Top 6 # Trẻ Học Tiếng Anh Như Thế Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Dạy Trẻ Học Tiếng Anh Như Thế Nào ?

Dạy trẻ l học tiếng Anh từ lớp 1 rất quan trọng, vì tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ 2 sau tiếng Việt. Học tốt ngôn ngữ này sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho bé trong tương lai. Vậy phải bắt đầu dạy như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực? Trẻ hay quên phải làm sao để nhớ kiến thức được lâu?

Tạo cơ hội cho trẻ làm quen tiếng Anh từ sớm

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, ngay từ nhỏ bố mẹ cần dạy song ngữ Việt – Anh cho con. Việc làm này có vẻ sẽ tạo nhiều khó khăn cho bố mẹ trong việc lên thời gian biểu học hợp lý. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn hình thức học phù hợp. Chắc chắn bố mẹ và trẻ sẽ đạt được kết quả như mình mong đợi.

Trong cuộc sống hàng, bố mẹ nên sử dụng một số từ tiếng Anh đơn giản để tương tác với con. Lâu dần nó sẽ thành thói quen học tập tốt mang lại nhiều lợi ích.

Dạy trẻ lớp 1 học tiếng Anh qua youtube

Trẻ em cực kỳ thích âm nhạc, hoạt hình, hình ảnh sôi động và đẹp mắt. Do đó, bố mẹ nên tận dụng kênh này để dạy con học ngôn ngữ thứ 2. Trên youtube hiện nay có vô số video dạy học tiếng Anh “thượng vàng hạ cám”. Vì thế, phụ huynh cần dành thời gian chọn lọc clip phù hợp với độ tuổi và trình độ của con.

Không cho trẻ xem nhiều video một lúc

Xem clip dạy học tiếng Anh đơn giản như giới thiệu, hướng dẫn cách phát âm từng chữ cái.

Quy định một lần học không quá 1 tiếng.

Vừa học vừa ghi chép để nhớ kiến thức được lâu.

Sau thời gian xem video cần thâu tóm, hệ thống lại những gì đã được học để trẻ ghi nhớ.

Dạy trẻ lớp 1 học tiếng Anh cực kỳ cần thiết, phụ huynh nên đầu tư giáo dục con ngay từ sớm. Như vậy, các cấp học sau bố mẹ và trẻ sẽ đỡ vất vả, khó khăn hơn. Bởi tiếng Anh cũng giống tiếng Việt, nếu không có nền tảng vững chắc rất khó để thành công.

Trẻ Em Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và tự tạo động lực để tiếp thu mà không cần có sự hỗ trợ của ý thức. Trẻ có khả năng bắt chước phát âm và tự mình đưa ra các quy tắc. Người ra thường cho rằng sẽ rất khó để dạy tiếng Anh cho trẻ em hơn là người lớn – những người học tiếng Anh ở độ tuổi muộn hơn thông qua sách giáo khoa và dựa trên yếu tố ngữ pháp.

Những lợi ích của việc bắt đầu học tiếng Anh từ nhỏ

Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng các chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh để giao tiếp hàng ngày ở nhà. Đây cũng là những chiến lược sẽ được sử dụng tốt khi trẻ bắt đầu tiếp xúc sớm với tiếng Anh.

Hầu hết thời gian trẻ học ngôn ngữ thông qua các trò chơi. Nhất là các trò chơi có người lớn tham gia. Đầu tiên, con sẽ nhìn vào các hoạt động và sau đó là hiểu qua ngôn ngữ mà người lớn đang dùng để giải thích về trò chơi đó.

Trẻ có xu hướng hoàn thiện các kỹ năng tiếng Anh khi xem các chương trình tiếng Anh hàng ngày. Thay vì phải học theo giáo trình ở trường, làm các bài tập mà giáo viên đưa ra, trong khi trẻ chưa sẵn sàng tập trung vào kiểu học như thế này, việc học bằng cách xem chương trình sẽ khiến trẻ ít bị căng thẳng hơn và không phải cố gắng đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra như ở trường.

Trẻ nhỏ thường tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có ý thức học nó, vì trẻ có nhiều khả năng phát âm, cảm nhận tốt về ngôn ngữ và văn hóa như người lớn. Khi những đứa trẻ đến tuổi dậy thì, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của chúng giảm dần và chúng cảm thấy phải có ý thức học tiếng Anh thông qua các chương trình và dựa trên ngữ pháp thay vì học trong sự vô tư như trước. Độ tuổi dậy thì phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân, và sự tự ý thức học tiếng Anh phụ thuộc vào kỳ vọng của xã hội.

Các giai đoạn học tiếng Anh cho trẻ em

Khoảng thời gian im lặng

Khi học ngôn ngữ mẹ đẻ, sẽ có một khoảng thời gian trẻ im lặng, đó chính là khi chúng nhìn, nghe và giao tiếp qua nét mặt hoặc cử chỉ trước khi chúng bắt đầu nói. Khi trẻ học tiếng Anh, cũng sẽ có một khoảng thời gian im lặng tương tự và sự hiểu biết có thể diễn ra trước khi trẻ thực sự nói bất kỳ từ tiếng Anh nào.

Trong thời gian im lặng này, ba mẹ không nên ép buộc trẻ tham gia đối thoại. Thỉnh thoảng các cuộc nói chuyện của người lớn cũng cung cấp các cơ hội hữu ích cho trẻ tiếp thu ngôn ngữ. Trẻ sẽ vận dụng các chiến lược giao tiếp như cách mà chúng nghe được từ người lớn vào các cuộc đối thoại.

Bắt đầu giao tiếp

Sau một thời gian, tùy thuộc vào tần suất của việc học tiếng Anh, mỗi đứa trẻ, nhất là các bé gái, bắt đầu nói các từ đơn (cat, house) hoặc các cụm từ ngắn (what’s that?; It’s my book; I can’t; that’s a car; time to go home) trong các cuộc đối thoại.

Các bé đã ghi nhớ những từ này, bắt chước cách phát âm chính xác mà không nhận ra rằng trong số đó có nhiều hơn một từ. Điều này sẽ còn tiếp diễn khi trẻ tiếp thu thêm nhiều ngôn ngữ mới.

Xây dựng ngôn ngữ tiếng Anh

Trẻ xây dựng các cụm từ bằng cách sử dụng một từ đã được ghi nhớ trước đó và thêm vào những từ vựng khác hoặc một ngôn ngữ khác. Ví dụ: a dog, a brown dog and black dog, that’s my chair, time to play. Tùy thuộc vào tần suất tiếp xúc với tiếng Anh và chất lượng trải nghiệm, trẻ dần tạo ra một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.

Sự hiểu biết

Sự hiểu biết luôn được chú trọng hơn việc giao tiếp và khả năng hiểu của trẻ không nên bị đánh giá thấp. Vì khi còn nhỏ, các con đã sử dụng sự hiểu biết từ các manh mối xung quanh để hiểu những gì người lớn đang nói với chúng. Tuy trẻ không thể hiểu hết mọi thứ khi nghe, nhưng các con có thể nắm ý chính nhờ vào một vài từ quan trọng và giải mã câu nói bằng cách sử dụng thêm các manh mối. Trong giai đoạn này, sự khuyến khích từ người lớn sẽ là đòn bẩy giúp trẻ vận dụng các kỹ năng hiểu biết của mình để giao tiếp bằng tiếng Anh.

Sự thất vọng

Sau sự mới lạ ban đầu của các buổi học tiếng Anh, một số trẻ trở nên thất vọng vì không thể bày tỏ suy nghĩ bằng tiếng Anh. Một số khác muốn giao tiếp nhanh bằng tiếng Anh như khi nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự thất vọng của trẻ có thể khắc phục bằng cách thêm âm nhạc vào bài học hoặc tạo ra những cụm từ mang tính tích cực như: ‘tôi có thể đếm đến 12 bằng tiếng Anh” v.v…

Những lỗi sai

Chúng ta không nên nói với trẻ rằng chúng đã phạm sai lầm và điều chỉnh trẻ ngay lập tức. Vì sai lầm có thể là một phần của quá trình xây dựng các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh. Trong quá trình học ngôn ngữ, nếu trẻ có cơ hội nghe người lớn giao tiếp tiếng Anh một cách chính xác, trẻ sẽ tự sửa lỗi của mình trong quá trình giao tiếp.

Sự khác biệt giới tính

Bộ não của bé trai phát triển khác với các bé giái và điều này ảnh hưởng đến cách tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ của các bé trai. Đôi khi, trong các lớp học tổng hợp (có cả bé trai lẫn bé gái) các bé trai có thể bị lu mờ bởi các bé gái có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên. Để các bé trai học tốt và phát huy được tiềm năng, cần phải có một số phương pháp học ngôn ngữ khác với các bé gái và không nên so sánh thành tích với các bạn nữ.

Môi trường học ngôn ngữ

Trẻ nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu tiếng Anh nếu chúng không được cung cấp môi trường phù hợp, kèm theo sự hỗ trợ của người lớn.

Trẻ nhỏ cần cảm thấy an tâm và biết lý do rõ ràng vì sao con phải sử dụng tiếng Anh.

Các hoạt động trong lớp cần được liên kết với sở thích hàng ngày của trẻ. Ví dụ như: chia sẻ một cuốn sách tranh bằng tiếng Anh, nói một vấn đề bằng tiếng Anh, v.v…

Các buổi học tiếng Anh rất vui và thú vị nếu tập trung vào các khái niệm mà trẻ đã hiểu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Theo cách này, trẻ sẽ cảm thấy mình không phải học một khái niệm mới cũng như ngôn ngữ mới, mà chỉ học tiếng Anh để nói về những điều chúng đã biết.

Nếu có thể, các hoạt động nên được hỗ trợ bởi các đối tượng cụ thể, địa điểm cụ thể để giúp trẻ hiểu và tăng khả năng tiếp thu.

Đọc hiểu

Trẻ nhỏ thường muốn tìm hiểu làm thế nào để đọc bằng tiếng Anh. Và trước khi con có thể đọc tiếng Anh, trẻ nhỏ cần biết tên của 26 chữ cái và âm tiết. Vì tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng có đến 44 âm tiết. Việc giới thiệu âm tiết nên được diễn ra khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Việc bắt đầu đọc bằng tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn nếu trẻ nhỏ đã biết ngôn ngữ mà chúng đang đọc. Nhiều trẻ tự học cách đọc tiếng Anh thông qua việc chia sẻ sách ảnh với người lớn hoặc học vần, vì trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ ngôn ngữ. Đọc thuộc lòng là một bước quan trọng trong việc học đọc vì nó mang lại cho trẻ cơ hội để tự mình giải mã những từ đơn giản. Một khi trẻ đã xây dựng được một ngân hàng các từ mà chúng có thể đọc, chúng cảm thấy tự tin và sẵn sàng để tiếp cận việc đọc có cấu trúc hơn.

Hỗ trợ từ phía phụ huynh

Trẻ cần cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ. Vì thế sự khuyến khích liên tục cũng như khen ngợi về kết quả của trẻ là điều cần thiết. Ở vị trí phụ huynh, ba mẹ nên giúp con mình học mỗi ngày, nếu có thể thì hãy học tiếng Anh cùng trẻ để tạo động lực cho con, ngay cả khi tiếng Anh của ba mẹ chỉ ở mức cơ bản.

Bằng cách chia sẻ, ba mẹ không chỉ có thể mang ngôn ngữ và hoạt động của con mình vào cuộc sống gia đình mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ về thái độ học ngoại ngữ và các nền văn hóa khác nhau. Hiện nay người ta thừa nhận rằng: hầu hết thái độ của trẻ được hình thành khi con ở độ tuổi từ 8 đến 9 tuổi.

Trẻ Học Tiếng Anh Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

Với mong muốn giúp con phát triển toàn diện, rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã và đang cho trẻ học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là độ tuổi nào là thích hợp cho trẻ học tiếng Anh và học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn khi học ngoại ngữ sớm. Đôi khi người lớn có suy nghĩ ngại phát âm sai, ngại bị chê cười. Trong khi trẻ em học ngoại ngữ một cách rất tự nhiên và thoải mái.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider – một chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ cho biết trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Vì theo bà, não bộ của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ một đến năm tuổi được ví như một miếng bọt biển có thể hút các thông tin xung quanh rất nhanh và nhạy bén. Bên cạnh đó, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ trong giai đoạn này cũng giúp các bé dễ dàng bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ môt đến năm tuổi còn rất ham chơi nên việc bắt con học tiếng Anh chỉ bằng lý thuyết chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả cao.

TRẺ HỌC TIẾNG ANH, MÔI TRƯỜNG LÀ QUAN TRỌNG NHẤT!

Tiến sĩ Montessori quan sát thấy rằng trẻ em có ‘khuynh hướng’ phát triển theo một định hướng tự nhiên nhất định nào đó. Ví dụ, ở lứa tuổi mẫu giáo, một số ‘khuynh hướng chung của con người’ (human tendency) như nhu cầu giao tiếp, tương tác, khám phá, vận động, các hoạt động lặp đi lặp lại… được bộc lộ rõ rệt.

Hiểu được những khuynh hướng tự nhiên này của trẻ, các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ được học tiếng Anh trong một môi trường học tập phù hợp, giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của mình.

Môi trường lý tưởng cho việc học tiếng Anh là nơi mà trẻ được học một cách thoải mái theo khả năng và khuynh hướng phát triển của chính mình. Ví dụ, mọi trẻ em đều thích vận động và âm nhạc nên khi học các động từ như “nhảy”, “chạy”, “múa”, “ngồi” giáo viên có thể cùng các bé thực hiện những động tác này theo một bài hát. Hay việc bạn nhỏ nào cũng thích được nghịch các màu sắc, chất liệu, vật liệu khác nhau nên giáo viên có thể dạy các bé những từ vế màu sắc thông qua các hoạt động vẽ hay làm thủ công để kích thích khả năng sang tạo của các bạn.

Ngoài ra, việc học ngoại ngữ thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí phong phú trong lớp sẽ giúp các bé hứng thú học hơn. Không giống như người lớn, các bạn nhỏ không thể ngồi im một chỗ học kiến thức trong một thời gian dài.

Một số nghiên cứu đã chứng minh việc học trong những môi trường như vậy giúp trẻ nhớ hơn 80% những gì đã học trong một năm sau đó!

Liên hệ đăng ký test trình độ miễn phí vui lòng liên hệ hotline: 0901 599 989 – 1800 599 989

Học viện Anh ngữ Enspire

80A Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Trẻ Em Bản Xứ Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

Ở Việt Nam, số người đang theo học tiếng Anh là rất đông. Chúng ta dành ra quá nhiều thời gian, công sức, tiền của để học tiếng Anh nhưng lại chẳng mấy cải thiện, đặc biệt là trong giao tiếp.

Học ở mọi nơi, học không theo một trình tự nhất định nào

Các chương trình dạy tiếng Anh cho người nước ngoài thường theo một lối mòn nhất định, theo logic của người lớn. Trong khi thực tế, trẻ em học một ngôn ngữ mới không theo một logic hay quy tắc nào. Trong bất kỳ tình huống giao tiếp hàng ngày, trẻ sẽ được tiếp xúc với các từ vựng từ đơn giản nhất (như màu sắc) đến phức tạp nhất (như cảm xúc), với tất cả các thì ngữ pháp cùng một lúc. Vì vậy, việc dạy theo lối mòn trình tự sẽ dẫn đến việc thiếu tự tin trong giao tiếp.

Học từng kỹ năng một, lần lượt, không nên đốt cháy giai đoạn

Phần lớn các chương trình tiếng Anh cho trẻ em tại Việt Nam đều dạy trẻ 3-4 kỹ năng viết cùng một lúc. Trong khi đó, khi trẻ em bản xứ học một ngôn ngữ, các bậc cha mẹ chú trọng vào việc cho con học từng kỹ năng một.

Kỹ năng đầu tiên là kỹ năng nghe và hiểu , một kỹ năng vô cùng quan trọng. Nghe giúp trẻ xây dựng một vốn từ vựng vững chắc mà không cần phải học thuộc, học vẹt. Nghe cũng là nền tảng cho kỹ năng giao tiếp sau này. Sau kỹ năng nghe trẻ sẽ lặp lại những điều mình học được, qua đó thực hành nói.

Các chương trình tiếng Anh cho trẻ dưới 6 tuổi theo tôi cũng nên tập trung vào 2 kỹ năng này, thay vì bắt đầu bằng việc dạy trẻ bảng alphabet vốn không có tác dụng trong việc đọc. Chỉ khi đạt được một trình độ nhất định về vốn từ vựng, cách diễn đạt cũng như ở một độ tuổi nhất định (6 tuổi trở lên), trẻ mới nên bắt đầu học Đọc và sau đó là Viết.

Học đánh vần để có nền tảng ngôn ngữ vững chắc

Cũng như với Tiếng Việt, đa số trẻ em ở các nước bản ngữ được học phương pháp đánh vần (Phonics) tại trường. Điều này khiến trẻ luôn biết cách phát âm chuẩn các từ cũng như viết chính tả chuẩn xác.

Tuy vậy, khác với tiếng Việt, các quy tắc đánh vần trong tiếng Anh là phức tạp hơn rất nhiều, và đòi hỏi chương trình và giáo viên được đào tạo bài bản mới có thể dạy được.

Học viết văn thông qua việc đọc

Với trẻ em ở các nước , việc đọc sách rất được chú trọng. Ngay từ nhỏ, trẻ em đã được tạo cho thói quen nghe và đọc sách, truyện trước khi đi ngủ . Điều này kích thích trí tò mò của trẻ đối với sách, giúp khuyến khích thói quen đọc sách.

Việc đọc sách giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng, cách hành văn cũng như vốn từ vựng. Sau đó, trẻ được giao những bài văn theo lối tiếp cận mở, để trẻ phát huy một cách sáng tạo những điều đã đọc trong sách vở. Đây là một trong những cách tự nhiên và chắc chắn nhất để học kỹ năng viết luận .