Top 11 # Tự Học Tiếng Anh Webtretho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Kinh Nghiệm Tự Học Tiếng Anh

Nói về học tiếng Anh tôi có lẽ là một trong những người có nhiều bài học, vì đơn giản là tôi từng bị sai về cách dùng chữ và phát âm. Không phải sai một lần, mà là sai nhiều lần. Và, chúng ta học từ sai lầm. Cho đến nay tôi nghĩ mình đã có một số kinh nghiệm để chia sẻ cùng các bạn nào đang đau khổ vì học tiếng Anh.

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ loại ngôn ngữ phổ quát. Đi đâu cũng thấy người ta dùng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Không chỉ trong khoa học, ngoại giao, mà còn trong văn chương nữa, tiếng Anh gần như là một ngôn ngữ thống trị, là phương tiện để chúng ta gần lại với nhau. Nó còn là một phương tiện mở mang kiến thức và tiếp thu thông tin. Trong điều kiện kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam, biết tiếng Anh rất có ích vì không sẽ giúp tránh bị nhồi sọ và tẩy não.

Học tiếng Anh còn giúp cho chúng ta mở rộng kiến thức và hiểu các khái niệm trừu tượng dễ hơn. Nếu các bạn đọc sách về tử vi, Kinh Dịch tiếng Việt, các bạn sẽ thấy rất khó hiểu vì những danh từ phức tạp và khó hiểu. Nhưng nếu các bạn đọc những sách đó bằng tiếng Anh, tôi bảo đảm rằng các bạn sẽ … sáng ra. Tương tợ, tôi đi đến nhận xét rằng các khái niệm Phật học và sách Phật giáo bằng tiếng Việt sẽ dễ hiểu hơn nếu các bạn đọc bằng tiếng Anh. Chẳng hạn như chữ ‘vô thường’ từng làm tôi đau đầu một thời gian (vì không hiểu), nhưng khi đọc được sách tiếng Anh họ dịch là ‘impermanence’ là tôi hiểu được ý nghĩa căn bản của nó. Ngay cả các khái niệm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sách tiếng Anh dễ hiểu hơn sách tiếng Việt. Do đó, học tiếng Anh và nắm vững tiếng Anh là một chìa khoá tri thức cho cá nhân các bạn. Tin tôi đi!

Nhưng tiếng Anh lại là một rào cản đối với nhiều người Việt. Theo một bảng xếp hạng về EF English Proficiency của nhóm Education First (Thụy Sĩ), Việt Nam đứng hạng 41 trên thế giới. Với thứ hạng này xếp Việt Nam vào nhóm trung bình trên thế giới. Riêng ở Á châu, Việt Nam vẫn còn sau Singapore, Phi Luật Tân, Mã Lai, Ấn Độ, Hồng Kong và Hàn Quốc, nhưng trên Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản và Tàu. Do đó, chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

Thật ra, từ ngày qua Úc đến nay, tôi chẳng bao giờ có dịp học tiếng Anh một cách bài bản trong trường lớp. Những ngày đầu mới đến hostel dành cho người di cư, tôi cũng được cho đi học một lớp tiếng Anh, nhưng là loại dành cho người đi xin việc. Lúc nào cũng “How are you today”, “I am fine, thank you”, “Where were you from?”, “How long have you been here?”, v.v. Chỉ đâu một tuần là tôi bỏ học, chịu không nổi với cách dạy như thế. Tôi bắt đầu tự học. Nói đúng ra, tôi bắt đầu tự học từ lúc còn trong trại tạm cư bên Thái Lan. Kinh nghiệm của tôi gói gọn trong 5 điểm: từ điển & trầm mình trong tiếng Anh, học từng chữ một, mạnh dạn nói, học từ báo chí & truyền thông, và đọc sách văn học.

1. Có một cuốn từ điển Anh – Anh, và một cuốn sách hướng dẫn sử dụng tiếng Anh

Kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi là phải trầm mình trong thế giới tiếng Anh. Trong một thời gian dài, tôi không hề tiếp xúc với tiếng Việt, không đọc báo tiếng Việt, không đọc sách tiếng Việt (thời đó cũng chẳng có mà đọc!), không nghe đài tiếng Việt (cho đến bây giờ tôi vẫn không nghe đài phát thanh tiếng Việt ở đây). Thay vào đó, thả mình trong thế giới tiếng Anh, với sách báo, radio, và tivi. Cần mở ngoặc thêm để nói là thời đó thì dễ, còn bây giờ thì chắc khó, do có internet làm sao lãng việc học.

Phải có một cuốn từ điển tốt để học tiếng Anh. Quên đi những từ điển Anh – Việt, hay tệ hơn nữa là Việt – Anh! Tìm một cuốn từ điển Anh – Anh. Một từ điển tốt có thể ví như kinh thánh! Thời còn ở trại tị nạn, tôi may mắn tiếp xúc cuốn từ điển LONGMAN, và tôi thích cuốn này ngay từ ngày đầu. Hình như cuốn này được soạn cho người nước ngoài (tức không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ). Từ điển giải thích thật rõ ràng về ý nghĩa của chữ, cách dùng như thế nào, và cách phát âm. Thời đó, rất hiếm có một cuốn từ điển nào đầy đủ và thực tế như Longman. Sau này khi sang Úc và cho đến nay tôi vẫn dùng Longman làm từ điển.

Tôi nghiệm ra một điều là cách sử dụng tiếng Anh cho đúng còn quan trọng hơn cả văn phạm tiếng Anh. Cũng trong thời còn ở trong trại tị nạn Thái Lan tôi may mắn tiếp xúc với cuốn Practical English Usage của Michael Swan, đúng là cuốn sách gối đầu giường của tôi. Thoạt đầu tôi chỉ đọc để nhập tâm, nhưng sau này tôi thấy như vậy chưa khá, phải viết xuống. Viết xuống bằng tiếng Việt. Sau vài tháng tôi phát hiện quyển vở của mình đã trở thành một bản dịch của cuốn sách mình học! Bài học ở đây là cách học hay nhất là mình phải viết xuống những gì mình học (chứ đọc hay nhập tâm vẫn chưa đủ), và nếu cần dịch sang tiếng Việt.

2. Mỗi ngày học một chữ, và học từ gốc

Từ điển Longman rất có ích cho việc học này. Từ điển Longman có chỉ cách phát âm, những chữ có cùng nghĩa hay phản nghĩa, và xuất xứ của chữ. Học được xuất xứ của chữ nó mở rộng kiến thức cho chúng ta. Chẳng hạn như xuất xứ của chữ ‘produce’ là từ tiếng Latin, ‘ producere‘, và chữ này thì có nghĩa là ‘forward‘ và ‘to lead‘. Thật thú vị!  Do đó, nói là học một chữ một ngày, nhưng thật ra là có khi học được 10 chữ. Cách học này rất tốt, vì nó giúp cho chúng ta có căn bản tốt và biết chữ từ gốc chứ không phải từ ngọn. Biết cái gì từ gốc vẫn hay hơn biết từ ngọn.

Ngữ vựng cực kì quan trọng. Theo tôi, có một kho tàng ngữ vựng tốt còn có giá trị hơn là am hiểu cú pháp và văn phạm. Thời gian chúng ta có thể tiếp thu ngữ vựng có hạn, còn thời gian chúng ta học văn phạm thì không giới hạn. Theo một nghiên cứu, số chữ cần thiết để học tiếng Anh được phân chia như sau:

Do đó, tranh thủ mọi cơ hội để học ngữ vựng.

3. Mạnh dạn nói

Học tiếng Anh là phải học nói. Mà, phát âm tiếng Anh không hề đơn giản. Một chữ có thể đọc hai cách khác nhau. Ví dụ như chữ ‘produce’ nếu là động từ thì phát âm khác với chữ ‘produce’ là danh từ!  

Tôi nhớ vài kinh nghiệm với phi hành đoàn Vietnam Airlines về địa danh “Kingsford Smith Airport“. Pilot và chiêu đãi viên VNA có thói quen đọc sai tên của phi trường là “King-sờ-fo Sờ-mit”. Lúc tôi mới đến đây, tôi cũng đọc như thế. Nhưng cách phát âm đó sai. Xe “Ford” thì đọc nhanh là “Fo”, nhưng từ điển “Oxford” thì lại đọc là “Oz-fớd”. Tương tự chữ “Kingsford” đọc đúng phải là ” Kingz-fớd”.

Rất nhiều người Việt cho dù ở Úc mấy mươi năm đọc sai tên người Úc gốc Anh. Những cái tên dễ đọc lầm là Cohen, Murray, Imogen, Lachlan, Cian, Joaquin, Nigel, v.v. Chẳng hạn như tên “Murray”, người không có kinh nghiệm đọc là “Ma-rây”. Sai. Phải đọc là “Mơ-ri”.

Một trong những điểm yếu của người Việt là chúng ta phát âm không tốt, từ đó dẫn đến ngại nói chuyện, vì sợ người đối diện không hiểu. Cá nhân tôi cũng trải qua kinh nghiệm này khi còn làm trong nhà bếp. Những ngày đó, tôi rất yếu về tiếng Anh và nói nhiều khi chẳng ai hiểu, nên cứ mỗi lần có điện thoại reo là tôi rất … sợ. Sợ trả lời vì mình nói mà bên kia không hiểu thì rất phiền phức cho công việc. Nhưng anh bạn làm chung biết điểm yếu đó và muốn giúp tôi, nên cứ mỗi lần điện thoại reo, anh ta chỉ tôi phải nghe và trả lời điện thoại. Ấy thế mà vài lần tôi quen, quen với những câu chữ mình phải/nên nói khi bắt điện thoại, quen với phát âm, quen với chữ trong nghề (lúc nào cũng học ngữ vựng), và quen với cách nhấn giọng, v.v. Từ quen tôi trở thành tự tin hồi nào không hay! Do đó, bài học tiếng Anh có hiệu quả là phải mạnh dạn nói. Nói sai thì sửa. Nói người ta không hiểu thì nói lại. Nói chữ nào người ta không rõ thì mình đánh vần cho họ hiểu.

4. Học từ báo chí và truyền thông

Báo chí và truyền thông là phương tiện rất có ích để học phát âm. Thời 1980s, dĩ nhiên là chưa có internet, nên mỗi ngày tôi phải mua tờ nhật báo Sydney Morning Herald về, và đọc những bản tin chính. Đó là một tờ báo cực kì nổi tiếng và hay. Chắc chắn không bằng tờ New York Times, nhưng phong phú thì chẳng kém gì Los Angeles Times. Thông thường, mỗi bản tin thời sự, họ có dùng một vài chữ “mới” (mới với tôi), hay những chữ mang tính địa phương. Dĩ nhiên, tôi chưa đủ trình độ để hiểu hết nội dung bản tin, nhưng mò mẩm bằng từ điển thì cũng nắm được những bản tin chính.

Chẳng hạn như có lần báo chí nói đến thái độ của đương kim thủ tướng lúc đó (Paul Keating) là recalcitrant. Tôi chẳng hiểu chữ này có nghĩa gì đến khi truy trong từ điển Longman. Nhưng mỗi ngày “khám phá” được một chữ mới như thế làm cho mình có lí do để vui sống và học tập.

Điều quan trọng là biết phát âm những chữ mới, và tôi phải đợi đến buổi chiều, bậc tivi để nghe người đọc tin, và học cách phát âm từ họ. Ở Úc (và nơi khác chắc cũng vậy), các bản tin chính in trên mặt báo thường được các đài truyền hình phát lại trong bản tin buổi tối của họ. Mặc dù họ không dùng những chữ giống như trên mặt báo, nhưng cách họ phát âm tên của nhân vật, những danh từ quan trọng trong câu chuyện, hay những chữ mà tôi rõ nghĩa nhưng không rõ cách phát âm, tôi đều học qua bản tin này. Có lần tôi không biết đọc chữ allowance ra sao, thì may quá, buổi chiều có tranh cãi về vụ này nên tôi mới biết cách phát âm. Học từ báo chí và tivi phải nói là rất có ích.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là đọc tin, mà học cách viết trong các bài chính luận. Những tay bỉnh bút viết chính luận thường là bậc thầy về tiếng Anh. Họ rất giỏi về viết và từ ngữ. Không chữ nào họ dùng trong bài viết là thừa. Có những người kì cựu như Alan Ramsey thì mỗi bài viết là mỗi bài học tuyệt vời cho tôi. Tôi học cách cấu trúc câu văn, dùng chữ cho tốt, và tinh tế. Sau này, khi hướng dẫn các bạn thế hệ sau về cách viết bài báo khoa học tôi vẫn lấy ví dụ của Alan Ramsey ra làm ví dụ.

5. Đọc sách văn học

Sau này, tôi phát hiện rằng để trao dồi tiếng Anh cho tốt, cần phải đọc sách văn học. Nhấn mạnh là sách văn học, chứ không phải tiểu thuyết vớ vẩn mà các nhà sách ở Việt Nam bày bán đầy kệ sách. Ngày xưa, tôi thích đọc truyện của Ernest Hemingway (Giải Nobel Văn Học 1954), và hai cuốn sách làm tôi mê mẩn là “The Old Man and the Sea” (Ông già và biển cả) và “For Whom the Bell Tolls” (Chuông gọi hồn ai). Hai cuốn này tương đối mỏng, nhưng những chữ ông dùng và cách cấu trúc câu văn phải nói là tuyệt vời, đáng để học.

Đọc sách văn học còn là dịp để thấy sự khác biệt giữa văn chương khoa học và văn chương văn học. Văn chương khoa học có khi rất cứng nhắc, khô khan, nhưng văn chương tiểu thuyết thì bóng bẩy và hình tượng. Học tiếng Anh từ những từ ngữ bóng bẩy và hình tượng là cách làm giàu ngữ vựng tiếng Anh rất tốt. Chẳng hạn như để mô tả Little Sài Gòn, người làm khoa học sẽ dùng những câu chữ đơn giản (khoa học là phải đơn giản mà), nhưng với nhà văn thì họ sẽ mô tả đó là những công trình kí ức chiến lược hay là hiện thân của giấc mơ Mĩ ở người Việt di cư. Chúng ta học từ những cânhanh  sẽ làm giàu ngữ vựng rất nhanh như thế.

***

Những kinh nghiệm trên, dĩ nhiên, chỉ áp dụng cho những người mới học tiếng Anh. Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là học phải có cuốn sổ ghi chép. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ đọc và nhập tâm là đủ. Đừng bao giờ nghĩ như thế! Tôi nghiệm ra là học là phải có sờ, phải viết xuống, phải có “hành động” thì mới có hiệu quả. Sờ con chữ có nghĩa là lấy bút màu tô đậm những chỗ mình thích. Viết xuống để mình nhớ, để có cảm nhận trực tiếp. Nếu chỉ đọc một qui định văn phạm thì chưa đủ, mà phải viết xuống thì mới dễ nhớ. Viết có hiệu quả rất tuyệt vời trong cảm nhận mà có khi chúng ta không để ý.

Nguyên tắc học hành là phải có thành quả. Mỗi ngày phải học được một cái gì mới, hoặc là một chữ mới, hoặc là một câu văn hay, hoặc là một luật văn phạm, v.v. nhưng phải có một cái mới. Học mà không có cái mới thì rất dễ chán. Do đó, phải tự đặt mục tiêu có thành quả mỗi ngày như tôi vừa nói.

Cách Tự Học Tiếng Anh Ở Nhà

❖ 6 Lý do chính bạn nên học tiếng Anh tại Planguages

1. Tại PLANGUAGES:  Bạn hoàn toàn chủ động chọn giáo viên riêng cho từng buổi học, thích giáo viên nào có thể chủ động đặt lịch học riêng với giáo viên ấy, thời gian học, số tiết học,..học lúc nào, học ở đâu, học bao lâu,… bạn hoàn toàn chủ động lựa chọn riêng cho mình,… Chỉ cần bạn có laptop, máy tính bàn, máy tính bảng, hoặc iphone, smartphone có kết nối với wifi, internet,…. Bạn có thể học tiếng Anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào bạn muốn..   2. Áp dụng phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, đột phá: PLanguages đã nghiên cứu ra một phương pháp luyện phản xạ NGHE – NÓI tiếng Anh, đặc biệt ứng dụng các quy tắc học tiếng Anh tự nhiên, tự động,…theo nghiên cứu từ các chuyên gia ngôn ngữ nổi tiếng trên thế giới. Phương pháp này đã áp dụng thành công tại các trường đại học nổi tiếng trên toàn thế giới, chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng PLANGUAGES.   3. Dù bạn không có thời gian, bạn vẫn có thể học tiếng Anh một cách dễ dàng: Bạn mong muốn được cải thiện trình độ tiếng Anh của mình? Nhưng do công việc quá bận rộn, bạn không thể nào tìm được cho mình một lịch học phù hợp? Tại PLanguages , chính bạn là người xây dựng thời khóa biểu cho riêng mình, bạn có thể chọn giáo viên và thời gian học tiếng Anh với giáo viên bất cứ khi nào bạn muốn. Thời gian học linh động từ 5 giờ sáng đến 12 giờ tối hàng ngày.   4. Lớp học trực tuyến 1 thầy kèm 1 trò qua Skype: Hãy quên đi cơn ác mộng với một lớp học đông nghẹt người, thầy giáo phải loay hoay với hàng tá học viên và không ai cải thiện được trình độ tiếng Anh của mình. Đến với PLanguages , bạn sẽ được trải nghiệm lớp học trực tiếp 1 kèm 1, bạn sẽ có nhiều cơ hội để được nói và tương tác với giáo viên, từ đó bạn dễ dàng tiến bộ hơn.   5. Đội ngũ giáo viên: – Đội ngũ giáo viên tại PLANGUAGES100% nước ngoài có nhiều kinh nghiệm giảng dạy các chương trình tiếng Anh người lớn và trẻ em, giúp học viên nhanh chóng hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh như mong muốn. – Đội ngũ giáo viên tại PLANGUAGESngoài yêu cầu phải có bằng cử nhân, các chứng chỉ sư phạm Quốc tế như CELTA (Certificate in English Language Teaching to Adults), TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages). Tất cả các giáo viên trước khi bắt đầu mở dạy cho học viên đều phải trải qua khóa huấn luyện đào tạo, giảng dạy theo phương pháp đột phá, cải tiến Effortless English. – Phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp, năng động, phong cách giảng dạy lôi cuốn phù hợp cho từng đối tượng người lớn và trẻ em. PLANGUAGES luôn sẵn sàng hỗ trợ để bạn có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong thời gian siêu tốc nhất.

 6. Môi trường học 100% bằng tiếng Anh: Tại sao những người chuyển đến sống ở những nước nói Tiếng Anh thường học tiếng Anh nhanh hơn và nói cũng hay hơn? Đơn giản bởi vì họ được tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn tiếng Anh. Ngay tại PLanguages , bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm môi trường như vậy, nó sẽ giúp bạn học và nói tiếng Anh một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Tự Học Tiếng Anh Hiệu Quả

Nếu như bạn mong muốn giao tiếp tiếng Anh thành thạo, chuyên nghiệp từ 3 tới 6 tháng thì cuốn sách này sẽ làm bạn thất vọng. Thực tế cho thấy chưa có ai mới bắt đầu học tiếng Anh có thể giao tiếp được trôi chảy trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Đó là ảo tưởng. Nhưng nếu như bạn đang tìm kiếm làm như thế nào có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, chuyên nghiệp trong 1 năm tới thì xin chúc mừng bạn. Tôi tin rằng những bí mật được tiết lộ trong cuốn sách này sẽ làm bạn thỏa mãn với điều đó.

Có rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm nhưng vẫn không giao tiếp được. Có những người học tiếng Anh tại các trung tâm khác nhau nhưng vẫn không giao tiếp được. Hầu hết chúng ta học ngoại ngữ gần 12 năm cũng không giao tiếp được. Phải chăng có điều gì đó mà những người chúng ta còn thiếu?

Cuốn sách này sẽ chỉ ra cho bạn thấy yếu tố then chốt để thành công với tiếng Anh. Nó không phải là phương pháp học, nó cũng không phải là môi trường, cũng không phải là đối tác ..

Tuy nhiên trong bất kỳ cuộc thi hay cuộc chơi nào cũng vậy cả, thường chỉ có 5% là những người xuất sắc vượt trội và đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ. Chính vì vậy bạn có quyền lựa chọn, ở khu vực 95% hay 5% là do bạn quyết định. Rất nhiều người đọc cuốn sách này. Nhưng 95% mọi người không đọc hết nó và đó chính là cách mà những người đó đã thất bại. Bởi vì cách mà họ bỏ cuộc trong một cuộc thi nhỏ là đọc hết một cuốn sách này thì đó cũng chính là cách họ bỏ cuộc trong hành trình học tiếng anh. Nhưng tôi tin, bạn sẽ lựa chọn đứng vào top 5% những người xuất sắc nhất, phải không nào?

Nếu như bạn đã sẵn sàng để sử dụng tiếng Anh trong 1 năm tới thì tôi tin chắc rằng đây chính là quyển sách quan trọng nhất mà bạn cần đọc. Hãy đọc, tin tưởng và thực hành. Tôi tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả kỳ diệu trong 1 năm tới.

Lộ Trình Tự Học Nghe Tiếng Anh

Việc học tiếng Anh, hoặc bất kỳ tiếng gì khác, hoặc bất cứ lĩnh vực nào, trừ khi bạn là thiên tài, thì muốn giỏi và nắm bắt được nó, cần thực hành nhiều. “Practice makes perfect”. Học nghe cũng vậy, cốt yếu là bạn dành bao nhiêu thời gian để nghe (tiếng Anh).

Có thể phân việc bạn nghe tiếng Anh thành 2 loại: Chủ động và Thụ động.

Nghe Chủ Động

Nghe chủ động, nghĩa là bạn tập trung vào việc nghe, sử dụng não để suy nghĩ, phân tích, kết hợp với các yếu tố bên ngoài (như nội dung chính của người nói, hoàn cảnh bài nghe/nói, …) để nghe và cố gắng hiểu – bạn sẽ phải vận dụng kỹ năng nghe chủ động khi làm các phần test về Listening hoặc khi giao tiếp trong tiếng Anh. Yêu cầu của việc nghe chủ động là: đã có kỹ năng nghe cơ bản, tai và não đã hiểu và bắt được các âm chính trong tiếng Anh, từ đó người nghe có thể kịp thời tư duy và phân tích thông tin nhận được, và càng nghe nhiều càng làm giúp cho việc tư duy trong tiếng Anh nhạy bén hơn. Điểm yếu của nó là bạn không thể nghe chủ động khi chưa làm quen nhiều với tiếng Anh, tức là ở khi kỹ năng Listening của bạn còn yếu thì việc nghe chủ động là không hiệu quả và có thể làm chúng ta cảm thấy sợ/ tâm lý khi nghe tiếng Anh (khi cố gắng hiểu bài nghe mà kết quả lại không hiểu gì).

Nghe Thụ Động

Nghe thụ động là khi bạn để tai và não dành nhiều thời gian làm quen với các âm trong tiếng Anh. Bạn có thể bật và nghe bài tiếng Anh đang học trên lớp, hoặc film, clip tiếng Anh, hoặc bản tin, radio tiếng Anh… trong lúc làm việc khác. Theo mình thì khi bạn mới bắt đàu học tiếng Anh, khi khả năng nghe vẫn thấp, thì việc bạn nên làm đó là nghe thụ động, hãy bật bài nghe lên, chỉnh âm lượng sao cho bạn có thể nghe được âm thanh của nó mà không làm bạn quá mất tập trung trong khi làm một công việc khác, vì cách nghe này sẽ không khiến bạn chán, không gây áp lực bắt buộc phải hiểu, đồng thời việc não tiếp nhận nhiều những âm tiếng Anh, theo thời gian tự động sẽ xây dựng được phản xạ, hiểu được các âm và cách biểu cảm trong bài nghe/nói.

Giả sử một ngày bạn làm việc 5 giờ bên máy vi tính với headphone đang bật bài nghe tiếng Anh, 1 giờ trong khi chạy bộ/ đi bộ/ tập thể dục/ gym, 1 giờ từ lúc dậy cho tới lúc chuẩn bị xong buổi sáng, 1 giờ nghỉ trưa, và 2-3 giờ mỗi tối làm việc/ học/ thư giãn trước khi đi ngủ, vậy là một ngày bạn có thể nghe bị động từ 8-12 giờ. Điều này đồng nghĩa với việc não bạn sẽ làm quen với tiếng Anh với một quãng thời gian dài hơn rất nhiều so với việc bạn học nghe tại một lớp học kéo dài 2 tiếng.

Vậy tôi sẽ luyện kỹ năng Nghe như thế nào ?

Lộ Trình Tự Học Nghe tiếng Anh – Listening từ lúc chưa biết gì

Như phân tich ở trên, nếu khả năng tiếng Anh của bạn còn thấp, hãy áp dụng phương pháp nghe thụ động, hãy tắm ngôn ngữ, hãy nghe thật nhiều để não bạn có thể tiếp nhận và làm quen với tiếng Anh. Còn khi bạn đã hiểu tiếng Anh thì việc nghe tiếng Anh hàng ngày đối với bạn chỉ là thói quen, khi ấy hãy nghe/nói và từ đó làm lợi cho cuộc sống của bạn.

Các Audio của Coursebook (giáo trình) bạn đang học. (New English Files, Solutions, …)

Các bản tin của các kênh thông tin quốc tế như BBC, CNN, VOA

Các kênh podcast (bất kỳ)

Nghe nhạc tiếng Anh, xem film, Ted, Youtube

Giai đoạn 1 (Elementary) – Đối với người hầu như chưa nghe được gì

Vậy, công việc là bạn tải các bài nghe về để bật trên máy tính, hoặc tốt nhất là nghe nó từ điện thoại / máy nghe nhạc của bạn mỗi khi có thể. Không cần thiết phải có quá nhièu bài nghe, chỉ cần từ 5-10 bài là đủ, hãy nghe chúng trong 1-2 ngày. Đến khi bạn cảm thấy quá quen thuộc với các bài nghe này thì bắt đầu lại, xóa (bỏ) bài nghe cũ đi để update bài nghe mới. Hàng ngày nên dành từ 8-10h nghe thụ động trong 1-1.5 tháng. Tới khi nào bạn thấy mình đã nghe được một ít từ bài nói, và tin rằng khi đọc Tapescript thì có thể theo được nội dung thì hãy chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Tài liệu các bạn nên sử dụng (download miễn phí)

Pimsleur Listening (Offline) – Đây là chương trình học cho người mới bắt đầu, với giọng hướng dẫn tiếng Việt, nội dung chỉ là những gì cơ bản nhất của tiếng Anh. Sau khi nghe hướng dẫn, đọc theo và hoàn thành chương trình này một vài lần, các bạn sẽ có thể tự tin hơn để bắt đầu quá trình nghe thụ động. Download:ebooktienganh.com/general…

Crazy English của Lý Dương (TQ) (Offline) Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Hãy nghe và nói theo. Download:ebooktienganh.com/general…

Sử dụng Audio của các giáo trình mà các bạn hiện đang học (ở đây mình up một số giáo trình thông dụng), các bạn chỉ cần chọn một trong số này và tải về, lấy file Audio ra nghe thụ động.

Kênh phát thanh quốc tế:

Channel của CNN trên Soundcloud: chúng tôi (ONLINE)

Chú ý: Không đeo headphone quá lâu, thường một tiếng thì nên bỏ ra cho tai nghỉ khoảng 5 phút rồi tiếp tục. Bên cạnh đó, bạn nên có một list nhạc tiếng Anh những bài hát yêu thích của mình, để khi hơi thấy chán thì chuyển qua nghe nhạc, cùng lúc đó thì đọc lyric (lời bài hát) và cố gắng hát theo nếu có thể. Hãy học một cách thông minh, vui vẻ và sáng tạo.

Giai đoạn 2: (Beginner & Pre-Intermediate) Đối với người đã nghe được chút ít

Khi bạn đã nghe quen với việc nghe thụ động, bây giờ tai bạn đã bắt được một số âm nhất dịnh và não bạn đã có đủ thông tin để phân tích và hiểu phần nào nội dung bài nói (tầm 40%). Bây giờ bạn có thể bắt đầu chủ động hơn trong việc học, tìm tapescript của bài nghe, đọc một vài lần để nắm bắt ý chính của bài, kiểm tra từ mới/ từ khóa, nghe và thuộc các phiên âm của chúng. Và sau đó lại tiếp tục nghe. Ở bước này, với 40% nội dung nghe thấy được, cùng với sự chuẩn bị và tapescript, sẽ giúp bạn hiểu hầy hết nôi dung của toàn bài. Đừng áp lực khi bạn vẫn chưa hiểu được hết từng từ, từng câu một. Sẽ là ổn khi ở giai đoạn này bạn hiểu được trên 50% số câu/từ. Bạn có thể kết hợp với việc xem các clip ngắn trên Youtube hoặc Ted Talk, nhớ rằng nghe và đọc theo phụ đề tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu hơn và tự tin hơn nhiều đấy.

Ở cuối giai đoạn này và đầu giai đoạn sau, các bạn cũng có thể học nghe bằng cách chép chính tả tiếng Anh, đây là một cách để bạn có thể tập nghe tốt, bằng việc tua đi tua lại và chép nội dung của bài cho tới khi chép được hết. Bạn có thể tham khảo một số clip chép chính tả được bọn mình soạn khá kỹ từ Channel của Bookaholic.

Các kênh mà mình khuyên các bạn sử dụng ở giai đoạn này:

Tiếp tục nghe thụ động với các tài liệu đã download ở Giai Đoạn 1, hoặc nâng độ khó với các audio của các tài liệu cấp độ khó hơn:

Audio của giáo trình các bạn đang học – thay vì chỉ nghe thụ động thì giờ thì mở Tapescript ra xem nội dung, check từ mới, các phát âm, và nghe thật kỹ để hiểu hơn về bài nghe của giáo trình.

Tiếp tục nghe Podcast từ chúng tôi một cách thụ động trong khi online.

Xem các clip có phụ đề của chúng tôi – đây là một kênh tuyệt vời: IDEAS WORTH SPREADING, nói về rất nhiều ý tưởng thực tế từ khắp nơi trên thế giới, với hi vọng là mỗi người chúng ta với những ý tưởng tốt có thể làm thế giới tốt đẹp hơn. Hãy luyện nghe đồng thời thay đổi nhận thức của bạn ngày một tốt hơn. Mỗi ngày nên xem khoảng 1-3 video vào thời gian rảnh rỗi hoặc gối giữa các hoạt động/ công việc khác.

Luyện chép chính tả từ video tại Channel của Bookaholic:

Thỉnh thoảng xem một số video từ các Motivational Channel – tạo động lực và cảm hứng học tập, các kênh này thường đưa những nội dung về việc phát huy tối đa khả năng của con người, cũng như khích lệ tinh thần người xem qua những nội dung như Courage, Hard Work, Dignity…

Giai đoạn 3: (Intermediate & Upper-Intermediate)

Các tài liệu/ Channel bạn nên sử dụng cho giai đoạn này:

Tiếp tục nghe Ted Talks và chúng tôi khi online.

Bắt đầu (hoặc tiếp tục) nghe theo chương trình Effortless English: chúng tôi Chương trình này được định hướng học trong khoảng 6 tháng tới 1 năm, có rất nhiều level, các bạn sau khi download về nên nghe thử một số bài ở mỗi level để chọn cho mình cấp độ phù hợp và luyện nghe theo.

Luyện nói với người nước ngoài, với giáo viên bản xử hoặc với khách du lịch. Các bạn nên tham gia các English Speaking Club hoặc tham gia các buổi Talk của các diễn giả nước ngoài, nếu có điều kiện (hiện nay ở mỗi trường ĐH đều có các seminar chuyên nghành với giáo sư từ nước ngoài về, và thường thì không nhiều người tham dự, tại sao các bạn sinh viên không tận dụng cơ hội này vừa trau dồi kiến thức chuyên môn, vừa luyện tiếng Anh, xây dựng network và găp gỡ những Alike-mind nhỉ?)

Giai đoạn 4: Advanced

Sau khoảng thời gian đầu chật vật để nghe và hiểu thì ở giai đoạn này bạn đã gần như hiểu được hết nội dung của một bài nghe, với những từ đã biết. Đối với những từ/ cấu trúc chưa biết, bạn cần sử dụng kiến thức đã biết để đưa ra phỏng đoán và đoán nghĩa/ đoán nội dung của bài nghe để hiểu được hoàn toàn bài nghe. Đồng thời, giờ là lúc bạn sử dụng kỹ năng nghe để bổ trợ cho các kỹ năng khác. Nếu như bạn có dự định du học hoặc tham dự kỳ thi Ielts, thì cần tập trung nghe các channel tin tức và những channel học thuật, để bồi dưỡng vốn Academic English, cũng như để có thêm từ vựng và cách diễn đạt cho bài Ielts Writing Part 1. Sau giai đoạn 3, bạn cũng nên tiếp tục thói quen xem film tiếng Anh, nhưng hãy cố gắng bỏ phụ đề để thực sự có thể tạo được phản xạ nghe-nghĩ-hiểu trong thực tế. Ngoài ra, hãy tham gia các hoạt động thực tế, các clb nói tiếng Anh hoặc các buổi diễn thuyết bằng tiếng Anh của các diễn giả nước ngoài, khi tiếng Anh của bạn đã tốt, hãy sử dụng nó để đem lại lợi ích thực tế cho bạn.

Cuối cùng, để giỏi Tiếng Anh, cần chú ý gì?

Học là một quá trình tích lũy lâu dài, thành ngữ Anh có câu: “Rome wasn’t built in a day”. Vậy nên hãy kiên trì. Với cách học truyền thống, người học rất dễ nản khi phải cố gắng hiểu những điều mà não bộ chưa có thời gian làm quen và xử lý, giống như việc bạn cố gắng nghe một cách chủ động nhưng không hiểu gì. Lộ trình học Listening như mình hướng dẫn ở đây sẽ tránh được cho bạn sự nhàm chán và chán nản. Nó cũng là phương pháp học mà rất nhiều nhà sư phạm áp dụng, từ Effortless English của A.J. Hodge cho tới Crazy English của Lý Dương, mình và rất nhiều bạn bè của mình đều học như thế này và thu được kết quả khá tốt. Đây cũng là phương pháp Ebook tiếng Anh và Bookaholic sử dụng để hướng dẫn cho các bạn học viên của lớp học tiếng Anh offline từ Bookaholic.

Trong các chương trình tìm hiểu và khám phá thành công, có một câu mà mình nhớ rất kỹ: “You can make it when you believe it”. Hãy luôn nghĩ rằng học tiếng Anh, dù có thể khó, nhưng với bạn nó cũng không phải một cái gì đó quá sức, hãy kiên trì và theo đuổi nó, và hãy tin rằng sẽ có một ngày không xa, bạn có thể sử dụng tiếng Anh trôi chảy, để có thể làm việc và sử dụng tiếng Anh trong mọi mặt cuộc sống của bạn.

Còn một điều này, tiếng Anh dù sao cũng chỉ là một ngoại ngữ, nếu hiện giờ bạn chưa thành công không có nghĩa là không thể thành công, hãy cứ vui vẻ, đừng tự tạo áp lực cho chính mình, cùng với thời gian và quyết tâm, mình tin là ai cũng có thể sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.

Hiện tại, có rất rất rất nhiều nguồn tài liệu tiếng Anh để bạn có thể học và tham khảo, tuy nhiên nhiều quá sẽ gây loãng và làm bạn get lost/ confused. Qua quá trình dạy và hướng dẫn các bạn học viên thì mình thấy rằng việc học của các bạn tốt nhất là chọn lấy một vài chương trình tốt (nếu được suggest) và quyết tâm theo nó, stick to it. Đến khi đã học theo rồi thì chỉ chú trọng vào nó thôi, đừng nhìn ngang nhìn ngửa, vì như vậy sẽ tốn thời gian, phân tán tập trung mà hiệu quả lại không cao. Trong tiếng Anh có câu “Too many cooks spoil the broth” (Lắm thầy nhiều ma) mà.

Điều cuối cùng mình nhấn mạnh ở đây, rằng các bạn cần AIM HIGH, nếu bạn học tiếng Anh với mục đích làng nhàng: qua môn ở trường Đại Học, hoặc chỉ học vì bạn bè mình học (không có mục tiêu rõ ràng), thì sẽ không bao giờ bạn có thể đạt được sự trôi chảy trong việc sử dụng tiếng Anh, hãy học theo lộ trình được chuẩn bị trước từ những người có kinh nghiệm (giáo viên, bạn bè, …) và hãy target việc hoàn thành một trong các chứng chỉ quốc tế như Toeic, Ielts, Toefl, hãy tin rằng có ngày mình sẽ nói chuyện như người bản xứ, mình sẽ dùng được tiếng Anh phục vụ cuộc sống và công việc của mình… Một khi đã có động lực và quyết tâm rõ ràng, thì việc học sẽ (to the point), tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn rất nhiều.

Chia sẻ từ Dũng Nguyễn, Admin chúng tôi – Co-founder Thư Viện Bookaholic.

Comments