Top 6 # Trò Chơi Học Tiếng Việt Lớp 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Một Số Trò Chơi Học Tập Tiếng Việt Lớp 1.

Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh lớp 1. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.

Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động vui chơi.

a) Trò chơi “Ai tinh mắt?”

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng).

– Phân biệt được chữ cái này với các chữ khác có nét gần giống; phân biệt được dấu thanh này với các dấu có nét gần giống.

Cờ hiệu: 3 cái. Bảng cài lớn: 1 bảng. Bảng cài nhỏ: 3 bảng. Thẻ chữ: 24 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh).

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữ cái (hoặc dấu thanh) giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ cái đó.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ cái đúng, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ vào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới.

Ví dụ: Khi dạy bài ” d – đ “, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài

Mục đích:

– Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ bắt đầu bằng chữ d, đ.

– Phân biệt được chữ d với đ và các chữ có nét gần giống.

Chuẩn bị:Cờ hiệu: xanh 1, đỏ 1, vàng 1. Bảng cài lớn: 1. Bảng cài nhỏ: 3. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi:

Luật chơi:

* Nội dung:

– Chọn thẻ được ghi chữ d hoặc đ giữa các thẻ mang chữ gần giống. Gắn được vào bảng cài của đội thẻ ghi chữ d hoặc đ.

– Khi lên tìm thẻ chữ, từng học sinh trong nhóm chơi, tay cầm cờ hiệu, chạy lên bảng cài lớn, chọn thẻ có ghi chữ d, đ, cầm về gắn vào bảng cài của đội. Sau đó chuyển cờ hiệu cho người thứ hai. Người này thực hiện tiếp công việc. Cứ thế cho đến hết.

– Đội nào xếp đủ, đúng, nhanh, đẹp 4 chữ d, đ vào bảng cài của đội là đội thắng cuộc.

* Tổ chức chơi:

– Giáo viên gắn các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi.

– Từng HS trong các đội thay nhau tìm và cài chữ d, đ vào bảng cài của đội.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm của từng đội.

b) Trò chơi ” Hái hoa”

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ đã học.

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Chữ ghi trong hoa: (các tiếng, từ đã học). Mỗi chữ ghi vào 2 hoa.

* Nội dung:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:”Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy dạng bài ôn tập.

* Ví dụ: Khi dạy bài: ” Luyện tập”, tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài.

Mục đích:

Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ bắt đầu bằng: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr.

Chuẩn bị:

– HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng.

– Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy.

– Hoa giấy:

Hình dáng: hình hoa 5 cánh.

Số lượng: 12.

Từ ghi trong hoa: phố xá, nhà lá, nhà ga, quả nho, tre ngà, ý nghĩ. Mỗi từ ghi vào 2 hoa.

Luật chơi:

– Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa.

– Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con.

– Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:”Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong ở hoa.”

– Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn).

– Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con.

– Hết giờ, GV cho các đội tính điểm cho các đội:

+ Đọc đúng: được cộng 2 điểm cho đội.

+ Đọc sai: bị trừ 2 điểm của đội.

+ Một người viết đúng: cộng 2 điểm cho đội.

+ Một người viết sai: trừ 2 điểm của đội.

c) Trò chơi: ” Ai ghép tiếng giỏi ?”

– Giúp học sinh nhận biết và ghép được tiếng với các chữ cái và dấu thanh đã học.

Bảng cài lớn: 1 bảng. Thẻ chữ: 20 thẻ. Chữ ghi (các chữ cái hoặc dấu thanh đã học).

Ví dụ: Bài ” k – kh “

Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 20. Chữ ghi: k: 3, kh: 3, e: 3, h: 1, ơ: 1, i: 1, c: 2, o: 2, đ: 1, a: 2, ê: 1.

* Nội dung:

– Ghép được nhiều tiếng mới với các chữ cái và dấu thanh đã học.

– Ghi các tiếng ghép được vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– Giáo viên cài các thẻ chữ vào bảng cài lớn.

– Giáo viên chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh các chữ trong bảng cài.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Dùng các chữ trên bảng cài, ghép thành từ một, hai tiếng, rồi ghi tiếng (từ) đó vào bảng con.

Lưu ý: Điều kiện quan trọng là phải ghép hết các thẻ chữ trên bảng cài (20 thẻ).

– HS ghép tiếng và viết vào bảng con.

– GV là trọng tài, tính điểm cho 3 đội.

Đáp án:kẻ, khế, kẽ hở, khe đá, kì cọ, cá kho. * Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. d) Trò chơi: “Cậu Cóc thông thái “

Rèn năng lực tìm tiếng mới có âm đầu hoặc vần đã học.

Cờ hiệu: 3

* Nội dung:

– Tìm được tiếng mới có chứa âm đầu hoặc vần đã học.

– Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.

– Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.

– Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.

– Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có âm đầu hoặc vần đã học.

– Các nhóm thi viết trên bảng lớp theo đúng luật của cuộc chơi.

– Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.

+ Viết đúng một tiếng, một từ: được 10 điểm.

+ Viết các từ thẳng hàng dọc: được thưởng 5 điểm.

+ Viết từ thẳng hàng ngang, đều nét: được thưởng 5 điểm.

*Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. Mục đích:

Rèn năng lực tìm tiếng mới có chứa vần ia.

Chuẩn bị:

Cờ hiệu: 3

Luật chơi:

* Nội dung:

– Tìm được tiếng mới có chứa vần ia.

– Ghi được chữ đó lên bảng lớp đúng, nhanh, đẹp.

– Người viết phải di chuyển bằng cách nhảy hai chân một lúc, như nhảy cóc.

– Mỗi người chỉ được viết một tiếng, một từ. Sau đó quay về đội, trao cờ hiệu cho người thứ hai lên viết tiếp.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm: cứ 4 em ngồi cùng bàn dài hoặc 4 em ngồi 2 bàn ngắn liền nhau, làm thành một nhóm.

– Mỗi lần chơi có 3 nhóm của 3 đội

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Viết các từ, các tiếng có vần ia.

– Các đội lần lượt lên viết trên bảng.

– Hết giờ: GV đánh giá kết quả, cho điểm các nhóm chơi.

e) Trò chơi: “Tạo tiếng mới “

– Rèn năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở những con chữ đã học.

– Bồi dưỡng vốn từ cho học sinh.

– Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: o: 4, n: 4, g: 4, ô: 4.

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

* Nội dung:

– HS tạo được nhiều tiếng mới với các con chữ GV nêu ra.

– Ghi được các tiếng mới đó vào bảng con.

– Nói được thành từ có tiếng đó.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm 4 em. Mỗi nhóm là một đơn vị chơi.

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm tìm các tiếng mới được ghép với các chữ o, n, g (GV vừa nói vừa gắn lên bảng cài của lớp 3 chữ trên, gắn mỗi chữ một dòng). Các nhóm ghi các tiếng tìm được vào bảng con.

– Các nhóm bàn bạc rồi ghi vào bảng (mỗi nhóm cùng ghi chung vào một bảng).

– GV cho các nhóm giơ bảng và các nhóm chấm bài của nhau (GV cài các tiếng tạo được lên bảng cài của lớp).

Chú ý: Trên bảng chỉ ghi một tiếng và có thể không ghi dấu thanh. Nhưng khi đứng lên nói, phải thêm dấu thanh và nói thêm một tiếng nữa để tạo thành từ hai tiếng có nghĩa. Ví dụ: ghi bảng là ong nhưng khi nói phải nói là con ong hay óng ả, õng ẹo, òng ọc, cái võng,…

Đáp án:

– Với o, n, g có ong (con ong), ngo (ngó nhìn), gon (gọn gàng).

– Với ô, n, g có ông (ông bà), ngô (bắp ngô), gôn (đá gôn).

Cách chấm:

– Ghi đúng 1 tiếng và nói được thành từ có nghĩa: được 10 điểm.

– Ghi đúng 1 tiếng nhưng không nói được thành từ có nghĩa: được 5 điểm.

– Nói thêm được 1 từ có nghĩa với mỗi tiếng ghép được: được 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. f) Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền lệnh“ Mục đích:

– Giúp học sinh đọc, nhớ và nói truyền lại được câu văn một cách chính xác, không bị sai lạc.

– Một số câu có nhiều từ khó, nội dung có nhiều tình tiết.

– GV ghi câu đó vào giấy. Có bao nhiêu nhóm chơi thì chuẩn bị bằng ấy tờ giấy ghi lệnh truyền.

Ví dụ: Bài ” ong – ông “.

GV có thể ghi: ” Anh thuận em hòa là nhà có phúc” hoặc ” Không ai thương mẹ bằng con. Không ai thương con bằng mẹ”

* Nội dung:

– GV cho một HS trong các nhóm chơi đọc lệnh ghi trong giấy trong 1 phút. Sau đó, HS trả lại tờ giấy ghi lệnh cho GV, rồi truyền miệng lại nội dung lệnh cho người thứ hai trong nhóm. Người này nhận lệnh, tiếp tục truyền lại cho người thứ ba. Cứ như thế tiếp tục cho đến người cuối cùng của nhóm. Người cuối cùng này chạy lên nói lại lệnh đó cho GV.

– Nhóm thắng cuộc là nhóm truyền được chính xác nhất nội dung lệnh (căn cứ vào em cuối cùng của nhóm nói lại cho GV).

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội mang một sắc cờ.

– GV phổ biến luật chơi: Các nhóm chuẩn bị, phân công 4 người và thứ tự người nhận lệnh…

– GV cho em thứ nhất trong 3 nhóm đọc nội dung lệnh trong giấy ghi lệnh. (Mỗi em đọc một tờ giấy ghi lệnh riêng). Em này đọc xong phải trả lại tờ giấy cho GV, rồi mau chóng nói lại cho người kế tiếp trong nhóm. Cứ như thế cho đến người cuối cùng trong nhóm nói lại được nội dung đó cho GV.

Chú ý: Các nhóm phải đảm bảo nói nhỏ chỉ đủ cho bạn mình nghe. Không được để lộ.

– Cách chấm:

Chính xác: được cộng 10 điểm.

Sai một từ: bị trừ 1 điểm.

Nhanh nhất: được cộng 5 điểm.

Nhì: được cộng 4 điểm.

Ba: được cộng 3 điểm.

* Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới hoặc bài ôn tập. g) Trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ”

Mục đích :

– Giúp HS nghe, nhận diện được các tiếng, từ có vần đã học.

Chuẩn bị :

– Những tranh ảnh để gợi ý cho HS tìm được tiếng, từ có vần cần ôn trong mỗi bài học vần. Ví dụ: Bài “on – an”. GV chuẩn bị tranh:

– HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng.

Luật chơi :

* Nội dung:

– HS quan sát tranh và suy nghĩ tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học.

– Ghi được các tiếng, từ đó vào bảng con.

* Tổ chức chơi:

– Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội chơi có số lượng HS bằng nhau. Tất cả HS trong nhóm đều phải tham gia chơi. GV cử ra một tổ làm trọng tài (3HS)

– GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm quan sát tranh GV đưa ra rồi viết tiếng, từ tương ứng với nội dung tranh vào bảng con trong 1 phút/ 1 tranh.

– GV cho HS của các đội giơ bảng và GV cùng với tổ trọng tài chấm điểm. GV cho HS chơi vài ba lượt rồi tổ trọng tài tổng kết số điểm.

Cách chấm: Mỗi bạn của đội viết đúng một tiếng, từ thì đội đó được cộng một điểm. Đội thắng cuộc là đội có số lượng HS viết đúng nhiều tiếng, từ nhất.

* Ngoài các trò chơi trên, tôi còn vận dụng các trò chơi trong chuyên đề như: Chèo thuyền; Đi chợ; Bắn tên; Gọi thuyền…….

Người viết bài:

Giáo viên trường Tiểu học Sơn Tây – Hương Sơn.

Nguyễn Thị Thúy Vân @ 22:07 01/02/2017 Số lượt xem: 21746

Skkn Tổ Chức Trò Chơi Học Tập Môn Tiếng Việt Lớp 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:“TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1”PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài:Chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành đã kế thừa các thành tựu và kinh nghiệm dạy học trong nhiều năm qua và đã có những bước tiến quan trọng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chứng tỏ rằng môn Tiếng Việt ở lớp Một chiếm vị trí không kém phần quan trọng. Là nền tảng giúp các em học tốt các môn học và chỉ khi đọc thông, viết thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắn kiến thức ở những lớp tiếp theo. Ngoài ra, môn tiếng Việt còn rèn cho học sinh một số phẩm chất: cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên – xã hội và con người, bôi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Thế nhưng đối với lứa tuổi này, các em rất dễ nhàm chán khi nghe những lời nói mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc hoặc những yêu cầu khô khan mà các em phải thực hiện theo. Đề tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào tiết học, tích cực tham gia các hoạt động học tập là một giáo viên chủ nhiệm lớp không thể không suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương hướng giảng dạy mang lại hiệu quả nhất định. Và điều cần thiết không thể thiếu đó là lồng ghép trò chơi có nội dung bài học vào các hoạt động dạy học. Trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với lứa tuổi tiểu học. Nhất là học sinh lớp Một, Giai đoạn chuyển từ chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động chính là học.

Đông

Xuân

Thu Cây bàng* Chuẩn bị: Giáo viên có 10 chú ong có ghi nội dung từ + 10 bông hoa có ghi từ, cụm từ.VD : Khi dạy bài vần ang – anh ,giáo viên chuẩn bị : 5 x 2 hình vẽ hoa có ghi chữ: cây /buôn /hải / cành / hiền 5 x 2 hình vẽ ong có ghi chữ: chanh /làng /cảng /bàng /lành * Tổ chức: – Chơi tiếp sức – Giáo viên gắn một cột bông hoa có chữ, một cột ong có chữ học sinh thi đua gắn ong vào sát hoa để có từ và đọc từ. Đội nào đọc nhanh sẽ thắng.

 Trò chơi “câu cá” * Mục tiêu: Giúp mở rộng vốn từ, ôn vần đã học, rèn kĩ năng đọc. * Chuẩn bị: 2 nón có gắn vần ôn. Những con cá có ghi từ có vần ôn, đính trên bảng lớp. * Cách chơi: Học sinh đội nón có vần nào, tìm những từ có tiếng mang vần đó xếp qua một bên. Đội nào nhanh và đúng là thắng. VD: Khi ôn vần anh / ach (bài chính tả “Cái Bống”) * Chuẩn bị:

Trò Chơi Tiếng Anh Cho Trẻ Em Lớp 1

Ở giai đoạn trẻ đang trong độ tuổi lớp 1, cha mẹ và các thầy cô cần chú trọng lựa chọn phương pháp đúng trong việc học tiếng Anh tiểu học, tránh phương pháp khiến bé căng thẳng và ám ảnh sợ tiếng Anh. Do đó, những trò chơi tiếng Anh cho trẻ lớp 1 là vô cùng quan trọng và hữu ích

Trò chơi tiếng Anh thực tế tại lớp học cho trẻ em lớp 1

Đối với tiếng Anh cho trẻ em lớp 1, các bé chủ yếu làm quen và tiếp xúc dần với ngôn ngữ mới. Do đó, phương pháp giảng dạy phù hợp nhất trong giai đoạn này chính là áp dụng các trò chơi tiếng Anh thực tế tại lớp học để giúp các bé học từ vựng đơn giản, cơ bản và hiệu quả nhất.

Trò chơi ghép từ vào tranh

Để tăng độ khó cho trò chơi, giáo viên có thể sử dụng những bức tranh lớn có nhiều chi tiết hơn nhưng vẫn vô cùng quen thuộc với bé như ngôi nhà, cây cối, mặt trời,…sau đó yêu cầu bé sử dụng từ tiếng Anh tương ứng để dán lên bức tranh.

Trò chơi ném bóng

Giáo viên chuẩn bị những từ vựng mà bé đã được học và dán lên bảng. Các bé sử dụng những quả bóng dính nam châm để ném vào những từ đó sau khi giáo viên đọc từ.

Trò chơi này vừa giúp bé vận động thể chất vừa rèn luyện sự linh hoạt, phản xạ nhanh với từ vựng.

Trò chơi đố vui

Trò chơi đố vui có thể được áp dụng ở mọi môi trường khác nhau, từ lớp học đến khi ở nhà, ngoài đường,…mọi nơi trẻ đi đến. Thầy cô và cha mẹ có thể đố các bé về những đồ vật, con vật xung quanh cuộc sống hàng ngày có tên tiếng Anh là gì hoặc hỏi ngược lại từ tiếng Anh bất kỳ này có nghĩa là gì và chỉ cho bé vào đồ vật, con vật đó.

Trò chơi này có thể cho các bé tham gia tập thể bằng cách một bạn đố và các bạn trong lớp trả lời. Ai trả lời đúng sẽ có thưởng để tăng thêm hứng thú cho trò chơi.

Lưu ý khi áp dụng trò chơi tiếng Anh cho trẻ em lớp 1

Ngoài ra, thầy cô và cha mẹ luôn cần động viên, khuyến khích bé nhiều hơn nữa. Trẻ ở độ tuổi này thường rất tò mò, ham học hỏi và hay bắt chước theo người lớn xung quanh. Do đó, phương pháp giảng dạy truyền thông trở nên không phù hợp và đánh mất khả năng sáng tạo, tiếp thu của trẻ. Mặt khác, thầy cô và cha mẹ có thể giúp trẻ bắt chước cách phát âm những từ vựng đơn giản theo giọng người bản xứ trong giao tiếp và ứng xử bằng tiếng Anh. Trẻ sẽ rất thích thú học theo và ghi nhớ hiệu quả.

Thầy cô và cha mẹ có thể sáng tạo nhiều trò chơi đơn giản, vui nhộn lồng ghép từ vựng mới cho bé rèn luyện kỹ năng nghe và nói, giúp bé tự tin trong quá trình sử dụng tiếng Anh. Mặt khác, các trò chơi tiếng Anh hiệu quả sẽ giúp bé dần dần rèn cách phát âm chuẩn – yếu tố quan trọng trong giao tiếp và dạy tiếng Anh cho trẻ.

Trò Chơi Tiếng Anh Trong Lớp Học

Slap Blackboard – Đập vào bảng là trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe và luyện đọc chính xác cũng như nhận diện mặt chữ, luyện khả năng phản xạ tiếng Anh cho các em.

Cách chơi

Giáo viên thường tổ chức trò chơi này trong không gian lớp học, sau khi học sinh đã ổn định vị trí trật tự lắng nghe. Giáo viên sẽ vẽ một số hình lên bảng khác nhau như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác,…

Sau đó, giáo viên sẽ ghi một số từ vựng mới được học hoặc những từ vựng đã được học vào trong hình vẽ. Tiếp đến, giáo viên sẽ cho một học sinh đứng gần bảng ở tư thế chuẩn bị. Khi nghe giáo viên đọc từ mới, học sinh cần nhanh trí phát hiện ngay ra từ đó ở ô hình vẽ nào và đập nhanh vào từ đó.

Luật chơi

Giáo viên sẽ chia lớp thành từng đội khác nhau, lần lượt cử từng thành viên của mỗi đội lên chơi đấu với đội còn lại. Thành viên nào nghe và đập vào chữ trong hình vẽ nhanh hơn chính xác hơn sẽ được điểm.

Kết thúc trò chơi, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi tiếng Anh trong lớp học mang tên Bingo

Bingo – Lô tô là trò chơi phổ biến trong mọi lớp học tiếng Anh với mục đích củng cố kiến thức, thu hút học sinh say mê với ngôn ngữ mới sau những giờ học lý thuyết căng thẳng trên lớp học.

Cách chơi

Luật chơi

Giáo viên sẽ chia lớp thành 2 đội, quy định đội A đánh X còn đội B đánh O. Mỗi đội sẽ cử trưởng nhóm đại diện chọn ô số đầu tiên và trả lời những câu hỏi tương ứng với số đã chọn. Tiếp theo, lần lượt thành viên của 2 đội sẽ chọn số và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được đánh ký hiệu của đội vào ô số đã chọn.

Cuối cùng, đội nào xếp được 3 ký hiệu của đội mình thẳng hàng thì hô thật to là Bingo, đây cũng chính là đội thắng cuộc của trò chơi này.

Trò chơi tiếng Anh trong lớp học mang tên Truyền điện

Trò chơi Truyền điện là một trò chơi vui nhộn, thú vị, thường phổ biến đối với các lớp tiếng Anh mầm non, tiểu học. Trò chơi này giúp các em kiểm tra vốn từ của mình, tiếp nhận những từ vựng mới và thay đổi không khí lớp học.

Cách chơi

Giáo viên sẽ mời 1 thành viên bất kỳ trong lớp đứng lên hô to một từ bằng tiếng Anh và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này, bạn học sinh được chỉ định lập tức phải nói tiếp 1 từ tiếng Anh khác, nếu nói đúng thì lại tiếp tục chỉ nhanh vào một bạn khác để tiếp tục quá trình truyền điện.

Luật chơi

Giáo viên cần phổ biến luật chơi cho học sinh, phân biệt và phân tích từ loại cho học sinh được sử dụng là danh từ, động từ hay tính từ.

Các bạn học sinh sẽ liên tục truyền điện, bạn nào nói sai phải bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Đây là một trò chơi vô cùng đơn giản nhưng lại gây được không khí sôi nổi, vui nhộn trong lớp học.