Top 7 # Văn Hóa Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Văn Hóa Học Đường Là Gì? Thực Trạng Văn Hóa Học Đường Hiện Nay

Môi trường giáo dục sẽ đào tạo ra những thế hệ có tri thức để phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Thế hệ trẻ trong tương lai chúng là trụ cột của nước nhà. Một môi trường giáo dục lành mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để tạo ra những công dân có tài năng và đạo đức tốt. Trường học chính là một nơi hoàn hảo để luyện tài, rèn đức, trang bị kiến thức cho thế hệ trẻ. Khi được dạy dỗ và học tập trong môi trường này, các bạn trẻ sẽ hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, thầy cô, bạn bè, những mối quan hệ khác và cả xã hội.

Phần lớn thế hệ trẻ hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhẹn và nhạy bén trong việc nắm bắt và xử lý thông tin, biết các ứng dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hóa.

Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rằng, môi trường học đường mà chúng ta xây dựng và coi trọng đang diễn ra rất nhiều điều thiếu văn hóa. Quan hệ giữa thầy với trò và các trò với nhau chính là yếu tố cốt lõi trong văn hóa học đường. Tuy nhiên những quan hệ này đang tồn tại rất nhiều vấn đề rất nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau, thầy đánh trò hay thậm chí là trò đánh thầy…

Những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều tình trạng tiêu cực trong giáo dục. Thầy cô giáo nhận đút lót để nâng điểm, sửa điểm cho học sinh… điều này đã làm biến tướng các mối quan hệ trong học đường. Chính những điều này đã khiến cho trò không còn là trò, thầy không còn là thầy, thầy cô không còn sự uy nghiêm, không nhận được sự tôn trọng vốn có.

Ở đâu đó xung quanh chúng ta vẫn tồn tại những thầy cô giáo không đủ tư cách để làm tấm gương cho học trò, thiếu tinh thần trách nhiệm và có những học trò không quan tâm đến việc học, tương lai và cả cuộc đời của chúng.

Công tác giáo dục cho giới trẻ hiện nay chính là vấn đề quan trọng và cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Việc xây dựng được một môi trường giáo dục mà ở đó cả thầy và trò phải thực hiện theo đúng vai trò của mình, trong môi trường giáo dục đó sẽ chỉ có tình yêu thương, sự bao dung, kính trọng và biết ơn. Đó cũng chính là mơ ước của tất cả mọi người.

Đã đến lúc chúng ta cần phải thấy được sự quan trọng và cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cũng như lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ hiện nay. Vấn đề của chúng ta hiện nay chính là xây dựng được một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người công dân.

Ngành Văn Hóa Học Là Gì? Ra Trường Làm Nghề Gì?

Cập nhật: 30/12/2019

Văn hoá học là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội, nhằm nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn và như một chức năng đặc biệt. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.

1. Tìm hiểu ngành Văn hóa học

Ngành Văn hoá học

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệt thống kiến về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.

Ngành Văn hóa học còn cung cấp thêm về cách tổ chức công việc, sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.

2. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương B. Khối kiến thức chuyên nghiệp a. Bắt buộc b. Tự chọn theo định hướng chuyên ngành Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

3. Các khối thi vào ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học có mã ngành 7229040, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)

C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)

D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

D15 (Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh

D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học tại nước ta hiện nay gồm:

6. Cơ hội việc làm của ngành Văn hóa học

Ngành Văn hoá học ra trường làm gì?

Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học sẽ làm việc trong những lĩnh vực sau:

Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.

Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa – thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa – thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.

Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…

Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…

7. Mức lương ngành Văn hóa học

Mức lương ngành văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:

Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.

Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Văn hóa học

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

Có khả năng sáng tạo, linh hoạt;

Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;

Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;

Nghiêm túc, chịu khó trong công việc;

Tính nhẫn nại và tỉ mỉ;

Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe;

Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;

Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương;

Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.

Phương Trình Hóa Học Là Gì?

Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học(pthh) có thể được định nghĩa là một đại diện của một phản ứng hóa học bằng cách sử dụng các công thức hóa học, dấu hiệu, chất xúc tác và chiều phản ứng.

Nó được tạo ra bởi Jean Beguin vào năm 1615. Pthh là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành phản ứng.

Các thành phần của một phương trình hóa học

Chất phản ứng, ký hiệu và sản phẩm là điều kiện bắt buộc trong pthh, nhiệt độ, chất xúc tác và các yếu tố khác có thể có hoặc không.

Là những chất ban đầu tham gia vào một pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều chất cùng tham gia để tạo thành 1 hoặc nhiều sản phẩm khác nhau trong 1 phương trình phản ứng (ptpu) hóa học. Chất phản ứng nằm bên trái pthh.

Ví dụ phản ứng tạo thành muối hóa học có pt sau:

Trong đó chất tham gia phản ứng là Na và Cl.

Là chất tạo thành từ 1 hoặc nhiều pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm tạo thành từ một pthh, các sản phẩm cũng đa dạng như chất vô cơ, hữu cơ, chất khí, nước… Sản phẩm tạo thành nằm bên phải pthh.

Ví dụ phản ứng hóa học giữa axit nitrit và kẽm sẽ tạo thành các sản phẩm sau:

HNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + 2NO2 + H2O

Các sản phẩm của phản ứng trên là nước, kẽm nitrat( Một loại muối nitrat) và khí No2.

Thuốc thử là các hợp chất hóa học, được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng hoặc kích hoạt phản ứng xảy ra. Nó được đặt hoặc ký hiệu phía trên biểu tượng mũi tên của phương trình hóa học. Các loại thuốc thử thông dụng như thuốc tím( KMnO4), nước Brom, Fe2O3…

Chất xúc tác có thể là nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Một số phản ứng hóa học cần điều kiện trên mới sảy ra phản ứng hoàn toàn.

Ví dụ phản ứng giữa axetilen và H2 với chất xúc tác là niken, nhiệt độ 150 ºC sẽ tạo thành ethena.

Tùy vào từng phương trình phản ứng mà chiều của phản ứng sẽ khác nhau, trong phương trình hóa học có 2 loại chiều phản ứng sau:

Phản ứng một chiều

Là phản ứng sảy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng biến đổi hoàn toàn thành các sản phẩm khác nhau. Và không sảy ra trường hợp sản phẩm chuyển ngược lại thành các chất tham gia phản ứng. Ký hiệu phản ứng một chiều là →

Phản ứng thuận nghịch

Trong nhiều trường hợp sản phẩm tạo thành có thể phản ứng ngược lại để tạo thành các chất đã tham gia phản ứng trước đó. Ký hiệu là ⇌.

Chiều mũi tên từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận.

Chiều mũi tên từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch.

Trong hóa học thì phản ứng thuận nghịch phổ biến hơn phản ứng một chiều.

Phương trình hóa học có thể không cân bằng hoặc cân bằng. Điều kiện cân bằng là số lượng các chất tham gia phản ứng phải bằng các sản phẩm tạo thành phản ứng. Nếu các ion có mặt, tổng các điện tích dương và âm ở cả hai phía của mũi tên cũng phải bằng nhau.

Các pha cũng được gọi là trạng thái vật lý. Đó là mô tả của pha như chất rắn (s), chất lỏng (l), khí (g) và dung dịch nước (aq) trong cả chất phản ứng và sản phẩm. Chúng được viết bằng dấu ngoặc đơn và thường được ghi trong chất phản ứng hóa học tương ứng, được biểu thị bằng các ký hiệu.

Cách viết một phương trình hóa học

Để viết được một phương trình hóa học cụ thể các bạn cần nắm vững những bước sau:

Trong một pthh, các chất phản ứng được viết ở bên trái và các sản phẩm tạo thành được viết ở bên phải.

Các hệ số bên cạnh các chất tham gia phản ứng và sản phẩm cho biết số mol của một chất được tạo thành hoặc sử dụng trong phản ứng hóa học.

Các chất phản ứng và sản phẩm được phân tách bằng một mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều.

Các pthh nên chứa thông tin về các tính chất trạng thái của sản phẩm và chất phản ứng, cho dù dung dịch nước (hòa tan trong nước – aq), chất rắn, chất lỏng (l) hoặc khí (g).

Nếu có chất xúc tác hay điều kiện ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thì các bạn nên ghi rõ phía trên hoặc dưới dấu mũi tên.

Các loại phương trình hóa học cơ bản

Tùy vào các chất tham gia, chất xúc tác và điều kiện, chúng ta có thể phân loại phương trình phản ứng thành các dạng chính sau:

Phương trình phản ứng oxi hóa khử

Đây là dạng phương trình hóa học phổ biến và thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Phản ứng oxi hóa khử có các đặc điểm sau:

Chất khử: Là chất có khả năng nhường electron.

Chất oxi hóa: Là chất có khả năng nhận thêm electron.

Điều kiện: Chất tham gia phản ứng phải tồn tại đồng thời chất khử và chất oxi hóa.

Ví dụ minh họa:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Phương trình phản ứng trao đổi

Loại phản ứng này trái ngược hoàn toàn với phương trình oxi hóa khử, các hợp chất tham gia phản ứng chỉ trao đổi thành phần cấu tạo mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa.

Có 4 loại phản ứng trao đổi chính gồm: 1. Phản ứng trao đổi giữa 2 loại muối với nhau

Các muối tham gia phản ứng phải là chất tan và sản phẩm tạo thành phản ứng phải có chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2

2. Phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ

Phản ứng xảy ra mà không cần bất kỳ điều kiện về chất tham gia và chất tạo thành phản ứng.

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl+ H20

3. Phản ứng trao đổi giữa axit và muối

Khi axit tác dụng với muối thì sản phẩn tạo thành từ phản ứng này là muối mới và axit mới. Chất tạo thành phải tồn tại 1 sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: H2SO4 + ZnCl2 → ZnSO4 + 2HCl

4. Phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

Sản phẩm tạo thành là muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: 2NaOH + ZnCl2 → 2NaCl + Zn(OH)2

Phương trình hóa học cung cấp thông tin về các chất tham gia và tạo thành một phản ứng hóa học. Vì vậy bạn cần hiểu rõ và viết chính xác để giải quyết đúng các dạng bài tập trong hóa học vô cơ hoặc hữu cơ nha.

Đi Du Học Tiếng Anh Là Gì?Cuộc Sống Và Văn Hóa Tại Vương Quốc Anh

Tìm việc làm chuyên viên tư vấn du học

1. Đi du học tiếng Anh là gì

Trong tiếng Anh thì việc mà một người đi du học sang đất nước khác được gọi là “study abroad”. Và việc đi du học có nghĩa là bạn sẽ đi học ở một đất nước khác, không phải là đất nước mình sinh ra và lớn lên. Đi du học nhằm bổ sung thêm những kiến thức, cũng như những điều khá mới mẻ, để thảo mãn được nhu cầu học tập cũng như tiếp thu kiến thức của chính bản thân. Tiện đây thì theo thống kê của Bộ giáo Dục và Đào tạo thì năm 2016 là năm mà Việt Nam mình có đến 130.000 du học sinh, tập trung đông nhất ở các nước đó là Nhật Bản, Mỹ và Anh Quốc.

Hiện nay tất cả các hoạt động cũng như công việc của bạn hay bạn muốn xin đin làm tại các tập nĐoàn lớn thì họ ddeeuf yêu cầu về tiếng Anh. Chính vì vậy, khi đi du học Anh thì bạn sẽ có được cơ hội cải thiện tiếng anh của mình, rồi dần dần sẽ sử dụng được tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 của mình. Một khi sự quyết tâm của bạn lên đến đỉnh điểm, chăm chỉ trong việc học ngoại ngữ cũng như giao tiếp thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn từ đó àm tăng lên. Việc thông thạo ngoại ngữ trong xã hội hiện đại ngày nay sẽ mở ra cho bạn nhiều những cơ hội hơn trong cuộc sống cũng như nghề nghiệp.

Mặc dù biết được rằng, một khi lên đường đi du học, mọi thứ không phải sẽ là “màu hồng”, thế nhưng “được” vẫn hơ là”mất”. Chính vì những điều đó, mà ngày càng nhiều những bạn trẻ tìm đến cho mình những cơ hội du học ở nước ngoài, dù biết rằng sẽ không dễ dàng gì đối với mình.

1.2. Chuẩn bị điều kiện để du học tại Vương Quốc Anh

Với vẻ đẹp và một đặc trưng riêng của Vương Quốc Anh, một đất nước xinh đẹp cũng như may mắn khi có được sự pha trộn một cách hài hòa giữa phong cach cổ điển của người đi trước và nét hiện đại của những kiến trúc về sâu, vậy nên đây chính là một trong những đất nước thu hút được nhiều các du học sinh quốc tế nhất.

– Trình độ tiếng Anh: Trình độ tiếng Anh là một điều bắt buộc đầu tiên mà bạn cần phải có. Bởi khi đến với một đất nước sử dụng ngôn ngữ khác hẳn với ngôn ngữ mẹ để của mình, mọi chương trình dạy học, sách vở… đều bằng tiếng Anh. Đó là chưa kể đến các bài luận, các bài thuyết trình, bài luận án… tất cả đều được viết và thể hiện bằng tiếng Anh. Chính vì những lý do trên, mà bạn cần phải trang bị cho mình cũng như có môn nguồn “vốn” tiếng Anh thật dồi dào thì mới có thể chinh phục được ước mơ du học tại nước Anh.

Một vài gợi ý sau sẽ giúp các bận trở nên bớt thắc mắc về điều kiện ngôn ngữ khi sang một đất nước mới: Khi đi du học và theo học về các chuyên ngành kỹ thuật thì trình độ IELTS mà bạn cần đạt được đó chính là 6.0. Đối với các chuyên ngành khác về kinh doanh, tài chính thì lại yêu cầù trình độ IELTS tối thiểu nhất là 6.5. Tuy nhiên, thì đây cũng chỉ là điều kiện của đa số các trường tại Anh. Mỗi trường học khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau…

– Khả năng tài chính: Đối với vương quốc Anh thì, nếu như mà bạn có tài khaonr ngân hàng và tài khoản đó đứng tên bạn thì phải mở tối thiểu là 28 ngày. Với thời gian đó thì được tính từ ngày bạn nộp đơn đi du học tại nước sở tại. Nếu như mà tài khoản ngan hàng đó đứng tên bố mẹ thì bạn cần phải có giấy bảo trợ cho bạn từ phía bố mẹ. Và một lưu ý nữa dó là số tiền rong tài khoản cần phải đảm bảo đủ cho 1 năm đầu tiên của bạn tại Anh quốc. Sẽ tùy vào từng trường học và nơi ở, cũng như thành phố bạn chọn mà sinh sống thì mức chi phí sẽ khác nhau.

Ba điều kiện kể trên chỉ là những điều kiện cần để bạn đi du học tại Anh Quốc. Còn điều kiện đủ và yếu tố then chốt đó là quyết tâm trong chính con người của bạn. Ngoài ra thì bạn cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng và chuẩn bị kỹ lưỡng những điều này để có một “cánh cổng mới” cho tương lai của bạn.

– Cách ăn mặc: Có thể lúc đầu khi đến nước Anh, bạn sẽ khá ngạt nhiên với các phong cách ăn mặc khác nhau của sinh viên quốc tế tại trường Đâị học. Bởi người dân ở nước Anh, họ rất coi trọng đến sự thoải mái hơn là phải mặc những bộ đồ chỉnh chu và khá cứng nhắc. Tuy nhiên, khi đến tới một cuộc phỏng vấn xin việc hay với các vấn đề nghiêm túc học tập thì bạn nên aen mặc sao cho phù hợp chứ không phải ăn mặc sao cho thật thoải mái.

– Đời sống giảng đường: Như tên gọi của nó, Vương quốc Anh chính là nơi sản sinh và hình thành ra tiếng Anh, chính vì vậy nên tất cả các khóa học ở đây đều được giảng dạy bằng thứ ngôn ngữ này, và với nhiều cấp độ khác nhau. Nếu như bạn có gặp bất cứ vấn đề gì trong trường học cũng như học tập thì hãy tìm đến những nhân viên trong trường để có được sự giúp đỡ. Ở Anh, bạn nên dẹp bỏ sự ngại ngùng và e thẹn sang 1 bên, hãy thẳn thắn đặt ra những câu hỏi mà bạn cảm thấy vướng mắc. Ngoài ra bạn cũng nên tận hưởng tất cả các tiện ích, hội, nóm trong trường, để cuộc sống du học sinh trở nên thú vị hơn.

– Chào hỏi: Để chào hỏi ai đó vào lần đầu tiên bạn gặp thì thì cách thông dụng nhất của người phương Tây và cả người Anh là bắt tay. Đôi khi, người nước Anh họ lại rất quan tâm đến các chi tiết nhỏ như là viecj giao tiếp qua ánh mắt. Thông thường ở đây, việc nhìn vào mắt người khác là một điều cần thiết, đây là hành động biểu được sự tôn trọng của bạn dành cho đối phương. Trong một cuộc trò chuyện, bạn cũng nên tránh đến vấn đề hỏi về tuổi tác hay là thu nhập và tình trạng yêu đương của họ vào lần đầu gặp mặt.

– Bình đẳng giới: Nếu đặt ra câu hỏi rằng, ở đau trên thế giới có sự bình đẳng giới nhất thì có thể trả lời đó là nước Anh. Tại đây, không phân biệt là nam hay nữ, mọi người được đối xử bình đẳng như nhau, và cũng có thể phát hiện ra những khác biệt trong việc xử sự giữa các mối quan hệ. Nếu như mà bạn không biết mình phải ứng xử như thế nào, thì đừng liều mà làm bừa, tốt nhất là bạn hãy quan sát những người xung quanh để bạn không trở nên lạc lõng với một “phong cách Anh”.

– Tôn giáo ở Anh: Nếu như bạn và một người theo Đạo và thường xuyên đi làm lễ ở tại quê hương mình, thì khi sinh sống, du học tại Anh bạn vẫn có thể tiếp tục làm điều đó. Tại Anh, thì tôn giáo của họ sẽ bao gồm mọi tín ngưỡng và tất cả các tôn giáo chính trên thế giới đều được tiếp nhận tại đất nước này. Hầu hết các thành phố ở Vương Quốc Anh đều có trung tâm hồi giáo, Hindu, Sikh, và kể cả là Đạo phật. Việc mà bạn có thể giữ được những nét sinh hoạt tín ngưỡng sẽ giúp bạn giữ được các mối liên kết ở quê hương của mình. Việc này cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc gặp gỡ cũng như làm quen với các sinh viên quốc tế khác tại Anh.

3. Khóc khuất khi du học xa nhà

Những góc khuất ki đi du học xa nhà tại nơi xứ người của những người từng là du học sinh sẽ chia sẽ về những điều mà trong mỗi chúng ta ai thấy được cũng đều nghẹn ngào, thấm thía. Đây cũng chỉ là câu chuyện của một người nhưng trong đó cũng sẽ có hình bóng của nhiều người.

– Đi du học xa nhà là lúc phải xa bố mẹ , xa người thân, có nghĩa là cái nắm tay rồi dần dần buông ra để cháu đi đến một “chân trời mới” của bà, đây là lúc mà bạn sẽ nhìn theo cái vẫy tay chào tạm biệt từ xa của mẹ sau lớp kính ngăn cách, là những nụ cười cũng như lời chúc thành công của bạn bè dành cho mình, hay cũng chỉ chính là nước mắt của mình sau lớp chăn mỗi đêm nhớ về quê hương, nhớ về người thân, là câu hứa năm năm sau gặp lại bật ra trên những đôi môi run, là thời gian rất dài… Bao giờ chờ cho hết…

– Rồi khi sang tới nơi, sang một nơi hoàn toàn lạ lẫm và mới mẻ đối với mình, sau đó thì mỗi một buổi sáng thức dậy sẽ tự hỏi mình rằng đang ở đâu? Và rồi định làm gì? Sau đó nhìn ra cửa sổ với một thời tiết lạnh buốt, khác nghiệt hơn ở quê hương mình rất nhiều, rồi phải tự nhủ với bản thân phải cố gắng hết mình để vượt qua.

– Du học hiểu theo một nghĩa khác thực tế hơn đó là đeo balo ở trên lưng rồi vội vàng chạy cho kịp chuyến tàu sau những buổi học trên lớp để đi làm, kiếm tiền trang trải.

Nói chung du học sẽ không có “màu hường” như mình từng mơ mộng và tưởng tượng, du học sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều lúc thật sựu rất muốn buông tay, nhưng vì tất cả, vì mọi thứ và vì một lý do vì sao mà mình lại bắt đầu nên rồi cứ thế mà bước tiếp…