Rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật đều băn khoăn rằng: có bắt buộc phải học Kanji không ? Chỉ sử dụng chữ mềm và chữ cứng mà không học Kanji có được không? hay “Sẽ thật thoải mái nếu như tiếng Nhật chỉ có chữ mềm và chữ cứng mà không cần phải đọc đến Kanji”
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 5,6 SCN. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Vào thời này, hệ thống chữ viết của Nhật dùng hoàn toàn bằng Hán tự (tức Kanji). Vì hệ thống chữ viết dựa trên chữ Hán khá phức tạp, nên người ta đã tạo ra bảng chữ cái mới Hiragana và Katakana dựa trên hình ảnh của Kanji để đơn giản hóa chữ viết. Sau nhiều lần chỉnh lí thì tiếng Nhật đã có 3 bảng chữ cái như bây giờ: Hiragana – Katakana và Kanji
Việc học hai bảng chữ cứng và chữ mềm khá đơn giản vì nó giống như các mẫu tự latinh, tức là có số lượng hữu hạn – chỉ gồm vài chục kí tự. Và từ các kí tự đơn lẻ ghép vào nhau chúng ta mới từ hoặc cụm từ có ý nghĩa. Nhưng bảng chữ cái thứ 3 – Kanji thì khác, số lượng các chữ tới hàng nghìn tới chục nghìn chữ, và mỗi chữ đều ẩn chứa ý nghĩa riêng, độc lập. Do đó có thể nói rằng, mỗi một chữ Kanji có sức mạnh diễn đạt bằng hàng trăm các kí tự chữ cứng hay chữ mềm gộp lại, bởi bản thân mỗi chữ Kanji đã chứa đựng những nội dung rất giàu có và phong phú sắc thái biểu đạt. Đó chính là khả năng ưu việt của Kanji.
Tóm lại, bởi sự khác biệt của Kanji đối với hai bảng chữ cứng và chữ mềm đã khiến cho Kanji trở thành bộ phận không thể thiếu trong tiếng Nhật.
Cách viết chữ Kanji, Hán tự trong tiếng Nhật
Khi bắt tay vào viết Kanjicó lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng mình có thể viết tùy thích miễn sao tổng quan hình dạng của chữ trông không bị sai so với chữ gốc là được, tuy nhiên việc tuân thủ thứ tự nét khi viết Kanji là một điều rất quan trọng. Trong Hán tự học, thứ tự viết chữ bao gồm 2 nội dung: một là hướng đi của nét bút,
Ví dụ như: nét ngang thì phải đi từ trái sang phải, nét sổ thì đi từ trên xuống dưới; hai là thứ tự trước sau trong khi viết các nét chữ hay còn gọi là thứ tự nét bút. Hai yếu tố trên khi hợp lại sẽ đảm bảo chữ Hán được viết đúng thứ tự.
Mục đích chủ yếu của việc viết chữ theo đúng thứ tự là để khi viết có thể đưa bút thuận tay và phù hợp với nguyên lí cấu hình của chữ Hán, làm cho nét bút thuận tay để viết được nhanh, làm cho chữ viết ra đều đặn, ổn định.
Mặc dù có nhiều bạn khi học hoàn toàn có thể viết Kanji đúng mà không cần tuân thủ các nét viết, thay vào đó là viết theo sự thuận tay của mình. Tuy nhiên, với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, và để có thể viết chữ Hán đẹp, mà quan trọng hơn là viết được đủ nét, không bị thiếu nét và làm quen nhanh với chữ Hán thì việc tuân thủ quy tắc về thứ tự nét bút rất quan trọng.
Phải học bao nhiêu chữ Kanji trong tiếng Nhật ?
Thực tế là số lượng Kanji trong tiếng Nhật so với số lượng chữ Hán mà người học tiếng Trung phải học là ít hơn rất nhiều. 2136 chữ kanji được chấp nhận sử dụng chính thức trong ngành xuất bản, và 1945 chữ kanji là tổng số chữ mà Bộ giáo dục Nhật Bản yêu cầu đưa vào giảng dạy trong trường học. Nhưng đối với chúng ta – những người không quen sử dụng chữ tượng hình như là ngôn ngữ chính thức thì 1945 chữ kanji vẫn là một con số khá lớn.
Phải học bao nhiêu chữ Kanji trong tiếng Nhật ?
Cách học chữ Kanji hiệu quả ?
Cách học chữ Kanji hiệu quả ?
Chúng đều sở hữu một bộ phận giống nhau phải không nào? Hay nói cách khác, chúng có chung Bộ thủ.
Bộ thủ của Kanji là gì ? : Một chữ Kanji có thể chia tách thành nhiều bộ phận nhỏ hơn như trên và mỗi bộ phận nhỏ cấu tạo nên Kanji như vậy được gọi là bộ Thủ.
Thay vì học Kanji một cách máy móc, bằng việc học thuộc lòng từng mặt chữ trong tổng cả ngàn chữ đầy đơn điệu tẻ nhạt, chúng ta hoàn toàn có thể đơn giản hóa những thứ cốt yếu cần nhớ xuống, đó là tập trung vào bộ Thủ, mà số lượng Bộ Thủ thì ít hơn số lượng Kanji rất nhiều. Thực tế là tất cả các Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ.
Như vậy, học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ mà chính là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học.
Với các bạn mới bắt đầu làm quen với tiếng Nhật và với Kanji, thì hẳn là vẫn còn đang choáng ngợp và lo lắng rằng liệu mình có kiên trì đến cùng được không với thứ ngôn ngữ tượng hình khó nhằn này phải không nào?
Bởi vì đất nước chúng ta là 1 quốc gia thuộc vùng chữ Hán.
Vùng chữ Hán gồm 6 quốc gia và khu vực đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam. Việt Nam chính là quốc gia Đông Nam Á duy nhất thuộc vùng chữ Hán. Bởi vì cả VN và NB đều thuộc khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Trung đối với tiếng nói chữ viết của nước mình, nên có rất nhiều điểm tương đồng giữa Hán Việt và Hán Nhật.
Chính vì chúng ta có lợi thế rất lớn khi học Kanji cho nên nếu bạn chịu khó để ý thì học Kanji thật sự không phải là điều quá khó. Và bạn hoàn toàn có thể khơi gợi cảm hứng học tập của chính mình bất cứ lúc nào nếu như trong tay bạn nắm vững những phương pháp học tập khoa học và hữu ích.
Hi vọng những thông tin mà Dekiru đưa ra sẽ giúp các bạn phần nào làm quen và cảm thấy thú vị khi học Kanji nói riêng và việc học tiếng Nhật nói chung.