Top 12 # Tiếng Anh B1 Đại Học Giao Thông Vận Tải Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Các Ngành Học Tiêu Biểu Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội

* Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Trường Đại học Giao thông Vận Tải là trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải – kinh tế của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1960 và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đại học Giao thông vận tải hiện có tất cả 15 ngành đào tạo với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sĩ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sĩ.

Kĩ thuật xây dựng công trình giao thông

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông gồm 17 chuyên ngành đào tạo trong 4,5 năm.

Sau khi ra trường, các Kĩ sư có thể làm việc với vai trò:

– Kỹ sư thiết kế, kỹ sư tư vấn, kỹ sư công nghệ, chỉ đạo thi công tại các công ty Xây dựng

– Quản lý các công trình giao thông

– Tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu và các trường Đại học, Cao đẳng theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Ngoài ra với những kiến thức đã được trang bị kỹ sư xây dựng công trình giao thông có thể làm việc với vai trò:

– Kỹ sư tư vấn, kỹ sư công nghệ và chỉ đạo thi công trong các công trình xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp, thủy lợi.

– Các kỹ sư sẽ tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, học tập lên các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.

Xây dựng công trình giao thông như cầu, đường,…

Kĩ thuật Xây dựng

Kĩ thuật xây dựng có 4 chuyên ngành gồm: xây dựng dân dụng và công nghiệp, kết cấu xây dựng, kĩ thuật hạ tầng đô thị, vật liệu và công nghệ xây dựng. Chương trình được đào tạo trong 4,5 năm với 158 tín chỉ.

Sau khi ra trường, các kĩ sư có thể lựa chọn các công việc như: Tư vấn thiết kế, thi công công trình, tư vấn giám sát, quản lí dự án,… tại các cơ quan quản lí nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các cơ quan đào tạo, nghiên cứu.

Kinh tế xây dựng

Ngành kinh tế xây dựng là ngành đào tạo tiềm năng với bề dày hơn 50 năm trong đào tạo đại học và sau đại học. Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngành có 2 chuyên ngành là kinh tế – Quản lí khai thác cầu đường và kinh tế xây dựng công trình giao thông.

Sau khi ra trường, các kĩ sư có thể công tác tại các trường đai học, làm việc cho các cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…

Ngành kinh tế xây dựng

Khai thác vận tải

Khai thác vận tải là ngành có truyền thống đào tạo với hơn 60 năm với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình. Ngành khai thác vận tải có 8 chuyên ngành được đào tạo trong 4 năm và sẽ được cấp bằng kĩ sư khai thác vận tải.

Sau khi tốt nghiệp, các kĩ sư có thể làm việc ở các cơ quan quản lí nhà nước giao thông vận tải, các doanh nghiệp giao thông vận tải hoặc công tác tại các trường đại học về chuyên ngành giao thông vận tải.

Ngành Khai thác vận tải

Bên cạnh các ngành đào tạo tiêu biểu trên, Trường đại học Giao thông vận tải Hà Nội còn đào tạo các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kĩ thuật và công nghệ thông tin,…

Khánh Nam

Edu2Review Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Cơ Sở Vật Chất Tại Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải Có Tốt Không?

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) được biết đến là trường đại học công lập đào tạo theo hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành giao thông vận tải và các ngành kinh tế quốc dân.

Sinh viên theo học tại UTT sẽ được học tập trong môi trường năng động, hiện đại với hệ thống cơ sở vất chất khang trang. Đồng thời, tạo điều kiện cho các bạn hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hành nghề nghiệp sau này.

Các cơ sở của trường

Hiện tại trường có 3 cơ sở vừa được xây mới và sửa chữa lại:

Cơ sở đào tạo Hà Nội: Diện tích 2,0 ha, Số 54 – Triều Khúc – Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân – Hà Nội

Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: Diện tích 14,2 ha, Số 278 Đường Lam Sơn, P. Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Diện tích 6,5 ha, Địa chỉ tại Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Hệ thống các phòng học

A. Phòng học lý thuyết

– Với 200 phòng học lý thuyết đủ tiêu chuẩn, được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập như máy tính, máy chiếu.

– Trên 120 phòng thực hành thí nghiệm với công nghệ cao, tiên tiến giúp sinh viên được học tập trong môi trường tốt, hiện đại.

– Thư viện của trường với hơn 4000 m2, các máy tính được kết nối Internet, trên 20.000 đầu sách, gần 300 tờ báo, tạp chí các loại và hệ thống học liệu điện tử kết nối dữ liệu với nhiều trường đại học, học viện trong nước và quốc tế.

– Toàn bộ khuôn viên của Trường được phủ sóng wifi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi.

– Với 13 phòng thí nghiệm và 14 phòng thực hành tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên UTT được áp dụng ngay lý thuyết học tập trên giảng đường vào thực tế, nâng cao kỹ năng ứng dụng, sử dụng trang thiết bị thực hành.

– Từ 2011 – 2015, ngành Công trình được đầu tư 200 tỷ Đồng tiền trang thiết bị Thí nghiệm – Thực hành phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất từ nguồn viện trở ODA, Nhật Bản, ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của UTT.

Lĩnh vực kinh tế

Với 03 phòng thực hành kế toán được cài đặt các phần mềm phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của các doanh nghiệp giúp sinh viên UTT được tiếp cận và có kỹ năng chuyên sâu khi ra trường.

Lĩnh vực cơ khí

Với 6 phòng thí nghiệm và 24 phòng thực hành được đầu tư hiện đại, phù hợp với mô hình đại học hướng ứng dụng.

Thiết bị thực hành cho sinh viên ngành cơ khí UTT

Lĩnh vực công nghệ thông tin- điện tử viễn thông

Với 03 phòng thí nghiệm và 22 phòng thực hành tạo môi trường học tập và nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên nhà trường.

Thư viện trường Đại học công nghệ Giao thông vận tải

Trung tâm có khoảng 60.000 bản sách (chủ yếu là sách tiếng Việt,, tiếng Anh; sách giáo trình đào tạo , Đề cương bài giảng do Trường in..v.v…) về các lĩnh vực như: công trình, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện, nhiệt kỹ thuật, kinh tế kỹ thuật, cơ khí, sửa chữa ô tô máy kéo, công nghệ hoá học, may và thời trang.v.v….

Thư viện trường UTT

Trên 200 tên báo, tạp chí bằng tiếng Việt, tiếng Anh nhằm phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo viên, học sinh – sinh viên Nhà trường. Ngoài ra, Thư viện còn có các phòng đọc tài liệu điện tử, cung cấp các tài liệu điện tử miễn phí do Thư viện xây dựng.

Trung tâm được tổ chức thành hệ thống các phòng:

– 01 Phòng giám đốc.

– 01 Phòng nghiệp vụ.

– 01 Phòng đọc tại chỗ trên 200 chỗ ngồi.

– 01 Phòng đọc và mượn tài liệu về nhà.

– 07 Phòng học nhóm.

– 03 Kho sách lưu với hơn 40000 đầu sách.

*Vì một nền giáo dục minh bạch, viết đánh giá đầu tiên của bạn về trường Đại học Đại học Công nghệ Giao Thông Vận Tải.

– 04 Phòng đọc tài liệu điện tử với 110 máy tính.

Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Các phòng của Trung tâm đều được trang bị đủ hệ thống ánh sáng, hệ thống điều hoà nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng.

Bảo Ngân tổng hợp

Ngành Giao Thông Vận Tải Là Gì? Học Ngành Gtvt Ra Trường Làm Gì?

Tư vấn chọn ngành: Ngành giao thông vận tải là gì? Học ngành giao thông vận tải ra trường làm gì?

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình Giao thông vận tải cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giao thông vận tải có rất nhiều cơ hội và vị trí việc làm, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm những công việc sau đây:

Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.

Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh v.v…

Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, xếp dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện giao thông.

Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực Giao thông vận tải như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…)

Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý Giao thông vận tải trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.

Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển v.v…).

Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động Giao thông vận tải gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.

Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 20 Đông Quan, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: tuyensinh@aum.edu.vn

Khóa Học Tiếng Anh Giao Tiếp B1

Tiếng Anh Giao Tiếp B1 là kì thi chứng chỉ tiếng Anh theo khung tham chiếu 6 Bậc (A1, A2, B1, B2, C1, C2) chuẩn Châu Âu. Bậc Anh Văn B1 tương đương với bậc 3.

Trình độ B1 là yêu cầu ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ngành, học viên Thạc sỹ, những người nộp hồ sơ nghiên cứu sinh. Tiếng Anh hiện đã và đang là ngôn ngữ quốc tế thứ hai, được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu học ngoại ngữ không chỉ đơn giản cần thiết đối với học sinh, sinh viên, mà nó còn cần ở cả đối tượng nhân viên văn phòng, nhân viên công sở. Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội đã tổ chức và khai giảng Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp B1 với nhiều ưu điểm nổi bật.

Thông tin chi tiết khóa học:

+ Học phí: 2.300.000đ

+ Thời gian học: 40 Tiết (45 phút/tiết)

+ Kiểm tra đánh giá: Học viên tham gia khóa học sẽ thực hiện làm 2 bài kiểm tra (giữa kỳ và cuối khóa). Điểm kiểm tra dùng để đánh giá năng lực của học viên và làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận.

+ Quyền lợi học viên:

Miễn phí 100% lệ phí làm chứng chỉ ngoại ngữ cho học viên tham dự đủ 100% buổi học.

Giảm 15% học phí khóa thứ 2 khi đăng kí 2 khóa cùng lúc

Giảm 10 % cho học viên đăng ký khóa học tiếp theo.

Tặng ngay 10% trên tổng hóa đơn dịch thuật (Công ty có hóa đơn VAT) khi mang thẻ học viên đến dịch thuật hoặc công chứng tài liệu.

Miễn hoàn toàn học phí học ngoại ngữ khi đăng ký du học tại Công Ty.

Khóa Học Tiếng Anh Giao Tiếp B1

Một số học viên tham gia đăng ký khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp B1 vì nhu cầu dự tuyển. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp học viên muốn trau dồi, cải thiện trình độ ngoại ngữ bản thân và chinh phục lộ trình học Tiếng Anh của mình. Thế nhưng, làm sao để biết bạn đang ở cấp độ nào?

Trình độ Tiếng Anh của bạn đang ở cấp độ nào?

Cách tốt nhất là hãy làm một bài test chất lượng nho nhỏ, và quy đổi điểm số tương đương với từng mức trình độ anh văn theo bảng sau:

Học Tiếng Anh Giao Tiếp B1 có ích lợi gì?

Như vậy, một người có trình độ Tiếng Anh Giao Tiếp B1 có thể làm được những gì?

+ Có thể hiểu được những điểm chính, mấu chốt của vấn đề và diễn đạt lại rõ ràng.

+ Có thể xử lý các tình huống khi đến những nơi, giao tiếp với những người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Đây là một trong những thuận lợi lớn nếu bạn có dự định đi du lịch, đi công tác ở nước ngoài.

+ Có thể trình bày được những vấn đề quen thuộc, đơn giản, mô tả sở thích cá nhân, sự kiện, ước mơ, hoài bão, đưa ra lời lí do, giải thích ngắn gọn cho ý kiến, kế hoạch của mình.

Học Tiếng Anh Giao Tiếp B1 bạn sẽ có kỹ năng gì?

Học viên đạt tới trình độ Anh văn B1 sẽ có được tất cả kiến thức mà một học viên trình độ A2 có thể làm. Ngoài ra, bạn có thể:

+ Trao đổi được những hy vọng, ước mơ, dự tính của bản thân và trong công việc.

+ Tham gia những cuộc phỏng vấn xin việc làm thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn.

+ Nói về sở thích cá nhân: ăn uống, mua sắm, xem tivi, chương trình yêu thích, nhu cầu giải trí,…

+ Mô tả trình độ học vấn và những kế hoạch trong tương lai.

+ Nói về thể loại âm nhạc bạn yêu thích.

+ Đề cập đến những mối quan hệ, hẹn hò, gặp gỡ người khác thông qua mạng xã hội.

+ Order thức ăn, đi đến nhà hàng và gọi món, tính bill trả tiền.

+ Trao đổi về các vấn đề an toàn lao động.

Cấu trúc đề thi Tiếng Anh Giao Tiếp B1 2020

Đề thi Anh Văn B1 bao gồm 4 phần kỹ năng theo trình tự như sau: Reading – Listening – Writing – Speaking.

Tiếng Anh Giao tiếp B1: Reading

Thang điểm: 50/100 điểm

Ở nội dung phần thi Reading, bạn sẽ đọc hiểu 4 đoạn văn và lần lượt trả lời những câu hỏi xoay quanh nội dung của từng đoạn ấy.

+ Đọc 10 câu độc lập. Mỗi câu có một từ bỏ trống. Chọn 1 từ đúng trong 4 từ cho sẵn (dạng trắc nghiệm ABCD) để điền vào chỗ trống.

+ Đọc 5 đoạn mô tả ngắn, sau đó chọn các bức tranh tương ứng với đoạn mô tả.

+ Đọc một đoạn văn ngắn khoảng 200 – 300 từ, chọn các câu trả lời đúng hoặc sai ở dạng trắc nghiệm ABCD

+ Làm bài đọc, điền từ vào chỗ trống. Chọn trong số 15 từ cho sẵn các từ phù hợp và điền vào chỗ trống.

Tiếng Anh Giao tiếp B1: Writting

Thang điểm: 30/100

Bao gồm 2 phần:

+ Cho sẵn 5 câu, viết lại các câu đó dựa trên những từ gợi ý sẵn, sao cho ý nghĩa của câu không thay đổi

Tiếng Anh Giao tiếp B1: Listening

Thang điểm: 20/100

Bạn sẽ được nghe 2 phần:

+ Nghe 5 đoạn hội thoại và đánh dấu vào 5 hình ảnh/ bức tranh có nội dung tương ứng. Hoặc nghe một đoạn hội thoại dài, và chọn trả lời các câu hỏi ở dạng đúng hay sai.

+ Nghe 1 đoạn hội thoại hay độc thoại. Điền vào chỗ trống 10 từ (chi tiết) đề cập đến trong đoạn nhưng bị bỏ trống.

Tiếng Anh Giao tiếp B1: Speaking

Thang điểm: 20/100. Bao gồm 3 nội dung thi:

Lí do bạn nên Học Tiếng Anh Giao Tiếp B1 tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội?

Hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của chứng chỉ Anh Văn B1 và nhu cầu ôn luyện của học viên hiện nay. Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội đã triển khai tổ chức, khai giảng khóa học Anh Văn B1 dành cho nhiều đối tượng khác nhau, với mức học phí siêu ưu đãi.

Đến với trung tâm, bạn sẽ được học 40 Tiết dựa trên giáo trình được giảng viên thiết kế riêng biệt. Khóa học sẽ trải qua hơn 20 Topic. Kết thúc mỗi topic, học viên sẽ thực hiện các bài tập mini để kiếm phần thưởng. Phần thưởng mang giá trị tinh thần, nhưng đó là một trong những cách thức giúp thúc đẩy tinh thần, cảm hứng chăm học của học viên. Đồng thời, cuối cùng bạn sẽ phải vượt qua kì thi Actual Test để lấy điểm cấp chứng chỉ.

Trung Tâm Anh Ngữ Hà Nội tự hào có hơn 15 năm kinh nghiệm đào tạo và giảng dạy. Sở hữu 100% giáo viên bản ngữ, giúp bạn học cách phát âm và hoàn thiện kỹ năng nghe nói giao tiếp tốt nhất. Bên cạnh kháo học Tiếng Anh Giao Tiếp B1, trung tâm còn thường xuyên tổ chức những lớp học bổ trợ kỹ năng cho học viên như:

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học Tiếng Anh, tự thấy bản thân mình còn yếu hay thiếu sót ở đâu. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn khóa học phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu của mình.

Chiến lược thi Tiếng Anh Giao Tiếp B1 đậu 100%

Không đề cao yếu tố học cốt để lấy bằng cấp. Tuy nhiên, Trung Tâm Ngoại Ngữ Hà Nội cũng xin chia sẻ đến bạn một số bí quyết “bỏ túi” giúp dễ dàng vượt qua kì thi B1. Nếu bạn nắm trong tay chiến lược này, chắc chắn không những kì thi B1, mà thậm chí là C1, C2 hay Toeic đều hoàn toàn có thể vượt qua suôn sẻ, dễ dàng.

Phần Reading

Phần thi này đòi hỏi bạn phải biết nhiều từ vựng, dịch đúng nghĩa cả đoạn văn lẫn các đáp án gợi ý đưa ra, để chọn câu trả lời đúng nhất. Tuy nhiên, hãy nên nhớ, thời gian có hạn. Bạn nên tham khảo những mẹo hay sau đây:

+ Trong vòng 5 phút sau khi cầm đề thi Tiếng Anh Giao Tiếp B1 trên tay, hãy chắc chắn bạn đã đọc lướt qua toàn bộ đề thi phần đọc hiểu, cả câu hỏi lẫn đáp án.

+ Xác định câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau.

+ Đọc kỹ đáp án, xác định đó là câu hỏi về ngữ pháp hay câu hỏi về từ vựng:

Nếu là ngữ pháp: hãy xem đó là câu hỏi về các thì của động từ, giới từ, câu bị động hay câu điều kiện. Sau đó, chú ý tìm những dấu hiệu nhận biết có sẵn trong câu và các từ xung quanh để lựa chọn đáp án cho phù hợp.

Nếu là từ vựng: hãy xem đó là câu hỏi về từ loại hay về nghĩa của từ. Nếu là từ loại, hãy phân tích và xác định các thể loại từ dựa trên cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản. Nếu thuộc về ngữ nghĩa, bạn cần dịch cả câu và đặt vào ngữ cảnh để chọn ra đáp án phù hợp.

Phần Writing

Bạn sẽ thực hiện bài thi với 2 phần nội dung như cấu trúc đề đã đề cập cụ thể ở trên.

Đối với dạng viết lại câu:

+ Phải đảm bảo sử dụng đúng từ cho sẵn và ý nghĩa câu không thay đổi

+ Phải đảm bảo đúng thì của câu đã cho

Đối với dạng viết bài luận:

+ Nên dành thời gian đọc kỹ yêu cầu đề bài, xác định mình cần viết nội dung gì

+ Lập dàn ý khái quát nội dung

+ Đảm bảo cung cấp đủ thông tin trả lời những câu hỏi, yêu cầu đề bài đưa ra

+ Đảm bảo đúng độ dài

+ Viết xong đọc lại, kiểm tra bài.

Phần Listening

+ Hãy dành thời gian đọc qua nội dung đề thi trước, để biết đề yêu cầu gì, hỏi những gì.

+ Gạch chân các từ khóa quan trọng trong câu hỏi để xem thông tin cần trả lời là gì.

+ Bỏ qua phần đọc hướng dẫn và ví dụ

+ Nghe thật cẩn thận, không nên lo lắng khi nghe không rõ trong lần đầu tiên. Hoặc khi đã hết 2 lượt nghe, bạn vẫn chưa biết nên chọn câu trả lời nào. Đừng vội, luôn nhớ quy tắc, dễ làm trước, khó làm sau.

Phần Speaking

+ Chuẩn bị tinh thần tự tin, thoải mái, vui vẻ

+ Nghe thật kỹ câu hỏi và trả lời

+ Hãy luôn nhìn giáo viên khi nói

+ Chú ý đến tốc độ bài nói, không quá nhanh cũng không nên quá chậm

+ Nếu trong trường hợp giáo viên đưa ra câu hỏi, bạn chưa kịp nghe rõ hoặc không hiểu, nên hỏi lại tối đa 1 lần.

Nên tạo ấn tượng tốt với giáo viên bằng cách chào hỏi lịch sự, trả lời tự tin, vui vẻ, thoải mái

Tuyệt đối không tránh câu hỏi của giáo viên, hoặc đưa ra các câu trả lời cụt ngủn: Yes, No

Tránh liệt kê, hãy dùng từ nối.

Lời Kết