Chuẩn bị về tâm lý cho các bé lớp 1 song ngữ tiếng Pháp
Bố mẹ thì như vậy, nhưng còn các con thì sao? Các con thì thường chia ra thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: có phần thụ động hoặc thụ động hoàn toàn, theo kiểu “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, học hành cũng không quá tập trung, không động lực, không phấn đấu, như kiểu “sống qua ngày”. Hoặc lại cá biệt về tính cách, có phần ngỗ ngược, nghịch ngợm quá đà kiểu không tuân thủ nội quy
+ Nhóm 2: các bé hiểu rõ “tình hình”, có phần chủ động, hành động theo kiểu có mục tiêu để phấn đấu.
Tất nhiên ở độ tuổi các con còn nhỏ như vậy thì việc hình thành tính cách đó là do môi trường sống và sự giáo dục của gia đình, trường mầm non từ những năm trước tích lũy lại.
Mình chứng kiến rất nhiều bạn đi học lớp 1 rồi nhưng sáng sáng vẫn mè nheo mẹ, khóc ở cổng trường, muốn mẹ dắt tay vào tận lớp, hoặc đang ngồi học bật khóc vì “nhớ mẹ”.
Hoặc trong giờ học con nôn mửa, tè dầm, ị đùn trong lớp. Mà các trường hợp này người dọn dẹp là các thầy cô đó ạ. Ở các trường công, bộ phận lao công làm các công việc dọn dẹp chung thôi, còn tình huống từng lớp là cô giáo tự xử hết.
Hoặc dở khóc dở cười như 1 bạn trong lớp bé nhà mình, ngồi trong lớp mà cứ lấy dép, lấy giày dưới chân giơ lên liếm láp. Cô cấm không cho liếm nữa thì bạn ấy lén liếm ướt bàn tay, rồi xoa bàn tay vào đế giày đế dép rồi lại liếm tay tiếp. Cô giáo trao đổi với mẹ thì mẹ nói “bé bị thiếu chất” :(.
Hoặc có bé được gọi là “thợ mộc” vì cứ ngồi trong giờ học là lấy thước kẻ ra cưa bàn xoèn xoẹt. Hoặc có những bé cứ cô quay lên bảng viết là lại quay xuống bàn dưới nói chuyện và chổng mông về phía cô. Hoặc có bé giờ thi còn xé cả giấy thi, xé sách, xé vở. Hoặc giờ thi thì kiến quyết không làm bài…
Những tình huống này hoàn toàn không thiếu ở các lớp 1. Cho nên các mẹ có thể để ý, có những giáo viên luôn được phân công dạy lớp 1, chuyên môn giảng dạy tốt là một chuyện nhưng phần lớn cũng vì các thầy cô đó thấu hiểu các tình huống, yêu trẻ thực sự, tính tình kiên nhẫn và chịu khó thực sự.
Nếu chỉ nhìn 1 khía cạnh các mẹ có thể tặc lưỡi cho qua những chuyện kiểu này vì “ôi dào, trẻ con tránh thế nào được”.
Nhưng có 1 khía cạnh khác, đứng từ góc độ là người giáo viên. Các cô cũng đang phải chịu rất nhiều áp lực…
Cô nào thì cũng muốn thích bước vào 1 lớp học với các học sinh chăm ngoan, vui chơi đúng khuân khổ, phép tắc. 35 phút mỗi tiết học cô giáo được say sưa giảng giải những kiến thức mới và cùng các con trao đổi xung quanh nội dung học tập chứ chẳng ai muốn giờ học luôn phải gián đoạn giữa chừng để giải quyết những vấn đề không đâu?
Mà ở trong cái thời buổi hiện đại quá này, chỉ cần 1 tin cô giáo đánh học sinh thôi thì trong nháy mắt cô giáo đó cũng sáng nhất mạng xã hội nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng báo đài tivi nói chung. Vậy có ai dám nổi tiếng như thế không ạ? Chắc chắn là không rồi.
Vậy thì con nghịch quá, con lơ đãng không chú ý bài giảng, cô cũng chỉ nhắc được 1,2,3 lần rồi…chắc là thôi. Chứ cũng không thể trong 35 phút của 1 tiết dạy dành riêng để kèm cặp các bạn đó được.
Có cô giáo tiếng Pháp đã từng tâm sự với mình rằng “Nhiều bố mẹ hơi vô tư quá, cứ nghĩ gửi con đến trường, cho con đi học là giao toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường và cô giáo.
Từ 1 đứa trẻ ngỗ ngược phải thành 1 đứa trẻ ngoan. Từ 1 đứa trẻ kém phải thành 1 đứa trẻ giỏi. Nhưng xin thưa, ở nhà quý vị thông thường có 2 con, cùng lắm là 3 con. Quí vụ coi như cục vàng cục bạc, có khi nào quý vị mắng con chưa? Chắc chắn là có rồi. Có khi nào quý vị cáu quá lỡ tay đánh con chưa? Chắc chăn không ít thì nhiều cũng có.
Buổi tối quý vị có kiên nhẫn học bài cùng con, kiểm tra sách vở của con, giảng giải cho con những chỗ chưa hiểu không? Nhiều phụ huynh vì bận bịu công việc có thể chưa làm sát sao được việc đó. Luôn bảo bài nào khó mai lên lớp hỏi cô.
Nhưng xin thưa chúng tôi có 37 cục vàng cục bạc ở trên lớp. Thời gian trên lớp thì có hạn, thực sự là không xuể. Và vô tính, nếu con quý vị quá lơ đãng, quá ngỗ ngược, không chăm chú nghe giảng mà chính bản thân phụ huynh cũng không sát sao thì người thiệt thòi nhất là đứa trẻ, kiến thức thì mỗi ngày 1 mới, khi không hiểu bài tích tụ lại thành bị hổng 1 lượng lớn, và rồi sẽ đuối dần so với các bạn, và tự out ra khỏi con đường đang chạy cùng với các bạn.
Vậy nên chúng tôi là những người giáo viên, thực sự muốn được dạy dỗ, uốn nắn các con nên người nhưng cũng mong gia đình cùng chung tay phối hợp. Chứ để một mình giáo viên đảm đương tất thì thực sự rất khó, và sẽ không tránh được những kết quả có thể không làm hài lòng các quý vị phụ huynh”
Các mẹ cũng đã tham khảo và biết ở các lớp 1 song ngữ tiếng Pháp thì vì thời lượng tiếng Pháp là 10 tiết/tuần. Mà tổng thời gian học trong ngày của các con không đổi so với các lớp khác. Cho nên bắt buộc chương trình phải giảm tải thời lượng học Toán và Tiếng Việt xuống để bù sang cho tiếng Pháp. Nên nếu con không để ý để nghe và hiểu bài trên lớp thì cũng sẽ thực sự vất vả.
Vì mầm non thì gần như là trông trẻ thôi, bé có học tập nhưng không bị áp lực quá về kết quả. Môi trường của lớp mầm non và tính chất cũng khác rất nhiều so với lớp 1, đặc biệt là về kỷ cương nề nếp và tính tập thể.
Ở mầm non, các con xinh xắn ngây thơ líu lo hỏi cô hỏi thầy thì là đáng yêu. Nhưng ở lớp 1 ngồi trong giờ mà con cứ vô tư hỏi han quá nhiều thì lại là không được phép, hỏi cũng phải đúng lúc, muốn hỏi phải giơ tay xin phép, chúng tôi nên nếu các con chưa được giới thiệu để làm quen với những quy định, nội quy của lớp 1 thì con sẽ rất là bỡ ngỡ và không tránh khỏi những khi phạm quy.
Và khi đến lớp cô giới thiệu nội quy là 1 phần, còn phần lớn hơn là sự chuẩn bị từ trước đó thì bố mẹ chính là người duy nhất có thể giúp con việc này đó ạ.
Chuẩn bị sách vở đồ dùng và dụng cụ dụng cụ học tập
Hộp bút của con nên chọn loại túi có khóa kéo hay vì hộp sắt thiếc. Lớp bé nhà mình cô tiếng Pháp còn cấm không cho dùng loại hộp sắt thiếc vì khi các con vô ý làm rơi sẽ tạo tiếng động rất ầm ĩ trong lớp, mà chuyện rơi là thường xuyên đối với 1 số bạn. Cho nên loại túi có khóa kéo vẫn là “êm ái” và nhẹ nhàng nhất.
Balo của con nên có ghi tên con kèm tên bố mẹ và số điện thoại liên lạc. Bé nhà mình được các cô mầm non tặng một cái móc khóa đeo lủng lẳng ở ba lô, trên móc khóa đó ép plastic tên con, tên bố mẹ kèm số điện thoại liên lạc. Từ hồi lớp 1 đến giờ con cứ thay balo là bố tháo móc đeo vào balo mới, mình thấy cũng tiện và xinh xắn.
Quần áo đồng phục bố mẹ tính đủ cho con để giúp con chấp hành tốt quy định của lớp. Vì các trường sẽ có bộ phận Sao đỏ chuyên phụ trách ghi chép các bạn không mặc đúng đồng phục theo ngày nên nếu con vi phạm sẽ bị Sao đỏ nhắc nhở, ghi tên, ảnh hưởng đến thi đua của lớp cũng không tốt. Thông thường trong tuần các con sẽ có 2 ngày mặc đồng phục thể dục, các ngày còn lại mặc sơ mi trắng và chân váy/quần dài. Mùa đông các con có thêm đồng phục áo khoác. Về quần áo đồng phục, các mẹ có thể đăng ký mua ở trường. Hoặc các mẹ ở Hà Nội có thể đến các tiệm đồng phục Phương Thảo và mua đồng phục cho con. Báo tên trường là họ sẽ lấy đúng loại và đúng phù hiệu trường, mua ở ngoài thì giá cũng same same hoặc nhỉnh hơn mình ko nhớ rõ, nhưng con được chọn và thử đúng size số nên cũng tiện.
Những tình huống bố mẹ nên lường trước kèm hướng giải quyết để giúp con biết cách xử lý khi gặp phải
Bé học lớp 1 song ngữ tiếng Pháp có nên học tiếng Việt trước không?
Nhóm thứ nhất cho rằng không nên học đọc/học viết trước làm gì cả. Vì đó là nhiệm vụ của các cô giáo. Sinh ra lớp 1 là để con được học đọc/học viết. Không được đánh cắp tuổi thơ của con. Dưới 6 tuổi các con chỉ nên thả diều bắt bướm hái hoa thôi. À nhưng mình lại thấy 1 lượng nhỏ trong nhóm này lại cho con đi học tiếng Anh, học Toán thông minh từ 4-5 tuổi. Vậy tức là chỉ tiếng Việt là không nên học trước còn các thứ khác là thoải mái???
Nhóm thứ 2 là các mẹ cho rằng phải học trước không thì không theo kịp được các bạn đâu vì giờ các bạn đều học trước ầm ầm ra, tức là có phần học theo phong trào, học vì nhìn xung quanh sốt ruột quá. Và thế là các cuộc chạy đua vũ trang diễn ra, ban ngày thì con học ở trường mầm non, chiều tối con đi học ở trung tâm, tuần 2 buổi luyện chữ, hoặc 2 buổi đánh vần tập đọc. Kiểu này phần nhiều là học cho bố mẹ yên tâm, chứ đôi khi con cũng ngơ ngác chưa hiểu học để làm gì mà cứ bắt mình hết luyện viết lại đánh vần.
Nhóm thứ 3 là nhóm các phụ huynh được coi như là bạn của con, họ có thói quen cùng con đọc sách mỗi ngày, họ gây dựng dần tình yêu của con với sách vở, những con chữ con số là bạn bè của con. Đến độ tuổi nhất định, từ việc bố mẹ đọc sách cho con nghe, học khiến con hào hứng với việc “con cũng có thể tự đọc được truyện này đó”. Và thời buổi ngày nay thì chắc các bố mẹ cũng biết đến có quá nhiều phương pháp giáo dục sớm, cho nên việc đọc tiếng Việt nói riêng hoặc bất kỳ 1 ngôn ngữ khác nói chung với trẻ không còn là điều gì quá khó khăn mà chỉ có cô giáo mới dạy được, bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con việc này 1 cách nhẹ nhàng, tình cảm và không tốn chi phí 😀
Với các bé chuẩn bị vào lớp 1 song ngữ tiếng Pháp, mình khuyên chân thành các bố mẹ nên cho con học trước tiếng Việt. Vì việc này sẽ giúp giảm tải cho con khá nhiều áp lực trong thời gian đầu.
Bạn hãy tưởng tượng vào lớp 1 bé lạ lẫm và phải làm quen với đủ thứ, và cùng 1 lúc bé phải học 2 thứ tiếng, Đọc Viết của tiếng Việt và Nghe-Nói-Đọc-Viết của tiếng Pháp. Nếu môn tiếng Việt của bé tốt rồi, thì cũng sẽ giúp ích cho môn Toán rất nhiều. Vì con đọc hiểu được sách giáo khoa Toán, vì bài kiểm tra con đọc đề và hiểu đề nhanh thì làm kết quả cũng sẽ tốt.
Mà trong Đọc-Viết của tiếng Việt thì cá nhân mình nghĩ nên chú trọng vào Đọc hơn, chứ còn khoản Luyện chữ đẹp thì mình nghĩ cũng không quá cần thiết. Thời buổi này chúng ta dùng máy tính cho công việc là nhiều, trừ khi gia đình nào định hướng cho con công tác tại bộ phận chuyên viết Bằng Khen, Giấy Khen, Chứng nhận kết hôn ở các quận, các phường :D.
Khi con đọc tốt thì tự động sẽ viết tốt, các bài chính tả, bài kiểm tra mình để ý dặn và uốn con chữ không quá xấu là được, còn thời gian đi luyện thư pháp nét thanh nét đậm thì có thể dành làm nhiều việc khác mà con cũng ko quá áp lực.
Phương pháp học tiếng Việt cho bé lớp 1
Như mình chia sẻ ở trên là có nhiều cách để giúp con học tiếng Việt. Ba mẹ có thể chủ động chọn phương pháp phù hợp với từng bé.
Còn như nhà mình có 2 bé thì mình chọn phương pháp tự học. Hồi bé lớn 2012 thì mình được 1 mẹ cũng có con học tại lớp Pháp Nam Thành Công gửi cho 1 file sách tiếng Việt gồm 2 tập xuất bản từ những năm 1996, mình nhớ là như vậy. Bản scan pdf nhòe nhoẹt đen trắng hơi khó nhìn. Sách có bố cục ngày xưa mà thế hệ 8x dùng, học vần kiểu “cái ca, con cá”.
2 mẹ con vừa học vừa chơi tầm 1 tháng, mỗi ngày khoảng 30 phút thì bạn lớn biết đọc thành thạo, nên khi vào lớp 1 là bạn í đọc vanh vách sách, truyện. Mà vì mẹ kèm con học nên mình cũng thấy nhẹ nhàng, bạn ấy còn thốt lên là “tự dưng lại biết đọc, biết đọc thật là thích. Nhìn vào đâu cũng hiểu”.
Bé học lớp 1 song ngữ tiếng Pháp có nên học tiếng Pháp trước không?
Mình khẳng định việc cho bé làm quen trước là hoàn toàn cần thiết và tốt cho bé, vì với tiếng Việt thì con còn có môi trường xung quanh để nghe, để giao tiếp nhưng với tiếng Pháp thì gần như không có. Cho nên từ lúc biết điểm thi và quyết định cho con học là các bố mẹ đã có thể nghiêm túc cho con làm quen với ngôn ngữ này thông qua các app tiếng Pháp rất hay – đó chính là lợi thế không thể phủ nhận của xã hội hiện đại.
Hồi bé mới vào học, mình cũng mò mẫm tìm tòi cài đủ các thể loại từ free đến trả phí, sau gần 3 năm con học thì cũng rút ra được nhiều nhiều review về các apps nên ở đây mình giới thiệu đến cả nhà 1 vài apps nhà mình đã và đang sử dụng, và mình thấy thực sự hay và hiệu quả với các con.
Và đúng là đắt xắt ra miếng, các app trả phí thì thường nội dung và kiến thức cũng khác hẳn so với các app free. Cho nên nếu có thể thì bố mẹ nên đầu tư cho con 2-3 apps trả phí khác nhau để các con học – chơi thay đổi. Các bố mẹ yên tâm là hãy rèn cho con thói quen cố định ví dụ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút buổi sáng và buổi chiều học app thì sau 1 thời gian con làm quen và tích lũy thì bố mẹ sẽ khá ngạc nhiên .
Có thể quy định sáng học app này, chiều học app kia. Mỗi lần tương tác với 1 app thì các con sẽ luôn thấy mới mẻ. 1 vài buổi đầu ba mẹ có thể ngồi cùng con, học cùng con, háo hức cùng con với mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh. Phần làm bài có thể con làm 1 câu, mẹ làm 1 câu, nếu con làm sai thì cũng hãy làm sai như con rồi 2 mẹ con hào hứng động viên nhau.
Tóm lại bố mẹ hãy coi các chương trình học trên app như những trò chơi, vì thực sự nó rất giống thế :D. Có những trò chơi nhà mình còn phải oẳn tù tì để phân chia lượt chơi vì chơi rất hay. Sau 1 thời gian con quen dần thì ba mẹ rút lui và giao nó như 1 đầu việc phải hoàn thành trong ngày cho con.
App thứ 3 là Fun French, app này lượng từ mới không nhiều lắm nhưng các trò chơi rất hay, phù hợp với các bé mới làm quen với tiếng Pháp. Apps này các bố mẹ có thể mua 1 năm cũng được vì mình thấy việc sử dụng lâu dài là không tối ưu lắm. Các bạn có thể tải app Tại đây cho Android và Tại đây cho iOS.
Ngoài ra mình giới thiệu thêm 1 chương trình dành cho bố mẹ có thể tự học để đồng hành cùng con, đó là Frenchpod101. Chương trình này học tiếng Pháp qua tiếng Anh, cũng rất hay và hữu ích nếu bố mẹ đều đặn dành ra mỗi ngày 30 phút để học, mình sẽ hình dung ra và phần nào hiểu về thứ tiếng mà con đang chinh phục.