Top 7 # Tình Yêu Khoa Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Khoa Học Của Tình Yêu Là Gì: Sự Khác Biệt Giữa Thích, Yêu Và Các Dạng Tình Yêu Khác Nhau

Những bằng chứng lịch sử, văn hóa và thậm chí tiến hóa gợi ý tình yêu đã tồn tại trong nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới từ thời cổ đại. Một nghiên cứu đã thống kê và tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của tình yêu trong 147/166 nền văn hóa mà họ khảo sát.

Nhưng tình yêu thực sự là một khái niệm phức tạp. Nó phức tạp cả trên phương diện mọi người trải nghiệm nó như thế nào và trải nghiệm đó có thể thay đổi ra sao theo thời gian.

Thích, yêu hay đắm say?

Trong hơn 50 năm qua, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu sự khác biệt giữa các trạng thái tình cảm: thích, yêu và đắm say một ai đó.

Theo đó, ” thích” được mô tả là trạng thái tình cảm của hai người với nhau, trong đó mỗi người đều có những suy nghĩ và cảm xúc tích cực đối với người còn lại nhưng thiên theo hướng tình bạn.

Trong mối quan hệ “thích nhau”, chúng ta cũng thường trải nghiệm được sự ấm áp và gần gũi đối với người chúng ta thích. Một số trường hợp, chúng ta chọn có những tình cảm thân mật với những người này.

Khi ” yêu“, chúng ta cũng trải qua những suy nghĩ và có những trải nghiệm tích cực giống như khi chúng ta thích một ai đó. Nhưng chúng ta còn trải nghiệm thêm cảm giác được chăm sóc cũng như có một cam kết sâu sắc đối với người đó.

Còn khi yêu ” đắm say“, chúng ta sẽ trải qua tất cả những trạng thái trên, cộng thêm những hấp dẫn và sự hưng phấn về mặt tình dục. Tuy nhiên, nghiên cứu quan điểm của mọi người về tình yêu gợi ý rằng tình yêu của mỗi người không phải lúc nào cũng giống nhau.

Tình yêu đam mê và tình yêu đồng hành

Tình yêu lãng mạn có thể được chia thành hai loại. Thứ nhất là tình yêu đam mê hay tình yêu nồng nhiệt. Còn thứ hai là tình yêu đồng hành. Hầu hết các mối quan hệ lãng mạn, cho dù họ là người dị tính hay cùng giới tính, đều có thể phân thành hai loại tình yêu này.

Tình yêu đam mê là thứ mà mọi người thường xếp vào loại tình yêu “đắm say” phía trên. Nó hàm chứa cảm giác đam mê và khao khát mãnh liệt đối với một ai đó, đến mức khiến bạn có thể bị ám ảnh bởi suy nghĩ muốn được ở trong vòng tay của họ.

Tình yêu thứ hai được gọi là tình yêu đồng hành. Nó không mãnh liệt, nhưng lại phức tạp và hàm chứa các kết nối cảm xúc của sự thân mật, cam kết bằng một sự gắn bó sâu sắc đối với đối tác.

Tình yêu thay đổi như thế nào theo thời gian?

Nghiên cứu xem xét những thay đổi của tình yêu theo thời gian thường cho thấy: Tình yêu kiểu đam mê, nồng nhiệt thường bắt đầu rất mãnh liệt, nhưng sẽ suy giảm dần xuống trong quá trình của mối quan hệ.

Có nhiều lý do khác nhau giải thích hiệu ứng này.

Thứ nhất, khi mối quan hệ tiến triển, hai người bắt đầu yêu nhau đắm say sẽ ngày càng tìm hiểu thêm được nhiều điều về nhau. Mỗi người trong số họ đều trở nên tự tin hơn về tương lai lâu dài của mối quan hệ nên không quay ra chăm sóc lẫn nhau nữa.

Những thói quen sẽ phát triển trong quá trình này. Các cơ hội để trải nghiệm sự mới lạ và hứng thú cũng ít dần đi, cùng với đó là tần suất của hoạt động tình dục. Điều này có thể khiến tình yêu nồng nhiệt lắng xuống.

Mặc dù không phải tất cả các cặp vợ chồng yêu nhau đắm say ngay từ đầu đều trải qua thời kỳ suy thoái này, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 20-40% trong số họ nhận thấy điều đó. Trong số các cặp vợ chồng đã kết hôn hơn 10 năm, suy thoái mạnh nhất có thể xảy ra khi hôn nhân của họ bước sang thập kỷ thứ hai.

Đó là vì nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc sống, nhiều sự chuyển biến có thể khiến những người yêu nhau nồng nhiệt bị phân tâm và không còn trải nghiệm được sự đam mê trong tình yêu nữa. Nhiều trách nhiệm khác trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng tới năng lượng của họ, hạn chế các cơ hội để họ nuôi dưỡng tình yêu đam mê. Bắt đầu có con đầu lòng và làm cha mẹ là một ví dụ cho trường hợp này.

Ngược lại, các nghiên cứu tìm thấy tình yêu đồng hành thường gia tăng theo thời gian. Những cặp đôi yêu theo lối đồng hành nhiều hơn, sẽ ngày càng yêu nhau mặn mà hơn.

Nhưng trên thực tế, hầu hết các mối quan hệ lãng mạn sẽ bao gồm cả tình yêu nồng nhiệt và tình yêu đồng hành. Vì vậy để nói về sự thay đổi của tình yêu theo thời gian, phải xét đến tình yêu của bạn lúc này có tính mãnh liệt nhiều hơn hay đồng hành nhiều hơn.

Nếu một mối quan hệ chỉ có sự mãnh liệt hoặc có quá ít sự đồng hành, nó sẽ có những thay đổi tiêu cực khi tiến triển thêm và ngược lại.

Nhưng tại sao tình yêu lại xuất hiện?

Tình yêu là một cảm xúc giữ cho mọi người gắn kết và cam kết với nhau. Từ góc độ tâm lý học tiến hóa, tình yêu sinh ra để giữ cho cha mẹ của những đứa trẻ ở bên nhau đủ lâu để giữ cho chúng tồn tại và cùng chăm sóc chúng đến tuổi trưởng thành, đạt tới độ chín về tình dục để tiếp tục duy trì nòi giống.

So với các loài động vật khác, thời kỳ thơ ấu của con người kéo dài hơn nhiều. Do đó, con cái cần phải dựa vào cha mẹ trong nhiều năm để sống và phát triển đủ các kỹ năng cần thiết. Tình yêu đối với con người đặc biệt trở nên quan trọng.

Không có tình yêu, loài người có thể sẽ không tiến hóa được đến bây giờ.

Và thật thú vị, nhiều vùng não được kích hoạt trong tình yêu sẽ không thể được kích hoạt khi bạn nghĩ về những mối quan hệ khác, chẳng hạn như tình bạn. Những phát hiện này cho chúng ta thấy rằng thích một ai đó không giống như đang yêu một ai đó.

Phong cách tình yêu của bạn là gì?

Nghiên cứu đã tìm thấy ba phong cách chính của tình yêu. Lần đầu tiên được phân loại bởi nhà tâm lý học John Lee, tình yêu gồm có ba phong cách chính là eros, ludus và storge. Những phong cách này được phân loại dựa trên niềm tin và thái độ của mọi người về tình yêu, cũng như cách họ hành động và tiếp cận các mối quan hệ lãng mạn.

Eros

Phong cách này là kiểu tình yêu tập trung vào sự hấp dẫn thể xác của đối tác. Bạn thường có khao khát và mong muốn tình dục cùng những sự thân mật mãnh liệt khác.

Ludus

Phong cách này là kiểu tình yêu xa cách về mặt cảm xúc. Nó xảy ra khi một người yêu người khác, nhưng không có sự cam kết rõ ràng. Người yêu theo phong cách ludus sẽ cảm thấy thoải mái khi kết thúc các mối quan hệ. Và họ thậm chí còn bắt đầu một mối quan hệ mới ngay cả khi chưa kết thúc mối quan hệ đang có.

Storge

Storge thường được coi là một hình thức trưởng thành hơn của tình yêu. Nó ưu tiên mối quan hệ với những người có cùng sở thích. Tình cảm trong phong cách yêu này được chia sẻ và thể hiện một cách cởi mở. Người yêu theo kiểu storge ít chú trọng đến sự hấp dẫn về thể xác của đối tác. Họ cũng luôn tin tưởng vào người yêu của mình và không cần hay không phụ thuộc vào họ.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể có phong cách yêu hỗn hợp

Bằng chứng cho thấy một số người có phong cách yêu pha trộn giữa các phong cách yêu chính kể trên. Các phong cách hỗn hợp này được gọi là mania, pragma và agape.

Tình yêu mania hàm chứa cả sự mãnh liệt lẫn những cam kết cũng như chăm sóc cho đối tác. Tình yêu pragma thường bắt nguồn từ việc lựa chọn đối tác dựa trên nhu cầu và sự thực dụng của bản thân. Còn agape là một tình yêu hy sinh, được thúc đẩy bởi ý thức về bổn phận và sự vị tha.

Một số nghiên cứu phát hiện những người có nhiều tính xấu, chẳng hạn như ái kỷ, máy móc, gia trưởng hoặc có vấn đề tâm thần thường yêu theo phong cách ludus hoặc pragma.

Những người luôn cảm thấy bất an, có nhu cầu được công nhận trong tình yêu thường có phong cách mania. Trong khi những người cảm thấy rụt rè, thiếu thoải mái với sự thân mật sẽ không chọn yêu theo lối eros.

Nhưng bất kể sự khác biệt trong cách trải nghiệm tình yêu, có một điểm chung khi con người là một loài động vật xã hội, tất cả chúng ta đều có một niềm đam mê sâu sắc với tình yêu.

Tham khảo Theconversation

Tình Yêu Dưới Góc Nhìn Khoa Học

Bộ não sẽ xem xét con người khi yêu giống như câu ngạn ngữ cổ “Yêu là mù quáng” rất phù hợp. Trong khi chất kích thích kiểm soát tạo nên sự hứng thú, thì điều đó có nghĩa là những định kiến về quan hệ xã hội, những điều cấm kỵ sẽ trở nên mất tác dụng.

Ngành hóa học với tình yêu thể xác

Đưa ra lựa chọn đúng khi tìm cho mình một tình yêu đích thực là công việc quan trọng nhất cuộc đời, vì thế chúng ta đi tìm bạn đời như thế nào?

Nhiều yếu tố cộng lại để làm cho chúng ta ham muốn một người bạn đời tài năng. Có một điều hiển nhiên như sự cân đối về tâm lý và một làn da đẹp – điều đó cho thấy một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật và một sự di truyền nòi giống tốt. Người phụ nữ tìm kiếm một người đàn ông cao to với cơ bắp nở nang, tốt bụng, khỏe mạnh và có địa vị xã hội. Người đàn ông có hứng thú với những phụ nữ trẻ, có thân hình cân đối và không quá cao.

Tuy nhiên sắc đẹp cũng có cái giá của nó. Những nhà nghiên cứu gợi ý rằng con người thường dễ bị lôi cuốn bởi những người khác phái có cùng quan điểm với họ. Và điều đó tạo nên sự bối rối nhẹ. Mùi thơm cũng đóng vai trò rất rõ ràng, con người thường bị lôi cuốn bởi mùi thơm tác động vào hệ thống gen miễn nhiễm (MHC). Người bạn tình có MHC khác có thể tạo ra một thế hệ con cháu khỏe mạnh. Còn những người có cùng MHC thì thường thích cùng một loại dầu thơm.

So với các loài vật như chim, và thậm chí là chuột, chúng tìm kiếm bạn tình bằng những tiếng kêu hay sự biểu hiện những động tác thu hút. Con người thông minh hơn với những món quà đắt tiền. Xây dựng mối quan hệ tình cảm có thể làm bạn hứng thú hơn trong việc tìm bạn tình.

Có một vài yếu tố hiếm hơn – sự hấp dẫn của phụ nữ và giọng nói có thể dao động với mức độ kích thích và chu kỳ kinh nguyệt. Như kết quả, uống một viên thuốc có thể ngăn sự ham muốn của phụ nữ để chọn bạn tình.

Sự phát triển của tình yêu

Những khía cạnh đa dạng của tình yêu có thể có chung một sự phát triển, vậy điều gì mà các nhà khoa học tìm kiếm? Có lẽ phải bắt đầu từ tình yêu mẹ. Về mặt sinh học nó thuộc về những giác quan hoàn hảo. Trong loài vật, điều gì giúp chúng duy trì sự sống lâu hơn? Xương là một phần tất yếu trong quá trình di truyền từ gen của mẹ sang thế hệ tiếp theo.

Một lần nữa chất Oxytocin lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương giữa mẹ và con. Tuyến hoocmôn khác là Prolactin có thể kích thích sự phát triển khả năng làm cha mẹ của loài vật.

Không giống như tình yêu của mẹ, điều này rất hiếm xảy ra ở loài động vật có vú. Thường thì ít hơn 5%, và thật sự không có sự giải thích nào rõ ràng để giúp tìm hiểu vì sao thỉnh thỏang lại xuất hiện điều này. Đừng tưởng rằng quan hệ một vợ một chồng chỉ có ở loài chim.

Và tình yêu không có sự giới hạn để tạo nên mối quan hệ giữa nam và nữ. Mặc dù mối quan hệ đồng tính thì có nhiều cách khác nhau, chúng sẽ là chất keo gắn kết xã hội lại với nhau.

Trái tim tan nát

Thật không may mắn, con đường dẫn đến tình yêu không phải lúc nào cũng ngọt ngào. Sự hạnh phúc, trạng thái ngẩn ngơ, sự hoan hỉ, và trạng thái thỏa mãn luôn đi kèm lòng ghen tị, sự mê cuồng, sự bi quan, và lòng căm thù.

Thất tình có thể đã được hư cấu bởi những con người lo tập trung tìm kiếm một người vợ (hoặc chồng) quá lý tưởng. Điều đó dẫn tới nhiều người có thể rơi vào tình cảnh thất vọng trầm trọng khi bị bỏ rơi bởi người đã từng yêu thương.

Cảm giác đau đớn lớn hơn khi trung tâm não họat động mạnh cùng với việc kích thích chất Dopamine cao hơn. Có một nghịch lý khi chúng ta thất vọng thì chúng ta khó mà có cảm giác yêu trở lại nữa. Đầu tiên chúng ta cố gắng tranh đấu để giành lấy lại được tình yêu. Sự hoang mang cũng kích thích khi chúng ta cảm thấy có một điều gì sắp mất đi.

Sau đó, tình yêu trở thành giận dữ và sự căm thù, lúc này những chất kích thích bùng phát trong não tạo nên sự giận dữ. Cuối cùng, khi những kẻ bị phụ tình cam chịu trước số phận của họ, họ thường bị rơi vào trạng thái thất vọng và chán nản kéo dài trong những ngày sau đó.

Những trạng thái tiêu cực này có thể nảy sinh ra nhiều thứ từ sự ám ảnh và kích động nổi loạn bất cần và thậm chí giết người tình của mình. Trong khi những hành vi như thế có thể được phân tích dưới dạng tâm thần học và có lẽ điều đó chắc cũng ít xảy ra. Những chấn động của cảm xúc có thể tương tự như sự rối loạn cưỡng bức ám ảnh nhưng trong một số người, lúc này tình yêu có thể là một điều gì quá kinh khủng.

Cơ hội để đạt được những mối quan hệ thành công có vẻ như khó đoán trước, nhưng một nghiên cứu cho rằng về mặt di truyền học các vụ ly dị có thể biết trước một phần nào đó. Đã có những công thức toán học giúp cho việc dự đoán khả năng các vụ li dị và phân chia tài sản cho công bằng.

Nền Khoa Học Tiếng Anh Là Gì ?

Nền khoa học tiếng anh là gì? Và những điều bạn chưa bao giờ biết đến hay đã lỡ quên đi.

Nền khoa học tiếng anh là gì?

Nền khoa học tiếng anh là “Science background”

Autophagy (n): tự thực bào

Advancement (n): sự tiến bộ

Autophagosomes (n): các túi tự thực

Activate (v): kích hoạt

Accumulate (v): tích lũy

Auto-decomposition (n): sự tự phân hủy

Acidifying (n): axit hóa

Accountability (n): trách nhiệm

Administer (v): quản trị

Altruistic (adj): vị tha

Alignment (n): sự liên kết

Accelerating (adj): tăng tốc

Arithmetic (adj): toán học

Accumulate (v): tích lũy

Algebra (n): đại số học

Automation (n): sự tự động hóa

Aspirational (adj): nguyện vọng

Bracket (n): giá đỡ

Bizarre (adj): kỳ lạ

Bestow (n): trao cho

Bureaucracy (n): chế độ quan liêu

Back-end : cuối cùng

Component (n): bộ phận

Combustion (n): sự đốt cháy

Clean-up mechanism (n): cơ chế tự làm sạch

Collaborator (n): cộng tác viên

Cultivate (v): nuôi dưỡng

Catalyst (n): chất xúc tác

Cull (v): lựa chọn

Centralize (v): tập trung

Correlation (n): sự tương quan

Durability (n): tính bền

Disruption (n): sự phá vỡ

Discipline (n): quy tắc

Decode (v): giải mã

Deform (v): biến dạng

Disassemble (adj): tháo rời

Differentiation (n): biệt hóa

Disorder (n): sự rối loạn

Donation (n): sự quyên góp

Deliberate (adj): suy nghĩ cân nhắc

Digital device (n): thiết bị số

Dimension (n): kích cỡ

Disengage (v): tách rời

Emerge (from) (v): bắt nguồn từ

Envision (v): hình dung

Epicenter (n): tâm chấn

Encode (v): mã hóa

Embryo (n): phôi

Excrete (v): thải ra

Endorsement (n): sự xác nhận

Equation (n): sự cân bằng

Efficient (adj): hiệu dụng

Exponent (n): toán số mũ

Fuel injection system (n): hệ thống phun nhiên liệu

Flatland (n): bình nguyên

Fluctuation (n): sự dao động

Fracture (n): chỗ gãy (xương)

Face-to-face: trực tiếp

For-profit: vì lợi nhuận

Foundation (n): nền tảng

Framework (n): khuôn khổ

Geometry (n): cơ cấu

Glimpse (n): nhìn thoáng qua

Groundbreaking (adj): đột phá

Groundwork (n): nền tảng

Generation (n): thế hệ

Grasp (v): nắm vững

Homeostasis (n): cân bằng nội môi

Hunger (n): sự đói

Hallmark (n): sự xác nhận

Harness (v): khai thác

Innovation (n): sự đổi mới

Inevitable (adj): không thể tránh khỏi

Intense (adj): cường độ cao

Insulator (n): vật cách điện

Infectious (adj): truyền nhiễm

Impermanence (n): vô thường

Infancy (n): phôi thai

Illuminate (v): làm sáng tỏ

Inescapable (adj): không thể lờ đi được

Incubator (n): ươm mầm

Initiative (adj): mở đầu

Incorporate (v): kết hợp chặt chẽ

Imperative (n): nhu cầu

Jet engine (n): động cơ phản lực

Long-standing (adj): lâu đời

Leverage (v): tận dụng

Legacy (n): tài sản kế thừa

Logarithm (n): (toán học) loga

Massive (adj): lớn

Mere (adj): chỉ là

Molecular (adj): phân tử

Mutant (n): đột biến

Menopause (n): thời mãn kinh

Mentality (n): trạng thái tâm lý

Medieval (adj): kiến trúc Trung Cổ

Mastery (n): ưu thế

Mindset (n): tư duy

Martial art (n): võ thuật

Navigate (v): điều hướng

Neurodegeneration (n): bệnh thoái hóa tế bào não

Nudge (v): điều chỉnh

Nurturing (n): nuôi dưỡng

Notion (n): quan điểm

Nonprofit : phi lợi nhuận

Ongoing (adj): đang xảy ra

Osteoporosis (n): chứng loãng xương

Orientation (n): sự định hướng

Outreach (v): vượt hơn

3D printing (n): công nghệ ấn xuất 3 chiều

Prototyping (n): sự tạo mẫu

Prestigious (adj): uy tín

Paradigm-shifting: chuyển hóa

Photochemistry (n): quang hóa học

Philosophy (n): triết lý

Peel off (v): mở ra

Perceptible (adj): cảm nhận

Pre-kindergarten (n): mẫu giáo

Revolution (n): cuộc cải cách

Rigorous (adj): nghiêm ngặt

Reminiscent (adj): gợi nhớ

Rotate (v): quay

Regeneration (n): sự tái sinh

Reform (n): sự cải thiện

Reinforce (v): củng cố

Self-eating cell (n): tự thực bào

Sustain (v): duy trì

Superconductor (n): chất siêu dẫn

Starve (v): bỏ đói

Sensor (n): cảm biến

Stoke (v): thổi bùng

Stoop (v): cúi xuống

Scenario (n): tình huống

Simulation (n): sự giả vờ

Streamline (v): sắp xếp hợp lý hoá

Standardize (v): chuẩn hóa

Shepherd (v): dẫn dắt

Torture (v): tra tấn

Topology (n): hình học không gian

Twist (v): xoắn

Two-dimensional (adj): 2 chiều

Trigonometry (n): lượng giác

Uplift (n): nâng cao

Unprecedented (adj): chưa bao giờ có

Unfold (v): hé lộ

Unravel (v): làm sáng tỏ

Utopian (adj): duy tâm

Vacuole (n): không bào

Virtual Reality (n): công nghệ thực tế ảo

Vibration (n): sự rung động

Các từ vựng này sẽ rất hữu ích cho các bạn! Mong rằng các bạn sẽ thấy nó có ích cho bản thân mình.

Ngành Y Đa Khoa Là Gì? Ngành Y Đa Khoa Học Những Gì

Cập nhật: 07/02/2020

Y đa khoa (hay còn gọi là Y khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu đào tạo của ngành Y đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

Sinh viên theo học ngành Y đa khoa sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo những kiến thức sau:

Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;

Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;

Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;

Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Sau thời gian 6 -7 năm học tập trong trường đại học, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ có những kỹ năng sau:

Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.

Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.

Tiếp cận được với các kiến thức y sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.

Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường và bệnh lý.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích một cách sâu sắc các triệu chứng bệnh lý của người bệnh. Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.

Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.

Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, đánh giá, xử trí các vấn đề sức khỏe tại bệnh viện và cộng đồng.

Muốn học Y đa khoa thì cần phải biết những gì?

2. Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa

Theo Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

3. Các khối thi vào ngành Y đa khoa

– Mã ngành: 7720101

– Ngành Y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

B00: Toán, Hóa, Sinh

A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.

5. Các trường đào tạo ngành Y đa khoa

6. Cơ hội việc làm ngành Y đa khoa

Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:

Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;

Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;

Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;

Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;

Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;

Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;

Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;

Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;

Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng;

Mở phòng khám đa khoa riêng;

Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.

Học ngành Y đa khoa, ngành học không bao giờ hết hot

7. Mức lương ngành Y đa khoa

Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa

Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:

Cẩn thận, tỉ mỉ;

Nắm vững kiến thức chuyên môn;

Thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của người bệnh;

Kỹ năng giao tiếp tốt;

Có trình độ ngoại ngữ;

Chăm chỉ và kiên trì;

Có tinh thần trách nhiệm cao;

Sẵn sàng làm việc ở mọi hoàn cảnh;

Có sức khỏe tốt vì đây là ngành nghề khá vất vả.

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.