Top 11 # Tinh Thần Hiếu Học Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Tinh Thần Hiếu Học Là Một Mỹ Đức

Học tập có quan trọng không? có quan trọng! Tuy nhiên học tập là một chuyện, đạt được cái tinh thần ham học, hiếu học như người xưa, như dân tộc Do Thái lại là một chuyện khác.

“Ngọc không mài, không thành quý

Người không học, mù nghĩa lý”.

Một hòn ngọc thô, nếu không trải qua quá trình mài giũa tỉ mỉ thì không thể trở thành món đồ hữu dụng đẹp đẽ. Con người cũng vậy, dù có tư chất bẩm sinh rất tốt, nhưng không chịu khó học tập thì cũng không cách nào hiểu được đạo lý xử thế, làm người.

Mạnh Mẫu cắt lụa khuyên học

Học tập cần phải bền lòng, một khi đã nhận định rõ mục tiêu thì không để những thứ bên ngoài gây nhiễu.

Mạnh Kha vốn có linh tính và huệ căn thiên bẩm, nhưng cũng có thói ham chơi lười biếng như bao đứa trẻ khác. Một hôm Mạnh Kha trốn học đi chơi nửa ngày. Khi con trai trở về nhà, Mạnh Mẫu chẳng nói chẳng rằng cầm kéo xoẹt một cái cắt đứt tấm lụa đang dệt làm hai mảnh. Mạnh Kha kinh ngạc hỏi mẹ: “Sao mẹ lại cắt ngang bỏ tấm vải như thế?”

Mạnh Mẫu nói: “Con bỏ học thì giống như tấm lụa mẹ đang dệt đây. Một người quân tử học để thành danh, học vấn uyên bác, do đó họ ở thì yên vui, họ hành động thì tránh xa cái hại, cái xấu. Hôm nay con không học thì không thể rời xa họa hoạn được, từ nay về sau mãi mãi chỉ làm những việc nhỏ nhặt quẩn quanh tạm bợ mà thôi. Bỏ dở giữa chừng không làm, như người phụ nữ dệt lụa cắt lụa phá khung cửi, thì lấy gì cho chồng con ăn và mặc đây?”

Mạnh Mẫu dùng việc “Cắt lụa” để ví với “Bỏ học”, chỉ ra bỏ dở giữa chừng thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. “Cắt lụa khuyên học” đã lưu lại ấn tượng rõ ràng vừa kinh lại vừa sợ trong tâm hồn cậu bé Mạnh Kha, từ đó cậu siêng năng gắng sức, ngày đêm không mệt mỏi chuyên cần học tập.

Hiếu học như người Do Thái

Nói đến tinh thần hiếu học không thể không nhắc đến người Do Thái, họ thường nói: “Dù có tốn kém đến mấy cũng phải gả con gái cho người có học; dù có tốn kém đến mấy cũng phải lấy cho được con gái nhà có học”.

Nhà triết học Aristotes người Do Thái từ thế kỷ XII đã dạy: “Mọi người Do Thái bất kỳ già trẻ đều phải chăm học. Thậm chí người đi xin cũng phải dành thời gian để học tập”. Người Do Thái cho rằng con người ta dù ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào cũng cần coi trọng việc học. Ví dụ, Rabi Akiwa là một người chăn cừu nghèo khổ, đến năm 40 tuổi mới có điều kiện học tập. Vậy mà sau này ông đã trở thành một trong những học giả vĩ đại của người Do Thái.

Theo truyền thống Do Thái, giáo dục văn hóa và tôn giáo chiếm địa vị vô cùng quan trọng. Sách kinh điển “Misina” quy định trẻ từ 6 tuổi đã phải học Kinh Thánh, 10 tuổi học kinh Misina, 13 tuổi học giới luật Do Thái, 15 tuổi học kinh Gemala.

Đặc biệt, họ cho rằng nghĩa vụ số một của người Do Thái là chăm lo cho việc giáo dục con cái. Trong đó, Kinh Thánh đã xác định rõ cha mẹ phải coi việc giáo dục con cái là điều quan trọng nhất trong đời mình. Giáo dục tại gia đình là biện pháp quan trọng để duy trì truyền thống dân tộc.

Trong khi đó, rất nhiều cha mẹ hiện đại phó mặc việc học tập của con cho nhà trường, thầy cô, gia sư, mà không nhận thức rằng vai trò của cha mẹ mới là chủ đạo. Nhà trường và thầy cô có thể tạo cho con một chiếc nôi tiếp nhận tri thức nhân loại, có được tấm bằng giá trị trong tay, nhưng thật khó để dạy con tu thân dưỡng Đức, đặc biệt là tinh thần hiếu học. Khi đối diện với sự học uể oải ở trò, họ không thể như mẹ của Mạnh Kha mà viết nên câu chuyện “cắt lụa khuyên học” được. Chỉ có trí tuệ và tình mẫu tử cộng lại mới đủ sức mạnh làm lay chuyển ý chí và tâm hồn đứa trẻ.

Trong hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ là động lực cho con hiếu học

Thật đáng quý khi các bậc cha mẹ có thể coi trọng việc học tập của con cái giống như người xưa, như dân tộc Do Thái. Kinh Tamuhd của người Do Thái vạch rõ, nếu nói học tập là việc thiện lớn nhất, sự sáng tạo ra cơ hội để học tập sẽ là việc thiện lớn thứ hai. Thực tế, nhiều người thành công như Andersen, Lincoln, Thomas Edison…đều có một điểm chung là cha mẹ của họ hết lòng tạo điều kiện cho việc học tập của con.

Khi còn nhỏ, đại văn hào Andersen của Đan Mạch sống với bố mẹ trong một ngôi nhà xoàng xĩnh, đơn sơ chỉ có một phòng. Trong phòng kê giường, tủ đã đủ chật chội. Tuy nhiên, người cha đã cố tạo ra một điều kiện học tập tốt nhất cho con. Ông treo tranh đẹp trên tường, xếp sách vở gọn gàng trên một cái giá sách nhỏ và bày một vài đồ chơi. Hàng ngày, ông chú ý kể chuyện cho con nghe. Andersen đã sớm được nghe bố kể chuyện “1000 lẻ một đêm” và một số kịch bản của Shakespear.

Thuở nhỏ, Thomas Edison là một cậu bé đặc biệt, thích tìm hiểu mọi thứ theo cách riêng của mình và thường đặt những câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên, thầy giáo lại không có cảm tình với cậu, thường xuyên cho cậu đội sổ. Một lần, thầy giáo gọi cậu là kẻ đần độn, Edison mang chuyện này kể cho mẹ, bà Nancy, và mẹ cậu đã vô cùng tức giận. Bà đưa cậu đến trường để tìm kiếm một lời xin lỗi, nhưng thầy giáo vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Vì vậy, bà Nancy quyết định tự dạy con ở nhà.

Nhờ mẹ, Edison học dần các môn Lịch sử của Hy Lạp, La Mã và Sử thế giới. Ông cũng được làm quen với Thánh Kinh, với các tác phẩm của Shakespeare và của các văn sĩ, thi sĩ, sử gia danh tiếng khác. Edison thích nhất Khoa học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các nhà bác học như Newton, Galileo… Chỉ trong vòng 6 năm, bà Nancy đã truyền lại cho con tất cả kiến thức của mình. Bà Nancy không những dạy ông về học vấn mà còn nhắc nhở ông các đức tính thật thà, ngay thẳng, tự tin và cần cù, cộng với lòng ái quốc và tình yêu nhân loại. Cuối đời, Edison đã nói: “Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng”.

Quả thật là “Yêu thương con không gì quan trọng bằng giáo dục”. Trên hành trình vạn dặm khó khăn, cha mẹ chính là động lực cho con giữ được tinh thần hiếu học lâu dài.

Video: “Phép tắc người con” (Đệ tử quy)

Nuôi Dưỡng Tinh Thần Hiếu Học

Là địa phương có bề dày truyền thống hiếu học và truyền thống khoa bảng, trong 845 năm tồn tại của nền giáo dục và khoa cử Nho học, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 388 người đỗ khoa trường, trong đó có 86 vị đỗ hàng đại khoa hiện được lưu danh trên bảng đồng, bia đá và thờ tự trong Văn miếu Vĩnh Phúc. Từ năm 2017 đến nay, mỗi năm tỉnh đều tổ chức lễ tôn vinh các bậc tiên triết, tiên hiền, tiên thánh và danh nhân khoa bảng tỉnh Vĩnh Phúc. Tại buổi lễ này, đại diện các dòng họ có truyền thống khoa bảng đã làm lễ dâng hương, tưởng niệm và báo công với vị danh nho tiêu biểu của dòng họ mình.

Việc gặp gỡ, tôn vinh các dòng họ giàu truyền thống khoa bảng ở tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ nhằm tri ân các bậc tiên thánh, tiên hiền đã có công mở nguồn đạo học và các bậc danh nho từng đỗ đạt hiển vinh làm rạng danh cho quê hương và dòng họ; mà còn góp phần khơi dậy niềm tự hào cho hậu duệ thời nay về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của ông cha mình. Việc làm ý nghĩa này đã khích lệ, động viên thế hệ con cháu hôm nay tiếp tục đề cao việc học, học ở mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời, coi việc học là nhu cầu thiết thân như cơm ăn nước uống hằng ngày.

Ở nước ta, nhiều người thường biết đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội, bởi đây là “kinh đô” khoa cử lâu đời nhất của dân tộc, nơi thờ tự các bậc danh nhân khoa bảng ưu tú dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra còn 10 địa phương hiện lưu giữ được truyền thống khoa bảng và lập văn miếu, gồm: Văn miếu Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Văn miếu Tam Đới (tỉnh Vĩnh Phúc), Văn miếu Xích Đằng (tỉnh Hưng Yên), Văn miếu Mao Điền (tỉnh Hải Dương), Văn miếu Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Văn miếu Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Văn miếu Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Văn miếu Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa), Văn miếu Trấn Biên (tỉnh Đồng Nai), Văn Thánh miếu Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Như vậy, trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam của đất nước đều có văn miếu. Điều đó chứng tỏ bất cứ ở đâu ông cha ta cũng luôn coi trọng đạo học, đề cao truyền thống khoa bảng.

Những tên tuổi được lưu danh trên bảng đồng, bia đá và thờ tự trong văn miếu các địa phương được ví như ánh hào quang có sức lan tỏa hấp dẫn đối với hậu duệ. Tuy vậy, động lực lớn nhất của ông cha ta thời xưa đi học, đi thi chủ yếu nhằm mục đích đỗ đạt để ra làm quan và mang hiển vinh, phú quý về cho gia đình, dòng họ. Ước vọng đó là chính đáng, nhưng chưa hoàn hảo. Kế thừa có chọn lọc những giá trị giáo dục và khoa bảng thời xưa, việc học thời nay phải được nâng lên tầm cao mới, ý nghĩa mới là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” như lời Bác Hồ đã dạy. Bởi thế, mỗi dòng họ, mỗi gia đình ngoài việc duy trì, nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê hiếu học cho con em mình cần giáo dục, động viên thế hệ kế tiếp có động cơ học tập tích cực, nỗ lực rèn đức luyện tài, phấn đấu vì sự tiến bộ, vẻ vang của cả bản thân, gia đình, dòng họ và quê hương, đất nước.

ANH THẢO

Nghị Luận Về Tinh Thần Vượt Khó, Hiếu Học Của Việt Nam

– Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. – Giới trẻ ngày nay tiếp thu truyền thống quý báu của ông cha và không ngừng làm vẻ vang truyền thống đó. – Vượt lên gian khó, đã biến những ước mơ thành hiện thực và gặt hái những thành công ( đem những tấm huy chương vàng, đem vinh quang về cho Tổ quốc).

1. Tình hình đấtnước Việt Namtrong thời đại mới:

– Đất nước: nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, đời sống của nhân dân so với các nước tiên tiến trên thế giới còn thua kém nhiều về mọi mặt,…

– Về thanh niên Việt Nam trong thời đại mới ( luôn khaokhát, ước mơ dù bất cứ hoàn cảnh nào, khát vọng biến ước mơ thành hiện thực).

2. Những thànhcông đã đạt được ( của HS,sinh viên) trong các cuộc thi:

– Thành tích: trong các kì thi quốc tế về các môn khoa họccơ bản, HS, sinh viên Việt Namđã đạt được nhiều thành tích, đặt biệt là trong những năm gần đây. – Cảm nhận của bản thân về những thành tích đó.

3. Nguyên nhân củanhững thành công:

a. Nguyên nhân khách quan:

– Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp, cácngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo ( tạo môi trường, đầu tư…) – Được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân…

b. Nguyên nhân chủ quan:

– Có nghị lực, quyết tâm, thông minh, năng động, sáng tạo,có phương pháp học tập tốt. – Luôn mơ ước và khát khao biến ước mơ thành hiện thực. – Có tinh thần thi đấu quyết liệt vì màu cờ, sắc áo, vì niềmtự hào dân tộc.

4. Suy nghĩ về họvà những điều mà họ đạt được:

– Là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượtlên gian khó. – Là tấm gương điển hình của những con người sống để mơ ước- khát khao – cống hiến. – Là những con người có công lớn với đất nước, làm rạng danhnon sông gấm vóc Việt Nam.

III. Kết bài:

– Thành công của họ chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng một sức mạnh nộilực sẵn sàng vượt lên gian khó. – Họ có thể làm được những điều lớn lao như bất kì một cườngquốc nào trên thế giới. Đó là niềm tự hào của “con Rồng cháu Tiên”. – Cảm phục trước tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, nghịlực, quyết tâm, lòng đam mê.

Tinh Dầu Trong Tiếng Anh Là Gì? Tên Các Loại Tinh Dầu Bằng Tiếng Anh

A. Tinh dầu là gì? Tên tiếng anh của tinh dầu là gì?

1. Tinh dầu là gì?

Tinh dầu có tên tiếng anh Essential Oil, ở dạng chất lỏng tập hợp các chất dễ bay hơi và có mùi hương. Tinh dầu thường được chiết xuất từ những bộ phận như: Hoa, lá, cành, rễ, thân… của các loại cây cỏ, thảo mộc. Bằng công nghệ chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc C02.

2. Tên tiếng anh của tinh dầu là gì?

Ngoài Essential Oil tinh dầu còn một số tên tiếng anh thông dụng như:

Essential Oil (Từ được sử dụng phổ biến nhất)

Volatile Oils

Ethereal Oils

Aetherolea

Oil of the plant

Tinh dầu nguyên chất là tên gọi chung của hầu hết các loại tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên. Tinh dầu nguyên chất có tên tiếng anh là Essential Oil.

Vậy để tạo ra tên tiếng anh của các loại tinh dầu họ thường sử dụng theo công thức:

” Tên tiếng anh của loài thực vật đó + Essential Oil”

Tinh Dầu Sả Chanh

Lemongrass Essential Oil

Tinh Dầu Sả Java

Citronella Essential Oil

Tinh Dầu Cam Ngọt

Sweet Orange Essential Oil

Tinh Dầu Chanh Sần

Lemon Lime Essential Oil

Tinh Dầu Chanh Tươi

Lemon Essential Oil

Tinh Dầu Tắc

Citrus Microcarpa Kumquat Essential Oil

Tinh Dầu Thông

Pine Essential Oil

Tinh Dầu Tràm Gió

Cajeput Essential Oil

Tinh Dầu Tràm Trà

Tea Tree Essential Oil

Tinh Dầu Oải Hương

Lavender Essential Oil

Tinh Dầu Phong Lữ

Geranium Essential Oil

Tinh dầu Bạc Hà

Peppermint Essential Oil

Tinh dầu Bạc Hà Lục

Spearmint Essential Oil

Tinh Dầu Vỏ Bưởi Cao Cấp

Grapefruite Essential Oil

Tinh dầu Vỏ Bưởi

Pomelo Essential Oil

Tinh Dầu Ngọc Lan Tây

Ylang-Ylang Essential Oil

Tinh Dầu Vỏ Quế

Cinamon Essential Oil

Tinh Dầu Vỏ Quýt -Trần Bì

Manradin Essential Oil

Tinh Dầu Hoa Cam

Neroli Essential Oil

Tinh Dầu Hoa Hồng

Rose Essential Oil

Tinh Dầu Hoa Lài

Jasmine Essential Oil

Tinh Dầu Hoắc Hương

Patchouli Essential Oil

Tinh Dầu Hương Thảo

Rosemary Essential Oil

Tinh Dầu Khuynh diệp

Eucalyptus Globulus Essential Oil

Tinh Dầu Bạch Đàn Chanh

Eucalyptus Citriodora Essential Oil

Tinh Dầu Đỗ Tùng

Juniper Berry Essential Oil

Tinh Dầu Cam Hương

Bergamot Essential Oil

Tinh Dầu Cỏ Gừng

Ginger Grass Essential Oil

Tinh Dầu Cúc La Mã (Trắng) (*)

Chamomile Essential Oil

Tinh Dầu Đàn Hương

Sandalwood Essential Oil

Tinh Dầu Đinh Hương

Clove Essential Oil

Tinh Dầu Đơn Sâm (Xô Thơm)

Clary Sage Essential Oil

Tinh Dầu Gỗ Hồng

Rosewood Essential Oil

Tinh Dầu Gừng

Ginger Essential Oil

Tinh Dầu Hoàng Đàn

Cedarwood Essential Oil

Tinh Dầu Hương Trầm

Frankincense Essential Oil

Tinh Dầu Kinh Giới

Oregano Essential Oil

Tinh Dầu Long Não

Comphor essential Oil

Tinh Dầu Màng Tang

Membrane Essential

Tinh Dầu Nghệ

Curcuma Longa Essential Oil

Tinh Dầu Ngò Gai

Eryngium Foetidium (*) Eryngium Foetidium Essential Oil

Tinh Dầu Hồi

Star Anise Essential Oil

Tinh Dầu Húng Chanh (Tần)

Coleus Leaf Essential Oil

Tinh Dầu Húng Quế

Basil Essential Oil

Tinh Dầu Hương Lau

Vetiver Essential Oil

Tinh Dầu Hương Nhu Trắng

Ocimum Gratissimum Essential Oil

Tinh Dầu Hương Nhu tía (*)

Ocimum Sanxctum Essential Oil

Tinh Dầu Nguyệt Quế

Bay Leaf Esential Oil

Tinh Dầu Nhựa Thơm

Myrrh Esential Oil

Tinh Dầu Nhục Đậu Khấu

Nutmeg Essential Oil

Tinh Dầu Pơmu

Hinoki Essential Oil

Tinh Dầu Rau Diếp Cá

Houttuynia cordata (*)

Tinh Dầu Rau Om

Limnophila Aromatica (*) Limnophila Aromatica Oil

Tinh Dầu Rau Răm

Rersicaria Odordata (*) Coriander Essential Oil

Tinh Dầu Sả Hoa Hồng

Palmarosa Essential Oil

Tinh Dầu Thảo Quả

Cardamom Essential Oil

Tinh Dầu Thì Là

Anethum Graveolens Dill Essential Oil

Tinh Dầu Tía Tô Đất

Melissa Essential Oil

Tinh Dầu Tía Tô

Perilla Frutescens (*) Perilla Essential Oil

Tinh Dầu Tiêu Đen

Pepper Black Essential Oil

Tinh dầu Tỏi

Garlic Essential Oil

Tinh Dầu Trà Xanh

GreenTea Essential Oil

Tinh Dầu Trắc Bách Diệp

Cypress Essential Oil

Tinh Dầu Trầu Không

Piper Betel Leaf Essential Oil

Tinh Dầu Xạ Hương

Thyme Essential Oil

Tinh Dầu Riềng

Alpinia Officinarump Galangal Essential Oil