Top 13 # Sách Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Pdf Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

2 Bộ Sách Dạy Tiếng Trung Cho Trẻ Em Hay

Bộ sách dạy tiếng Trung cho trẻ em hay và phù hợp giúp bé học tiếng Trung tốt hơn. Chia sẻ phương pháp dạy tiếng Trung cho trẻ em.

Bộ sách dạy tiếng Trung cho trẻ em hay

1. Tên sách: 轻松学汉语 (Vui học tiếng Hán)

Tác giả: 馬亞敏

Nhà xuất bản: 三聯書店(香港)有限公司

Số bộ: 3 bộ với hai bản tiếng Trung giản thể và phồn thể. Gồm có 2 loại là sách học và sách bài tập giống New headway.

Đây là một trong những bộ sách rất thích hợp để học tiếng Trung dành cho trẻ em hoặc những người mới bắt đầu với cách giải thích dễ hiểu, dùng nhiều hình ảnh và phát âmrõ ràng.

3. Tên sách: Tiếng Trung cho trẻ em

Tác giả: Mã Thành tài

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Trẻ

Bộ sách này rút ra từ những điều thực tiễn và trình bày những từ và những cụm từ hữu dụng nhất trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ em thường gặp và quen dùng.

Sau khi hoàn tất bộ giáo trình tiếng Hoa thiếu nhi này, trẻ em sẽ có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Hoa; Cách phát âm, một bảng từ mới khoảng 340 từ, và một số mẫu câu cơ bản, điều này tạo ra mtộ nền tảng vững chắc cho việc học ngôn ngữ tiếng Hoa của trẻ em trong tương lai.

Một số phương pháp dạy tiếng Trung cho trẻ em

1. Đưa bé con đến trung tâm dạy tiếng Trung uy tín

Nếu có đủ tài chính thì chẳng có lý do gì chị em bỏ qua những trung tâm tiếng Trung uy tín, chất lượng để giúp con nâng cao khả năng ngôn ngữ cả như THANHMAIHSK cả. Đảm bảo sau khi được uốn nắn tận tình bởi những chuyên gia chất lượng, con sẽ tự tin giao tiếp và tạo nền tảng tốt nhất.

2. Cách dạy bé học tiếng Trung qua những bài thơ, bài hát thiếu nhi mỗi ngày

Dù có trung tâm chất lượng, mẹ cũng phải ra quan tâm và để ý . Chẳng khó đâu khi sưu tập những bài hát nhí nhảnh hoặc các bài thơ đơn giản cho bé tự luyện đọc hàng ngày.

3. Đầu tư mua cho con tấm bảng gỗ ghép chữ Hán để luyện nhớ mặt chữ

Một phương pháp dạy tiếng Trung cho trẻ em đó chính là flashcard tiếng Trung. Những tấm bảng gỗ ghép chữ Hán sẽ giúp mẹ dạy con tiếng Trung tốt hơn. Việc học với hình ảnh dễ tiếp thu hơn chữ cái đúng không mẹ?

4. Cho con tập tô chữ Hán trên thiệp để tăng sự hứng thú

Một cách tốn công hơn một chút đó là mẹ vẽ chữ Hán lên thiệp rồi cho con tập tô. Trò này đảm bảo các cô cậu nhỏ sẽ vô cùng hứng thú vì được làm bạn với bảy sắc cầu vồng rực rỡ lúc tô màu.

5. Tải một số ứng dụng, trò chơi tiếng Trung trên điện thoại

Sách Tiếng Pháp Cho Trẻ Em

Đối với các bé từ 4 tuổi – 8 tuổi, đây là độ tuổi các bé mới bắt đầu làm quen với mặt chữ, hoặc mới bắt đầu học Tiếng Việt, và viết Tiếng Việt. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mà bé dễ dàng tiếp xúc với ngôn ngữ mới. Vì vậy, nếu bạn dự định cho bé theo học ngôn ngữ mới, bạn hoàn toàn bắt đầu từ độ tuổi 4 tuổi trở đi.

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap France trường dạy học tiếng pháp ở tphcm uy tín chất lượng nhất hiện nay. Với các khóa học nổi tiếng như:

Tự học tiếng pháp online miễn phí

Tiếng pháp giao tiếp hàng ngày

Tiếng pháp căn bản

Vậy sách Tiếng Pháp nào dành cho các bé là phù hợp.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, sách Tiếng Pháp dành cho các bé không phong phú. Nhiều phụ huynh phải tìm đặt mua tại Pháp hoặc Amazon với chi phí cũng khá lớn.

Cap France chia sẻ với các bạn bộ sách “j’apprends à lire”, đây là bộ sách hướng dẫn các bé ở độ tuổi từ 4 tuổi khá phù hợp

Đây là bộ sách giúp các bé luyện đọc, có kèm CD nghe. Phụ huynh có thể cho bé nghe theo các câu chuyện bằng đĩa CD để các bé quen với âm của Tiếng Pháp

Bên cạnh đó bố sách Méthode Boscher cũng là bộ sách được khá nhiều phụ huynh ở Pháp lựa chọn chọn cho các bé, để hướng dẫn các bé luyện viết, luyện tập đọc, và luyện nghe,….

Hãy vào Cap France mỗi ngày để học những bài học tiếng pháp hữu ích bằng cách bấm xem những chuyên mục bên dưới:

Tags: sach tieng phap cho tre em, hoc tieng phap, tu hoc tieng phap online mien phi, tieng phap can ban, hoc tieng phap o tphcm, tieng phap giao tiep hang ngay

(*) Yêu cầu nhập thông tin Họ và tên …

Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số

Do vậy, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vấn đề đọc, nói bằng tiếng Việt. Học sinh được chia thành nhóm nhỏ để rèn kỹ năng đọc, viết, tham gia các hoạt động học nhóm, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, các tiết đọc thư viện, hoạt động ngoại khóa… Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh được tăng cường tiếng Việt ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%; các em từng bước tự tin, hòa nhập với tập thể.

Hơn một nửa học sinh tại Trường Mầm non Ninh Tây, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Ê đê và Raglai. Việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ luôn là rào cản trong việc truyền thụ, tiếp thu kiến thức trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Từ năm học 2016-2017, Trường Mầm non Ninh Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tập huấn phương pháp dạy tiếng Việt cho giáo viên, thiết kế môi trường cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với tiếng Việt thông qua đồ dùng, đồ chơi, góc thư viện, hoạt động trải nghiệm thực tế…

Cô Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Tây chia sẻ: Nhờ được tăng cường tiếng Việt nên qua các năm học, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn.

Huyện miền núi Khánh Vĩnh có 17 trường mầm non với hơn 68% trẻ là người dân tộc thiểu số và 16 trường tiểu học với hơn 81% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh, từ năm 2016 đến nay huyện có 344 cán bộ, giáo viên người Kinh được bồi dưỡng tiếng Raglai để nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy.

Ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, qua 5 năm thực hiện đề án, các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Các trường trong dự án coi đây là một trong những giải pháp để duy trì kết quả phổ cập giáo dục tại các địa phương. Thuận lợi về môi trường giao tiếp nên vốn tiếng Việt của học sinh phong phú và nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai đề án như: học sinh nhút nhát, môi trường rèn luyện tiếng Việt còn hạn chế. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các em phải theo cha mẹ lên rẫy. Mặt khác, giáo viên đa số là người Kinh nên gặp khó khăn khi giao tiếp với trẻ và trao đổi với cha mẹ của học sinh.

Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho trẻ đến trường và học 2 buổi/ngày; trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cũng được tăng cường…

Khi Sách Giáo Khoa Dạy Hư Trẻ Em

Ngô nghê, cẩu thả…

Cuốn Tiếng Việt 1 tập một của bộ SGK Cánh Diều (nhà xuất bản Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2020) có lẽ xứng tầm đứng ở vị trí best-seller (bán chạy nhất) năm nay. Nó đã khiến một phụ huynh có con đã lớn như tôi cũng phải lao ra nhà sách, mua về một cuốn để đọc xem thế nào. Và tôi thậm chí đã phải đi đến 4 nhà sách và cửa hàng đồ dùng học tập mới mua được nó.

Những người bán hàng nói với tôi rằng, sách đột nhiên được mua liên tiếp những ngày gần đây, trong khi các năm trước, thường sau khi khai giảng thì SGK sẽ bán rất chậm, chủ yếu phụ huynh mua thêm một cuốn để dạy con ở nhà, hoặc mua bổ sung nếu con làm mất.

Nguyên nhân là vì, sau hơn một tháng đưa sách mới vào dạy cho học sinh lớp 1, ngành Giáo dục đang nhận được quá nhiều phản hồi lẫn “gạch đá” dành cho chất lượng nội dung cuốn sách, ở khắp các diễn đàn báo chí lẫn mạng xã hội. Có thể nói không hề quá rằng, SKG Cánh Diều – cuốn Tiếng Việt 1 tập một giống như bát cơm nhiều “sạn” được đựng trong một chiếc bát chạm khảm đắt tiền – là sự đẹp đẽ về hình thức trình bày mà nhóm biên soạn từng tự hào.

Cuốn SGK Tiếng Việt 1 (tập một) đang gây tranh cãi

Thôi thì hãy tạm bỏ qua việc bộ SGK cải cách mới có giá đắt đỏ gấp 4-5 lần bộ cũ (vì lý do đẹp, và vì những chi phí do biên soạn, phát hành lần đầu), nhưng chất lượng nội dung lộn xộn, cẩu thả, ngô nghê, phản giáo dục… thì là vấn đề không thể biện minh.

Ở ngay tuần học đầu tiên, bài 9 Ôn tập (trang 21), sách đã dạy học sinh từ “cố đô” vốn là một từ Hán Việt khó đối với những đứa trẻ đang còn… mù chữ. Sang đến bài 10, sách lại dạy cây “Lồ ô” để minh họa cho phụ âm “l” của bài. Sao không phải là “hoa lan”, “hoa lê” mà phải là cây “Lồ ô”, loài cây mà nhiều người lớn còn không biết?

Rồi sự ngô nghê, khó hiểu còn thể hiện ở bài tập đọc “Chậm.. như thỏ”(trang 87): “Chó thì mổ mổ/ Gà thì liếm la/ Dữ như quả na/ Nhu mì gã cọp/Cò thì phốp phốp/Bò thì ốm o/Cá thì la to/Im như trẻ nhỏ/Chậm như cô thỏ/Lẹ như cụ rùa”.

Mặc dù bài thơ được giới thiệu là phỏng theo “Vè nói ngược”, nhưng tôi thật sự không hiểu “liếm la”, “phốp phốp” là gì. Theo cách nói ngược của vè, có thể hiểu gà thì mổ mổ nhưng không thể hiểu vì sao chó lại liếm la (hoặc la liếm), bởi từ la liếm vốn là từ để chỉ phẩm chất xấu của con người chứ không phải chỉ hành động bản năng của con vật. Tương tự, tôi có thể hiểu con cọp là dữ tợn nhưng tuyệt nhiên không đồng tình với quan niệm quả na là “nhu mì”.

Nhóm biên soạn sách gọi gà trống là “thú dữ” (?!)

Trong bài tập đọc “Chuột út” (trang 133, 135), sách này thậm chí còn gọi gà trống là “thú dữ”. Chuyện kể: “Mẹ bận làm bếp. Chuột út buồn, lũn cũn đi ra sân. Đến trưa, về nhà, nó ôm mẹ kể: Mẹ ạ, trên sân có một con thú dữ lắm. Mũ nó đỏ, mỏ nhọn, mắt thô lố. Nó quát rõ to. Con sợ quá. Chuột mẹ đáp: Con thú đó rất hiền. Nó chỉ muốn đùa con”. (Theo Lép-Tôn-Xtôi)”. Bên dưới ví dụ là phần: “Đố em, con thú dữ chuột út gặp là con gì?” và hình ảnh là con gà trống.

Tôi, và tất cả những người đã và đang phản đối cuốn sách Tiếng Việt 1 tập một này đều cho rằng, giáo dục trẻ em lớp 1 cần hướng tới những từ ngữ, diễn đạt trong sáng dễ hiểu chứ không nên dạy chúng những thứ vừa sai vừa lắt léo vừa đánh đố thế này.