Top 13 # Trò Chơi Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Trò Chơi Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 3

Lợi ích của những trò chơi mang lại trong việc học tiếng Anh ở trẻ

Có lẽ bạn cũng biết tiếng Anh là bộ môn Ngoại Ngữ khiến cho giới trẻ gặp khá nhiều rắc rối hiện nay. Nhưng môn học này lại đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp sau này.

Những trò chơi được áp dụng phổ biến:

Slap blackboard (đập vào bảng)

Lucky number (con số may mắn)

Hangman (người treo cổ)

Bingo (Lô tô)

Truyền điện,…

Những ưu điểm tuyệt vời mà các trò chơi tiếng Anh mang đến

Có lẽ không phải tự nhiên mà chương trình học tiếng anh bằng trò chơi được áp dụng phổ biến, mà bởi những ưu điểm tuyệt vời sau:

Giúp các em tạo được cảm hứng tiếp thu bài giảng nhanh chóng.

Tạo được một tinh thần ham học hỏi, nguồn cảm hứng ứng trong mỗi tiết học.

Giúp các em vừa có thể vận động vừa có thể tư duy mở mang kiến thức

Áp dụng phương pháp trò chơi giúp các em có khả năng phản xạ nhanh với những câu hỏi bằng tiếng Anh.

Việc sử dụng các ngôn ngữ trong trò chơi giúp các em có thể học ngữ pháp và từ vựng một cách nhanh chóng.

Tạo được một tinh thần thoải mái không áp lực trong mỗi giờ học.

Tại sao nên lựa chọn một đơn vị dạy học tiếng Anh uy tín?

Mặc dù phương pháp trò chơi Tiếng Anh là một trong những phương pháp dạy học mang lại tính hiệu quả cao. Đặc biệt là đối tượng các em học sinh lớp 3. Tuy nhiên không phải cơ sở đào tạo giáo dục nào cũng có những loại trò chơi mang lại tính hiệu quả trong mỗi buổi học.

Và hơn thế đó chính là sự phổ biến của các trung tâm dạy học tiếng Anh ra đời ngày càng nhiều. Làm cho nhiều người gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn một đơn vị uy tín.

Nếu bạn không muốn mất thời gian, chi phí đầu tư cũng như mang lại tính hiệu quả sau mỗi buổi học hãy lựa chọn một đơn vị uy tín. Bởi những đơn vị có kinh nghiệm và độ uy tín trên thị trường sẽ đưa ra những buổi học chất lượng cùng chi phí vừa phải đáp ứng nhu cầu của bạn.

Học tiếng Anh cho trẻ em ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay nhu cầu cần tìm một cơ sở đào tạo học tiếng Anh bằng phương pháp trò chơi đang ngày càng gia tăng. Và tại sao nên lựa chọn alokiddy và đây là những lý do.

Alokiddy giúp bạn giải quyết khó khăn như thế nào?

Trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm ngàn cơ sở nhận đào tạo tiếng Anh đủ mọi lứa tuổi. Đặc biệt các cơ sở nhận đào tạo tiếng Anh cho trẻ lớp 3 ngày càng nhiều. Vì thế mà bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi lựa chọn một đơn vị chất lượng.

Hơn thế phương pháp trò chơi tiếng Anh mang lại tính hiệu quả rất cao sau mỗi buổi học. Nhưng không phải đơn vị nào cũng có một giáo trình đầy đủ và mang tính hiệu quả. Cộng với việc phụ huynh lại có rất ít thời gian để đưa con em đến trường học đầy đủ,…. vì thế nên lựa chọn một phương pháp học thuận tiện hơn.

Và một trong những phương pháp mang lại tính hiệu quả tạo sân chơi bổ ích và tính tiện lợi đó chính là phương pháp học tiếng Anh online. Với chương trình học tiếng Anh trẻ em online bằng trò chơi tiếng Anh tại alokiddy không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian đưa đón con mỗi ngày, mà còn góp phần tạo nên tính linh hoạt trong thời gian cho trẻ.

Alokiddy mang đến cho bạn những gì?

Trò chơi bằng tiếng Anh tại đơn vị sẽ mang đến cho bạn:

Đội ngũ giảng viên chất lượng

Các giảng viên tại đơn vị đều là những giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài ra đơn vị còn có cả giảng viên nước ngoài chuẩn tiếng Anh để có thể dạy học cho các em.

Chương trình đào tạo bài bản

Chương trình đào tạo trò chơi tiếng Anh tại đơn vị đều có một giáo trình bài bản và đã được nghiên cứu thực tế cho ra kết quả chính xác. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đăng ký khóa học online tại Alokiddy.

Cam kết đầu ra lẫn đầu vào

Chất lượng đầu vào và đầu ra là ưu tiên hàng đầu mà đơn vị đặt ra khi mở chương trình đào tạo trò chơi tiếng Anh cho học sinh lớp 3. Đơn vị cam kết sau quá trình học tập trình độ tiếng Anh của các em sẽ tăng lên vượt bậc, phục vụ cho quá trình học sau này.

Alokiddy sẽ tạo mọi điều kiện cho các em có thể nâng cao trình độ của mình bằng cách xây dựng một mức biểu phí khá rẻ. Mức biểu phí này được xây dựng dựa trên quá trình khảo sát thực tế từ nhiều đơn vị đào tạo khác nhau để đưa ra.

Bạn đang lo lắng vì không có nhiều thời gian để đưa con mình đến các trung tâm đào tạo tiếng Anh. Bạn sợ thời gian không linh hoạt sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ ở trường. Bạn lo lắng khi để con nhỏ của mình học ngoài trung tâm thì không thể giám sát và quản lý,… Khi đến với chương trình đào tạo khóa học alokiddy thì hoàn toàn có thể linh hoạt thời gian học tập.

Trò Chơi Tiếng Anh Cho Trẻ Em Lớp 1

Ở giai đoạn trẻ đang trong độ tuổi lớp 1, cha mẹ và các thầy cô cần chú trọng lựa chọn phương pháp đúng trong việc học tiếng Anh tiểu học, tránh phương pháp khiến bé căng thẳng và ám ảnh sợ tiếng Anh. Do đó, những trò chơi tiếng Anh cho trẻ lớp 1 là vô cùng quan trọng và hữu ích

Trò chơi tiếng Anh thực tế tại lớp học cho trẻ em lớp 1

Đối với tiếng Anh cho trẻ em lớp 1, các bé chủ yếu làm quen và tiếp xúc dần với ngôn ngữ mới. Do đó, phương pháp giảng dạy phù hợp nhất trong giai đoạn này chính là áp dụng các trò chơi tiếng Anh thực tế tại lớp học để giúp các bé học từ vựng đơn giản, cơ bản và hiệu quả nhất.

Trò chơi ghép từ vào tranh

Để tăng độ khó cho trò chơi, giáo viên có thể sử dụng những bức tranh lớn có nhiều chi tiết hơn nhưng vẫn vô cùng quen thuộc với bé như ngôi nhà, cây cối, mặt trời,…sau đó yêu cầu bé sử dụng từ tiếng Anh tương ứng để dán lên bức tranh.

Trò chơi ném bóng

Giáo viên chuẩn bị những từ vựng mà bé đã được học và dán lên bảng. Các bé sử dụng những quả bóng dính nam châm để ném vào những từ đó sau khi giáo viên đọc từ.

Trò chơi này vừa giúp bé vận động thể chất vừa rèn luyện sự linh hoạt, phản xạ nhanh với từ vựng.

Trò chơi đố vui

Trò chơi đố vui có thể được áp dụng ở mọi môi trường khác nhau, từ lớp học đến khi ở nhà, ngoài đường,…mọi nơi trẻ đi đến. Thầy cô và cha mẹ có thể đố các bé về những đồ vật, con vật xung quanh cuộc sống hàng ngày có tên tiếng Anh là gì hoặc hỏi ngược lại từ tiếng Anh bất kỳ này có nghĩa là gì và chỉ cho bé vào đồ vật, con vật đó.

Trò chơi này có thể cho các bé tham gia tập thể bằng cách một bạn đố và các bạn trong lớp trả lời. Ai trả lời đúng sẽ có thưởng để tăng thêm hứng thú cho trò chơi.

Lưu ý khi áp dụng trò chơi tiếng Anh cho trẻ em lớp 1

Ngoài ra, thầy cô và cha mẹ luôn cần động viên, khuyến khích bé nhiều hơn nữa. Trẻ ở độ tuổi này thường rất tò mò, ham học hỏi và hay bắt chước theo người lớn xung quanh. Do đó, phương pháp giảng dạy truyền thông trở nên không phù hợp và đánh mất khả năng sáng tạo, tiếp thu của trẻ. Mặt khác, thầy cô và cha mẹ có thể giúp trẻ bắt chước cách phát âm những từ vựng đơn giản theo giọng người bản xứ trong giao tiếp và ứng xử bằng tiếng Anh. Trẻ sẽ rất thích thú học theo và ghi nhớ hiệu quả.

Thầy cô và cha mẹ có thể sáng tạo nhiều trò chơi đơn giản, vui nhộn lồng ghép từ vựng mới cho bé rèn luyện kỹ năng nghe và nói, giúp bé tự tin trong quá trình sử dụng tiếng Anh. Mặt khác, các trò chơi tiếng Anh hiệu quả sẽ giúp bé dần dần rèn cách phát âm chuẩn – yếu tố quan trọng trong giao tiếp và dạy tiếng Anh cho trẻ.

Trò Chơi Tiếng Anh Cho Trẻ Em Lớp 4

Trò chơi tiếng Anh tiểu học lớp 4 là một hoạt động vô cùng dễ chơi, dễ học đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ tự nhiên và hiệu quả nhất. Các trò chơi này rất đa dạng, có thể chơi online hoặc offline trên các thiết bị điện tử và các trò chơi thực tế trong mỗi buổi học.

Game học tiếng Anh trực tuyến cho trẻ em lớp 4

Với trẻ đang học lớp 4, thầy cô và cha mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi tiếng Anh đơn giản, nhẹ nhàng, giúp bé củng cố các kiến thức về từ vựng đã được học trên lớp và mở rộng vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa khác.

Game crossword – Trò chơi ô chữ

Game crossword là một trò chơi ô chữ vô cùng quen thuộc với những người học tiếng Anh, trong đó có trẻ em lớp 4. Với trò chơi này, các bé sẽ trau dồi khả năng nhớ từ, mở rộng vốn từ với những từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Do đó, các bé sẽ rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách tốt nhất.

Word Bingo

Đây là trò chơi được đông đảo trẻ em trên toàn thế giới yêu thích, là trò chơi thách thức sự nhạy bén và ghi nhớ từ nhanh nhất. Trò chơi này đòi hỏi bạn phải nghe đúng từ được phát ra và tìm từ tương ứng đồng nghĩa với từ đó một cách nhanh nhất có thể.

Game hangman – Trò chơi treo cổ

Đây là trò chơi xuất hiện hình ảnh mô phỏng bạn sẽ bị treo cổ nếu như trong khoảng thời gian cho phép, bạn không tìm được đáp án chính xác. Game hangman được thiết kế rất đáng yêu và thú vị, chắc chắn sẽ thu hút nhiều trẻ em đam mê tìm tòi, đam mê luyện tập đoán từ để tăng khả năng học từ vựng mới cho trẻ.

Food Game

Scattergories

Scattergories là game phù hợp với những bạn muốn mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh và rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo.

Trò chơi tiếng Anh thực tế tại lớp cho học sinh lớp 3

Mặc dù các game online giao diện luôn đẹp, thu hút trẻ và bổ ích nhưng cha mẹ và thầy cô cũng không thể xem nhẹ mà bỏ qua những hoạt động thực tế vui chơi tập thể trên lớp cho những trẻ mầm non, tiểu học, trong đó có trẻ lớp 3. Các trò chơi thực tế này giữa giúp bé học tiếng Anh hiệu quả, vừa khuấy động không khí lớp học và khiến bé cảm thấy hứng thú trong quá trình học tập.

Trò chơi Thi quay kim đồng hồ

Trò chơi này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nhận biết và tập phản xạ nhanh về thời gian với dụng cụ cần chuẩn bị là 3 mô hình đồng hồ.

Giáo viên sẽ chia lớp thành 3 đội với 3 đại diện lên nhận 3 mô hình đồng hồ cho đội mình. Sau đó, thành viên sẽ tham gia lần lượt, đấu với 2 đội còn lại bằng cách nghe theo hiệu lệnh của giáo viên hô to một giờ nào đó bằng tiếng Anh, 3 em học sinh cần phải ngay lập tức quay đồng hồ theo đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai sẽ bị loại.

Từ những lượt chơi đó, giáo viên sẽ chọn được đội chiến thắng với số lần quay đồng hồ nhanh và đúng nhiều nhất.

Trò chơi Lucky Number – Trò chơi con số may mắn

Đây là một trò chơi có khả năng tạo không khí sôi động, luyện khả năng tập trung cao trong giờ học cho trẻ.

Trò chơi yêu cầu giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi bám sát theo nội dung kiến thức được học trên lớp của trẻ. Giáo viên sẽ kẻ 15 ô vuông trên bản và đánh số bất kỳ vào 15 ô vuông đó, trong đó có 12 ô có câu hỏi và 3 ô may mắn gọi là Lucky Number.

Lần lượt chọn số thi đấu qua lại, đội nào chọn được Lucky Number sẽ không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được cộng điểm.

Cuối cùng, đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng.

Một Số Trò Chơi Học Tập Tiếng Việt Lớp 1.

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh lớp 1. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi.

a) Trò chơi “Ai tinh mắt?”

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

– Phân biệt được chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt được dấu thanh này với các dấu có nét gần giống.

Cờ hiệu: 3 cái. Bảng cài lớn: 1 bảng. Bảng cài nhỏ: 3 bảng. Thẻ chữ: 24 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh).

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.

Ví dụ: Khi dạy bài ” d – đ “, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài

Mục đích:

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ bắt đầu bằng chữ d, đ.

– Phân biệt được chữ d với đ và các chữ có nét gần giống.

Chuẩn bị:Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1. Bảng cài lớn: 1. Bảng cài nhỏ: 3. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi:

Luật chơi:

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữ d hoặc đ giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ d hoặc đ.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ d, đ, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ d, đ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ d, đ vào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

b) Trò chơi ” Hái hoa”

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ đã học.

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Chữ ghi trong hoa: (các tiếng, từ đã học). Mỗi chữ ghi vào 2 hoa.

* Nội dung:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:”Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy dạng bài ôn tập.

* Ví dụ: Khi dạy bài: ” Luyện tập”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài.

Mục đích:

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ bắt đầu bằng: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.

Chuẩn bị:

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Từ ghi trong hoa: phố xá, nhà lá, nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ. Mỗi từ ghi vào 2 hoa.

Luật chơi:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:”Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

c) Trò chơi: ” Ai ghép tiếng giỏi ?”

– Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các chữ cái và dấu thanh đã học.

Bảng cài lớn: 1 bảng. Thẻ chữ: 20 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh đã học).

Ví dụ: Bài ” k – kh “

Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 20. Chữ ghi: k: 3, kh: 3, e: 3, h: 1, ơ: 1, i: 1, c: 2, o: 2, đ: 1, a: 2, ê: 1.

* Nội dung:

– Ghép được nhiều tiếng mới với các chữ cái và dấu thanh đã học.

– Ghi các tiếng ghép được vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– Giáo viên cài các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Giáo viên chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh các chữ trong bảng cài.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Dùng các chữ trên bảng cài, ghép thành từ một, hai tiếng, rồi ghi tiếng (từ) đó vào bảng con.

Lưu ý: Điều kiện quan trọng là phải ghép hết các thẻ chữ trên bảng cài (20 thẻ).

– HS ghép tiếng và viết vào bảng con.

– GV là trọng tài, tính điểm cho 3 đội.

Đáp án:kẻ, khế, kẽ hở, khe đá, kì cọ, cá kho. * Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. d) Trò chơi: “Cậu Cóc thông thái “

Rèn năng lực tìm tiếng mới có âm đầu hoặc vần đã học.

Cờ hiệu: 3

* Nội dung:

– Tìm được tiếng mới có chứa âm đầu hoặc vần đã học.

– Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.

– Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.

– Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.

– Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có âm đầu hoặc vần đã học.

– Các nhóm thi viết trên bảng lớp theo đúng luật của cuộc chơi.

– Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.

+ Viết đúng một tiếng, một từ: được 10 điểm.

+ Viết các từ thẳng hàng dọc: được thưởng 5 điểm.

+ Viết từ thẳng hàng ngang, đều nét: được thưởng 5 điểm.

*Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. Mục đích:

Rèn năng lực tìm tiếng mới có chứa vần ia.

Chuẩn bị:

Cờ hiệu: 3

Luật chơi:

* Nội dung:

– Tìm được tiếng mới có chứa vần ia.

– Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.

– Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.

– Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.

– Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có vần ia.

– Các đội lần lượt lên viết trên bảng.

– Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.

e) Trò chơi: “Tạo tiếng mới “

– Rèn năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở những con chữ đã học.

– Bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.

– Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: o: 4, n: 4, g: 4, ô: 4.

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

* Nội dung:

– HS tạo được nhiều tiếng mới với các con chữ GV nêu ra.

– Ghi được các tiếng mới đó vào bảng con.

– Nói được thành từ có tiếng đó.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm 4 em. Mỗi nhóm là một đơn vị chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm tìm các tiếng mới được ghép với các chữ o, n, g (GV vừa nói vừa gắn lên bảng cài của lớp 3 chữ trên, gắn mỗi chữ một dòng). Các nhóm ghi các tiếng tìm được vào bảng con.

– Các nhóm bàn bạc rồi ghi vào bảng (mỗi nhóm cùng ghi chung vào một bảng).

– GV cho các nhóm giơ bảng và các nhóm chấm bài của nhau (GV cài các tiếng tạo được lên bảng cài của lớp).

Chú ý: Trên bảng chỉ ghi một tiếng và có thể không ghi dấu thanh. Nhưng khi đứng lên nói, phải thêm dấu thanh và nói thêm một tiếng nữa để tạo thành từ hai tiếng có nghĩa. Ví dụ: ghi bảng là ong nhưng khi nói phải nói là con ong hay óng ả, õng ẹo, òng ọc, cái võng,…

Đáp án:

– Với o, n, g có ong (con ong), ngo (ngó nhìn), gon (gọn gàng).

– Với ô, n, g có ông (ông bà), ngô (bắp ngô), gôn (đá gôn).

Cách chấm:

– Ghi đúng 1 tiếng và nói được thành từ có nghĩa: được 10 điểm.

– Ghi đúng 1 tiếng nhưng không nói được thành từ có nghĩa: được 5 điểm.

– Nói thêm được 1 từ có nghĩa với mỗi tiếng ghép được: được 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. f) Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền lệnh“ Mục đích:

– Giúp học sinh đọc, nhớ và nói truyền lại được câu văn một cách chính xác, không bị sai lạc.

– Một số câu có nhiều từ khó, nội dung có nhiều tình tiết.

– GV ghi câu đó vào giấy. Có bao nhiêu nhóm chơi thì chuẩn bị bằng ấy tờ giấy ghi lệnh truyền.

Ví dụ: Bài ” ong – ông “.

GV có thể ghi: ” Anh thuận em hòa là nhà có phúc” hoặc ” Không ai thương mẹ bằng con. Không ai thương con bằng mẹ”

* Nội dung:

– GV cho một HS trong các nhóm chơi đọc lệnh ghi trong giấy trong 1 phút. Sau đó, HS trả lại tờ giấy ghi lệnh cho GV, rồi truyền miệng lại nội dung lệnh cho người thứ hai trong nhóm. Người này nhận lệnh, tiếp tục truyền lại cho người thứ ba. Cứ như thế tiếp tục cho đến người cuối cùng của nhóm. Người cuối cùng này chạy lên nói lại lệnh đó cho GV.

– Nhóm thắng cuộc là nhóm truyền được chính xác nhất nội dung lệnh (căn cứ vào em cuối cùng của nhóm nói lại cho GV).

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– GV phổ biến luật chơi: Các nhóm chuẩn bị, phân công 4 người và thứ tự người nhận lệnh…

– GV cho em thứ nhất trong 3 nhóm đọc nội dung lệnh trong giấy ghi lệnh. (Mỗi em đọc một tờ giấy ghi lệnh riêng). Em này đọc xong phải trả lại tờ giấy cho GV, rồi mau chóng nói lại cho người kế tiếp trong nhóm. Cứ như thế cho đến người cuối cùng trong nhóm nói lại được nội dung đó cho GV.

Chú ý: Các nhóm phải đảm bảo nói nhỏ chỉ đủ cho bạn mình nghe. Không được để lộ.

– Cách chấm:

Chính xác: được cộng 10 điểm.

Sai một từ: bị trừ 1 điểm.

Nhanh nhất: được cộng 5 điểm.

Nhì: được cộng 4 điểm.

Ba: được cộng 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới hoặc bài ôn tập. g) Trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ”

Mục đích :

– Giúp HS nghe, nhận diện được các tiếng, từ có vần đã học.

Chuẩn bị :

– Những tranh ảnh để gợi ý cho HS tìm được tiếng, từ có vần cần ôn trong mỗi bài học vần. Ví dụ: Bài “on – an”. GV chuẩn bị tranh:

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

Luật chơi :

* Nội dung:

– HS quan sát tranh và suy nghĩ tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học.

– Ghi được các tiếng, từ đó vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội chơi có số lượng HS bằng nhau. Tất cả HS trong nhóm đều phải tham gia chơi. GV cử ra một tổ làm trọng tài (3HS)

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm quan sát tranh GV đưa ra rồi viết tiếng, từ tương ứng với nội dung tranh vào bảng con trong 1 phút/ 1 tranh.

– GV cho HS của các đội giơ bảng và GV cùng với tổ trọng tài chấm điểm. GV cho HS chơi vài ba lượt rồi tổ trọng tài tổng kết số điểm.

Cách chấm: Mỗi bạn của đội viết đúng một tiếng, từ thì đội đó được cộng một điểm. Đội thắng cuộc là đội có số lượng HS viết đúng nhiều tiếng, từ nhất.

* Ngoài các trò chơi trên, tôi còn vận dụng các trò chơi trong chuyên đề như: Chèo thuyền; Đi chợ; Bắn tên; Gọi thuyền…….

Người viết bài:

Giáo viên trường Tiểu học Sơn Tây – Hương Sơn.

Nguyễn Thị Thúy Vân @ 22:07 01/02/2017 Số lượt xem: 21746