quan sát chung, giáo viên nhận xét và khen ngợi những em đọc hay đọc diễn cảm. Kết thúc bài giáo viên nêu lại nội dung chính của bài. Mặt khác người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt quá trình dạy một tiết Tập đọc. Đọc diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc đoạn quá dài mà có thể cho học sinh một đoan hoặc một vài câu . Hạn chế đọc phân vai .Nếu khả năng của học sinh còn đọc kém . 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến Qua nhiều năm thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp tích cực Tôi đã nhìn thấy một kết quả thật đáng mừng và đáng khích lệ. Trong giờ học tất cả mọi học sinh đều được tham gia làm việc, suy nghĩ, tìm tòi tích cực không ỉ lại. Với phương pháp này đã phát huy được tính tích cực của học sinh, chất lượng đọc diễn cảm và cảm thụ bài của học sinh ngày một nâng cao. Cụ thể kết quả cuối năm kiểm tra đã đạt được như sau : Tổng số : 30 em.Trong đó : - Học sinh đọc hay : 30 % - Học sinh đọc đúng : 60% - Học sinh đọc chưa trôi chảy : 10% Như vậy so với chất lượng đầu năm học sinh giỏi đã tăng lên rõ rệt. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Xuất phát từ thực tế của việc nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng việt trong đó có phân môn Tập đọc đối với học sinh bậc tiểu học là nhu cầu cần thiết đối với học sinh, quan trọng quyết định đến chất lượnghọc tập của học sinh. Phương pháp đổi mới ở đây là : Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở kiến thức tổ chức học sinh học nhóm tự chủ, tự giác trong giờ học. Học sinh tư suy nghĩ - tư duy để giải quyết các vấn đề, giải quyết tình huống mà giáo viên đã đưa ra cụ thể là: Khi đọc tốt và cảm thụ tốt một bài Tập đọc thì các em cần phải thực hiện theo các trình tự như sau : Đọc bài Tập đọc nhiều lần ở nhà Chuẩn bị trước các câu hỏi ở nhà Trên lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu Để đáp ứng theo kịp được những đổi thay từng ngày, từng giờ của khoa học trên thế giới, hơn bao giờ hết người giáo viên phải trau dồi kiến thức, tìm tòi suy nghĩ cải tiến phương pháp dạy học,tự học hỏi để nâng cao trình độ có như vậy mới đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, những con người lao động sáng tạo cho đất nước. 2. Đề xuất, kiến nghị Qua đây tôi cũng xin kiến nghị và đề xuất với các cấp lãnh đạo ngành, Ban giám hiệu nhà trường như sau: - Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực học Tiếng Việt cho các em từ những lớp đầu cấp học. Trong một năm qua. Kết quả đó có nhiều ưu điểm song bên cạnh đó cũng còn tồn tại rất nhiều không thể tránh khỏi. Tôi rất mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý giá của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được hoàn thiện , bổ ích và lý thú hơn. Qua đó Tôi có kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng việt ngày một tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Lập Chiệng, ngày 02 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Hạnh CHƯƠNG I TỔNG QUAN Giáo dục bậc học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên giúp cho con người tồn tại và phát triển. Đặc biệt là môn Tiếng việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho tre để trẻ tiếp thu các môn học khác. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, học thuộc lòng, Từ ngữ, ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viếtMỗi môn có một chức năng khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn.Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về phát ân, từ ngữ, câu văn) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Môn Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn,bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và đê lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc. Vậy để giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài Tập đọc đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp phù hợp. Hơn nữa vốn ngôn ngữ của các em học sinh bậc tiểu học, nhất là học sinh vùng sâu là rất nghèo nàn, người giáo viên phải truyền đạt làm sao cho học sinh hiểu được nội dung bài giảng qua việc hiểu nghĩa biểu cảm của một số từ ngữ trong bài. Song song với khâu cảm thụ nội dung bài khâu luyện đọc diễn cảm cũng đặt biệt được coi trọng. Nó là đặc trưng của phân môn, nó góp phần lớn quyết định sự thành công của tiết dạy. Môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng về cả tư tưởng và tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm đại ý để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán ghi nhớ. Rèn kĩ năng tập đọc. Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn. Học môn tập đọc, việc học và cẩm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Nếu học sinh đã cảm thụ tốt nội dung bài nhưng không nắm được vững cách đọc diễn cảm thì kết quả sẽ bị hạn chế và ngược lại cảm thụ không tốt thì đọc diễn cảm cũng không tốt. Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã chọn sáng kiến " Kỹ năng dạy Tập đọc lớp 3" Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học mới vào một tiết học Tập đọc cần các phương pháp tối ưu sau: Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở Lời bình giảng của Thầy Giảng từ Tìm hiểu cách đọc và rèn đọc Chia nhóm học tập và luyện đọc. Tiết Tập đọc phải thực hiện rất nhiều khâu nhỏ. Nhưng trong đề tài này Tôi xin đề cập đến 2 khâu chủ lực đó là: " Cảm thụ và đọc diễn cảm" bằng phương pháp hướng dẫn cảm thụ nội dung bài qua việc giảng từ và tìm hiểu cách đọc,rèn cách đọc để phát huy tính chủ động, chủ thể của học sinh trong giờ Tập đọc. Phương pháp giảng và nghiên cứu. Thông qua sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt Trực tiếp giảng dạy và trắc nghiệm. CHƯƠNG II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Nêu vấn đề của sáng kiến Phân môn Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng như đã nêu ở phần "Đặt vấn đề" , phân môn Tập đọc yêu cầu phải rèn đọc nhiều và biết cách đọc diễn cảm, đơn vị đọc là đoạn bài. Phân môn tập đọc thể hiện tập trung nhất tính chất của sách giáo khoa. Nó vừa mang nội dung thông tin khoa học vừa mang thông tin nghệ thuật. Như vậy qua tiết Tập đọc, học sinh vừa học ngôn ngữ vừa học văn học, tức là trên cơ sở ngôn ngữ để tìm hiểu văn học và cảm thụ được cái hay của văn học. Hơn nữa phân môn Tập đọc sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho phân môn khác như : Chính tả, kể chuyện, từ ngữ, ngữ pháp và phục vụ cho việc học văn - viết văn được tốt hơn. Do vậy về mặt phương pháp giáo viên phải có những biện pháp phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài cảm thụ và luyện đọc diễn cảm nhằm cảm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Tập đọc. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Khảo sát chất lượng Chất lượng đầu năm: Tổng số : 30 em Trong đó : Học sinh đọc hay: 20% Học sinh đọc đúng : 50% Học sinh đọc chưa trôi chảy : 30% Qua khảo sát chất lượng đầu năm Tôi thấy kết quả giữa đọc hiểu và đọc diễn cảm có chênh lệch. Tôi thấy rằng việc kết hợp giữa cảm thụ nội dung bài và luyện đọc diễn cảm cho học sinh trong một tiết Tập đọc là rất cần thiết. Vậy làm thế nào để học sinh cảm thụ tốt và luyện đọc được nhiều? Tôi đã dùng những biện pháp cụ thể như sau : 2.2. Những biện pháp cụ thể 2.2.1. Hướng dẫn học sinh cảm thụ bài qua việc tìm hiểu ý biểu cảm của từ đê hiểu nội dung bài: Muốn thực hiện tốt khâu này, một yếu tố quan trọng góp phần lớn đến chất lượng một tiết dạy như đã nêu từ phần " Đặt vấn đề ", Người giáo viên phải biết dẫn dắt, tổ chức cho học sinh tìm hiểu từ ngữ, chủ động nắm bắt được nội dung tư tưởng của bài học. Để đạt được yêu cầu này, Tôi rất coi trọng việc hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh, trong vở bài soạn của học sinh còn phải trả lời đầy đủ các câu hỏi trong sách giáo khoa. Ngoài ra học sinh còn phải tìm ý trả lời cho câu hỏi trong vở bài tập Tiếng việt. Muốn trả lời tốt buộc học sinh phải đọc nhiều lần bài tập đó. Có như vậy việc làm bài tập mới có chất lượng. Trên lớp khi Tôi đặt câu hỏi thì tiết học sẽ sinh động và kết quả cao hơn. Về phương pháp tôi chú ý đến 3 điểm sau: Hệ thống câu hỏi gợi ý, phát huy tính tích cực của học sinh Hệ thống câu hỏi này phải thực sự có tác dụng , kích thích sự suy nghĩ, óc tưởng tượng của học sinh, từng bước dẫn dắt các em đi qua, vào cái cốt lõi của bài, của đoạn. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo công thức " Tổng - phân - hợp" Ví dụ : dạy bài tập đọc " Quạt cho bà ngủ" tiết 4 tập đọc lớp 3 tập 1. Giáo viên trước hết hướng đẫn học sinh đọc rõ ràng rành mạch từng câu thơ biết ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. "Ơi chích chòe ơi !// Chim đùng hót nữa/ Bà em ốm rồi/ Lặng/ cho bà ngủ// Khi đọc tới khổ thơ này học sinh cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. Ví dụ : Dạy bài Tiếng Ru Tiếng Việt 3 tập 1 ( t 64 ) Đây là bài thơ với thể thơ lục bát câu sáu tiếng câu tám tiếng .khi hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ cho đúng nhịp thơ. Sau khi đọc xong từng khổ thơ học sinh hiểu được ý của mỗi khổ thơ :ví dụ : Con Ong ,Con Cá , Con chim , Yêu những gì ? Vì sao ? Con ong làm mật /,yêu hoa Con cá bơi /,yêu nước ;/ con chim ca /,yêu trời Con người muốn sống /,con ơi Phải yêu đồng chí ,/yêu người anh em . * * Hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hiểu Một ngôi sao , một thân lúa ,một người Không bao giờ làm được gì .Mà phải nhiều ngôi sao mới sáng được .v..v. * Lời bình của giáo viên Sau khi phân tích một ý nào đó là lời bình của Thầy rất cần thiết ( Tuy không phải là giảng văn và cho dù sử dụng phương pháp tích cực, tránh thuyết minh). Nhưng đến đây giáo viên phải kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống một cách linh hoạt, thường là lời bình giảng một cách ngắn gọn, nhẹ nhàng vì nó là chiếc cầu nối giữa tác giả với học sinh, là chất men khêu gợi tưởng tượng, óc liên tưởng của học sinh. * Giảng từ Như phần "Đặt vấn đề" đã nêu : Giáo viên có kiến thức mà không có phương pháp thì kết quả của tiết dạy sẽ bị hạn chế. Qua thực tế dạy học, ta thấy việc giảng từ thành công phải qua 3 giai đoạn: Chọn từ Xác định phương pháp giảng. Phương pháp giảng từ Về phương pháp giảng từ phải phụ thuộc vào từng loại cụ thể mà có cách giảng phù hợp. Những từ được giảng trong phần này thường mang giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu cảm. Với những loại từ này Tôi thường dùng biện pháp thay thế. Tức là dùng một từ có nghĩa tương đương dể thay thế cho từ cần giảng, phương pháp này vừa làm giàu vốn từ cho học sinh vừa giúp học sinh cảm thụ sâu sắc nội dung bài. Ví dụ : Dạy bài : Cửa Tùng : TĐ lớp 3 tập2 : Dạy các em đọc ràng mạch đọc đúng. Biết nhấn giọng những từ gợi cảm, ngoài ra các em hiểu sâu sắc vẻ đẹp kỳ diệu của CửaTùng một vẻ đẹp của miền Trung nước ta. Giảng từ Cửa Tùng được ca ngợi là : Bà chúa của các bãi tắm có nghĩa là đẹp nhất trong các bãi tắm, không bãi tắm nào đẹp bằng, khi hướng dẫn học sinh đọc cần nhấn giọng ở các từ nói về sắc mầu nước biển có sự thay đổi đặc biệt. Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Để thấy được Cửa Tùng là một bãi tắm rất đẹp ,nhiều người hằng mong đến . để thấy được sự thay đổi của nước biển trong một ngày . 2.2.2. Luyện đọc Đây là khâu chủ yếu rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời nâng cao mức cảm thụ của học sinh đối với bài thơ, vì chính đọc diễn cảm cho chúng ta thấy mức cảm thụ nội dung bài học của học sinh. Như vậy có nghĩa là qua đọc diễn cảm ta kiểm tra được kỹ năng đọc, trình độ tiếp thu bài học của học sinh. Nên khi thực hiện khâu này giáo viên phải thật sự chu đáo. Luyện đọc thành tiếng là cơ hội giáo viên trực tiếp dạy kĩ năng đọc cho từng học sinh . Tuy nhiên việc dạy chỉ đạt hiệu quả tốt và phù hợp với từng đối tượng khi giáo viên biết nghe học sinh đọc . để từ đó lựa chọn nội dung và biện pháp dạy học phù hợp . Ví dụ: Đối với HS đọc kém do trình độ chưa đạt "Chuẩn" ở lớp dưới, GV cần kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm (không "bỏ qua" nhưng cũng không "nôn nóng" đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp) ; Đối với HS đọc chưa chính xác do cấu tạo bộ máy phát âm còn khiến khuyết, GV cần luyện tập riêng bằng phương pháp "đặc biệt" và giúp đỡ thêm ngoài giờ học : Đối với HS chưa đạt yêu cầu do thiếu ý thức chưa tập chung cao vào việc học hoặc ảnh hưởng thói quen ê a, luyến thắng.giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp học sinh khắc phục. Nghe một học sinh đọc giáo viên cần biết cách gợi ý để học sinh tự nhận biết và sửa lỗi đọc sai từ ngữ do ngắt hơn chưa đúng cho học sinh khác nhận xét rõ chỗ được, chỗ chưa được của bạn để học sinh vừa đọc rút được kinh nghiệm đọc tốt hơn. Luyện đọc nhẩm (đọc hiểu) Dựa vào yêu cầu đề ra ở mỗi lớp ( thể hiện qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài tập đọc ) giáo viên lựa chọn biệm pháp và hình thức tổ chứa dạy học thích hợp để luyện kỹ năng đọc thầm cho học sinh. Điều quan trọng là giáo viên phải kiểm tra, đánh giá kết quả cho học sinh, từ đó xác định cách dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi học sinh đã cảm thụ xong nội dung nài Tôi tiến hành như sau: Tìm hiểu cách đọc Luyện đọc diễn cảm theo câu, đoạn. Bước làm này không thể thiếu được. Nếu coi nhẹ hoặc chỉ làm qua loa thì học sinh sẽ lờ mờ, đọc bài thiếu diễn cảm. Ở phần này thường sách Tiếng Việt của các em đã có một bài tập dành cho phần luyện đọc - luyện tập, ta dùng bài tập này cho các em luyện đọc. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách đọc nên chú ý : Đọc từng câu : Học sinh đọc nối tiếp từng câu ( hoặc 2-3 câu hay cả một khổ thơ đối với học sinh có trình độ đọc khá vững) ; đọc một hay hai vòng đối với bài Tập đọc truyện kể, đọc hai hay ba vòng đối với bài Tập đọc ngắn. GV theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm ( nếu có ), kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ ( nếu cần ). Để thực hiện tốt hạot động nói trên, giáo viên cần nhận thức đầy đủ mục đích của việc đọc từng câu trong quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc ở giai đoạn đầu cấp Tiểu học, đó là: Chia nhỏ văn bản (ở cấp độ đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của lời nói là câu ) cho nhiều học sinh HS được tham gia tích cực và quá trình luyện tập, qua đó bộc lộ năng lực đọc ( thành tiếng) của từng cá nhân.Giáo viên lắng nghe học sinh đọc ,dù chỉ là một câu cũng có thể sơ bộ cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kĩ năng đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời học sinh . Đọc từng đoạn trước lớp : cho học sinh nối tiếp nhau đọc trong bài giáo viên theo dõi học sinh đọc để gợi ý , hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi cách ngắt nhipj thơ cho đúng , đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ở lớp 2 và 3 ,việc luyện đọc từng đoạn trong bài văn tập trung đạt yêu cẩũo ràng ,rành mạch là chủ yếu . Đọc đoạn trong nhóm : Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp thực hành luyện đọc theo từng cặp hoặc theo nhóm nhỏ 3-4 em dựa vào cách đọc đã được hướng dẫn trên lớp học sinh cần nối tiếp nhau đọc và theo dõi sách giáo khoa để nhận xét , góp ý cho bạn về cách đọc ở hoạt động này giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh đọc vừa phải không làm ảnh hưởng đến nhóm khác . Hướng dẫn học sinh đọc hiểu : Giá viên hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của các câu hỏi trong sách giáo khoa để giúp học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu. Giáo viên nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đọc (đọc câu , đoạn hay khổ thơ nào đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì )có thể giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ,trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu .Cuối cùng giáo viên chốt lại ý chính của bài Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại: Dựa vào trình độ của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài tập đọc , giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp :luyện tập và thi đọc tốt một hai đoạn hoặc cả bài bài : đọc truyện theo vai ,tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc Câu đoạn chọn để hướng dẫn đâu là câu, đoạn có những yếu tố khó đọc hoặc tiêu biểu cho ý chính của bài. Khi hướng dẫn giáo viên cần chỉ rõ cần nhấn giọng ở những từ nào, giọng đọc chỗ nào phải nhẹ nhàng, sâu lắng chỗ nào phải đọc nhấn giọng, đọc nhanh. Khi học sinh thực hành đọc diễn cảm Tôi chú ý lắng nghe thật kỹ, trên cơ sở đó Tôi xét những ưu điểm, khhuyết điểm một cách thật cụ thể. Có như ậy mới uốn nắn có hiệu quả những sai sót và phát huy những ưu điểm của học sinh. Đối với bài văn có đối thoại, Tôi chỉ định mỗi em đọc một nhân vật và một em đọc lời dẫn. Như thế tiết học sẽ sinh động gây hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em hiểu và bộc lộ tình cảm, tính cách nhân vật qua giọng đọc của mình. b. Luyện đọc diễn cảm Ở lớp 3 việc đọc diễn cảm chưa yêu cầu cao lắm, vì vậy giáo viên tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm. Sau đó cho học sinh thi giũa các nhóm. Giáo viên là người quan sát chung, giáo viên nhận xét và khen ngợi những em đọc hay đọc diễn cảm. Kết thúc bài giáo viên nêu lại nội dung chính của bài. Mặt khác người giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt quá trình dạy một tiết Tập đọc. Đọc diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc đoạn quá dài mà có thể cho học sinh một đoan hoặc một vài câu . Hạn chế đọc phân vai .Nếu khả năng của học sinh còn đọc kém 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến: ( Hiệu quả mong đợi) Trong giờ học tất cả mọi học sinh đều được tham gia làm việc, suy nghĩ, tìm tòi tích cực không ỉ lại. Với phương pháp này đã phát huy được tính tích cực của học sinh, chất lượng đọc diễn cảm và cảm thụ bài của học sinh ngày một nâng cao. Kết quả ( Cuối năm sẽ có kết quả cụ thể) CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Đề xuất/ kiến nghị TÊN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hạnh XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Vui Học Tiếng Việt Lớp 3

Ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể trẻ em đang trong thời kì phát triển. Teo các chuyên gia, các hệ cơ quan ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện nên các em nghe giảng dễ hiểu nhưng cũng rất dễ quên khi không tập trung cao độ. Vì vậy, việc thay đổi hình thức học tập theo phương châm chơi mà học sẽ tạo ra hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn, đồng thời phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia các trò chơi. Bên cạnh đó, các trò chơi trong học tập cũng nhằm vận dụng, củng cố các nội dung kiến thức, kĩ năng vừa được hình thành, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em tích lũy được thông qua hoạt động chơi.

Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi biên soạn bộ sách Vui học Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5) bao gồm các bài tập được biên soạn với nội dung bám sát văn bản Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành), cập nhật Hướng dẫn điều chỉnh nội dung giảm tải của Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo; được trình bày dưới dạng các trò chơi như: Tô màu hình và chữ; Ong tìm hoa; Nối hình (lá, hoa, quả, cây,…) thích hợp để tạo thành từ, câu có nghĩa; Giải ô chữ; Ô chữ bí mật; Tìm từ ngữ trong ma trận; Sơ đồ tư duy; Giải câu đố;… nhằm giúp học sinh ôn luyện kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống, đem lại hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất.

Hi vọng bộ sách sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh tiểu học ôn luyện kiến thức, kĩ năng hiệu quả hơn.

Mặc dù các tác giả đã hết sức cố gắng nhưng cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các em học sinh, các bậc phụ huynh và quý thầy cô để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn.