Top 10 # Trẻ Em Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Ưu Điểm Của Phương Pháp Học Tiếng Anh Phonics Là Gì? Cách Dạy Trẻ Em Như Nào?

Phương pháp học tiếng anh Phonics là gì?

Phương pháp học tiếng anh Phonics chính là phương pháp học ghép vần. Dạy các con phonics chính là dạy các con ghép vần để đọc các từ tiếng Anh. Khi các con biết các quy tắc cơ bản cuả phonics các con có thể nhìn chữ và giải mã ra cách đọc – các cha/mẹ có thể hiểu Phương pháp học tiếng anh Phonic cũng giống phương pháp học ghép vần để đọc trong tiếng Việt.

Dĩ nhiên không phải 100% từ Tiếng Anh đều tuân theo quy luật phonics nhưng khi các con nắm được quy luật phonics thì các con sẽ tự đọc được một cơ số từ khá nhiều rồi. Ngoài ra việc học phonics giúp các con phát âm chuẩn hơn, không bị nuốt âm cuối (vì thói quen đọc từ tiếng Việt không có âm cuối) và cũng giúp con tập viết từ sau này.

Ưu điểm của việc học tiếng Anh theo phương pháp Phonics là gì?

Học tiếng Anh theo phương pháp Phonics có rất nhiều ưu điểm.

Thứ nhất, Phonics giúp phát âm chuẩn. Tiếng Anh là một ngôn ngữ với rất nhiều giọng điệu (accent) như Anh Mỹ, Anh Anh, Anh Úc. Mỗi vùng miền lại có một giọng khác nhau. Vì thế khi được giảng dạy tại nước ngoài, tiếng Anh có vô số biến thể. Phonics giúp chuẩn hóa các biến thể đó, giúp người học tự tin khi phát âm và giao tiếp tiếng Anh. Ở các nước châu Á do đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ, người học ở các nước này thường phát âm bằng âm mũi và thường “nuốt” âm cuối. Học Phonics cũng giúp khắc phục điểm này.

Ưu điểm thứ 2 của việc học Phonics là giúp cho người học nhận biết từ tốt hơn. Người học không phải lạm dụng trí nhớ để nhớ cách phát âm/cách viết của một từ mà hoàn toàn có thể vận dụng các quy tắc Phonics, do đó việc học từ sẽ nhanh hơn.

Ưu điểm thứ 3 của việc học Phonics đó là Khi thành thạo, Phonics sẽ trở thành một kỹ năng. Ngay cả khi không sử dụng, kỹ năng đó vẫn còn. Điều này giúp sự phát triển ngôn ngữ tiếng Anh trở nên bền vững hơn ngay cả trong điều kiện không được sử dụng tiếng Anh thường xuyên.

Khi học theo phương pháp Phonics, chúng ta có sợ trẻ sẽ bị rối hay không?

Nếu được dạy một cách bài bản, đúng phương pháp, điều này sẽ không xảy ra. Ví dụ như giáo trình của I Can Read (xây dựng hoàn toàn trên cơ sở của phương pháp Phonics), Các em tiếp thu rất nhanh và các kiến thức Phonics là sự bổ sung hoàn hảo cho sự phát triển ngôn ngữ toàn diện của các em. Phonics cung cấp một nền móng vững chắc để các em có thể theo đuổi các chương trình tiếng Anh cao cấp hơn, khó hơn.

Làm thế nào để dạy Phonics cho trẻ một cách tốt nhất?

Cách tốt nhất để học Phonics = Giáo viên bản ngữ (Anh, Mỹ, Úc, New Zealand) được đào tạo bài bản về Phonics + Giáo trình tốt với hiệu quả đã được chứng minh + Sự kiên trì trong quá trình học.

Học bằng băng đĩa hoặc các giáo trình online cũng rất tốt, tuy vậy trẻ chỉ được nghe & nhìn, không có điều kiện thực hành luôn cũng như được uốn nắn một cách chính xác như khi học với giáo viên bản ngữ.

Bố mẹ cũng có thể mua sách về dạy cho con, tuy vậy Phonics rất khó dạy, ngay cả giáo viên bản ngữ cũng không phải ai cũng dạy được Phonics nếu không được đào tạo bài bản. Vì vậy sách vở và băng đĩa chỉ nên sử dụng là công cụ để bé luyện tập thêm ở nhà.

Học Phonics cũng tương đối tốn thời gian. Trẻ em ở các nước nói tiếng Anh cũng phải mất 1 năm mới có thể sở hữu được các kỹ năng Phonics. Ở các nước không nói tiếng Anh thì sẽ phải mất từ 1,5 -2 năm hoặc lâu hơn , tùy trình độ tiếp thu của từng bé.

Học Phonics vào độ tuổi nào là thích hợp?

Các tài liệu Phonics được thiết kế cho trẻ nhỏ. từ mầm non đến khoảng lớp 3-4. Nếu trẻ lớn hơn thì việc học Phonics sẽ không thú vị bằng vì việc học được thực hiện chủ yếu qua việc ghép âm, cắt dán, tô chữ…cho nên phải tân dụng cơ hội cho bé học Phonics khi còn chưa quá lớn.

Lợi ích của những kiến thức cơ bản về phonics là gì?

Phát âm chuẩn

Không mất âm cuối (âm cuối rất quan trọng vì nó phân biệt các từ với nhau, ví dụ: guest guess)

Phát âm tiếng Anh với âm mũi và âm họng như người phương tây

Học tiếng Anh không học phonics cũng giống như học tiếng Việt không bằng phương pháp đánh vần, sẽ không có gốc để phát triển khả năng ngôn ngữ tốt nhất

Khả năng nhận biết từ tốt hơn, bé không phải lạm dụng trí nhớ để nhớ thêm cách phát âm/cách viết của 1 từ nữa mà hoàn toàn có thể vận dụng các quy tắc phonics, do đó việc học từ sẽ nhanh hơn.

Có một nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngoại ngữ bền vững sau này

Khi thành thạo, Phonics sẽ trở thành kỹ năng. Khi lớn lên, ngay cả khi tiếng Anh không được dùng thưỡng xuyên thì kỹ năng Phonics vẫn còn đó và mang đến cho người học một sự tự tin nhất định đối với tiếng Anh do vẫn còn khả năng phát âm và viết chuẩn từ ngữ.

Bắt đầu dạy phonics cho trẻ như thế nào?

Bước 1: Dạy âm cuả các chữ cái.

Theo Jolly Phonics handbook nên dạy trẻ các sounds theo từng nhóm và thứ tự như sau:

5. z, w, ng, v, short oo, long oo

6. y, x, ch, sh, voiced th, unvoiced th

Bước 2: Dạy trẻ ghép vần các âm

Thực ra khi đã thuộc hết các sounds thì cứ nhìn chữ mà đọc sẽ ra âm cuả từ. Tuy nhiên, đối với các con bé thì chưa làm được như vậy – nên thường dạy chung bắt đầu bằng ghép vần 3 letters word như các family words : AT, AN, AP, EN, ET, EG, IG, IP, IT,IN, OG, OT, OP, UB, UP, UN, UG…

Sách đồ chơi giáo dục xin chia sẻ cách dạy con ghép vần như sau:

1. Làm các bộ thẻ an (an, can, ban, van, ran..), at (at, cat, bat, fat….)….

2. Trước tiên dạy trẻ đọc thẻ “at”: lấy tay che chữ t trên thẻ và yêu cầu con đọc âm: /a/, sau đó che chữ a và yêu cầu con đọc âm /t/.

3. Khi con đã thành thạo, thì bỏ tay ra và yêu cầu con đọc 2 âm liền nhau: /a/ /t/, đọc nhanh hơn 1 chut sẽ thành âm /at/.

4. Tóm lại, khi con nhìn được thẻ “at” và đọc là âm: /at/ thì là thành công.

5. Sau đó sẽ dạy con lần lượt ghép các phu âm vào phía trước: b-at =bat; c-at = cat….

6. Mẹ đánh vần miệng và dạy con ghép các phu âm vào phía trước. Dần dần con sẽ nắm được quy luật và tự ghép vần được.

7. Tương tự với các family words khác.

8. Cần lưu ý: khi dạy trẻ từ nào thì cần phải giúp trẻ hiểu nghĩa từ đó – tránh việc đọc vẹt mà ko hiểu. Ví du học từ cat thì phải chỉ cho trẻ con mèo, học từ bat thì phải cho trẻ xem cái gậy bóng chày… Tóm lại là phải để trẻ hiểu nghĩa cuả từ đó (xin nhấn mạnh là hiểu bằng khái niệm chứ ko phải là dịch sang nghĩa tiếng Việt)

Sách đồ chơi giáo dục có những bộ sách nào giúp trẻ học tiếng anh theo Phương pháp Phonics?

Trẻ Em Học Tiếng Anh Như Thế Nào Là Tốt?

Trẻ em vẫn sử dụng các phương thức mang tính cá nhân và bẩm sinh để tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, và trẻ sẽ sớm nhận ra những phương thức này cũng có thể áp dụng trong việc học tiếng Anh.

Trẻ em có thời gian để học thông qua các hoạt động vui chơi giải trí. Trẻ thu nạp ngôn ngữ bằng cách tham gia vào các hoạt động cùng với người lớn. Đầu tiên các em sẽ tìm hiểu về bản thân hoạt động đó và sau là nắm bắt được ngôn ngữ mà người lớn sử dụng trong quá trình tham gia.

Trẻ em có nhiều thời gian hơn để học tiếng Anh hàng ngày. Chương trình học ở trường thường không bị gò bó và trí não trẻ vẫn chưa phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức. Trẻ không có hoặc có ít bài tập về nhà và cũng không chịu sức ép phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định.

Những trẻ em có cơ hội được học ngoại ngữ từ khi còn nhỏ có xu hướng sử dụng các phương pháp bẩm sinh sẵn có để học ngôn ngữ trong suốt cuộc đời mình. Học ngôn ngữ thứ ba, tư hay thậm chí nhiều hơn nữa cũng dễ dàng như học ngôn ngữ thứ hai vậy.

Trẻ em thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì có chủ đích như trẻ ở độ tuổi lớn hơn và người trưởng thành thường phát âm chuẩn hơn và có cảm nhận tốt hơn về mặt ngôn ngữ cũng như văn hóa. Nếu trẻ đợi đến khi đã bước vào tuổi dậy thì và có ý thức hơn mới bắt đầu học ngoại ngữ thì khả năng thu nạp ngôn ngữ một cách tự nhiên sẽ biến mất. Thay vào đó, các em cho rằng mình sẽ phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua các chương trình nặng về ngữ pháp. Thay đổi này xuất hiện ở độ tuổi nào phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát triển của cá nhân từng đứa trẻ cũng như những kỳ vọng của xã hội đối với các em.

Các giai đoạn khi học tiếng Anh

Ngôn ngữ nói sẽ được hình thành trước kỹ năng đọc và viết một cách hết sức tự nhiên qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn im lặng

Khi các em bé học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, sẽ tồn tại một giai đoạn gọi là “giai đoạn im lặng”, theo đó các bé sẽ chỉ nhìn, lắng nghe và giao tiếp thông qua các biểu cảm trên gương mặt hoặc động tác trước khi các bé bắt đầu biết nói. Khi trẻ em học tiếng Anh, cũng có một “giai đoạn im lặng” tương tự như vậy, các em sẽ tìm hiểu và nhận biết trước khi thực sự nói được bất kỳ từ tiếng Anh nào.

Trong giai đoạn này, phụ huynh không nên bắt trẻ lặp đi lặp lại các từ. Ngôn ngữ nói chỉ nên một chiều – tức là phụ huynh nói để trẻ có cơ hội nhận biết ngôn ngữ. Nếu phụ huynh dùng giọng điệu nựng nịu (parentese) để kích thích việc học, trẻ có thể sẽ dùng những cách thức giống như khi trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ để học tiếng Anh.

Bắt đầu tập nói

Sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào tần suất học tiếng Anh của trẻ, trẻ (bé gái thường học nhanh hơn bé trai) sẽ bắt đầu nói các từ đơn giản (‘cat’, ‘house’) hoặc các cụm từ ngắn có sẵn (‘What’s that?’, ‘It’s my book’, ‘I can’t’, ‘That’s a car’, ‘Time to go home’) trong khi nói chuyện với mọi người hoặc không có chủ định trước. Trẻ đã ghi nhớ những từ và cụm từ này, bắt chước cách phát âm một cách chính xác mà không nhận ra rằng trong đó có cả một số cụm từ. Giai đoạn này tiếp diễn trong một khoảng thời gian nhất định theo đó trẻ tiếp tục thu nạp thêm ngôn ngữ một cách máy móc và sử dụng chúng để giao tiếp cho đến khi trẻ có thể tự hình thành nên các cụm từ của riêng mình.

Hình thành ngôn ngữ tiếng Anh

Dần dần, trẻ xây dựng nên các cụm từ bao gồm 1 từ đơn mà trẻ đã ghi nhớ một cách vô thức từ trước và đồng thời thêm vào đó vốn từ vựng của mình (‘a dog’, ‘a brown dog’, ‘a brown and black dog’) hoặc chủ động thêm vào các yếu tố mang tính cá nhân (‘That’s my chair’, ‘Time to play’). Tùy thuộc vào việc trẻ tiếp xúc với tiếng Anh có thường xuyên hay không và chất lượng của quá trình tiếp xúc đó như thế nào mà dần dần trẻ sẽ hình thành được các câu nói hoàn chỉnh.

Nhận thức

Hiểu được một ngôn ngữ bao giờ cũng quan trọng hơn chỉ nói ra ngôn ngữ đó một cách máy móc. Chúng ta không nên đánh giá thấp khả năng nhận thức của trẻ nhỏ vì các em đã quen với việc nhận thức ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mặc dù các em có thể không hiểu tất cả những từ mình nghe được bằng ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng các em lại nắm bắt được bản chất của vấn đề – đó là chỉ cần hiểu được một vài từ quan trọng, rồi sử dụng các manh mối khác nhau để đoán ra các từ còn lại và từ đó hiểu được nghĩa của cả câu. Với sự động viên đúng mức, các em sẽ sớm vận dụng được các kĩ năng này để hiểu được ngôn ngữ tiếng Anh.

Thất vọng

Sau những buổi học tiếng Anh đầu tiên đầy mới lạ, một số trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thất vọng vì không thể biểu đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh. Một số khác lại muốn nói tiếng Anh cũng nhanh như khi học tiếng mẹ đẻ. Trẻ có thể vượt qua được sự thất vọng này nếu ta cung cấp cho trẻ các “phiếu thành tích” như “Tôi có thể đếm đến 12 bằng tiếng Anh” hoặc các bài vần đơn giản bao gồm các cụm từ có sẵn.M

Mắc lỗi

Chúng ta không nên nói với trẻ rằng các em đã mắc lỗi vì bất kì hành vi sửa lỗi nào của chúng ta cũng sẽ ngay lập tức khiến trẻ nhụt chí. Lỗi ở đây có thể là lỗi phát âm hoặc lỗi sử dụng ngữ pháp. “I goed” sẽ nhanh chóng chuyển thành “went” nếu đứa trẻ nghe thấy người lớn đáp lại là “yes, you went”; hoặc nếu người lớn nghe thấy trẻ nói “zee bus” và lặp lại là “the bus”. Cũng giống như khi học tiếng mẹ đẻ, nếu trẻ có cơ hội được nghe người lớn lặp lại ngôn ngữ theo cách đúng thì trẻ rồi sẽ tự mình sửa lỗi sai đó.

Khác biệt về giới

Não bộ của các bé trai phát triển khác với các bé gái và điều này ảnh hưởng đến việc các bé trai thu nhận và sử dụng ngôn ngữ. Đôi khi các lớp học có cả nam và nữ không để ý đúng mức đến việc các bé trai có thể bị lu mờ trước khả năng sử dụng ngôn ngữ bẩm sinh của các bé gái. Để giúp các bé trai phát huy tiềm năng của mình, các em phải được học ngôn ngữ trong một môi trường khác với các bé gái và chúng ta cũng không nên so sánh kết quả mà các em đạt được với thành quả của các bé gái.

Môi trường học ngôn ngữ

Nếu không có môi trường học phù hợp cùng với sự hỗ trợ đúng mức của phụ huynh, việc học tiếng Anh của trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Trẻ nhỏ phải cảm thấy an toàn và hiểu được rằng việc sử dụng tiếng Anh là cần thiết.

Các hoạt động trong quá trình học phải tương thích với các hoạt động hàng ngày mà các em đã biết, ví dụ, chia sẻ một quyển truyện tranh bằng tiếng Anh hay đọc một bài thơ bằng tiếng Anh…

Các hoạt động này phải đi kèm với việc phụ huynh đưa ra những nhận xét liên tục bằng giọng điệu nựng nịu trong suốt quá trình diễn ra hoạt động.

Các giờ học tiếng Anh phải thú vị và vui vẻ, tập trung vào những khái niệm mà trẻ đã biết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Bằng cách này, trẻ không phải học 2 thứ cùng 1 lúc, một khái niệm mới và một ngôn ngữ mới, mà đơn giản chỉ là học cách sử dụng tiếng Anh để nói về một điều mà các em đã biết.

Các hoạt động này phải sử dụng các đồ vật hỗ trợ khi cần thiết, điều này giúp cho trẻ nhận thức nhanh hơn và đồng thời tăng hứng thú của trẻ.

Đọc

Những trẻ em đã có thể đọc bằng ngôn ngữ mẹ đẻ thường luôn muốn tìm cách để đọc được bằng tiếng Anh. Các em đã biết cách giải mã để hiểu được ý nghĩa của các từ chưa biết trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Các em có thể sẽ sử dụng các kỹ năng giải mã này trong việc học tiếng Anh và kết quả là đọc tiếng Anh bằng giọng địa phương của mình.

Trước khi có thể giải mã được tiếng Anh, trẻ nhỏ phải biết 26 chữ cái và các âm. Vì tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng lại có trung bình 44 âm (tiếng Anh chuẩn) nên việc giới thiệu các âm còn lại nên đợi đến khi trẻ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng và đọc ngôn ngữ.

Việc bắt đầu đọc bằng tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng nếu trẻ nhỏ đã biết về ngôn ngữ này. Rất nhiều trẻ tự học cách đọc tiếng Anh nếu các em được xem chung sách truyện có hình ảnh với người lớn hoặc học các bài vần vì các em có xu hướng ghi nhớ ngôn ngữ. Học thuộc lòng là một bước quan trọng trong việc học đọc vì nó cho trẻ cơ hội tự mình tìm ra cách giải mã các từ đơn giản. Một khi trẻ đã hình thành nên một ngân hàng từ vựng mà các em có thể đọc được, các em sẽ trở nên tự tin hơn và sẵn sàng cho các phương pháp tiếp cận phức tạp hơn.

Hỗ trợ của phụ huynh

Trẻ em cần cảm thấy rằng mình đang tiến bộ. Các em cần có sự động viên thường xuyên cũng như sự khen ngợi khi đạt được những kết quả tốt. Cha mẹ có cơ sở vững chắc để đóng vai trò là người động viên cổ vũ và giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập, thậm chí ngay cả khi cha mẹ chỉ có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và cũng đang phải cùng học với các con mình.

Bằng cách chia sẻ, các bậc phụ huynh không chỉ có thể đưa các hoạt động và ngôn ngữ của trẻ vào cuộc sống gia đình hàng ngày mà còn tác động đến thái độ của trẻ trong việc học ngôn ngữ và học các nền văn hóa khác. Hầu hết mọi người đều đã thừa nhận các tính cách sẽ đi theo ta trong suốt cuộc đời được hình thành ở độ tuổi lên 8 hoặc lên 9.

Tác giả: Opal Dunn, nhà nghiên cứu giáo dục.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Chill Là Gì? Chill Phết Là Gì? Trong Tiếng Anh Có Nghĩa Là Gì?

Buzzsumo là gì?

Theo một số giải thích mà Ad được biết, thì Chill là một danh từ thể hiện sự thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với một sự việc hay hiện tượng nào đó. Chill hiểu một cách đơn giản thì giống như là mặc kệ, “bơ đi mà sống”, dạng như vậy

Chill out là gì ?

Chill out là 1 từ lóng tiếng anh, nó là sự thể hiện sự yêu cầu giảm tính nóng nảy. hoặc yêu cầu bạn hãy giải trí, xả hơi vì bạn trông có vẻ mệt mỏi, stress rồi. Nói chung là từ bảo người khác hãy bình tĩnh, đừng nóng giận

Chill phết trong bài hát của Đen Vâu trên Facebook hiện nay

Gần đây anh Đen có ra bài mới, tên nghe cực mộc mạc: “Bài Này Chill Phết”. Mới được mấy hôm thôi nhưng hơn đã đạt vài triệu view rồi, từ Chill trong bài viết này có thể nói là lời kêu gọi nhân vật nữ hãy xả hơi, xả stress sau những chuỗi dài công việc vất vả, mệt mỏi!

Giải thích Netflix and Chill là gì?

Thông thường, chill có thể dùng như một danh từ, tính từ hoặc động từ với nghĩa lạnh nhạt, ớn lạnh, lạnh lẽo. Tuy nhiên, trong những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, chill thường được dùng với nghĩa lóng: “very relaxed or easygoing”, nghĩa là rất thư giãn, dễ chịu hoặc dễ tính. Nghĩa này có thể hợp với chill trong “Bài này chill phết” của Đen Vâu, sau khi hỏi han về những áp lực, bí bách mà cô gái trong bài hát đang gặp phải, Đen muốn có thể giúp cô ấy thư giãn một chút bằng cách nghe những giai điệu anh đang hát này. Chill phết chính là thư giãn phết, dễ chịu phết.

Ruby on rails là gì?

Chill trong tiếng anh có nghĩa là gì?

1. Chill out = Calm down

Chill out là một từ lóng trong tiếng Anh, nghĩa tương tự như calm down (hãy bình tĩnh, không nên kích động). Từ này thường được các game thủ sử dụng rất nhiều để khích lệ đồng đội trong khi đang chiến đấu, truyền cảm hứng để mọi người cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi đang ở thế yếu hơn địch.

Ví dụ: Hey, chill out! Everything’s going to be fine. Nghĩa là: Bình tĩnh nào! Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.

2. Let’s chill! = Let’s hang out.

Ngày xưa, để rủ ai đó ra ngoài đi chơi thì giới trẻ thường nói là Let’s hang out!, bây giờ các bạn thường nói Guys! Let’s chill! (Đi xả stress đi, đi quẩy đi).

3. I’m chillin’ = I’m relaxing

Bạn cũng có thể dùng Chill khi nói về trạng thái đang thư giãn, giải trí của mình, bằng cách dùng câu “I’m just chillin”.

4. He is chill = He is cool

Cuối cùng bạn cũng có thể dùng Chill để diễn tả phong cách của một ai đó.

Ví dụ: He is chill!

5. chill = ok, no worries

Từ chill đôi khi được dùng để thể hiện một sự thoải mái trong suy nghĩ, không có gì phải làm nhặng xị lên, không có gì phải làm quá, làm lố lên, cứ thoải mái mà sống.

Ví dụ: “Oh, I’m really sorry!” – “It’s chill.”

Học Tiếng Anh Trẻ Em Tại Res Có Gì Thú Vị Không?

Event cuối năm tại trung tâm RES

Học tiếng anh trẻ em tại RES không chỉ có học mà các bé còn được chơi, được rèn luyện kỹ năng sống ngay trong bài học. Điều này giúp các bé dần dần hình thành các thói quen tốt, tính tự lập được rèn luyện mỗi ngày.

Học tiếng anh trẻ em tại trung tâm RES có thú vị không?

Chương trình học chi tiết cho trẻ em tại trung tâm RES

Giáo viên cực thân thiện tại trung tâm RES

Đề ra mục tiêu chung cho các khóa học dành cho trẻ em, thiếu niên.

Luôn mang lại sự hứng thú và niềm vui cho học viên nhí

Trẻ có thể phát huy khả năng phát biểu, thuyết trình trước đám đông, được rèn luyện kỹ năng sống cũng như là phát huy tính tự giác, tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm, tìm tòi và được học hỏi những điều mới lạ từ việc giảng dạy của giáo viên. Dễ dàng nhận biết thế giới qua các phòng học tại trung tâm như: phòng châu Úc, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á,…. Mỗi lớp sẽ có trình độ khác nhau, lớp học tiếng anh trẻ em, thiếu niên giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức từ tự nhiên, dễ bắt gặp ở nhà cho đến nhìn ra thế giới để nhận thức và tìm tòi học hỏi. Trung tâm đã phối hợp với Viện Hàn lâm và cho ra thông báo, chỉ nên đưa trẻ đến trung tâm từ 5 tuổi, vì ở độ tuổi này trẻ đã đủ nhận thức được việc làm của mình cũng như là khả năng quan sát, tiếp thu đã được phát triển

Giáo viên cực kỳ thân thiện

Giáo viên tại RES là “cầu nối” giúp bài học đến gần hơn với các bé học tại các lớp tại RES. Ngoài việc chỉ dạy cách học cũng như là truyền đạt bài học theo cách truyền thống, giáo viên còn lồng ghép, đan xen các trò chơi vào trong bài học để học viên có thể tiếp thu bài một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất nhưng cũng không kém phần thú vị.

Học viên không còn nổi ám ảnh về giáo viên