Top 6 # Tôi Đã Học Tiếng Anh Như Thế Nào Pdf Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Tôi Đã Học Tiếng Anh Như Thế Nào

Cũng vì mong muốn trở thành một tester giỏi mình bắt buộc phải củng cố vốn tiếng anh gần như bằng con số 0 của mình. Hoang mang khi tìm phương pháp học, mình đã đọc rất nhiều chia sẻ về học tiếng anh như thế nào và Dat Hoang’s Blog đã cho mình câu trả lời.

Mình xin phép được chia sẻ bài viết từ Dat Hoang’s Blog:

“Đầu tiên, trước khi chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh của mình, mình muốn điểm qua về tình hình và khả năng của mình ở thời điểm bắt đầu thực sự học tiếng Anh.

Hồi học THPT, mình được nhận định là “một cây Anh” ở một lớp khối A (Toán, Lý và Hóa). Nhưng xuất phát điểm ở một tỉnh lẻ, tới các cô giáo tiếng Anh còn phát âm sai be bét, lên tới đại học, mình nhận ra trình độ tiếng Anh của mình thực sự:

Ngữ pháp: siêu căn bản, được học về các thì nhưng chẳng biết dùng.

Nghe nói: phát âm sai loạn xạ, không đúng một từ nào; và lẽ dĩ nhiên, nghe “ta” nói thì hiểu lơ mơ (nếu “ta” cũng phát âm sai), nghe “tây” nói thì nhận định không phải là tiếng Anh, nói thì không hơn cụm “Hello. How are you? I’m fine. Thank you”, mà nói xong “tây” cũng không hiểu nốt.

Đọc viết: văn bản mà có 10 câu thì chắc chắn 90% số từ không biết, viết thì càng không biết gì.

Quan niệm học và một số phát hiện

Sau một thời gian đi học ở nhiều nơi, hỏi han bạn bè học giỏi và đọc các kinh nghiệm, tài liệu trên mạng, mình nhận ra là để học được tiếng Anh cần có: thời gian + phương pháp. Không có một tý gì về cái gọi là thông minh, hợp hay không hợp ở đây cả. Giai đoạn đầu học sẽ rất nản vì cái gì cũng nhiều, cái gì cũng mới… nhưng vượt qua được giai đoạn đầu này thì sẽ tiến lên rất nhanh.

Qua quá trình ngu ngơ tới có thể hiểu và nói chuyện được với các bạn Tây, mình nhận ra vài điều như thế này:

Học ở trung tâm là tốt nhưng KHÔNG phải là tất cả. Mình có rất nhiều bạn bè học giỏi, họ cũng đi học ở nhiều trung tâm tiếng Anh, tốt có, dở có, nhưng kết luận chung: 80% sự thành công là ở bản thân họ, là khả năng tự học và tìm hiểu ở ngoài trung tâm. “Cứ nghe tiếng Anh (BBC, CNN, tivi, phim…) như trẻ con, sau vài tháng có thể nghe nói bình thường” là một nhận định cực kỳ sai lầm. Thực ra nó đúng, nếu bạn còn là trẻ con, chưa có tư duy ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ đầy đủ. Còn mình đảm bảo, khi bạn đã trưởng thành mà chưa biết tý gì tiếng Anh, không có một chút từ vựng hay khả năng nghe nói đơn giản thì phương pháp này hoàn toàn vô tác dụng. Tất cả các điều kiện như nhau thì bạn nên nhớ: thời gian dành cho việc học khác nhau. Các bạn học giỏi tiếng Anh dành rất nhiều thời gian cho việc tiếp xúc với tiếng Anh, không hẳn chỉ gói gọn trong việc “ngồi vào bàn và học”, ví dụ như: nghe ca nhạc, xem phim, xem các kênh TV, đọc tin tức… Để tránh nhàm chán và mệt mỏi khi liên tục học và va chạm với tiếng Anh, bạn nên học hỏi từ người khác, đọc các tài liệu trên mạng và từ đó đa dạng các phương pháp học cho từng kỹ năng. Nhớ một điều, người khác có thể học tốt theo một phương pháp nào đó, nhưng chưa chắc đã tốt cho bạn, nên hãy luôn luôn thử nghiệm và tìm cho mình những phương pháp phù hợp.

Học như thế nào

PHÁT ÂM VÀ TỪ VỰNG

Sử dụng từ điển Anh – Anh: Cambridge Advanced Learner’s Dictionary, Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Longman Dictionary of Contemporary English. Chọn 1 trong 3 từ điển này để cài vào máy tính, không cần chọn tất cả. Trên điện thoại cũng tìm và cài từ điển loại này, hoặc nếu không sử dụng smartphone thì mua quyển Oxford Learner’s Pocket Dictionary rất nhỏ gọn và đầy đủ. Từ điển Anh Việt thì nên dùng từ điển trong đĩa học tiếng Anh English Study, không nên dùng từ điển Lạc Việt vì phát âm khó nghe và phiên âm sai. Tra từ: khi tra từ thì nên sử dụng từ điển Anh – Anh đầu tiên, cố gắng đọc để hiểu nghĩa của từ bằng giải thích tiếng Anh. Khi không thể hiểu thì lúc đó mới sử dụng từ điển Anh – Việt. Khi tra từ, phát âm theo 1 trong 3 từ điển Anh – Anh ở trên, hạn chế dùng từ điển Anh – Việt. Trong cả 3 từ điển ở trên đều có lựa chọn cách phát âm theo giọng Anh Anh hoặc giọng Anh Mỹ: tùy vào nhu cầu của mình nên lựa chọn giọng cho phù hợp ngay từ đầu và thống nhất. Phát âm: đa số các bạn KHÔNG ở các thành phố lớn đều phát âm sai, vì vậy tất cả các từ dù đã rất quen thuộc (ví dụ friend, family, dictionary…) cũng cần tra từ điển Anh – Anh và phát âm theo đó: chú ý trọng âm và các âm ở cuối như /s/, /t/, /d/… Phát âm: Về cơ bản, không có một âm nào trong tiếng Anh giống 100% trong tiếng Việt, chỉ là hơi giống giống; nếu quan sát cách phát âm (đặt lưỡi, giữ hơi…) thì khác nhau hoàn toàn. Vì thế, kỹ năng này nên được ưu tiên học đầu tiên, nó sẽ quyết định cho kỹ năng Nói và Nghe có tốt hay không. Ngoài ra, việc học lại phát âm sẽ cực vất vả nếu đã có vốn từ vựng hoặc học tiếng Anh kha khá. Bạn có thể tự học ở trên BBC Learn English, tuy nhiên tốt nhất là học ở một lớp dạy phát âm có uy tín vì sẽ có người giúp bạn sửa sai tốt hơn. KHÔNG học theo kiểu viết danh sách từ vựng cả vài trang giấy ra và học thuộc lòng. Học bằng cách đọc thật nhiều, và tra từ điển cho những từ chưa biết. Các phần mềm, website, điện thoại… nếu có tiếng Anh thì chuyển hết sang sử dụng tiếng Anh. Điển hình là gồm có: phần mềm điện thoại, ngôn ngữ mặc định của điện thoại, website Gmail, website Facebook, phần mềm Word, Excel…

NGỮ PHÁP

Ngữ pháp căn bản là điều bắt buộc cần biết để học và sử dụng tiếng Anh. Căn bản ở đây là những kiến thức kiểu như: các thì sử dụng như thế nào (các thì phổ biến bao gồm hiện tại đơn, tương lai đơn, quá khứ đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành), số ít số nhiều, 4W + 1H (what, when, where, who và how)… Về sách, mình thấy tốt nhất là cuốn “Grammar in Use”. Nếu có thể, mình khuyến khích các bạn đọc sách bằng tiếng Anh (từ ngữ rất đơn giản, dễ hiểu và đồng thời nâng cao vốn từ vựng). Trong trường hợp bạn không đọc được sách tiếng Anh thì đọc sách tiếng Việt, khi khá khá về từ vựng hơn thì nên đọc lại sách tiếng Anh. Trước tiên là bạn đọc hết cuốn sách này, đọc những phần được coi là “cơ bản” nhất trước, và đọc những phần “khó” sau. Chú ý là cần phải đọc HẾT, nhưng không nhất thiết là phải nhớ ngay 100% vì đó là điều không thể. Việc đọc hết này giúp bạn hình thành trong đầu quyển sách gồm những gì và những vấn đề cần lưu ý trong tiếng Anh. Sau đó, khi luyện đọc, tìm thấy cấu trúc ngữ pháp nào không nhớ thì tra lại ở quyển này. Khi đạt tới trình độ có thể đọc và hiểu quyển “Grammar in Use” bằng tiếng Anh, thì bạn nên dành thời gian để trau dồi và tiếp tục nâng cao ngữ pháp. Tại sao ngữ pháp vẫn là điều quan trọng? Vì nếu ngữ pháp không tốt thì việc đọc (tài liệu, bài báo, đề thi… khó) và viết sẽ cực kỳ khó khăn, đặc biệt là trong các kỳ thì kiểu như TOEIC, TOEFL, IELTS. Cách hữu hiệu nhất là học tiếng Anh ôn thi đại học, nguyên do là đề thi đại học ở Việt Nam được mệnh danh là có cả những thứ dân bản địa không biết. Học cô Chi Mai là lựa chọn tốt nhất cho học ngữ pháp ôn thi đại học. Nhưng nhớ, mục tiêu ở đây không phải là để giỏi hơn hay biết nhiều ngữ pháp hơn chính các bạn Tây, mục tiêu rõ ràng là mài dũa ngữ pháp của bạn.

ĐỌC

Mục tiêu của kỹ năng đọc là để nắm thông tin và tăng vốn từ vựng, KHÔNG để dịch. Do đó, bạn nên cố gắng đọc để hiểu ngay trong tiếng Anh, KHÔNG dịch các bài báo sang tiếng Việt. Việc dịch rất mất thời gian và không hiệu quả. Khi chưa quen thì sẽ khá khó, nhưng rèn dần và tưởng tượng câu văn trong tiếng Anh thì một thời gian sau sẽ cải thiện tốc độ đọc và giúp bạn hứng thú với kỹ năng này. Đọc tin tức ở các trang CNN, BBC, VOA và các báo tiếng Anh của Việt Nam như TuoiTreNews, DTiNews (của Dân Trí), VietNamNet Bridge… Lúc đầu, khi vốn từ vựng còn ít, chỉ đọc tiêu đề và phần tóm tắt (thường chữ đen đậm hoặc ở bên cạnh bài viết như ở CNN). Khi khá hơn, chọn những bài ngắn và cố gắng đọc hết, sau đó là đọc cả bài cho cả những bài dài. Như mình học, mình tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để đọc các báo tiếng Anh, và chia làm 2 kiểu đọc: đọc lướt và đọc kỹ. Đọc lướt là đọc để lấy thông tin, ít sử dụng từ điển; dạng đọc này thường áp dụng khi kỹ năng đọc đã kha khá và ở nơi khó tra từ điển. Đọc kỹ là cách đọc mà từ nào, cụm từ nào hay ngữ pháp nào không hiểu thì tra hết và soát lại để hiểu. Khi tra từ hay cụm từ chưa rõ, bạn chỉ tập trung vào nghĩa của nó ở hoàn cảnh của câu văn hay bài viết, không lan man sang những nghĩa khác.

NGHE

Khi mình bắt đầu học nghe, mình nghe VOA rồi viết lại. Lúc đầu, chọn những bài ngắn khoảng 4 – 5 phút trên VOA, bật lại từng câu để nghe đi nghe lại và cố gắng chép ra giấy. Thời gian đầu, công việc này nhàm chán và gần như mình không nghe được gì, một câu có 10 từ mà nghe được 2 – 3 từ, nhưng chịu khó thì sẽ khá lên rất nhanh. Ngoài ra, nghe theo English Study cũng rất tốt. Mình đã nghe hết ở trong đĩa này, từ cực dễ, tới trung bình và cuối cùng là khó. Điểm hay của phần mềm trong đĩa này là có công cụ để nghe lại từng câu và cho phép người nghe gõ lại để chấm theo % nghe đúng. Nghe các tin tức trên BBC, CNN… Các trang tin tức này có rất nhiều bản tin có kèm hình ảnh và âm thanh. Bạn có thể đọc các bài báo rồi nghe lại, hoặc ngược lại, nghe trước rồi đọc sau. Nghe những bản tin này tương tự như xem trên truyền hình cáp của các hãng này, nhưng sẽ không có các bài báo đi kèm.

NÓI

Tham gia các CLB tiếng Anh hay các nhóm dẫn tour cho khách nước ngoài. Ví dụ ở Hà Nội, bạn có thể tham gia câu lạc bộ SEAMAP, Trung tâm Văn hóa Hoa Kỳ (thuộc Đại sứ quán Mỹ), EEC NEU (CLB tiếng Anh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân) và một số CLB khác của các trung tâm tiếng Anh. Nhóm dẫn tour thì có nhóm Hanoikids rất nổi tiếng, mình có vài người bạn đã từng tham gia CLB này và khả năng nói tăng rất nhanh. Tự nói một mình trong gương, lẩm nhẩm bất kể thứ gì bạn đang suy nghĩ, tất nhiên là bằng tiếng Anh. Nghe có vẻ gàn dở, nhưng đây là kinh nghiệm của một người bạn của mình và của chính mình nữa. Không thử sao biết? Nếu có thể, bạn có thể lên khu hồ Hoàn Kiếm để tham gia nói chuyện với khách Tây, nhiều khi họ rất thích nếu được nói chuyện với người bản địa.

VIẾT

Đầu tiên, ngâm cứu kỹ cuốn sách Writing Acacdemic English. Đây là cuốn sách cực kỳ hay để năm chắc cách viết essay, các vấn đề về ngữ pháp cần lưu ý khi viết. Bạn sẽ thấy cuốn sách này kỹ hơn rất nhiều so với các cuốn sách khác dạy viết essay trong các kỳ thi dạng như TOEFL hay IELTS. Tìm trên mạng sẽ có một list khoảng 200 topic và các bài viết mẫu để bạn luyện tập. Trước tiên, bạn hãy tự viết và đưa lên các diễn đàn trong và ngoài nước để nhờ người chữa như: http://www.tienganh.com.vn hay http://www.english-test.net/forum/. Lưu ý, sau khi có góp ý của người chữa, bạn phải tự rà soát lại, không phải cái gì cũng nghe và các phần chữa chủ yếu là ngữ pháp, sẽ rất ít người chữa lỗi về ideas và diễn đạt cho bạn. Tham gia học ở các lớp có thầy cô dạy viết giỏi để chữa lỗi và chữa ideas. Nếu các bạn học Toefl, mình nghĩ các bạn nên tham gia lớp học Toefl của thầy Nghiêm để có thể gửi bài và nhận lài bài chữa (không chỉ chữa lỗi ngữ pháp, thầy còn chữa lỗi ideas, cách diễn đạt…); ngoài ra học thầy Nghiêm để có thêm những kiến thức nền tảng (background) rất là tốt.

Nguồn: Dat Hoang’s Blog

Tôi Đã Tự Học Tiếng Anh Như Thế Nào ?

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, tỉnh thành xa xôi, hay người ta còn thường gọi đùa là ” núi ” , bản thân tôi biết đến tiếng anh theo cách học ngữ pháp.. chúng tôi được học tiếng anh từ năm lớp 6, và việc chúng tôi được dạy đó chính là cách làm thế nào để học thuộc từ vựng, nắm chắc ngữ pháp … để có thể vượt qua mọi bài kiểm tra 15p, 1 tiết , học kì … Và đúng thật, chúng tôi vượt qua các bài thi ấy một cách dễ dàng , vì tiết học nào cũng là kiểm tra từ mới và dạy ngữ pháp, câu phủ định, câu khẳng định, đặt câu hỏi … không gì chúng tôi gặp khó khăn.. Và thế là Tôi nghĩ mình GIỎI, tôi tự tin và rất thích học tiếng anh… Cho tới ngày tôi bước chân vào Hồ Chí Minh, người ta gọi nó là nơi HOA LỆ, hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo … mà đó không phải vấn đề chính, vấn đề chính tôi muốn nhắc đến ở đây là khi vào Sài Gòn… dân tỉnh lẻ như tôi thì không thể nào không kiếm việc làm thêm, để trang trải cuộc sống, tôi đã làm rất nhiều việc khi bước chân vào Sài Gòn từ năm nhất, tôi phát tờ rơi, phục vụ, bán hàng … Và niềm yêu thích tiếng anh vẫn còn đó, sự tự tin rằng mình không quá tệ tiếng anh làm tôi tự tin hơn khi đứng ở nơi đây, cho đến khi … Tôi gặp một sự việc làm tôi nhớ mãi không quên … nó như một cú tát đau thật đau vào 6 năm trời học tiếng anh của tôi…

Ngày đó tôi làm phục vụ cho một quán nướng Nhật Hàn tên là MOGU MOGU ở 36 Trường Sơn quận Tân Bình, lần đầu tiên tôi thấy người nước ngoài, bạn biết cảm giác của tôi lúc ấy như thế nào không ? Sợ nhưng rất hào hứng, hào hứng được sử dụng thứ ngôn ngữ thứ hai mình đã học trong 6 năm qua ở Daklak. Và cơn ác mộng của tôi bắt đầu từ khi ấy…Người khách ấy vào quán và gọi tôi đến để gọi món ăn… Và chuyện xảy ra tiếp theo hẳn bạn cũng biết , tôi không nghe được bất cứ gì… không thể hiểu, không thể biết họ đang nói gì, không biết phải làm sao nên tôi đành phải nhờ Quản lí ra tiếp chuyện.

Về nhà, tôi vẫn không thể hiểu được tại sao 6 năm qua tôi học như vậy, tôi tự tin như vậy, và kết quả nhận được thật phũ phàng làm sao … Tôi lại dần dần tự ti , tình yêu tiếng anh biến mất, thay vào đó là nỗi sợ hãi…

Trải qua nỗi sợ khi tiếp xúc với người nước ngoài mà họ nói tôi không nghe, không hiểu, đâm ra tôi sợ… Tôi chán học tiếng anh, chỉ quay sang facebook, zing mp4, kênh 14, chạy trốn nỗi sợ, không dám đối mặt với nỗi sợ ấy…

Cho đến một ngày , cái ngày mà tôi tìm lại được tình yêu tiếng anh của mình…

Thế là tôi lên mạng tìm cách học tiếng anh, phương pháp thì nhiều, mọi người chia sẻ nhiều cách họ cảm thấy ổn khi họ dùng nó để học anh văn… thế nhưng nó lại mang tới cho tôi một nỗi hoang mang tiếp theo… Nhiều cách như thế này ? cách nào mới thật sự đúng ? chưa kể đến chuyện có những phương pháp ấy lại chẳng có dẫn chứng gì thuyết phục tôi tin rằng mình làm theo nó sẽ hiệu quả , tôi sẽ đạt được ước mơ của mình cả ! Lại hoang mang lần tiếp theo…

Nhưng, Trời không phụ lòng người, tìm hoài tìm mãi.. tôi cũng tìm thấy cách học thật sự dành cho bản thân, và được lập luận chặt chẽ, dựa trên các nghiên cứu khoa học làm tôi không muốn tin cũng không được J

Đọc tới đây chắc các bạn thắc mắc lắm rồi nhỉ ?

Bật mí cho các bạn biết , tôi đã tìm thấy cuốn sách tuyệt với ấy như thế nào ^^

Tên cuốn sách ấy là : CÁCH HỌC TIẾNG ANH THẦN KÌ …

Nghe tên hay nhỉ ? Vấn đề là những kiến thức trong sách còn thần kì hơn cả tên gọi của nó, cuốn sách này là phép màu giúp tôi lấy lại tình yêu tiếng anh của mình !

Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy, đã mang đến cho chúng em cách học tuyệt với , khác xa truyền thống, mang chúng em đến gần hơn với ước mơ của chúng em.

Để kết thúc phần chia sẻ hơi dài dòng của mình ^^ ! xin gửi tặng các bạn link ebook cuốn sách đã thay đổi cuộc đời của mình, hi vọng nó cũng sẽ thay đổi cuộc đời các bạn như vậy !

http://www.mediafire.com/download/ns9a9kcnda0cf73/FR-CHTATK+B%E1%BA%A2N+M%C3%80U.pdf

ĐÃ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BẠN THÌ BẠN PHẢI TỰ ĐI ĐẾN CÙNG

VÌ NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ ĐI CÙNG NHƯNG KHÔNG AI CÓ THỂ ĐI THAY BẠN !

Tôi Đã Học Tiếng Pháp Như Thế Nào

Target của mình tại thời điểm đó: từ 0 đạt được trình độ B1 trong 4 tháng, trước đó mình đã học tầm vài tháng tại CapFrance ở Sài Gòn.

1 điều nữa là bạn nên học từ vựng mọi lúc mọi nơi, theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Ngày nào cũng thấy nó thì vài ba ngày hoặc 1 tuần là thuộc nằm lòng rồi. Mình hay dán giấy vào nhà tắm, nhà vệ sinh, trên cửa ở trong nhà, dán hoặc lồng vào tấm ốp điện thoại ..v..v nói chung là chỗ nào bạn hay nhìn thường xuyên.

Học ngữ pháp phần khó nhằng

Bluetooth tiếng Anh vào bà con ơi! Có thể từ vựng bạn không nhất thiết phải hệ thống trilangue Việt – Anh – Pháp. Nhưng đối với ngữ pháp thì mình khuyên 100% là nên làm. Thực sự mình thấy điều này giúp ích khá nhiều để nâng tốc độ học tiếng cũng như là so sánh tương quan ngữ pháp giữa tiếng Anh và tiếng Pháp.

Thực chất có muôn vàn cái tips học ngoại ngữ ở ngoài kia cho các bạn áp dụng: nào là xem phim, nghe nhạc, đọc báo, xem thời sự vân vân và mây mây. Riêng mình thì lúc mới học tiếng không hay xem phim, coi thời sự bằng tiếng Pháp mấy đâu ( khi chưa đủ trình độ thì việc bạn xem, hoặc nghe từ một chiều đó rất mất thời gian và không đạt được hiệu quả cao )

Đối với mình, mình chỉ khuyên các bạn là hãy học giao tiếp hằng ngày trước: hãy tìm cách để luyện tập nghe và nói cùng một lúc. Tìm một người đã giỏi tiếng Pháp, nếu có giáo viên dạy tiếng người Pháp thì càng tốt. Hãy nói cho dù bạn nói chưa tốt và có nhiều lỗi nhỏ và khắc phục dần dần, cũng như tạo thói quen nói ngoại ngữ một cách tự nhiên hơn. Đồng thời nghe để thẩm thấu dần cách nói chuyện hằng ngày rất khác so với những gì bạn được học và làm bài tập trong sách vở. Con đường để đi từ “lý thuyết” đến “thực hành” ngắn nhất chỉ có vậy.

Cheers!!

Tags: day tieng phap online, hoc tieng phap o dau tphcm, hoc tieng phap co ban cho nguoi moi bat dau, hoc tieng phap cho tre em o tai tphcm, tieng phap giao tiep co ban , day tieng phap online

Tôi Đã Tự Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

SSDH – Với nhu cầu sử dụng tiếng Anh cao song không thể sắp xếp được thời gian để tham gia các lớp học, nhiều người đi làm đã chọn cho mình cách tự học tiếng Anh ở nhà – đây là điều không hề dễ dàng và cần có quyết tâm cao, hướng đi phù hợp.

Để giúp nâng cao hiệu quả của quá trình tự học, SSDH có một số chia sẻ với các đối tượng này dựa trên kinh nghiệm làm việc chuyên sâu với người đi làm.

Tự học tiếng Anh như thế nào?

Trước hết, người tự học cần đi đúng quy luật tự nhiên khi học ngôn ngữ, chú ý học nghe – nói – phát âm, hơn là chỉ quan tâm đến nghĩa của từ và cấu trúc ngữ pháp, đặc biệt là cần chú trọng đến học phát âm ngay từ đầu.

Nguồn tài liệu và công cụ bổ trợ cho việc tự học rất phong phú. Chúng ta có thể tự học ngữ âm bằng các phần mềm luyện phát âm; lấy tài liệu đọc, nghe, nói tại các trang học tiếng anh của BBC và VOA hoặc đăng ký Newsletter thuộc lĩnh vực mình quan tâm.

Khi sử dụng tiếng Anh, nhiều người vẫn mắc phải nghịch lí “con gà quả trứng”: do khả năng nghe nói kém, họ không dám giao tiếp nên không có cơ hội va chạm, như thế không thể cải thiện được khả năng nghe nói làm cho họ không dám giao tiếp. Để ra khỏi vòng luẩn quẩn đó, người tự học tiếng Anh cần mạnh dạn hơn, không sợ sai, quyết tâm “sai thì sửa”

Một điều rất quan trọng là người học cần chủ động tiếp cận môi trường giao tiếp tiếng Anh để được thực hành, tiếp xúc với môi trường sử dụng tiếng Anh thường xuyên: nghe audio trên mạng, đến câu lạc bộ tiếng Anh… Bên cạnh đó, người tự học tiếng Anh có thể kết bạn, giao lưu với người nước ngoài: vừa được rèn luyện ngoại ngữ vừa được tiếp xúc với nền văn hoá khác. Song việc này đòi hỏi phải có sự tự tin, chủ động, và cũng qua được ngưỡng cơ bản của Tiếng Anh.

2 Phương pháp tự học tiếng Anh rất hiệu quả mà mình đã trải nghiệm: Thứ nhất: Nghe ngấm – Deep listening

Đây là cách học tiếng Anh mang lại kết quả cho cả nghe – nói – phát âm mà lại hết sức thoải mái, không gò bó, phù hợp với những người có ít thời gian để tự học. Các bài nghe có thể thể copy vào các thiết bị di động, nghe ở mọi nơi, mọi lúc. Cách học ngôn ngữ thết sức tự nhiên, người nghe “thả lỏng” để âm thanh, ngữ điệu ngấm vào đầu, làm quen dần dần, sau đó bắt chước lại. Thời điểm “ngấm” tốt nhất là trước khi đi ngủ và sáng khi mới thức dậy. Nếu kiên trì, bỏ mỗi ngày 30 phút, bạn sẽ thấy ngạc nhiên và ngỡ ngàng về sự tiến bộ nhận được.

Thứ hai: Kỹ thuật đọc tự do

Đây là cách học từ vựng, cấu trúc một cách hiệu quả và tự nhiên nhất. Đầu tiên, người tự học cần chọn nguồn tài liệu thuộc phạm vi quan tâm để đảm bảo tính hứng thú học lâu dài. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc và tra từ một cách thoải mái tự nhiên, đều đặn. Khi đó, có những từ sẽ xuất hiện với tần suất cao trong bài viết, thì chúng ta sẽ gặp – đọc nhiều lần và sẽ nhớ lâu, đây chính là vốn từ phổ dụng hữu ích chúng ta cần nhớ. Đối với những nhóm từ xuất hiện không nhiều lần, đó chính là những từ ít được sử dụng, và chúng ta nên quên nó đi cho nhẹ đầu. Bằng cách đọc chọn lọc một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như vậy, chúng ta sẽ tiếp cận và ghi nhớ được vốn từ vựng cốt lõi – thông dụng – đúng như những gì chúng ta cần học.

Còn rất nhiều những phương pháp hay khác, mỗi người có thể chọn cho mình phương pháp phù hợp. Và hơn hết, quá trình tự học tiếng Anh đòi hỏi sự kiên trì, quyết tâm cao, nỗ lực hết mình.