Top 9 # Tính Khoa Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Khoa Học Máy Tính Là Gì?

Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này. Các câu hỏi thường gặp là: “Em thích lập trình game, liệu có nên vào Khoa học Máy tính?”, “Có phải Khoa học Máy tính đào tạo ra kỹ sư phần mềm?”… Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Khoa học Máy tính.

Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.

Chương trình trang bị cho sinh viên (SV) kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…

Khoa học Máy tính đòi hỏi khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt.

VÌ SAO KHOA HỌC MÁY TÍNH HAY BỊ NHẦM VỚI CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM?

Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này. Các câu hỏi thường gặp là: “Em thích lập trình game, liệu có nên vào Khoa học Máy tính?”, “Có phải Khoa học Máy tính đào tạo ra kỹ sư phần mềm?”…

Nói cách khác, bạn phải có kiến thức căn bản về Khoa học Máy tính trước rồi mới khu biệt chuyên môn của mình trong phạm vi hẹp hơn là Công nghệ Phần mềm.

Theo nhiều chuyên gia, Khoa học Máy tính là một chuyên ngành khó vì nó thiên về lý thuyết, học thuật. Tố chất quan trọng nhất đòi hỏi ở những người chọn chuyên ngành này là khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt. Học toán giỏi thì làm Khoa học Máy tính giỏi.

Đặc trưng công việc của ngành này là làm theo dự án. Một khi còn trong dự án thì việc một kỹ sư Khoa học Máy tính “ăn, ngủ với computer”, làm việc nhiều hơn 8 tiếng một ngày là chuyện bình thường. Do vậy, người làm việc trong ngành này phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, có khả năng chịu áp lực tốt và quản lý thời gian hiệu quả.

Team-work-able là một kỹ năng bắt buộc đối với kỹ sư Khoa học Máy tính, bởi 99,9% các dự án đòi hỏi phải làm việc theo nhóm. Điều quan trọng nhất là bạn phải học cách làm việc cùng với những người khác để thực hiện mục tiêu chung.

Có một số lời khuyên bỏ túi mà dân lập trình vẫn hay chuyền tay nhau. Các tip này đem áp dụng cho Khoa học Máy tính vẫn không khác biệt kết quả là mấy.

– Không bao giờ sợ phải bắt đầu.

– Khi phát triển phần mềm, hãy nghĩ đến tương lai.

– Bạn sẽ không bao giờ trở thành một kỹ sư Khoa học Máy tính giỏi nếu chỉ tập luyện 2 giờ mỗi ngày.

– Tất cả các công việc đều có phần thú vị và phần buồn chán, Khoa học Máy tính không có ngoại lệ.

– Kẻ thù số một của kỹ sư Khoa học Máy tính là kiêu căng.

Team-work-able là một kỹ năng bắt buộc đối với kỹ sư Khoa học Máy tính.

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường Đại học Bách Khoa chúng tôi đang triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư Khoa học Máy tính Chất lượng cao . Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, kéo dài trong 4 năm tại Đại học Bách Khoa chúng tôi đã được Đại học Quốc gia chúng tôi và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng.

Ngoài ra, chương trình đào tạo Kỹ sư Khoa học Máy tính của Đại học Bách Khoa chúng tôi còn đạt chuẩn kiểm định ABET (Accreditation Board For Engineering And Technology) – chuẩn đào tạo kỹ thuật và công nghệ phổ biến tại các trường đại học của Mỹ.

Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ tốt, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.

SV tốt nghiệp sẽ nhận bằng đại học chính quy Kỹ sư Khoa học Máy tính – Chương trình Chất lượng cao do ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia chúng tôi cấp.

Sau 2 năm học tại ĐH Bách Khoa, nếu SV có nguyện vọng và đủ điều kiện tài chính cũng như học thuật có thể chuyển tiếp 2 năm cuối tại

Ngành Khoa Học Máy Tính: Học Gì Và Làm Gì?

Thởi đại ngày nay những việc làm nặng nhọc, tính toán dần được thay thế bởi máy tính. Và vì thế nhu cầu nhân lực ngày càng chú trọng về các công nghệ này. Vì vậy việc học và hiểu biết về công nghệ này là một lợi thế với các bạn sinh viên. Và ngành Khoa học máy tính chính là nơi cung cấp cho bạn một con đường rõ ràng và những nền tảng quan trọng nhất để làm việc với công nghệ của tương lai. Vậy nó là gì, học như thế nào và làm được gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học Máy tính(Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này giúp các bạn có thể xây dựng các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy học…

Một số hướng đi của ngành này bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, Học máy (Machine Learning), Đồ họa và xử lý ảnh(Digital Image Processing),…

Học Khoa học máy tính cần chuẩn bị những gì?

4 năm đại học Ngành Khoa học máy tính học những gì?

Năm 1 và năm 2: Trong 2 năm học đầu tiên sẽ là thời gian nhà trường đào tạo kiến thức nền tảng khi học CNTT như toán lý đại cương, OOP, CTDL&GT,nhập môn lập trình . Những môn này bắt buộc mọi người phải nắm thật chắc để đi sâu vào chuyên ngành sau này. Một số môn học quan trọng ở giai đoạn này gồm:

Nhóm các môn đại cương

Giải tích

Đại số tuyến tính

Xác suất thống kê

Toán rời rạc

Vật lý đại cương

Nhóm các môn triết và pháp luật

Anh văn

Nhóm các môn cơ sở ngành

Nhập môn lập trình: Môn này các bạn được học các cú pháp, các khái niệm cơ bản về lập trình như vòng lặp, con trỏ, mảng,… Ngôn ngữ thường được các trường đại học Việt Nam sử dụng để dạy môn này là C/C++,Java

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Trong môn này sẽ được học về các thuật toán như sắp xếp(sort), tìm kiếm(search),… cũng như các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết(linked list), stack, queue, cây nhị phân tìm kiếm(BST),… và các khái niệm độ phức tạp về thời gian và bộ nhớ.

Lập trình hướng đối tượng: Lúc này sinh viên sẽ được học một kỹ thuật lập trình mới cho phép tạo ra các đối tượng trong code trừu tượng hóa các đối tượng thực tế trong cuộc sống.

Cơ sở dữ liệu: Môn học này sẽ giúp các bạn tiếp cận các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như Oracle, MongoDB, MySQL,…

Toán cho KHMT: giúp bạn có nền tảng về các kiến thức toán học, các thuật toán thông dụng mà trong các môn về trí tuệ nhân tạo,máy học rất cần

Phân tích và thiết kế thuật toán: cung cấp cho bạn các kiến thức về các thuật toán, cấu trúc dữ liệu nâng cao, các cách tiếp cận và phương pháp giải đối với các bài toán trong tin học, các hàm về độ phức tạp thời gian và bộ nhớ

Ngoài ra còn một số môn cần nắm vững như Hệ điều hành, Mạng máy tính,..

Máy học: giúp bạn bước đầu với các mô hình và thuật toán máy học là tiền đề để học các môn về Deep Learning, Máy học nâng cao…

Nguyên lý lập trình: tìm hiểu các cách thức lập trình ,các phương pháp lập trình cũng như các quy củ về đặt tên biến,hàm và các cách tổ chức code hiệu quả nhất .

Năm 3 và năm 4: Qua đến giai đoạn này thì ngành Khoa học máy tính có 3 định hướng nghiên cứu chuyên sâu là:

Công nghệ tri thức và máy học

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Thị giác máy tính và đa phương tiện

Những kiến thức khi chọn lĩnh vực công nghệ tri thức và máy học Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Thị giác máy tính và đa phương tiện Những kiến thức khi chọn lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Những vị trí việc làm sau khi học Khoa học máy tính

Đối với các bạn chuyên ngành công nghệ tri thức và máy học: lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT; chuyên viên nghiên cứu và phát triển các công nghệ tri thức, các sản phẩm mang tính thông minh; cán bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, viện, trung tâm, công ty công nghệ…

Đối với các bạn chuyên ngành Thị giác máy tính và đa phương tiện:lập trình đồ họa game, chuyên viên xử lý ảnh ,video,thực tại ảo, cán bộ ở các trường, viện trung tâm nghiên cứu…

Vậy KHMT và KTPM bạn chọn gì ?

Có thể nói việc lựa chọn giữa 2 ngành này luôn là điều khó khăn. Với bản thân mình thì mình chọn học ngành KHMT vì mình muốn trở thành một kĩ sư AI,còn nếu các bạn muốn trở thành một Software Engineering thì mình nghĩ KTPM sẽ hợp lý hơn vì khi bạn chọn chuyên ngành KTPM bạn sẽ học được quy trình, các bước, các quy tắc để phát triển một phần mềm tốt và hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn muốn vào các công ty lớn, nơi yêu cầu cao về kĩ năng lập trình ,thuật toán thì KHMT lại là một lựa chọn hợp lý hơn.

Một số trường đại học đào tạo ngành khoa học máy tính (điểm chuẩn năm 2019)

Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM: 24.65đ -22.65 (CLC)

Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HCM: 25đ-24.6đ (CTTT)-23.2đ (CLC)

Đại học Bách Khoa TPHCM: 25.75đ-24.75đ (CLC)

Đại học Tôn Đức Thắng: 30.75đ-24.5đ (Việt)-22.5đ (Anh) (Toán hệ số 2 nhân 3/4)

Đại học Sư phạm kỹ thuật : 23.9đ-25.2 (AI)

Kết

Bài viết trên là chia sẻ kinh nghiệm của mình trong ngành Khoa học máy tính nhằm giúp các bạn 2k2 có thể tham khảo và có cho mình định hướng chính xác về nghề nghiệp. Hi vọng các bạn có thể có lựa chọn mà bản thân không hối hận và cảm thấy xứng đáng với 12 năm học của bản thân. Đừng ngần ngại để lại ý kiến, mình sẽ chia sẻ với các bạn trong hiểu biết của mình nha.

Ngành Y Đa Khoa Là Gì? Ngành Y Đa Khoa Học Những Gì

Cập nhật: 07/02/2020

Y đa khoa (hay còn gọi là Y khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu đào tạo của ngành Y đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.

Sinh viên theo học ngành Y đa khoa sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo những kiến thức sau:

Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;

Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;

Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;

Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Sau thời gian 6 -7 năm học tập trong trường đại học, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ có những kỹ năng sau:

Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.

Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.

Tiếp cận được với các kiến thức y sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.

Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường và bệnh lý.

Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích một cách sâu sắc các triệu chứng bệnh lý của người bệnh. Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.

Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.

Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, đánh giá, xử trí các vấn đề sức khỏe tại bệnh viện và cộng đồng.

Muốn học Y đa khoa thì cần phải biết những gì?

2. Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa

Theo Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

3. Các khối thi vào ngành Y đa khoa

– Mã ngành: 7720101

– Ngành Y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:

B00: Toán, Hóa, Sinh

A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.

5. Các trường đào tạo ngành Y đa khoa

6. Cơ hội việc làm ngành Y đa khoa

Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:

Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;

Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;

Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;

Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;

Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;

Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;

Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;

Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;

Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng;

Mở phòng khám đa khoa riêng;

Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.

Học ngành Y đa khoa, ngành học không bao giờ hết hot

7. Mức lương ngành Y đa khoa

Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa

Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:

Cẩn thận, tỉ mỉ;

Nắm vững kiến thức chuyên môn;

Thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của người bệnh;

Kỹ năng giao tiếp tốt;

Có trình độ ngoại ngữ;

Chăm chỉ và kiên trì;

Có tinh thần trách nhiệm cao;

Sẵn sàng làm việc ở mọi hoàn cảnh;

Có sức khỏe tốt vì đây là ngành nghề khá vất vả.

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Bekka (Khoa Dự Bị Đại Học) Là Gì?

BEKKA là hình thức học tiếng Nhật 1 năm trong một trường đại học tại Nhật Bản và học lên thẳng đại học (hay cao đẳng, cao học, …) tại trường đại học đó. Đây là hình thức học DỰ BỊ ĐẠI HỌC tại khoa Bekka (khoa riêng cho lưu học sinh). Thời gian học là 1 năm, học phí tương đối rẻ so với trường Nhật ngữ. Lý do là vì trường đại học có sẵn cơ sở vật chất và khi bạn học lên cao tại đó thì … trường sẽ thu tiền bạn sau. Như vậy cả hai bên đều có lợi.

Nếu tài chính không tốt / tiếng Nhật sơ cấp / chưa quyết định học ngành gì / chưa quyết định học đại học nào thì con đường tốt nhất là: Du học tại trường Nhật ngữ (xem ví dụ) rồi đi thi đại học (xem ví dụ).

Muốn có danh sách và tìm hiểu thêm về bekka?

SO SÁNH BEKKA (ĐẠI HỌC) VÀ TRƯỜNG NHẬT NGỮ ― (C) SAROMA SEA

CÁC CHÚ Ý KHI THI ĐẠI HỌC TẠI NHẬT BẢN (TRƯỜNG NHẬT NGỮ)

THỜI ĐIỂM DU HỌC THỜI GIAN HỌC/THỜI ĐIỂM CHUYỂN TRƯỜNG (HỌC LÊN CAO) THỜI ĐIỂM ĐI THI ĐẠI HỌC THỜI ĐIỂM THI EJU (Kỳ thi lưu học sinh)

Tháng 10 (ví dụ tháng 10/2016)

1.5 năm sau (ví dụ 4/2018)

Như trên.

Như trên. (1 năm thi 2 lần: Tháng 6 và tháng 11, chủ nhật giữa tháng)

Tháng 7 (ví dụ tháng 7/2016)

1 năm 9 tháng sau (ví dụ 4/2018)

Như trên.

Như trên. (Kết quả có sau 1 tháng)

Tháng 1 (ví dụ tháng 1/2017)

1 năm 3 tháng sau (ví dụ 4/2018)

Như trên.

Như trên. (Nộp kết quả kỳ thi EJU cao nhất – nếu thi nhiều lần)

Bạn có thể thi nhiều kỳ thi EJU và nộp kết quả cao nhất.

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG CÓ KHOA LƯU HỌC SINH (BEKKA)

Đại học có bekka (khoa du học sinh) Tên tiếng Anh Tỉnh Vùng

Jumonji University (Intensive Japanese Language Program)

Saitama

KANTŌ (trừ Tokyo)

Ghi chú: “Cao đẳng” là “đại học ngắn hạn” tại Nhật học trong 3 năm; Đại học thông thường học 4 năm (trừ đại học y 6 năm).

(C) SAROMA SEA. Bảo lưu mọi quyền với bài viết này.