Top 11 # Tuần Hoàn Hóa Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Chuẩn

Hóa học là môn học quan trọng đối với các bạn theo khoa học tự nhiên, ngoài những kiến thức các bạn học hỏi trên lớp thì lượng kiến thức mà bảng tuần hoàn hóa học mang lại cực kỳ lớn mà các bạn không thể bỏ qua. Việc nắm vững các tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, số hóa trị, vị trí các nguyên tố hóa học trên bảng tuần hoàn giúp các bạn có thể dễ dàng lý giải, suy đoán chính xác về chất, hợp chất hóa học.

1. Giới thiệu về bảng tuần hoàn hóa học

Tên đầy đủ là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay bảng tuần hoàn Mendeleev thường gọi tắt là bảng tuần hoàn là phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự số hiệu nguyên tử tăng dần cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng với hai dòng kép nằm riêng bên dưới.

Bảng tuần hoàn được công bố lần đầu tiên vào năm 1869 bởi Mendeleev, nó đã trở thành tài liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu. Bảng tuần hoàn đã giúp con người hiểu được các định luật vận hành của thế giới được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực nguyên tử sau này.

2. Bố cục bảng tuần hoàn hóa học dạng tiêu chuẩn

Màu của số hiệu nguyên tử thể hiện trạng thái vật chất (ở ({0^o}C) và 1 atm):

Đường viền ô nguyên tố thể hiện sự hiện diện trong tự nhiên của nguyên tố.

Màu ô nguyên tố thể hiện các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn.

Nhóm hay còn được gọi là một họ, là một cột đứng trong bảng tuần hoàn, các nhóm thường thể hiện nhiều xu hướng tuần hoàn quan trọng hơn là các chu kỳ và các khối.

Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và do đó các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng trong các tính chất với số hiệu nguyên tử tăng dần. Tuy nhiên, trong một vài phần của bảng tuần hoàn, tính tương đồng theo chiều ngang có thể quan trọng không kém, hoặc thậm chí quan trọng hơn, tính tương đồng theo chiều dọc.

Từ trên xuống trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần. Do có nhiều mức năng lượng được lấp đầy hơn, các electron hóa trị xuất hiện ở xa hạt nhân hơn.

Từ trên xuống, các nguyên tố sau có mức năng lượng ion hóa thấp hơn, tức là dễ tách electron ra khỏi nguyên tử bởi liên kết lỏng lẻo đi.

Tương tự, trong một nhóm từ trên xuống sẽ giảm độ âm điện do khoảng cách giữa các electron hóa trị và hạt nhân tăng dần. Tuy nhiên các xu hướng này cũng có ngoại lệ, ví dụ trong nhóm 11 thì độ âm điện tăng từ trên xuống.

Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn. Mặc dù nhóm thông thường có các xu hướng quan trọng hơn, có những vùng trong bảng mà xu hướng theo chiều ngang quan trọng hơn chiều dọc, như ở khối f, với các họ Lantan và họ Actini tạo nên hai chuỗi hàng ngang quan trọng.

Các vùng khác nhau trên bảng tuần hoàn đôi khi được xem là “khối” theo cách mà các vỏ electron của các nguyên tố được lấp đầy. Mỗi lớp được đặt tên theo sự sắp xếp các electron cuối cùng trong vỏ.

Khối p gồm 6 nhóm cuối từ nhóm 13 đến 18 theo IUPAC, trong đó có tất cả các á kim và một số kim loại cùng phi kim.

Khối d gồm các nhóm thứ 3 đến 12 theo IUPAC và chứa tất cả kim loại chuyển tiếp.

Khối f, thường xếp riêng bên dưới bản tuần hoàn, gồm những nguyên tố kim loại thuộc các họ lantan và actini.

Theo tính chất, các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể chia làm các loại chính: kim loại, phi kim và á kim.

Kim loại thường nằm bên trái và phía dưới bảng tuần hoàn, chúng là chất rắn, có ánh kim, dẫn điện và nhiệt tốt, có thể tạo thành hợp kim với nhau và hợp chất với phi kim. Phi kim nằm ở bên phải và phía trên, là các khí có màu hoặc không màu, cách điện và nhiệt, hình thành hợp chất hóa trị với nhau. Ở giữa kim loại và phi kim là á kim, có tính chất trung gian hoặc kết hợp giữa kim loại và phi kim. Các nguyên tố giảm tính kim loại và tăng tính phi kim từ trái sang phải.

Kim loại chia làm: kim loại kiềm hoạt động mạnh, kim loại kiềm thổ ít hoạt động hơn, họ lantan và actini, kim loại chuyển tiếp nguyên hình (gồm cả kim loại chịu nhiệt, kim loại hiếm) và kim loại yếu hơn về hóa học lẫn vật lý. Phi kim chia làm: phi kim đa nguyên tử, nằm gần á kim nhất thể hiện chút ít đặc tính kim loại; phi kim hai nguyên tử, thể hiện tính phi kim rõ ràng; phi kim đơn nguyên tử (khí hiếm) gần như hoàn toàn trơ và phi kim.

Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Mới Nhất

Học thuộc và đọc bảng tuần hoàn hóa học không phải là điều đơn giản đối với hầu hết học sinh. Mẹo nhanh giúp bạn ghi nhớ và đọc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng hơn. Nếu gặp khó khăn trong việc học hóa bạn hoàn toàn có thể tìm gia sư dạy kèm nhanh chóng tại chúng tôi

1. Giới thiệu về bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là phương pháp dạng bảng hiển thị các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ông dự định bảng để minh họa các xu hướng định kỳ trong các thuộc tính của các nguyên tố. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi có nhiều nguyên tố mới được phát hiện sau đó. Tuy nhiên, các hình thức cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.

Giá trị cốt yếu của bảng tuần hoàn là khả năng dự đoán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Thuộc tính của các nguyên tố khác nhau nếu xét theo chiều dọc của cột bảng hoặc theo chiều ngang dọc theo các hàng. Bảng tuần hoàn hóa học này áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hóa học cũng như ứng dụng trong vật lý, kỹ thuật và công nghiệp, sinh học.

Trạng thái ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (0 độ C và áp suất 1atm)

Màu số nguyên tử đỏ là chất khí ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (VD: H)

Màu số nguyên tử lục là chất lỏng ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (Vd: Br)

Màu số nguyên tử đen là chất rắn ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (Vd: Li, Be)

Viền liền: có đồng vị già hơn Trái Đất (chất nguyên thủy)

Viền nét gạch: thường sinh ra từ phản ứng phân rã các nguyên tố khác, không có đồng vị già hơn Trái Đất (hiện tượng hóa học)

Viền chấm chấm: tạo ra trong phòng thí nghiệm (nguyên tố nhân tạo)

Không có viền: chưa tìm thấy (hiện đã tìm thấy La ở ô 57 và Ac ở ô 89 lấp đầy chu kỳ 7)

Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ sẽ gồm có 118 nguyên tố không phải đơn giản để bạn ghi nhớ phải không nào. Mỗi nguyên tố có ký hiệu và số nguyên tử duy nhất cần thuộc. Để ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev, bạn nên bắt đầu ngay bằng cách học vài nguyên tố mỗi ngày, tận dụng các thiết bị, cụm từ và hình ảnh để dễ dàng ghi nhớ hơn hay học qua các trò chơi, tự vẽ ra bảng tuần hoàn hóa học mà không cần nhìn. Ngoài ra còn có một số app bảng tuần hoàn để tải về điện thoại giúp các bạn tra cứu và học tập dễ dàng hơn.

1.1. Cách đọc ký hiệu trên bảng tuần hoàn hóa học:

Số hiệu nguyên tử: Sô nguyên tử hay proton của một nguyên tố hóa học, đây cũng là số điện tích hạt nhân của nguyên tố.

Nguyên tử khối trung bình: là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

Độ âm điện: là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.

Cấu hình Electron: cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau.

Số Oxi hóa: Số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử, nhờ số oxi hóa chúng ta có thể nhận biết số electron được trao đổi khi 1 chất bị oxi hóa. (VD: Kali là +1 thì khi oxi hóa sẽ loại bỏ 1 electron ở lớp 4s1)

Tên nguyên tố: Tên của 1 chất hóa học tinh khiết.

Ký hiệu hóa học: Ký hiệu viết tắt của 1 nguyên tố hóa học.

1.2 phương pháp sắp xếp trong bảng tuần hoàn

Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành một hàng

Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột

Tính phi kim tăng dần từ trái qua phải, kim loại giảm dần từ phải qua trái

Điện tích electron tăng dần từ trái qua phải và từ dưới lên trên

Bán kính nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới và từ phải qua trái

1.3 Cấu tạo cơ bản của bảng tuần hoàn

Chu kỳ trong bảng tuần hoàn:

Theo hình ảnh bảng tuần hoàn ở trên bạn có thể nhìn thấy có 7 chu kỳ tương ứng với 7 hàng ngang và ứng với số lớp electron của nguyên tố.

Vd: H có 1 lớp electron, Na có 3 lớp electron

Nhóm trong bảng tuần hoàn:

Mỗi cột trong bảng tuần hoàn sẽ ứng với 1 nhóm hay họ tương ứng, các chất trong cùng 1 nhóm sẽ có tính chất hóa học giống nhau. Trên bảng tuần hoàn tiêu chuẩn hiện có 18 nhóm khác nhau.

Có 2 loại nhóm lớn trong bảng tuần hoàn là A và B.

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng.

Vd: Nguyên tố Be có cấu hình e là: 1s²2s² lớp e cuối cùng rơi vào 2s² nên Be sẽ thuộc nhóm A và có số thứ tự là II.

Nguyên tố Ti có cấu hình (1s^22s^22p^63s^23p^63d^14s^2) số e lóp ngoài cùng rơi vào nhóm (3d^14s^2) nên sẽ thuộc nhóm IIIB.

Nguyên tố Mt có lớp e ngoài cùng là (6d^77s^2), x+y=9 nên Mt thuộc nhóm VIIIB.

Cu có lớp e ngoài cùng là (3d^{10} 4s^1) nên thuộc nhóm IB.

Khối trên bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn được chia làm 4 khối s, f, d, p: thể hiện số e cuối cùng điền vào phân lớp nào, bạn có thể hình dung qua hình phía trên (Vd: H e cuối là 1s, Na sẽ là 3s)

1.4 Một số dạng khác của bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn ngoài dạng cơ bản chúng ta được học ra còn rất nhiều hình thù khác sau đây.

2. Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev

2.1. Tìm hiểu một vài nguyên tố mỗi ngày

2.2. In ra một bản photo của bảng tuần hoàn hóa học

Với bản in ra đó, bạn sẽ mang đi khắp nơi để tranh thủ học bất cứ lúc nào thuận tiện. Bạn nên in thành nhiều bản cùng lúc. Giữ một cái bản gốc cất đi và những bản photo để trong cặp hoặc balo mang theo bên mình.

Hoặc bạn có thể chụp ảnh bảng tuần hoàn vào điện thoại hoặc máy tính để mang sử dụng học mọi lúc mọi nơi tiện dụng và hiệu quả.

2.3. Tạo các thẻ thông tin flashcards cho từng nguyên tố

Với thẻ flashcard, bạn viết một mặt là tên nguyên tố như Ag, S, Cu cùng số nguyên tử. Một mặt bạn điền thông tin đầy đủ về nguyên tố đó như bạc, lưu huỳnh hoặc đồng. Ngoài ra, việc ghi thêm những thuộc tính của nguyên tố trong bảng tuần hoàn sẽ giúp bạn học đầy đủ hơn.

2.4. Viết một cụm từ giúp bạn nhớ từng nguyên tố

Ví dụ, Argentina được đặt tên theo kim loại bạc Argentum hoặc Ag khi người Tây ban nha định cư ở đây vì họ nghĩ rằng đất nước này có nhiều bạc. Hoặc tạo ra một cái gì đó hài hước theo cách của mình.

Nhóm I: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr) Nhóm II: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra) Nhóm III: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B,Al,Ga,In,Tl) Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C,Si,Ge,Sn,Pb) Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N,P,As,Sb,Bi) Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O,S,Se,Te,Po) Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F,Cl,Br,I,At) Nhóm VIII: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)

Phương Trình Hóa Học Là Gì?

Phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học(pthh) có thể được định nghĩa là một đại diện của một phản ứng hóa học bằng cách sử dụng các công thức hóa học, dấu hiệu, chất xúc tác và chiều phản ứng.

Nó được tạo ra bởi Jean Beguin vào năm 1615. Pthh là sự thể hiện ngắn gọn của một phản ứng hóa học giữa các chất tham gia phản ứng với sự tác động của điều kiện (nhiệt, chất xúc tác…) và chất tạo thành phản ứng.

Các thành phần của một phương trình hóa học

Chất phản ứng, ký hiệu và sản phẩm là điều kiện bắt buộc trong pthh, nhiệt độ, chất xúc tác và các yếu tố khác có thể có hoặc không.

Là những chất ban đầu tham gia vào một pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều chất cùng tham gia để tạo thành 1 hoặc nhiều sản phẩm khác nhau trong 1 phương trình phản ứng (ptpu) hóa học. Chất phản ứng nằm bên trái pthh.

Ví dụ phản ứng tạo thành muối hóa học có pt sau:

Trong đó chất tham gia phản ứng là Na và Cl.

Là chất tạo thành từ 1 hoặc nhiều pthh. Có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm tạo thành từ một pthh, các sản phẩm cũng đa dạng như chất vô cơ, hữu cơ, chất khí, nước… Sản phẩm tạo thành nằm bên phải pthh.

Ví dụ phản ứng hóa học giữa axit nitrit và kẽm sẽ tạo thành các sản phẩm sau:

HNO3 + Zn → Zn(NO3)2 + 2NO2 + H2O

Các sản phẩm của phản ứng trên là nước, kẽm nitrat( Một loại muối nitrat) và khí No2.

Thuốc thử là các hợp chất hóa học, được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng hoặc kích hoạt phản ứng xảy ra. Nó được đặt hoặc ký hiệu phía trên biểu tượng mũi tên của phương trình hóa học. Các loại thuốc thử thông dụng như thuốc tím( KMnO4), nước Brom, Fe2O3…

Chất xúc tác có thể là nhiệt độ, ánh sáng mặt trời. Một số phản ứng hóa học cần điều kiện trên mới sảy ra phản ứng hoàn toàn.

Ví dụ phản ứng giữa axetilen và H2 với chất xúc tác là niken, nhiệt độ 150 ºC sẽ tạo thành ethena.

Tùy vào từng phương trình phản ứng mà chiều của phản ứng sẽ khác nhau, trong phương trình hóa học có 2 loại chiều phản ứng sau:

Phản ứng một chiều

Là phản ứng sảy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng biến đổi hoàn toàn thành các sản phẩm khác nhau. Và không sảy ra trường hợp sản phẩm chuyển ngược lại thành các chất tham gia phản ứng. Ký hiệu phản ứng một chiều là →

Phản ứng thuận nghịch

Trong nhiều trường hợp sản phẩm tạo thành có thể phản ứng ngược lại để tạo thành các chất đã tham gia phản ứng trước đó. Ký hiệu là ⇌.

Chiều mũi tên từ trái sang phải là chiều phản ứng thuận.

Chiều mũi tên từ phải sang trái là chiều phản ứng nghịch.

Trong hóa học thì phản ứng thuận nghịch phổ biến hơn phản ứng một chiều.

Phương trình hóa học có thể không cân bằng hoặc cân bằng. Điều kiện cân bằng là số lượng các chất tham gia phản ứng phải bằng các sản phẩm tạo thành phản ứng. Nếu các ion có mặt, tổng các điện tích dương và âm ở cả hai phía của mũi tên cũng phải bằng nhau.

Các pha cũng được gọi là trạng thái vật lý. Đó là mô tả của pha như chất rắn (s), chất lỏng (l), khí (g) và dung dịch nước (aq) trong cả chất phản ứng và sản phẩm. Chúng được viết bằng dấu ngoặc đơn và thường được ghi trong chất phản ứng hóa học tương ứng, được biểu thị bằng các ký hiệu.

Cách viết một phương trình hóa học

Để viết được một phương trình hóa học cụ thể các bạn cần nắm vững những bước sau:

Trong một pthh, các chất phản ứng được viết ở bên trái và các sản phẩm tạo thành được viết ở bên phải.

Các hệ số bên cạnh các chất tham gia phản ứng và sản phẩm cho biết số mol của một chất được tạo thành hoặc sử dụng trong phản ứng hóa học.

Các chất phản ứng và sản phẩm được phân tách bằng một mũi tên 1 chiều hoặc 2 chiều.

Các pthh nên chứa thông tin về các tính chất trạng thái của sản phẩm và chất phản ứng, cho dù dung dịch nước (hòa tan trong nước – aq), chất rắn, chất lỏng (l) hoặc khí (g).

Nếu có chất xúc tác hay điều kiện ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng thì các bạn nên ghi rõ phía trên hoặc dưới dấu mũi tên.

Các loại phương trình hóa học cơ bản

Tùy vào các chất tham gia, chất xúc tác và điều kiện, chúng ta có thể phân loại phương trình phản ứng thành các dạng chính sau:

Phương trình phản ứng oxi hóa khử

Đây là dạng phương trình hóa học phổ biến và thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng. Phản ứng oxi hóa khử có các đặc điểm sau:

Chất khử: Là chất có khả năng nhường electron.

Chất oxi hóa: Là chất có khả năng nhận thêm electron.

Điều kiện: Chất tham gia phản ứng phải tồn tại đồng thời chất khử và chất oxi hóa.

Ví dụ minh họa:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 8H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

Phương trình phản ứng trao đổi

Loại phản ứng này trái ngược hoàn toàn với phương trình oxi hóa khử, các hợp chất tham gia phản ứng chỉ trao đổi thành phần cấu tạo mà không làm thay đổi chỉ số oxi hóa.

Có 4 loại phản ứng trao đổi chính gồm: 1. Phản ứng trao đổi giữa 2 loại muối với nhau

Các muối tham gia phản ứng phải là chất tan và sản phẩm tạo thành phản ứng phải có chất kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2

2. Phản ứng trao đổi giữa axit và bazơ

Phản ứng xảy ra mà không cần bất kỳ điều kiện về chất tham gia và chất tạo thành phản ứng.

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl+ H20

3. Phản ứng trao đổi giữa axit và muối

Khi axit tác dụng với muối thì sản phẩn tạo thành từ phản ứng này là muối mới và axit mới. Chất tạo thành phải tồn tại 1 sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi.

Ví dụ: H2SO4 + ZnCl2 → ZnSO4 + 2HCl

4. Phản ứng trao đổi giữa bazơ và muối

Sản phẩm tạo thành là muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: 2NaOH + ZnCl2 → 2NaCl + Zn(OH)2

Phương trình hóa học cung cấp thông tin về các chất tham gia và tạo thành một phản ứng hóa học. Vì vậy bạn cần hiểu rõ và viết chính xác để giải quyết đúng các dạng bài tập trong hóa học vô cơ hoặc hữu cơ nha.

Bảng Tuần Hoàn Trong Tiếng Tiếng Anh

Gali cách nhôm một bước trên bảng tuần hoàn.

Gallium is one step away from aluminum on the periodic table.

QED

WebElements: bảng tuần hoàn trên mạng.

WebElements: the periodic table on the web.

WikiMatrix

Nhưng bảng tuần hoàn không phải là một biểu tượng hợp thời trang.

But the periodic table isn’t just another trendy icon.

QED

Bảng Tuần hoàn các Nguyên tốName

Periodic Table of Elements

KDE40.1

1869 – Nhà hóa học Dmitri Mendeleev trình bày Bảng tuần hoàn đầu tiên trước Hội Hóa học Nga.

1869 – Dmitri Mendeleev presents the first periodic table to the Russian Chemical Society.

WikiMatrix

Chúng ta sử dụng bảng tuần hoàn mọi lúc.

We do it all the time now.

QED

Một cái gì đó trong một bảng tuần hoàn.

Something from a periodic table.

OpenSubtitles2018.v3

Bảng tuần hoàn có thể được nhận ra ngay lập tức.

The periodic table is instantly recognizable.

QED

Rất nhiều đột phá, như bảng tuần hoàn,

So a lot of great breakthroughs,

QED

Let’s look at one of the first versions of the periodic table from around 1870.

QED

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Periodic Table of the Elements

jw2019

” Làm sao em có thể đưa cho Tổng thống Obama 1 bảng tuần hoàn đây?

” How do I give President Obama a periodic table?

QED

Chúng được tìm thấy sau 10 đến 15 năm sau, sau khi ông đã hoàn thành bảng tuần hoàn.

They were eventually found ten to fifteen years later, after he’d written down the periodic table:

QED

Bảng Tuần hoàn các Nguyên tố Hoá học KDEName

KDE Periodic Table of Elements

KDE40.1

Và đây là 1 bảng tuần hoàn hóa học.

And so here’s the periodic table.

ted2019

Hạt nhân ổn định nhất là sắt, ngay chính giữa bảng tuần hoàn Mev.

The most stable nucleus is iron, right in the middle of the periodic table.

ted2019

Ở gần cực vật lý là Bảng tuần hoàn hóa học bước trái của Janet (1928).

Near the physics end of the continuum is Janet’s Left-Step Periodic Table (1928).

WikiMatrix

Và tôi đã phát bảng tuần hoàn này cho hàng ngàn người.

And so I give this out to thousands of people.

ted2019

” Và những người ở MIT, họ phân phối những bảng tuần hoàn. ”

” And people at MlT, they give out periodic tables. ” So…

QED

Tớ đã giải thích là con số trong các ô của bảng tuần hoàn…

I explained to him that the number of objects naturally occurring in the periodic table of elements…

OpenSubtitles2018.v3

Chú tin rằng P- B thuộc bảng tuần hoàn và cái thứ plumbum này

I believe that P- B is on the periodic table and that’ s plumbum

opensubtitles2

Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn 18 cột.

Minimum 20 stolen base attempts.

WikiMatrix