Top 12 # Trường Đại Học Hà Nội Khoa Tiếng Trung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội tuyển sinh năm 2019. ĐH Xây dựng Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Tên tiếng Anh: Nation University of Civil Engineering

Mã trường: XDA

Địa chỉ: Số 55 đường Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đào tạo cử nhân

– Hệ chính quy

– Hệ bằng hai

– Hệ liên thông

– Hệ vừa làm vừa học

Đào tạo sau đại học

– Thạc sĩ

– Tiến sĩ

Địa chỉ: Số 55 đường Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: (024) 38 696 397 – FAX: (024) 38691684

Email: dhxaydung@nuce.edu.vn

Website: http://nuce.edu.vn

Mã ngành/chuyên ngành, tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh

Bảng 2

Bảng 3

– (*) Các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, theo phương pháp tiếp cận CDIO. Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2019.

(có 8 chuyên ngành) xét tuyển theo ngành đào tạo, sinh viên trúng tuyển, nhập học theo chương trình chung trong 3 năm đầu, sau đó được phân chuyên ngành căn cứ vào chỉ tiêu, nguyện vọng và kết quả học tập của sinh viên.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển:

Trường sẽ thông báo theo quy định của Quy chế tuyển sinh.

Các chương trình đào tạo Liên kết quốc tế, Chất lượng cao, Anh ngữ, Pháp ngữ:

Xét tuyển sau khi nhập học vào trường gồm có:

Chương trình đào tạo Liên kết quốc tế với Đại học Mississippi – Mỹ (40 chỉ tiêu),

gồm hai ngành:

. Kỹ thuật xây dựng (20 chỉ tiêu)

. Khoa học máy tính (20 chỉ tiêu)

Sinh viên học theo chương trình 2+2, 2 năm học tại Trường Đại học Xây dựng, 2 năm học tại Trường Đại học Mississippi. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng của Trường Đại học Mississippi.

Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp P.F.I.E.V (120 chỉ tiêu)

, hai năm đầu học theo chương trình chung sau đó phân vào các ngành:

. Cơ sở Hạ tầng giao thông

. Kỹ thuật đô thị

. Kỹ thuật Công trình thuỷ

. Vật liệu xây dựng

Chương trình PFIEV được thực hiện theo Nghị định thư ngày 12/11/1997 giũa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp; chương trình được Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI), cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu (ENAEE) và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận tương đương trình độ Thạc sỹ.

Các chương trình đào tạo Pháp ngữ – Hợp tác với AUF (Tổ chức đại học Pháp ngữ)

gồm có:

. Ngành Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp – XF: 50 chỉ tiêu).

. Ngành: Kiến trúc (KDF: 50 chỉ tiêu)

Các chương trình đào tạo Anh ngữ

. Ngành Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp – XE: 100 chỉ tiêu).

. Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường – CDE: 50 chỉ tiêu).

. Ngành: Kỹ thuật Cấp thoát nước (Chuyên ngành: Cấp thoát nước – Môi trường nước – MNE: 50 chỉ tiêu).

. Ngành: Kinh tế xây dựng (KTE: 50 chỉ tiêu)

. Ngành: Kiến trúc (KDE: 50 chỉ tiêu)

Phương thức tuyển sinh Đại Học Xây Dựng Hà Nội:

– Xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, riêng các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật kết hợp với tổ chức thi môn Vẽ Mỹ thuật tại Trường Đại học Xây dựng trong đó môn Vẽ Mỹ thuật là môn thi chính, nhân hệ số 2.

– Các ngành, chuyên ngành xét tuyển căn cứ vào chỉ tiêu của từng ngành, chuyên ngành, nguyện vọng và kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh, không phân biệt tổ hợp môn xét tuyển.

– Tiêu chí phụ: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thí sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Tiếng Pháp được ưu tiên khi xét tuyển vào các chương trình đào tạo Pháp ngữ. Thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế được ưu tiên xét tuyển vào các chương trình đào tạo Anh ngữ của Trường.

2. Tuyển thẳng

2.1. Tuyển thẳng:

Những đối tượng tuyển thẳng được quy định tại điều 2.8 của Đề án tuyển sinh.

2.2. Tuyển thẳng kết hợp

– Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế: Tiếng Anh (Tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên còn hiệu lực (tính đến ngày xét tuyển) và có tổng điểm 02 môn thi THPT quốc gia năm 2019 thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải ngoại ngữ) đạt từ 12,0 điểm trở lên.

– Thí sinh đạt các giải nhất, nhì, ba các môn thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các môn đạt giải gồm: Toán (Tin học), Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh (Tiếng Pháp) và có tổng điểm 02 môn thi THPT quốc gia năm 2019 (không tính môn đạt giải) trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên.

Với các tổ hợp có môn Vẽ Mỹ thuật, tổng điểm 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (trong đó có 01 môn thi THPT quốc gia năm 2019 và môn Vẽ Mỹ thuật) đạt từ 12,0 điểm trở lên.

Các thí sinh đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ được tuyển thẳng vào các ngành, chuyên ngành theo nguyện vọng phù hợp với tổ hợp xét tuyển.

Điểm chuẩn Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Tài chính Ngân hàng

Sứ mạng, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi của Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Sứ mạng:

“Sứ mạng của Trường Đại học Xây dựng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.”

Tầm nhìn:

Trường Đại học Xây dựng phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Giá trị cốt lõi:

Chất lượng – Hiệu quả – Phát triển – Hội nhập.

Dựa theo đề án tuyển sinh của Trường Đại học Xây dựng

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020 *********

– Tên trường: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

– Địa chỉ: Số 298, Đường Cầu Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

– Điện thoại: 024.37650051 hoặc 024.37655121 (Máy lẻ 277/224).

– Hotline: 08.3456.0255; Fanpage: chúng tôi

– Website: https://www.haui.edu.vn hoặc https://tuyensinh.haui.edu.vn

1. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

2. Phạm vi tuyển sinh: Trong nước và quốc tế

3. Phương thức tuyển sinh:

– Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020

– Đối với người nước ngoài: Đã tốt nghiệp THPT (tương đương trình độ THPT của Việt Nam) và đạt trình độ Tiếng Việt bậc 4 theo khung năng lực Tiếng Việt dành cho người nước ngoài.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

: Thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. ( 5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT Xem điểm nhận hồ sơ ĐKXT do nhà trường thông báo )

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

– Bảng mã ngành, tổ hợp xét tuyển:

– Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp bằng 0

– Các tổ hợp xét tuyển nhóm ngành ngôn ngữ có môn chính nhân hệ số 2.

7. Tổ chức tuyển sinh:

– Thời gian: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

– Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT tại các trường THPT hoặc tại các Sở GD&ĐT

– Điều kiện xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT và tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

8. Chính sách ưu tiên: a. Điều kiện tuyển thẳng

+ Người nước ngoài đã tốt nghiệp THPT đạt trình độ Tiếng Việt bậc 4 theo khung năng lực Tiếng Việt dành cho người nước ngoài.

+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

+ Học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế;

+ Học sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT;

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT;

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã tốt nghiệp THPT.

– Ngành đăng ký tuyển thẳng đại học đối với thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia và cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật:

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020 ******* TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0867.876.053; 0867.74.55.23;

Website: chúng tôi

1. Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

2. Phương thức tuyển sinh:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng được theo quy định tại khoản 2, điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là XTT1). (Thí sinh nộp hồ sơ qua Sở Giáo dục và Đào tạo theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngoài ra, trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện 4 phương thức xét tuyển sinh sau:

2.1. Phương thức xét tuyển 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển (Tên ngành học, mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển xem cụ thể ở mục 3).

– Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

– Thời gian đăng ký xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển: Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Hình thức đăng ký xét tuyển: Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển theo từng ngành.

– Tiêu chí xét tuyển: Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng điểm thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 (nếu có) của tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm ưu tiên (nếu có)). Nếu xét tuyển theo phương thức 2 hoặc phương thức 3 còn thừa chỉ tiêu thì sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức 1 hoặc phương thức 4 tùy theo ngành đào tạo.

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

2.2. Phương thức xét tuyển 2: (gọi tắt là đối tượng XTT2)

a.1. Thí sinh là học sinh đội tuyển cấp tỉnh (thành phố) hoặc của trường THPT chuyên trực thuộc các trường đại học tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

a.2. Thí sinh là học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (thành phố) ở bậc THPT

a.3. Thí sinh là học sinh trường THPT chuyên hoặc các trường THPT trực thuộc trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

a.4. Thí sinh có các chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế đạt từ 6.0 đối với IELTS hoặc 61 đối với TOEFL iBT hoặc 600 đối với TOEIC trở lên. Chứng chỉ Tiếng Pháp DELF từ B1 trở lên hoặc TCF≥300, chứng chỉ Tin học Quốc tế MOS≥950. (Thời hạn 2 năm tính đến ngày 20/07/2020).

– Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển lần lượt theo thứ tự ưu tiên từ đối tượng mục a.1, nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tiếp lần lượt đến các đối tượng mục a.2, a.3, a.4 cho đến hết chỉ tiêu. Đối với thí sinh thuộc đối tượng từ mục a.2 đến a.4 xét tổng điểm trung bình chung cả năm (viết tắt là TĐTBCCN) lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp môn học THPT theo qui định của mỗi ngành ghi tại mục 3 (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có).

2.3. Phương thức xét tuyển 3: Xét học bạ THPT (gọi tắt là đối tượng XTT3).

Điều kiện đăng ký xét tuyển: (Qui định cụ thể các ngành xem mục 3)

+ Đối với các ngành thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và 3 năm học lực giỏi. Riêng đối với ngành SP tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại giỏi; ngành SP Công nghệ điều kiện về học lực lớp 12 đạt loại giỏi;

+ Đối với các ngành ngoài sư phạm: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

+ Ưu tiên cộng điểm xét tuyển đối với các thí sinh có bài luận đạt kết quả tốt.

– Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét TĐTBCCN lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo qui định của mỗi ngành (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu có). Trước hết xét các thí sinh thuộc đối tượng XTT2 theo nguyên tắc xét tuyển của mục 2.2, sau đó xét đến các thí sinh đối tượng XTT3.

+ Ưu tiên cộng điểm hoặc xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt.

2.4. Phương thức xét tuyển 4: Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh.

– Điều kiện đăng kí xét tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

(Thông tin cụ thể xem ở mục 3.1.1; 3.1.2 và mục 4).

3. Các ngành tuyển sinh, chỉ tiêu và tổ hợp các môn xét tuyển. 3.1 Các ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

3.1.1 Các ngành có tổ chức thi năng khiếu: (Xem mục 4 để đăng kí thi năng khiếu).

Điều kiện đăng kí xét tuyển:

+ Ngoài điều kiện về hạnh kiểm ở trên, thí sinh cần điều kiện: có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên; Đối với ngành giáo dục thể chất, các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT. Đối với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật các thí sinh có điểm thi năng khiếu do trường tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì chỉ cần yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT.

+ Thí sinh dự thi vào ngành Giáo dục Thể chất phải đạt tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng như sau: đối với nam cao 1,60m, nặng 45kg trở lên; đối với nữ cao 1,55m, nặng 40kg trở lên.

: Tổng điểm thi (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực, nếu có) đạt Điều kiện xét tuyển từ 16,5 điểm trở lên.

– Lấy kết quả thi của các trường khác để xét tuyển:

+ Ngành SP Âm nhạc: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Âm nhạc và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 04 trường sau được tham gia xét tuyển: Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

+ Ngành SP Mỹ thuật: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Mỹ thuật và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 04 trường sau được tham gia xét tuyển: Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.

+ Ngành Giáo dục thể chất: Thí sinh dự thi các môn năng khiếu năm 2020 ngành Giáo dục thể chất và đạt tổng điểm phần thi năng khiếu từ 16,5 điểm trở lên (đã nhân hệ số theo qui định của tổ hợp xét tuyển) tại 05 trường sau được tham gia xét tuyển: Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh; Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội; Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng; Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục mầm non – SP Tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2020, ngoài việc dự thi các môn văn hóa trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ phải đăng ký thi và dự thi thêm các môn năng khiếu tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội để lấy điểm xét tuyển. (Xem mục 4 để đăng kí thi năng khiếu).

Môn thi năng khiếu (hệ số 1) tuyển sinh vào ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Mầm non – Sư Phạm Tiếng Anh gồm 02 nội dung:

(Điểm thi môn năng khiếu là trung bình cộng điểm thi của 02 nội dung trên, thí sinh chỉ dự thi một trong hai nội dung trên không được tính điểm để xét tuyển).

Ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh: Môn năng khiếu chỉ sử dụng kết quả thi do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức thi. Điểm thi năng khiếu của thí sinh sẽ được cập nhật lên hệ thống thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để Nhà trường xét tuyển theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chú ý: Chương trình Giáo dục Mầm non – SP Tiếng Anh đào tạo giáo viên dạy Mầm non hoặc tiếng Anh ở trường Mầm non.

3.2 Các ngành ngoài sư phạm

Trường Đại Học Ngoại Ngữ (Đhqg Hà Nội)

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2020 *********

Địa chỉ: Số 2 đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 024.37547269 (P. Hành chính tổng hợp), 024.37548137 (P. Đào tạo)

Hotline: 0979292969

Website: http://ulis.vnu.edu.vn

– Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Chủ tịch HĐTS xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

– Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo các quy định hiện hành của Bộ, của ĐHQGHN và theo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020;

– Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định.

– Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 96-101 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán và Ngữ văn đạt tối thiểu 12 điểm trở lên.

– Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

– Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT.

2. Phạm vi tuyển sinh: Trường tuyển sinh trong Toàn quốc.

3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển):

A. Đối với chương trình đào tạo chuẩn và Chất lượng cao theo thông tư 23:

– Xét tuyển dựa vào (1) kết quả bài thi THPT quốc gia; (2) chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (chứng chỉ A-Level); (3) kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ); (4) chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL iBT; (5) xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và của ĐHQGHN.

– Thời gian nhận ĐKXT và XT theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT và của Đại học Quốc gia Hà Nội.

– Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của ĐHQGHN;

B. Đối với chương trình liên kết Quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính:

+ 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

+ 50% chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả học tập ghi trong học bạ Trung học phổ thông.Điểm xét tuyển được tính theo công thức: Điểm xét tuyển = M1+ M2 + M3 + Điểm ƯT (M1 là điểm trung bình các môn lớp 10; M2 là điểm trung bình các môn lớp 11; M3 là điểm trung bình các môn lớp 12).

– Hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển: trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và Hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của ĐHQGHN;

4. Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển:

(**) Chương trình đào tạo học phí tương ứng với chất lượng đào tạo, đáp ứng Thông tư 23/2014 của Bộ GDĐT.

(***) CTĐT chính quy – liên kết quốc tế học hoàn toàn tại Việt Nam. Ngành Kinh tế – Tài chính do trường Southern New Hampshire – Hoa Kỳ cấp bằng.

– Môn chính: Tiếng Anh – Hệ số 2

– Riêng với các CTĐT CLC TT23 kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2020 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định tại Quy chế thi.

a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020:

– Đối với các ngành sư phạm: bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định năm 2020.

b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 96-101 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán và Ngữ văn đạt tối thiểu 12 điểm trở lên mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

d) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT.

– Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội

– Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường/khoa và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

– Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi/môn thi THPT quốc gia đã công bố trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm (bao gồm cả ưu tiên khu vực và đối tượng) từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 07/2018/TT-BGD ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, không phân biệt điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.

– Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến, trực tiếp trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

7.1 Chính sách chung

Chính sách ưu tiên theo đối tượng, theo khu vực, các đối tượng được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thực hiện theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh của BGDĐT và của ĐHQGHN.

7.2 Tuyển thẳng và xét tuyển thẳng:

– Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 7.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 96-101 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Toán và Ngữ văn đạt tối thiểu 12 điểm trở lên.

– Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level có kết quả 3 môn phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo tương ứng, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán, Ngữ văn. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

– Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (còn giá trị sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi, thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT.

Ghi chú:

– Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN – ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và thi đỗ tốt nghiệp THPT.

– Thí sinh được ĐKXT tối đa 02 nguyện vọng, phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào đối tượng để xét tuyển vào tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký (đối tượng 1 là đối tượng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

– Xét tuyển đối tượng 1 đến 5 theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:

+ Điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ trong 03 năm THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

+ Điểm trung bình môn Ngoại ngữ năm lớp 12.

– Xét tuyển đối tượng 6 theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:

+ Điểm chứng chỉ từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

+ Tổng điểm THPT Quốc gia môn Toán và Ngữ văn.

+ Điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ trong 03 năm THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

8. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN

– Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đỗi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2025.

– Hiện nhà trường đang thu học phí là 255.000 đ / 1 tín chỉ đối với SV các ngành Ngôn ngữ nước ngoài.

– Chương trình đào tạo chất lượng cao (CTĐT CLC TT23) đáp ứng Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT: các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, kinh phí đào tạo: 35 triệu đồng/sinh viên/năm (không thay đổi trong toàn khóa học).

– Chương trình liên kết quốc tế ngành Kinh tế – Tài chính kinh phí đào tạo: 56.000.000 đồng/sinh viên/năm.

– Tổng số tín chỉ ngành Sư phạm Ngoại ngữ là 136 tín chỉ, ngành Ngôn ngữ nước ngoài là 134 tín chỉ, các Chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD & ĐT là 152 tín chỉ.

– Lộ trình tăng đối với các ngành Ngôn ngữ nước ngoài:

+ Năm học 2019-2020: 265.000 đ / 1 tín chỉ

+ Năm học 2020-2021: 290.000 đ / 1 tín chỉ

+ Năm học 2021-2022: 315.000 đ / 1 tín chỉ

Căn cứ kết quả trúng tuyển và nhập học đợt 1, trường hợp còn thiếu chỉ tiêu, Trường Đại học Ngoại ngữ sẽ xét tuyển 1 đợt bổ sung với thời gian cụ thể như sau:

– Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT bổ sung: sẽ có thông báo chính thức sau.

– Thời gian công bố trúng tuyển: sẽ có thông báo chính thức sau.

– Thời gian nhập học: sẽ có thông báo chính thức sau.