XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIỀNG VIỆT LỚP 5
Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tiến hà nh cải cách đổi mới phương pháp dạy học ” Lấy học sinh làm trung tâm” “Thầy thiết kế, trò chủ đạo”. Vì vậy việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng rất quan trọng.
1. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây – Dạy Tiếng Việt thông q ua hoạt động giao tiếp. – Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy Tiếng Việt , kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hóa và dạy văn . – Tích cực hóa hoạt động học tập , tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt của HS. – Nội dung môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS với trọng tâm là các kỹ năng đọc , viết , nghe , nói , trong đó tập trung vào kỹ năng đọc và viết . – T hời lượng dạy học : Mỗi tiết học trung bình 35 phút – Xây dựng thời khóa biểu khoa học , hợp lý . – Giáo viên biết cụ thể hóa được kế hoạch giảng dạy cho mình ở từng phân môn Tiếng Việt , từng lớp học mà mình phụ trách * Để dạy học môn Tiếng Việt có hiệu quả , cần sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS .
-Nội dung và phương pháp dạy học có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Mỗi một nội dung đòi hỏi một phương p h áp thích hợp. Không thể đổi mới nội dung mà không thể đổi mới phương pháp hay ngược lại. Môn Tiếng Việt có đặc thù là môn dạy kĩ năng càng cần đổi mới cách dạy cách học thụ động hơn bao giờ hết. * Đổi mới PPDH thực chất là sự thay đổi về cách dạy và cách học: – Dạy Tiếng Việt không phải chỉ để giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách đơn thuần mà thông qua đó còn giúp cho HS thay đổi cả cách nghĩ , cách làm , cách sống . Đặc biệt chú ý vận dụng tốt các tình huống gi ao tiếp , dạy học qua giao tiếp. – Đ ổi mới PPDH là phải đổi mới cách dạy, cách truyền đạt hệ thống kiến thức cho học sinh. Đổi mới PPDH, thêm vào đó là ứng dụng CNTT trong dạy học, sẽ là cách hiệu quả nhất để giúp học sinh nắm bắt kiến thức của bài học. – GV vẫn đóng vai trò quan trọng không gì thay thế . Song GV phải biết hướng dẫn HS hoạt động , người học phải là chủ thể của hoạt động . 2. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu : + Phương pháp : Các phương pháp đặc trưng của môn học là : PP thực hành giao tiếp , PP đóng vai , PP rèn luyện theo mẫu , PP phân tích ngôn ngữ . Các phươ ng pháp có tình huố ng và giải quyết tình huống ; sử dụng trò chơi ; thuyết minh ; vấn đáp ; sử dụng phương tiện trực quan . vẫn cần được sử dụng trong dạy Tiếng Việt . + Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ( trong lớp , ngoài lớp ): – Hướng dẫn HS làm việc độc lập. – Làm việc theo nhóm . – Làm việc theo lớp. 3. Các bước tiến hành đổi mới phươ ng pháp dạy học môn Tiếng Việt – Lớp 5 : Luyện đọc – Hiểu và cảm thụ bài văn ( thơ) ; rèn đọc lưu loát , diễn cảm . – Các giờ tập đọc ( hoặc tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng ) có kết hợp dạy từ ngữ , ngữ pháp , bước đầu tìm hiểu giá trị nội dung , nghệ thuật bài văn nhằm nâng cao trình độ đọc và cảm thụ văn học cho HS . * CHÍNH TẢ – Kết hợp chặt chẽ với rèn cách phát âm , hiểu nghĩa của từ nhằm khắc phục lỗi chính tả ở các vùng phương ngữ . – Chú ý đến yêu cầu cung cấp tri thức ( quy tắc chính tả, quy định về cách trình bày văn bản .), đồng thời chú trọng yêu cầu luyện tập thực hành ( viết chính tả , làm bài tập , sửa l ỗi viết chưa đúng ). * LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP – Rèn kỹ năng viết chữ là chủ yếu . Phần lớn thời gian dành cho HS tập viết ( không giảng giải nhiều về lý thuyết ). – GV phải là gương sáng , mẫu mực về chữ viết , cách trình bày và luôn chú ý rèn nền nếp “V ở sạch – Chữ đẹp” cho HS. *LUYỆN TỪ VÀ CÂU
-Lớp 5, cần khắc sâu những tri thức sơ giản về từ ngữ nhằm phục vụ cho yêu cầu hệ thống hóa và thực hành từ ngữ tốt .
– Đặc biệt coi trọng phương pháp thực hành luyện tập , kích thích HS suy nghĩ , mở rộng vốn từ , tập sử dụng từ ngữ trong hoạt động nói , viết. Vận dụng linh hoạt các phương pháp: vấn đáp, gợi mở ( dẫn dắt HS tìm tòi, phát hiện, so sánh, liên tưởng .nhằm mở rộng vốn từ và dùng từ có hiệu quả ); sử dụng trực quan ( vật thật, tranh ảnh – mô hình, cử chỉ hay động tác , lời nói ) ; tổ chức trò chơi vui học ( tìm từ , điền từ , chọn lựa từ ) .
-Rèn cho học sinh kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ và diễn đạt …Hình thành nề nếp, thói quen tốt cho việc viết bài văn( quan sát, nhớ lại tưởng tượng , sắp xếp ý, trình bày bài nói, bài viết mạch lạc.
Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
-Đ ổi mới phương pháp dạy – học trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học, vận dụng linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nh ận thức của học sinh. G iáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng bài.
– Kế hoạch dạy – học phải thể hiện rõ những hoạt động của giáo viên và học sinh. Kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho giờ học trên lớp nhẹ nhàng và có hiệu quả cao, tuyệt đối không dạy quá tải, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu; coi trọng thực hành vận dụng, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. G iáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng ghi vở và khả năng tự học. X ây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học.
Quan trọng cuối cùng vẫn là cách thức xâ y dựng một tiến trình giảng dạy thật hợp lý, thì mới mong đạt hiệu quả cao, và mới là đổi mới trong cách thức giảng dạy – học tập hiện nay.
Giáo viên xây dựng kế hoạch
Lê Thị Thanh Hoa