Top 15 # Tính Chất Hóa Học Tiếng Anh Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Heli Là Gì? Tính Chất Hóa Học Và Nguyên Tử Khối Của Heli

Tìm hiểu về nguyên tố hóa học Heli

Heli (He) là nguyên tố hóa học thuộc nhóm VIII trong bảng tuần hoàn Mendeleev, có số thứ tự là 2. Trong bài viết này VnDoc xin được chia sẻ một số tính chất của khí Heli để các em cùng tìm hiểu.

Heli là gì? Tính chất hóa học và nguyên tử khối của Heli

Heli là gì

Heli (hay Hêli) là nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu He và số hiệu nguyên tử bằng hai, nguyên tử khối bằng 4. Tên của nguyên tố này bắt nguồn từ Helios, tên của thần Mặt Trời trong thần thoại Hy Lạp, do nguồn gốc nguyên tố này được tìm thấy trong quang phổ trên Mặt Trời.

Tính chất vật lý khí Heli

Heli có điểm sôi thấp nhất trong tất cả các nguyên tố và chỉ có thể đông đặc dưới áp suất rất cao. Nguyên tố này thường thường là khí đơn nguyên tử và về mặt hoá học nó là trơ.

Tính chất hóa học của Heli

Heli (He) là khí trơ, không độc không màu không vị tỷ trọng rất thấp 0.178g/l và là loại khí khó hóa lỏng nhất từng được biết đến.

Heli (He) có thể khuếch tán tốt qua chất rắn, nó nhẹ hơn không khí và argon nhiều và nó không phản ứng với hầu hết các nguyên tố hóa học do đó rất thích hợp làm khí bảo vệ trong công nghệ hàn.

Các đồng vị của Heli

Heli là nguyên tố phổ biến thứ 71 trong vỏ Trái Đất. Có 8 đồng vị của heli, nhưng chỉ heli-3 và heli-4 là bền.

Ứng dụng của khí Heli

Heli được dùng để đẩy các bóng thám không và khí cầu nhỏ do tỷ trọng riêng nhỏ hơn tỷ trọng của không khí và như chất lỏng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn.

Trong công nghệ hàn Heli có tính dẫn nhiệt cao hơn lên cho hồ quang nóng hơn so với sử dụng Argon. Do đó Heli bảo vệ các chi tiết hàn dày tốt hơn so với Argon, dùng cho các vật liệu có độ dẫn nhiệt cao hoặc nhiệt độ nóng chảy cao, hàn cơ khí hóa tốc độ cao.

– Đồng vị Heli-3 có nhiều trong gió mặt trời nhưng mà phần lớn chúng bị từ trường của trái đất đẩy ra. Người ta đang nghiên cứu khai thác Heli-3 trên mặt trăng để sử dụng như một nguồn năng lượng rất tiềm năng.

Công Thức Hóa Học Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Đơn Chất Và Hợp Chất

Công thức hóa học là các ký hiệu hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai, ba… kí hiệu (hợp chất) và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu.

Công thức hóa học của đơn chất được biểu hiện dưới một dạng chung là (A_{x}) , trong đó, A chính là kí hiệu của nguyên tố và x nêu lên chỉ số nguyên tử của nguyên tố.

Với các đơn chất kim loại thì công thức hóa học được biểu thị chính bằng ký hiệu hóa học của đơn chất kim loại đó. Ví dụ: công thức hóa học của đồng là Cu, công thức hóa học của kẽm là Zn, công thức hóa học của vàng là Au…

Với các đơn chất phi kim thì công thức hóa học của chất rắn vẫn được biểu thị bằng kí hiệu hóa học của chất rắn đó, ví dụ như công thức hóa học của Phốt pho là P, công thức hóa học của Lưu huỳnh là S,…

Còn với các đơn chất phi kim là chất khí thì thường gồm kí hiệu hóa học của chất khí đó và chỉ số bằng 2. Ví dụ công thức hóa học của khí Oxi là (O_{2}), công thức hóa học của khi hiđro là (H_{2}),…

Trong đó, A B C là ký hiệu hóa học của các nguyên tố trong hợp chất và x, y, z là các chỉ số tương ứng của các nguyên tử của mỗi nguyên tố đó.

Công thức hóa học của khí metan là (CH_{4})

Công thức hóa học của nước là (H_{2}O)

Công thức hóa học của axit sunfuric là (H_{2}SO_{4})

Ý nghĩa của công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học giúp chúng ta biết:

Nguyên tố tạo ra chất

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử của chất

Và giúp ta tính được phân tử khối của chất đó.

Công thức này cho ta biết có, đường glucozơ gồm có 6 nguyên tử cacbon (C), 12 nguyên tử Hydro (H) và 6 nguyên tử Oxi (O). Từ đó ta có thể tính được phân tử khối của đường glucozơ theo công thức là: 12 x 6 + 12 + 16 x 6 = 180 (đvC)

Một số dạng bài tập công thức hóa học

Bài tập 1: Hãy nêu những gì biết được từ mỗi chất khi biết các công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí clo (Cl_{2}) b) Khí metan (CH_{4})

c) Kẽm clorua (ZnCl_{2}) d) Axit sunfuric (H_{2}SO_{4})

a) Khí clo (Cl_{2}): Khí clo tạo nên từ 2 nguyên tử của nguyên tố Cl. Phân tử khối của khí clo là: 35,5 x 2 = 71 (đvC)

b) Khí metan (CH_{4}): Khí metan tạo nên từ các nguyên tố là Cacbon và Hydro. Gồm có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của khí metan là: 12 + 1 x 4 = 16 (đvC)

c) Kẽm clorua (ZnCl_{2}): Kẽm clorua tạo nên từ các nguyên tố là Kẽm (Zn) và Clo (Cl). Gồm có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl. Phân tử khối của kẽm clorua là: 65 + 35,5 x 2 = 136 (đvC).

d) Axit sunfuric (H_{2}SO_{4}): Axit sunfuric tạo nên từ các nguyên tố là Hydro (H), Lưu huỳnh (S) và Oxi (O). Gồm có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O. Phân tử khối của axit sunfuric là: 1 + 32 + 4 x 16 = 98 (đvC).

Bài tập 2:

a) Các cách viết sau chỉ những ý gì 5Cu, 2NaCl, 3(CaCO_{3}).

b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: 3 phân tử oxi, 6 phân tử canxi oxit, năm phân tử đồng sunfat.

a) Các cách viết có ý nghĩa:

5Cu: 5 nguyên tử đồng (Cu)

2NaCl: 2 phân tử NaCl, trong đó có 1 nguyên tử nguyên tố Natri (Na) và 1 nguyên tử nguyên tố Clo (Cl).

3(CaCO_{3}): 3 phân tử Canxi cacbonat, trong đó có 1 nguyên tử nguyên tố Canxi (Ca), 1 nguyên tử nguyên tố Cacbon (C) và 3 nguyên tử nguyên tố Oxi (O).

b) Công thức hóa học:

Công Thức Hóa Học Là Gì?

Chúng ta thường sử dụng hoặc tiếp xúc với nhiều hợp chất hóa học mỗi ngày, có thể là hợp chất vô cơ, hữu cơ. Vậy bạn có biết được công thức hóa học để tạo thành một hợp chất là thế nào không? Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu qua về công thức hóa học và các công thức thông dụng để giải quyết nhiều dạng bài tập khác nhau.

Công thức hóa học là gì?

Công thức hóa học là một ký hiệu mô tả số lượng và tên nguyên tử có trong 1 phân tử nhất định.

Nó cung cấp thông tin về cấu tạo của một chất, hình dạng ba chiều của nó và cách nó sẽ tương tác với các phân tử, nguyên tử và ion khác. Các ký hiệu trong bản tuần hoàn hóa học mô tả tên các chất cấu thành phân tử. Tùy vào nguyên tố mà chỉ số của chúng có thể khác nhau.

Các loại công thức hóa học

Có nhiều loại công thức khác nhau, bao gồm các công thức hóa học phân tử, thực nghiệm, cấu trúc và hóa học ngưng tụ.

Công thức phân tử

Công thức phân tử giúp hiển thị số lượng nguyên tử thực tế trong mỗi phân tử. Nó thường được gọi là công thức tường minh để mô tả các phân tử, đơn giản vì nó thuận tiện và hầu hết các phân tử có thể được tra cứu sau khi xác định công thức của chúng.

Ví dụ công thức phân tử

Công thức cấu trúc

Công thức cấu trúc của một phân tử là một công thức hóa học được mô tả chi tiết hơn công thức phân tử. Các liên kết hóa học thực tế giữa các phân tử được hiển thị. Điều này giúp người đọc hiểu làm thế nào các nguyên tử khác nhau được kết nối và do đó làm thế nào các phân tử hoạt động trong không gian.

Đây là thông tin quan trọng vì hai phân tử có thể có chung số lượng và loại nguyên tử nhưng là đồng phân của nhau. Ví dụ, ethanol và dimethyl ether có chung công thức phân tử là C 2H 6 O, nhưng khi viết bằng công thức cấu trúc sẽ khác nhau là:

Trong hóa học hữu cơ thì một chất có thể có nhiều đồng phân và tính chất hóa học của chúng sẽ khác nhau. Vì vậy phải sử dụng công thức cấu trúc để biểu diễn sẽ chính xác hơn.

Công thức thực nghiệm

Công thức thực nghiệm đại diện cho số lượng nguyên tử tương đối của mỗi nguyên tố trong hợp chất. Nó chỉ biểu diễn dạng tổng quát hay dạng rút gọn của một công thức hóa học. Công thức thực nghiệm được xác định bởi trọng lượng của mỗi nguyên tử trong phân tử.

Đôi khi công thức phân tử và thực nghiệm là như nhau, chẳng hạn như H 2 O, trong khi các công thức khác thì khác.

Ví dụ công thức thực nghiệm của glucose là: CH 2 O

Công thức cô đặc

Một biến thể đặc biệt của một công thức thực nghiệm hoặc cấu trúc là công thức cô đặc. Công thức cấu trúc cô đặc có thể bỏ qua các ký hiệu cho carbon và hydro trong cấu trúc, chỉ đơn giản chỉ ra các liên kết hóa học và công thức của các nhóm chức.

Công thức này không chỉ cung cấp số lượng và loại nguyên tử mà còn chỉ ra vị trí của chúng trong cấu trúc.

Công thức hóa học lớp 8, 9 cơ bản nhất

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

1. Tính nồng độ phần trăm dựa vào khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch Trong đó:

mct: là khối lượng chất tan trong dung dịch( có thể tan hoàn hoàn hay 1 phần tùy vào đề bài)

mdd: Khối lượng dung dịch

2. Xác định nồng độ phần trăm dựa vào khối lượng riêng, nồng độ mol, khối lượng mol Trong đó:

Công thức tính nồng độ mol

1. Tính nồng độ mol dựa vào số mol chất tan và thể tích dung dịch Trong đó:

nct: Số mol chất tan trong dung dịch khi phản ứng.

Vdd: Thể tích của dung dịch

2. Xác định nồng độ mol dựa vào nồng độ phần trăm, trong lượng riêng và khối lượng mol Trong đó:

C%: Nồng độ phần trăm của dung dịch

D: Khối lượng riêng của dung dịch

M: Khối lượng mol

Công thức tính khối lượng chất rắn, chất tan

Có 2 khối lượng riêng mà các bạn cần phân biệt là khối lượng riêng chất rắn và chất tan.

1. Công thức tính khối lượng riêng chất rắn Trong đó:

2. Công thức tính khối lượng riêng chất tan

Trong đó:

C%: Nồng độ phần trăm dung dịch.

Vdd: Thể tích dung dịch.

Công thức tính khối lượng dung dịch

1. Tính khối lượng dung dịch dựa vào khối lượng chất tan, khối lượng dung môi Trong đó:

mct: Là khối lượng các chất tan trong phản ứng.

mdm: Khối lượng dung môi được thêm vào hỗn hợp dung dịch.

2. Tính khối lượng dung dịch theo khối lượng chất tan và nồng độ phần trăm 3. Tính khối lượng dung dịch dựa theo thể tích dung dịch và khối lượng riêng

Công thức tính thể tích dung dịch

1. Tính thể tích dung dịch theo số mol và nồng độ mol Trong đó: 2. Công thức tính thể tích dung dịch theo khối lượng dung dịch và khối lượng riêng

Công thức tính thành phần phần trăm dung dịch

1. Công thức tính thành phần phần trăm theo khối lượng Trong đó: 2. Công thức tính phần trăm theo thể tích

Trong đó:

3. Công thức tính khối lượng riêng D 4. Công thức liên hệ giữa nồng độ phần trăm, nồng độ mol và khối lượng riêng

Công thức tính số mol

Có 6 cách tính số mol của dung dịch, tùy vào để bài cho dữ liệu như thế nào mà các bạn có thể áp dụng 1 trong các công thức sau:

1. Xác định số mol dựa theo thể tích và khối lượng

Nếu đề bài cho biết thể tích, thì bạn sử dụng công thức sau:

Trong đó:

V: là thể tích đơn chất hay hợp chất đã biết trước.

22,4: là thể tích của 1 mol chất khí trong điều kiện chuẩn, nếu đề bài không cho giá trị này thì bạn có thể sử dụng nha.

2. Dựa theo khối lượng và khối lượng riêng

Trong đó:

m: Khối lượng chất mà đề bài cho trước.

M: là khối lượng phân tử hay khối lượng riêng, mỗi nguyên tố đều có khối lượng phân tử xác định và con số này không bao giờ thay đổi.

3. Tính số mol dựa theo thể tích và nồng độ mol Trong đó: 4. Tính số mol theo nồng độ phần trăm, khối lượng và khối lượng riêng Trong đó:

C%: Là nồng độ phần trăm của dung dịch.

mdd: Khối lượng dung dịch.

M: Khối lượng riêng của hợp chất cần tính số mol.

5. Dựa theo thể tích dung dịch, khối lượng riêng, nồng độ phần trăm Trong đó:

Vdd: là thể tích dung dịch của hợp chất cần tính số mol.

D: Khối lượng riêng của dung dịch

C%: Nồng độ phần trăm.

M: Khối lượng mol

6. Tính số mol theo áp suất và nhiệt độ Trong đó:

P: áp suất hợp chất( đơn vị là atm)

22,4: Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.

R: Hằng số = 22,4:273

T: Nhiệt độ

Hóa Học Là Gì? Vai Trò Của Hóa Học Trong Đời Sống

Hóa học là một bộ môn hết sức quen thuộc nhưng cũng là môn học vô cùng “khó nhằn” với đa số học sinh, sinh viên. Vậy hóa học là gì? Vai trò của hóa học trong đời sống và cách học hóa hiệu quả? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

Trong hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Học tốt hóa học sẽ giúp ta hiểu được quá trình, cách thức biến đổi chất. Và lý giải tại sao các hóa chất lại kết hợp hay tách ra khỏi nhau để tạo thành một chất hoàn toàn mới.

Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Là một trong những môn học có giá trị thực tiễn cao nhất, hóa học hiện diện ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Hầu như mỗi một vật dụng nào chúng ta đang sử dụng cũng là kết quả của hoá học.

Từ những món ăn hàng ngày, những đồ đồ dùng học tập, thuốc chữa bệnh. Đến các huơng thơm dịu nhẹ của nước hoa, mỹ phẩm, dược phẩm… đều là những sản phẩm hóa học.

Vai trò của hóa học với các môn khoa học khác

Hóa học được mệnh danh là “khoa học trung tâm của các ngành khoa học”. Vì có rất nhiều ngành khoa học khác đều lấy hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Ví dụ như sinh học, y học, vật lý hay khoa học tội phạm…

Trong y học người ta sử dụng hóa học để tìm kiếm những loại thuốc, dược phẩm mới cho việc trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người.

Trong vật lý người ta tìm kiếm những nguyên vật liệu chuyên dụng cho các dụng cụ, vật liệu… khác nhau bằng hóa học.

Trong quá trình tìm kiếm tội phạm, người ta sử dụng hóa học vào việc truy tìm ra dấu vết còn sót lại tại các hiện trường vụ án. Bằng cách dùng chất luminol, một chất phản ứng phát quang với sắt có trong máu để tìm ra vết máu dù đã bị xóa.

Hóa học còn là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như điện tử, luyện kim, dược phẩm…

Từ hàng ngàn năm trước, hóa học đã xuất hiện với một cái tên vô cùng thú vị “Giả kim thuật”. Giả kim thuật do những nhà giả kim thời xa xưa nghiên cứu kim loại. Với mục đích lớn nhất là để biến đổi những chất bình thường, giá thành rẻ thành những chất kim loại quý hiếm như vàng.

Ví dụ như trộn hỗn hợp đồng đỏ và thiếc để có được một hợp chất giống như vàng. Cho lưu huỳnh vào chì hoặc thiếc thì hai kim loại này sẽ biến đổi thành màu bạc… Đây cũng chính là nguồn gốc của công nghệ luyện kim hiện đại ngày nay.

Các hoạt động cần thực hiện khi học tập môn hóa học

Thu thập tìm kiếm kiến thức bằng cách tự quan sát thêm các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống…

Xử lý thông tin: với mỗi thí nghiệm hay hiện tượng quan sát được đều cần rút ra được kết luận, nhận xét về hiện tượng đó.

Vận dụng: Đem những kết luận, bài học để vận dụng lý giải thực tiễn, hiểu sâu về bài học.

Và ghi nhớ: học thuộc những nội dung quan trọng.

Phương pháp học tốt môn hóa học

Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. Nếu muốn làm được như vậy, cần phải:

Luyện thật nhiều bài tập và thực hành tốt các thí nghiệm. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thực hành các phản ứng hóa học. Hãy ghi chép lại cẩn thận từng bước, phương trình hóa học xảy ra và phải làm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn.

Khơi gợi niềm yêu thích của mình với môn hóa, bạn hãy tìm cách học hiệu quả với mình nhất. Hãy đọc bài mới trước khi đến lớp để có thể chủ động tiếp nhận kiến thức. Và mạnh dạn hỏi những điều còn chưa hiểu.