Top 12 # Tự Học Tiếng Ba Na Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Dân Tộc Ba Na Ở Tây Nguyên

(VOV5) – Dân tộc Ba Na là tộc người có dân số đông trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở cao nguyên miền Trung Việt nam. Người Ba Na cũng là chủ nhân của những sắc màu văn hoá độc đáo, đặc trưng cho cư dân của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Ngườì Ba Na còn có các tên gọi khác như : Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông. Tiếng nói của người Ba Na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Với dân số hơn 227.000 ( theo tổng điều tra dân số năm 2009) người Ba Na phân chia theo nhóm địa phương như: Rơ Ngao, Rơ Lơng , Tơ Lô, Gơ Lar Krem… Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây các tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà. Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy . Từ đầu thế kỷ XX, người Ba Na đã làm ruộng nước và phương thức canh tác này hiện nay phát triển ở nhiều nơi. Người Ba Na có nhiều ngành nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn…Người Ba Na sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng do vậy các bản làng của người Ba Na thường quần tự ở những nơi gần nơi sông, suối. Trong đời sống cộng đồng xã hội của người Ba Na, chế độ mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Ở mỗi làng Ba Na thường có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.

Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Trước đây, trong mỗi ngôi nhà thường có nhiều thế hệ sinh sống, nên ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Là tộc người sống chất phác, cần cù , khéo léo và có đời sống tinh thần phong phú, người Ba Na có nền văn hoá dân gian đặc sắc, trong đó âm nhạc cồng chiêng gắn liền với những sinh hoạt lễ hội truyền thống. Đối với người Ba Na, cồng chiềng không chỉ là biểu tượng linh thiêng trong thờ cúng mà còn là tài sản có giá trị trong đời sống vật chất. Âm vang của cồng chiêng là thứ không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào. Ông Đinh Srưm, dân tộc Ba Na sinh sống ở tỉnh Đắc Lắc, cho biết: Bản làng của người Ba Na có truyền thống đánh cồng chiêng lâu đời. Khi mà đến mùa ăn tết hay liên hoan, lễ hội thì phải có cồng chiêng đánh lên để thêm hào hứng. Bà con nghe tiếng chiêng cồng thì mừng. Tiếng cồng chiêng làm cho lòng người thêm phấn khởi.

Dân tộc Ba Na có nền âm nhạc rất phong phú. Nhạc cụ của Ba Na cũng rất đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ. Múa dân gian Ba Na trong đó có múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn ở hội hè được nhiều người ưa chuộng. Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba Na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Đối với đồng bào Ba Na, nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hoá độc đáo có từ rất lâu đời. Nghệ thuật trang trí của người Ba Na rất phong phú và độc đáo, thể hiện trên các loại hoa văn, hoạ tiết sống động trên trang phục, đồ đan. Hoạ tiết thổ cẩm được sử dụng nhiều ở áo, váy, chăn, đồ đan. Người Ba Na thường sử dụng các màu: đen, đỏ, trắng, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Hoạ tiết đối xứng phản ánh quan niệm về vũ trụ, lý âm dương, trời đất và lấy thiên nhiên làm hình mẫu, nên thổ cẩm của người Ba Na không khác cảnh thiên nhiên thu nhỏ. Người phụ nữ Ba Na đều có rất thạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bà La Lan Thị Minh, nghệ nhân dệt thổ cẩm người Ba Na cho biết: Hồi tôi 14-15 tuổi là đã dệt đủ thứ rồi. Truyền thống là mình không có bỏ . Hồi xưa bà cố làm, người già bây giờ làm lại rồi mở lớp học mỗi đợt cho 2,3 chục em. Bây giờ chúng nó làm nó đẹt đẹp lắm, lại phát triển nghề dệt nữa

Người Ba Na có nhiều lễ hội như; Lễ tạ ơn cha mẹ, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ tạ ơn thần lúa. Những lễ hội không chỉ là dịp để đồng bào tạ ơn trời đất cho vụ mùa bội thu mà còn là dịp vui chơi,đánh cồng chiêng, uống rượu cần…và cũng là dịp để người Ba Na thể hiện tài năng chế biến những món ăn vô cùng độc đáo. Được thưởng thức những món ngon của người Ba Na bên bếp lửa đỏ rực, bên những ché rượu cần thơm lựng nghe những người già kể về nguồn gốc của từng món ăn sẽ là những trải nghiệm thú vị đối với mỗi người./.

Tô Tuấn – Ngọc Anh

Kontum: Đưa Chương Trình Tiếng Ba Na, Gia Rai Vào Dạy Cho Học Sinh Tiểu Học

(LV) – Nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa cho các dân tộc đồng bào Gia Rai, Ba Na, từ năm học 2014-2015, UBND tỉnh Kon Tum quyết định triển khai dạy học tiếng Ba Na và Gia Rai cho học sinh tiểu học trên địa bàn tại ba huyện, thành phố là TP Kon Tum, huyện Kon Rẫy và Sa Thầy .

Năm học 2014-2015 này, ngành GD&ĐT Kon Tum triển khai dạy tiếng Ba Na và Gia Rai tại ba huyện, thị là TP Kon Tum, huyện Kon Rẫy và huyện Sa Thầy. Theo Kế hoạch sẽ có 10 trường dạy tiếng Ba Na, với 36 lớp, 819 học sinh; năm trường dạy tiếng Gia Rai, với 14 lớp 255 học sinh.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum thăm hỏi các học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.

Các học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết, chương trình học mỗi tuần bốn tiết chia làm hai buổi, mỗi buổi hai tiết. Tùy tình hình thực tế của từng trường có thể bố trí dạy vào buổi chính khóa hoặc buổi tăng cường, tổng số tuần là 33 tuần/ năm học.

Lực lượng giáo viên được tuyển lựa từ các thầy, cô giáo là người bản địa đang thực hiện công tác giảng dạy tại trường được bồi dưỡng thêm về phương pháp, mục đích, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc.

Thầy giáo Văn Trọng Lưu, Phó phòng Giáo dục Dân tộc Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, hiện toàn tỉnh Kon Tum có 23 giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Ba Na và Gia Rai. Theo quy định, giáo viên dạy thêm bộ môn này dạy đủ bốn tiết/ tuần được hưởng thêm phụ cấp 0,3 mức lương cơ bản, nếu dạy vượt giờ được tính tiền thừa giờ; học sinh được cấp phát sách giáo khoa, vở và tài liệu tham khảo.

Theo Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum sẽ triển khai việc học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh từ lớp ba đến lớp năm ở tất cả các địa bàn có đông học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên do thiếu về lực lượng giáo viên nên hiện nay việc triển khai dạy tiếng Ba Na và Gia Rai cho học sinh mới chỉ dừng lại ở một số điểm trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và có giáo viên người bản địa đảm nhận.

Một tiết học tiếng Ba Na tại trường Tiểu học võ Thị Sáu, Thành phố Kon Tum.

Thực tế tại trường tiểu học Võ Thị Sáu phường Thống Nhất, TP Kon Tum, thầy giáo Nguyễn Trọng Khanh, hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có 460 học sinh, 100% là người Ba Na, tuy nhiên mới chỉ có hai lớp, 49 học sinh được học tiếng Ba Na. Hầu hết các học sinh đều muốn học môn học này nhưng do không có giáo viên giảng dạy nên đành phải thí điểm cho hai lớp học. Thầy Khanh cũng cho biết, rút kinh nghiệm từ một số trường trên địa bàn từ các năm học trước, do chỉ được một giáo viên phụ trách dạy tiếng dân tộc thiểu số nên khi thầy cô giáo này bị ốm đau hoặc phải chuyển trường là chương trình phải bỏ dở. Vì vậy trường Võ Thị Sáu có ba giáo viên người bản địa nhưng vẫn không triển khai được thêm nhiều lớp vì phụ thuộc vào yếu tố giáo viên.

Em Y Thủy học sinh lớp 4D trường Võ Thị Sáu được học tiếng Ba Na từ năm lớp ba cho biết: em và các bạn khác rất thích môn học này. Trước đây các em đã biết nói tiếng Ba Na, nhưng không biết đọc, biết viết. Giờ các em thành thạo cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Các em rất tự hào và gia đình các em cũng rất vui khi con em mình biết đọc, biết viết tiếng nói của dân tộc mình, chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với con em đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum khảng định: Mục tiêu lớn nhất của việc đưa tiếng DTTS vào trường học giảng dạy chính là bảo tồn bản sắc văn hóa cho các dân tộc bản địa trên địa bàn.

Được biết, Sở GD&ĐT Kon Tum cũng đã tham mưu cho tỉnh và Bộ GD&ĐT đang tiến hành biên soạn sách giáo khoa tiếng Xơ Đăng, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để triển khai dạy tiếng Xơ đăng trong thời gian tới.

VT (Nguồn: chúng tôi

Học Tiếng Na Uy Miễn Phí Cho Android

Học tiếng Na Uy với các bài học miễn phí mỗi ngày. Để Mondly dạy bạn tiếng Na Uy một cách nhanh và hiệu quả. Chỉ trong vài phút, bạn sẽ bắt đầu ghi nhớ những từ tiếng Na Uy cốt lõi, mẫu câu, học cách nói các cụm từ tiếng Na Uy và tham gia vào các cuộc đối thoại. Những bài học tiếng Na Uy vui nhộn sẽ cải thiện từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của bạn mà không có phương pháp học ngôn ngữ nào khác làm được. Học viên sơ cấp hay cao cấp, khách du lịch hay doanh nhân với lịch trình dày đặc? Ứng dụng vẫn sẽ hoạt động tốt và tự động điều chỉnh theo nhu cầu của bạn.

Khám phá bài tập ngôn ngữ dành cho kỹ năng đọc, nghe, viết và nói nâng cao bằng từ điển, cách chia động từ và công nghệ nhận dạng giọng nói tiên tiến – bạn sẽ cảm thấy như có một gia sư ngôn ngữ tiếng Na Uy ngay trong túi của mình.

Hãy tải ngay chương trình học ngôn ngữ và hưởng lợi ích từ việc học một ngôn ngữ mới cho cuộc sống.

Học tiếng Na Uy: Hướng đi bí mật để học ngôn ngữBạn có nhớ những tiết học tiếng Na Uy ở trường? Bạn phải bắt đầu với hàng trăm từ và thành ngữ cơ bản, tiếp theo với hàng loạt bài học ngữ pháp tiếng Na Uy và khi kết thúc khóa học ngôn ngữ cuối học kỳ, bạn chỉ dịch được một câu hoặc chỉ nói được “Xin chào!” với người nước ngoài. Đó là cách truyền thống để học một ngôn ngữ.

Đây là hình ảnh của các khóa học ngôn ngữ trong tương laiỨng dụng sẽ cho bạn bắt đầu với cuộc đối thoại cơ bản giữa hai người. Bạn sẽ ghi nhớ nhanh những từ cốt lõi, sử dụng chúng để xây dựng câu và cụm từ, cuối cùng sau 45 phút của bài học đối thoại, bạn sẽ có thể tự dựng lại cuộc đối thoại đó bằng chính giọng nói của mình. Đây là một cách hiệu quả để học các cụm từ tiếng Na Uy. Công nghệ Nhận dạng giọng nói tự nhiên và Thuật toán lặp cách đoạn tiên tiến sẽ giúp cho ứng dụng trở nên hiệu quả trong việc học ngôn ngữ.

– Âm thanh trong trẻo và diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp. Học phát âm tiếng Na Uy đúng cách từ cuộc đối thoại giữa những người bản xứ.

– Công nghệ nhận dạng giọng nói tiên tiến. Mondly biết chính xác cách lắng nghe những từ và cụm từ tiếng Na Uy của bạn. Bạn sẽ chỉ nhận được phản hồi tích cực nếu bạn nói tiếng Na Uy rõ ràng và chính xác. Điều này sẽ cải thiện cách phát âm của bạn.

– Học đối thoại tiếng Na Uy. Bài học đối thoại là lý do chính để bạn tham gia khóa học miễn phí này. Nó sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Na Uy bằng những danh từ và động từ được sử dụng rộng rãi, cũng như nói tiếng Na Uy một cách rõ ràng.

– Chia động từ. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm trong suốt khóa học này, chỉ cần nhấn vào các động từ tiếng Na Uy và cách chia động từ sẽ được hiển thị đầy đủ trên màn hình, bao gồm cả bản dịch. Cách này nhanh và hay hơn từ điển.

– Thống kê nâng cao. Ứng dụng sẽ dùng báo cáo thông minh, vì vậy bạn có thể theo dõi tiến độ của mình thường xuyên. Từng bước xây dựng vốn từ vựng và tiến bộ hơn mỗi ngày.

– Bảng xếp hạng điểm cao. Xem hoạt động của bạn bè và thi đua với mọi người trên toàn thế giới để trở thành học viên giỏi nhất trong gia đình Mondly. Tham gia Câu hỏi hàng tuần để tiến bộ hơn.

– Học tập thích nghi. Việc học tiếng Na Uy của mỗi người luôn khác nhau. Vì vậy chúng tôi thiết lập để ứng dụng học tập thêm từ phương pháp học của bạn. Sau thời gian ngắn cùng học tập, Mondly sẽ nắm bắt được những gì phù hợp nhất với bạn và trở thành hướng dẫn riêng cũng như giáo viên tùy chỉnh của bạn.

Trước khi bạn nhận ra, khi kết thúc những bài học tiếng Na Uy này, bạn sẽ nắm vững được 5000 từ và cụm từ hữu ích nhất, và bạn đang trên đà để học một ngôn ngữ mới. Trẻ em cũng sẽ yêu thích ứng dụng này.

Trải Nghiệm Du Học Ở Na Uy – Hannahed

Cảm ơn chị Hoa Dinh

đã gợi ý em chia sẻ quá trình xin học miễn phí cũng như quá trình học tập tại Nauy vì nếu không thì em chắc chả bao giờ đủ kiên nhẫn để ngồi gõ bài viết này. Qua bài này mình hy vọng có thể giúp được bạn nào đó có chung hoàn cảnh như mình thì nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành giấc mơ du học vì mình nghĩ du học chắc chắn sẽ là hành trình mà bạn sẽ không bao giờ quên được trong cuộc đời vì nó quá tuyệt vời.

Gia đình không có đủ điều kiện tài chính vẫn có thể đi du học được.

Mình sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nên từ bé chỉ biết đến đồng ruộng như bao đứa trẻ nông thôn khác. ‘Du học’ là một điều gì đó xa xỉ và khó chạm tới, với mình lúc đó du học chỉ là thứ mà con nhà giàu hay cực kì xuất sắc mới có thể làm được. Tất nhiên mình đã rất ngưỡng mộ những bạn được đi du học và ước rằng mình cũng có điều kiện để được đi du học. Mình còn nhớ vào một buổi chiều mùa hè năm lớp 11, mình mượn được một tờ báo Hoa Học Trò trong đó có chuyên mục du học và mình còn nhớ mình đã đọc được yêu cầu để đi du học là bạn phải đạt IELTS tối thiểu 5.0 hoặc TOEFL 60 gì đó. Tại thời điểm đó mình còn chưa biết IELTS hay TOEFL là gì.

Cho đến những năm đại học khi việc du học dường như trở nên phổ biến hơn tuy nhiên mình vẫn nghĩ rằng mình không thể đi du học vì mình không quá xuất sắc để xin được học bổng toàn phần và nếu để đi du học tự túc thì bố mẹ không thể hỗ trợ được vì đi học ở nước ngoài quá đắt đỏ so với hoàn cảnh gia đình. Vậy là ước mơ du học vẫn chỉ là ước mơ. Bốn năm đại học cũng qua nhanh và mình tốt nghiệp rồi đi làm văn phòng một ngày 8 tiếng. Những ngày đầu đi làm thật sự nó không như những gì mà mình mong đợi, ngồi làm việc ở văn phòng một ngày 8 tiếng đã khiến mình nghĩ lại bản thân mình thực sự muốn gì. Lúc đó mình nghĩ mình chỉ mới 22 tuổi nếu suốt quãng đời còn lại mình cứ tiếp tục sáng đi làm và hết 8 tiếng rồi về nhà thì cuộc sống thật sự rất nhàm chán. Mình lại nhớ tới câu nói ‘You only live once – Bạn chỉ sống một lần mà thôi’, nên mình phải sống thật ý nghĩa và có được những trải nghiệm quý giá. Lúc đấy thứ duy nhất khơi gợi trong mình là ước mơ du học mà mình vẫn có từ lâu nhưng chưa bao giờ nghiêm túc nghĩ về nó và cũng chưa dám thử tìm hiểu kĩ càng. Vậy nên mình đã bắt đầu lên Google tìm kiếm kinh nghiệm xin học bổng và đúng như mọi người nói Google là công cụ ‘thần thánh’ vì tất cả mọi thứ đều có thể tìm thấy trên đó.

Rồi trong vòng 1 tháng mình đã đọc hầu như tất cả các bài chia sẻ về xin học bổng toàn phần, bán phần, trao đổi,… Tuy nhiên, sau khi đọc các bài chia sẻ và thông tin thì thấy hầu như mọi người xin được học bổng đều rất xuất sắc, hơn nữa nghành học của mọi người đều thuộc nghành STEM hoặc về kinh tế, kinh doanh. Trong khi đó nghành học của mình – English Linguistics rất khó để xin được học bổng kể cả bán phần, lúc đầu mình có hơi nản nhưng không vì thế mà mình bỏ cuộc. Sau giờ làm, tối nào mình cũng đọc và tìm kiếm trên Google rồi tình cờ mình tìm thấy và đọc được về chất lượng của hệ thống giáo dục ở Bắc Âu gồm 5 nước: Phần Lan, Đan Mạch, Nauy, Iceland và Thụy Điển rất tốt. Hơn nữa, mình đã tìm hiểu và biết được rằng nếu được chấp nhận vào một trong các trường đại học công lập ở Nauy thì sẽ được granted 100% học phí nhưng việc xin học thì cực kì cạnh trạnh và chỉ có 3-4% số lượng sinh viên được granted.

Mình đã đắn đo và cũng tìm hiểu các nước miễn phí học phí khác như Đức hay Pháp nhưng cuối cùng mình đã apply vào Nauy dù biết tỷ lệ đậu rất cạnh tranh. Từ lúc nung nấu ý định phải đi du học cho tới lúc mình nạp hồ sơ chỉ vỏn vẹn 6 tháng – từ tháng 6 đến tháng 12/2018. Và rồi vào ngày 24/04/2019 sau 4 tháng apply khi đang làm việc ở văn phòng thì mình nhận được email từ trường NTNU – Norwegian University of Science and Technology báo mình đã được granted vào ngành English Linguistics and Language Acquisition. Cảm giác lúc đó thật sự không gì diễn tả được niềm vui sướng khi biết mình sắp xa Việt nam và bắt đầu hành trình thực hiện ước mơ của mình. Thật sự mình cảm thấy mình rất may mắn vì mình là 1 trong số 4% đươc granted và lớp mình chỉ có 6 bạn đến từ các nước khác nhau (Mỹ, Nauy, Lithuania và Việt Nam).

Qua đây mình muốn nhắn nhủ đến những ai đang có ý định đi du học nhưng cứ nghĩ ngành học của mình không có học bổng, cơ hội xin học thấp vân vân và mây mây thì hãy tin mình ‘CỨ TÌM RỒI SỄ THẤY’ chỉ cần bạn đủ kiên trì thì chắc chắn sẽ có cơ hội cho bạn. Bởi vì điều kiện của mình dường như đều không thể để đi du học từ ngành khó xin học bổng đến gia đình không có điều kiện hỗ trợ nhưng hôm nay ngồi gõ những dòng này thì mình vừa hoàn thành xong năm thứ nhất chương trình Thạc sĩ.

Cuộc sống ở Nauy như thế nào?

Về Nauy:

Nauy là quốc gia Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu có lãnh thổ bao gồm phần phía Tây và Cực Bắc của Bán đảo Scandinavia có tổng diện tích là 385.207m2 nhưng chỉ có khoảng 6 triệu dân. Quy mô dân số nhỏ nhưng các chỉ số phát triển luôn thuộc top thế giới. Ví dụ, thu nhập bình quân đầu người cao thứ tư trên thế giới trong danh sách của Ngân hàng Thế giới và IMF. Na Uy đứng đầu trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017 và hiện cũng đang đứng đầu về Chỉ số Cuộc sống Tốt của OECD, Chỉ số Chính trực Công khai và Chỉ số Dân chủ và cũng là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới. Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và hệ thống an sinh xã hội toàn diện để đảm bảo sự bình đẳng trong xã hội. Mình cảm thấy rất may mắn khi được là một du học sinh tại Nauy bởi mình được đối xử như một sinh viên người Nauy được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội, y tế tốt nhất trên thế giới.

Thiên nhiên Nauy:

Đặc sản thiên nhiên của Nauy là các Fjords – vịnh hẹp và Aurora (Northern Lights) – Bắc Cực Quang kì ảo. Hơn nữa, rừng ở Nauy cũng rất hùng vĩ và mình đã rất nhiều lần phải mắt chữ O và mồm chữ A vì quá ngạc nhiên với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Nauy. Điều làm mình rất ấn tượng đó là ý thức bảo vệ rừng cũng như tình yêu thiên nhiên của người Nauy. Từ người già tới trẻ nhỏ đều thường xuyên hiking vào rừng. Còn nhớ lần đầu tiên đi hiking mình đã rất ngạc nhiên khi một đứa trẻ chừng 4-5 tuổi đi cùng với mẹ đã leo lên tận đỉnh núi và đi qua chặng đường mà đối với người lớn cũng không phải dễ dàng. Chắc vì được trải nghiệm và quen với việc hòa mình vào thiên nhiên từ nhỏ nên người Nauy sống rất gần gũi với thiên nhiên. Người Nauy thường sẽ thích sống ở những vùng cách xa trung tâm thành phố, gần rừng núi và đặc biệt là nhà ở càng cao trên núi thì giá thành lại càng cao. Vào các kỳ nghỉ lễ người dân thường đi nghỉ ở các Cabin cao tít trên đỉnh núi cách xa nơi cư dân ở để thư giãn cũng như hòa mình vào thiên nhiên.

Tất nhiên vào mùa đông giá rét tuyết phủ kín mọi người không thể vào rừng nhưng mùa nào Nauy cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa đông đặc biệt vào dịp Giáng sinh khi nhà nhà đều trang trí nhà cửa với đủ loại đèn trang trí thì với ánh sáng của đèn trang trí hòa cùng tuyết trắng tạo một bức tranh đẹp mê hồn.

Người dân Nauy có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường nên môi trường ở đây rất sạch sẽ. Rác sẽ được phân loại, hạn chế sử dùng đồ nhựa nên khi đi siêu thị nếu muốn lấy túi nilon thì bạn phải trả 2 NOK (tương đương 5000 VND) cho mỗi túi – điều này giúp hạn chế việc sử dụng túi nilon.

Luật pháp Nauy:

Người dân Nauy có thể nói là sống và làm việc theo pháp luật. Thứ nhất, người dân có tính tự giác cao trong việc tuân thủ luật pháp. Thứ hai, nếu phạm luật thì bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Ví dụ, nếu một công ty bị phát hiện trốn thuế hay nhận tiền đen (tiền đen có nghĩa là số tiền đó không bị đóng thuế mà người chủ sẽ nhận 100% bằng tiền mặt) thì điều đầu tiên là công ty đó sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn, tiếp theo tiền thuế sẽ được tính từ ngày đầu tiên công ty đó mở cửa cho đến thời điểm hiện tại. Có nhiều công ty đã phải bán hết nhà cửa và tài sản chỉ để đóng thuế do việc vi phạm luật pháp. Hay ví dụ như uống rượu bia và lái xe thì người lái xe sẽ bị tịch thu bằng lái vĩnh viễn. Rồi tới việc đi xe bus, khi đi xe bus sẽ không có người kiểm tra vé và phải mua vé trước khi lên xe bus nhưng nếu bạn không mua và bị phát hiện thì bạn sẽ phải chịu phạt gấp nhiều lần giá trị vé gốc. Nauy đề cao tính tự giác, xã hội được vẫn hành dựa vào lòng tin tuy nhiên nếu vi phạm luật pháp thì sẽ bị xử phạt rất nặng. Đây cũng là điều mà mình thích nhất ở xã hội Nauy.

Con người Nauy:

Mình có đọc được đâu đấy nói rằng người dân Nauy lạnh lùng, khó gần nhưng theo như trải nghiệm của mình thì người dân Nauy rất thân thiện, tốt bụng và tử tế. Hơn nữa, họ luôn giữ khoảng cách an toàn và tôn trọng không gian riêng của người khác. Ví dụ khi họ lên xe bus, mỗi hàng sẽ có 2 ghế nhưng nếu đã có 1 người ngồi vào 1 vị trí hàng ghế thì họ sẽ tìm hàng ghế khác nếu còn trống. Nếu không còn hàng ghế trống thì họ sẽ chọn đứng thay vì ngồi cạnh người khác. Nhưng nói chung, họ rất tôn trọng không gian riêng của mọi người. Người dân Bắc Âu nói chung và Nauy nói riêng rất coi trọng các giá trị gia đình. Thường sau giờ làm, thì họ sẽ về nhà quây quần với gia đình, nấu ăn cùng nhau và chơi với các con. Bạn học người Nauy của mình đã lập gia đình và kể rằng sau mỗi lần xong công việc thì chỉ muốn về nhà với gia đình. Hoặc nếu bạn ấy không tìm được việc gần nhà thì bạn ấy sẽ không đi làm và sẽ chỉ ở nhà chơi cùng các con.

Việc làm:

Về cơ hội việc làm, dân số Nauy có trình độ học vấn rất cao hầu như họ đều có thể nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ của họ vậy nên thị trường việc làm rất rất cạnh tranh. Để xin được một công việc ở đây ngoài kĩ năng Tiếng Anh tốt thôi thì chưa đủ, bạn cần phải có chuyên môn thật xuất sắc cùng với nhiều kĩ năng khác nữa. Đối với người nước ngoài ở Nauy thì câu chuyện tìm việc làm bất kể là việc làm thêm hay công việc toàn thời gian luôn là một thách thức.

Tiền:

Nếu kiếm được tiền rồi thì tiêu thế nào? J Thật ra mình muốn nói về việc người dân rất ít dùng tiền mặt mà chủ yếu thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Chính phủ Nauy kiểm soát tiền rất chặt nên đó là lý do mà bất cứ người dân Nauy hay người nước ngoài sinh sống hợp pháp ở Nauy đều phải có thẻ ngân hàng. Đúng là không có thẻ ngân hàng thì không làm ăn gì được ở đây. Ở tất cả các quầy dịch vụ, nhà hàng hay nơi có trao đổi mua bán thì đều có máy quẹt thẻ. Tất nhiên người ta vẫn chấp nhận tiền mặt nhưng chỉ với một số tiền nhỏ ngoài ra đều phải thanh toán bằng thẻ. Nếu bạn có một cục tiền mặt với giá trị lớn mang tới ngân hàng thì bạn chắc chắn sẽ gặp rắc rối vì người ta sẽ điều tra tiền của bạn từ đâu mà có, rồi vân vân mây mây hoặc bạn muốn đến ngân hàng rút tiền cũng như vậy bạn sẽ được điều tra kĩ là rút tiền để làm gì mặc dù đó là tiền của bạn gửi ở ngân hàng.

Nhịp sống:

Ở đây gần một năm thì mình nhận thấy mọi thứ ở đây dường như diễn ra chậm rãi từ cảnh vật, thiên nhiên đến con người nơi đây đều nhẹ nhàng, cuộc sống không ồn ào, nhộn nhịp như ở Việt Nam. Mình cảm thấy dễ thở hơn.

Đồ ăn:

Chắc chắn ai xa Việt Nam đều nhớ đồ ăn Việt Nam và mình cũng vậy. Mặc dù ở đây có các cửa hàng Châu Á, Việt Nam nhưng mình không hiểu sao vẫn nhớ đồ ăn Việt Nam. Có khoảng thời gian mình đã bị khủng hoảng vì đồ ăn, mình không biết ăn gì và ngày nào cũng nghĩ hôm nay ăn gì L Rồi giữa đêm thường bị đói vì ban ngày không ăn được. Mình và bạn cùng nhà còn nói đùa là đúng chỉ có food mới làm chúng ta hạnh phúc thôi. Vì mỗi lần được ăn món Việt Nam là mood lại được lên cao. Nên những bạn nào sắp đi du học thì mình khuyên nên mang đồ ăn Việt Nam nhiều vào và các thứ khác ít lại vì theo kinh nghiệm của mình bên này không thiếu bất cứ thứ gì và chất lượng đôi khi còn tốt hơn ở Việt Nam. Vì thế chỉ mang các vật dụng khác vừa đủ dùng cho 1-2 tuần đầu tiên thôi còn lại hãy mang nhiều đồ ăn Việt Nam vào không sang đây thèm lắmmm. Lúc trước khi đi mình cũng đọc bài chia sẻ của các anh chị về việc mang đồ ăn nhiều và các thứ khác ít nhưng do lần đầu đi ra nước ngoài nên mình vẫn mua rất nhiều thứ không cần thiết. Có những thứ mình mua qua đến nay đã hơn 1 năm mà mình vẫn chưa đụng tới.

Thời tiết:

Nãi giờ toàn khen nên đến lúc nói về những khó khăn khi sống ở Nauy nè. Cuộc sống ở Nauy cũng không phải dễ dàng bởi thời tiết rất khắc nghiệt. Do nằm gần Cực Bắc nên mùa đông khắc nghiệt thường kéo rất dài và mùa hè thì rất ngắn. Vào mùa đông thì hầu như sống trong bóng tối vì một ngày chỉ có 2-3 giờ sáng, mặt trời chỉ nằm ở chân trời chứ không mọc lên đỉnh. Còn mùa hè thì không có ban đêm, mặt trời mọc từ 2-3h sáng và lặn lúc 12h đêm nên đi ngủ phải kéo rèm hoặc che mắt mới ngủ được. Thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông do không có ánh nắng để hấp thụ vitamin D nên cơ thể mệt mỏi và hay buồn ngủ rồi chỉ ra ngoài khi cần thiết còn lại chỉ ở trong nhà. Đây cũng là lý do Nauy là quốc gia có tỷ lệ bị trầm cảm và tự tử rất cao.

Chi phí sinh hoạt:

Nauy cái gì cũng thuộc top cao nhất thế giới và chi phí sinh hoạt không phải là ngoại lệ. Lúc mới sang mình rất hay tính ra tiền Việt Nam nhưng bây giờ thì mình đã dừng việc đổi ra tiền Việt vì nếu đổi như vậy chắc không sống được ở đây. Chí phí từ tiền thuê nhà cho tới mua sắm, food, bus… đều rất cao. Nhưng cũng rất may vì là sinh viên nên thường có giá cho sinh viên nên cũng tiết kiệm được một số chi phí.

Tuy nhiên, nếu có việc làm thì mọi thứ lại trở nên dễ dàng hơn vì thu nhập Nauy cũng thuộc top cao nhất thế giới. Rồi thu nhập cao thì thuế cũng cao top nốt. Đúng là không có cái gì hoàn hảo mà. Thuế cao nhưng người dân luôn tự hào vì họ là nước đóng thế cao. Không chỉ Nauy mà các nước như Đan Mạch hay Thụy Điển cũng có mức thuế thu nhập cá nhân rất cao, càng làm nhiều thì phải đóng thuế càng cao, có những người đóng tận 50% thuế của tổng thu nhập. Tiền thuế được sử dụng vào việc đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội như hệ thống giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh miễn phí, người thất nghiệp được hưởng lương,…

Góc nhìn cá nhân

Du học chắc chắn sẽ là bước ngoặt của cuộc đời, là những trải nghiệm quý giá, là tuổi trẻ và cũng là ước mơ. Nếu đã lỡ mơ về nó thì hãy cố gắng để đạt được nó. Chúc cho các bạn có ước mơ du học sẽ thực hiện được ước mơ của mình, các bạn sắp đi du học sẽ có chuyến đi an toàn, và những bạn đang du học có được kết quả học tập tốt và những trải nghiệm quý giá. Đợt này do Covid-19 nên tình hình du học chắc chắn sẽ khó khăn cũng như có nhiều thay đổi, mình hy vọng các bạn cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trondheim, Norway 28/06/2020

Tác giả: Kim Dung

Share this:

Facebook

Twitter

Google

Email

Like this:

Like

Loading…