Top 9 # Sách Dạy Đọc Tiếng Anh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Truyện 10 Cuốn Sách Dạy Học Tiếng Trung Hay Nên Đọc

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ phố biến không kém so với tiếng Anh và cũng được các bạn trẻ theo học. Đáp ứng nhu cầu đó, rất nhiều sách dạy học tiếng Trung ra đời, và sau đây là tuyển tập những cuốn được bạn đọc khuyên đọc nhiều nhất dành cho những bạn vừa có thể tự học, vừa sử dụng làm tài liệu học trên lớp.

Cuốn sách Tự Học Tiếng Trung Cho Người Mới Bắt Đầu được biên soạn dành cho người tự học và học cấp tốc tiếng Trung. Nội dung cuốn sách dạy học tiếng Trung bao gồm 16 bài với các mục: Hội thoại, Từ vựng, giải thích từ và ngữ pháp đon giản trong khẩu ngữ Trung Quốc.

Chữ Hán thuộc hệ chữ tượng hình, khác hoàn toàn so với hệ thống chữ Latinh mà người Việt đang sử dụng. Bởi vậy, hiện nay, đa số những người học tiếng Trung Quốc nói chung đều có tâm lý sợ học chữ Hán, đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Chính vì thế, cuốn sách dạy học tiếng Trung này ra đời để giúp bạn dần làm quen với chữ Hán trong những giai đoạn ban đầu. Cuốn sách này được biên soạn với nội dung bám sát giáo trình Hán ngữ sơ cấp phiên bản mới. Các chữ Hán được soạn ra từ hệ thống từ mới của từng bài, đi kèm phiên âm, nghĩa Hán Việt và nghĩa gốc của từng từ. Phần tập viết phiên âm và tập viết các chữ Hán theo thứ tự từng nét một sẽ giúp các bạn học và nhớ chữ Hán lâu hơn.

Vui học tiếng Trung qua 100 câu chuyện cười song ngữ Trung – Việt không chỉ bao gồm 100 câu chuyện cười song ngữ đặc sắc nhất, mang lại hứng thú cho bạn đọc, vừa học tập vừa giải trí. Sau mỗi câu chuyện cười, các từ mới sẽ được giải thích cụ thể với cách dùng và ví dụ minh họa đặc sắc, giúp kiến thức được ghi nhớ và thực hành một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.

Cuốn sách này cũng có thể sử dụng để bồi dưỡng, đào tạo phục vụ cho công tác giảng dạy ngữ pháp, thích hợp cho đối tượng giáo viên tiếng Trung ở nước ngoài, hoặc trong nước (nếu họ chưa học qua chuyên ngành ngôn ngữ). Cuốn sách này đã được sử dụng thử (nghiệm ) trong quá trình đào tạo giáo viên tiếng Trung ở trường Đại học Bắc Kinh và đạt được kết quả cao, giúp các giáo viên tiếng Trung hiểu được các mục ngữ pháp cơ bản của tiếng Trung hiện đại.

#cuốn #sách #dạy #học #tiếng #Trung #hay #nên #đọc.

Sách Chiêm Tinh Khuyên Đọc

Nếu bạn có khả năng đọc tiếng Anh tốt và muốn tự học Chiêm Tinh, đề cử của tôi là nên bắt đầu với sách của Stephen Arroyo, Bil Tierney hoặc Isabel M. Hickey. Tiếp đó, sách của Donna Cunningham, lý do, những sách cho người mới bắt đầu của 3 tác giả này có thể dễ dàng tìm được nguồn free trên mạng, và viết rất tốt. Khi đã có kiến thức hòm hòm về các hành tinh, 12 cung địa bàn và 12 cung thiên bàn (hoàng đạo) và các góc chiếu, lý thuyết về vận hạn, bạn có thể đọc thử sách của Evangeline Adams và Barbara Hand Clow. Sau giai đoạn này, bạn đã có thể khá tự tin khi đọc các blog Chiêm Tinh tiếng Anh mà không sợ bị loạn vì đã tự có khả năng đánh giá và lọc lựa kiến thức. Trong tất cả các giai đoạn, lời khuyên thiết yếu nhất của tôi là hãy thực hành trên thật nhiều lá số, nhất là những người có nét đặc sắc tiêu biểu trong cá tính, công việc, hành xử. Tin tôi đi, nếu bạn chưa tiêu hóa xong 3 tác giả đầu tiên mà nhảy ngay vào sách của Evangeline Adams, cầm chắc bạn sẽ không tiếp thu được gì hết.

Nếu bạn đủ phong lưu để đầu tư vào đọc sách có bản quyền Chiêm Tinh. Stephen Arroyo, Bil Tierney, Richard Idemon và Donna Cunningham vẫn là 2 đề cử hàng đầu của tôi. Họ còn nhiều sách khác không có bản lậu, và chất lượng còn cao hơn các bản trôi nổi nhiều, vì được viết gần đây hơn, có sự cập nhật các kinh nghiệm mới nhất. Ngoài ra, nếu bạn thích cả bài Tarot thì không nên bỏ qua cái tên Liz Greene. Công bằng mà nói sách Chiêm Tinh của bà này hơi lan man nhưng giàu tính biểu tượng, đọc để có kiến thức hệ thống thì dở, nhưng đọc chỉ để cảm nhận các biểu tượng thì tuyệt.

Khi tham vọng về Chiêm Tinh học của bạn cao hơn chút nữa, lúc đó bạn nên biết tới những cái tên như Alan Leo, Charles E.O. Carter, Edmund Marc Jones, Dane Rudhyar, Stephen Forest, Robert Hand, Robert P. Blaschke, Michael R. Meyer…

Sách của Alan Leo, Michael R. Meyer và Dane Rudhyar hiện nay khá dễ tìm bản free trên mạng. Các tác giả khác đều cần sự đầu tư tương đối vì… bác nào cũng nhiều sách đến muốn chết ngất được, mà toàn sách bản quyền. Trong những cái tên kể trên, Edmund Marc Jones được xưng tụng là người thầy của tất cả các Chiêm Tinh Gia Mỹ hiện đại, còn Dane Rudhyar được coi là Chiêm Tinh Gia có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Rất nên đọc để hiểu sự uyên bác và đồ sộ trong khối lượng kiến thức Chiêm Tinh mà họ đã đóng góp cho thế giới. Robert P. Blaschke có cách viết ngắn gọn, súc tích và nặng chiều sâu, rất kén người đọc, không cần phải cố quá với bác này nếu không muốn thành …quá cố. Còn sách của C.E.O Carter chỉ có 1 nhược điểm duy nhất, được viết vào thời kì Neptune và Pluto chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa có Chiron và bộ 360 biểu tượng Sabian. Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề tuyệt vời của ông khiến những cuốn sách ấy vẫn là kinh điển cho tới tận bây giờ.

Nếu bạn hứng thú với đề tài nghiệp trên lá số, đừng quên nhân vật tiên phong trong lĩnh vực này là Jeffrey Wolf Green, nhiều chiêm tinh gia khác đều ít nhiều đóng góp ở đó, như Steven Forrest, Stephen Arroyo, Noel Tyl… Lưu ý là lĩnh vực này hiện rất sơ khai và nhiểu cuốn sách viết về nó có tính chất kêu gọi thêm người cùng nghiên cứu, thử nghiệm và bổ sung số case luận đoán thực. Hơn nữa, nó là phần khó kiểm chứng nhất trong chiêm tinh nên cần 1 thái độ thận trọng khi áp dụng.

Tất cả các đề cử trên đều là dành cho những bạn muốn nghiên cứu Chiêm Tinh nghiêm túc, có chiều sâu, có thời gian chiêm nghiệm dành cho nó. Còn về dạng sách Chiêm Tinh Mì Ăn Liền (tiếng Anh gọi là cook_books, vầng, công thức nấu ăn) Thì thú thực, tôi lờ lớ lơ nó lâu lắm rồi nên chả biết tên tuổi nào lừng lẫy cả ngoài cái tên Linda Goodman (Và bí quyết để đọc hiểu cuốn Sun Sign của Linda Goodman là hãy coi mỗi bài về 1 sun sign như 1 bài viết nâng bi dành cho người có cung mọc trùng với cái sun sign đó). Bạn có thể xem một số đề mục bên trang Chiêm Tinh Mì Ăn Liền trên blog là hiểu ngay thế nào là Mì Ăn Liền. Có một luật bất thành văn ngày nay là trừ sách của Stephen Arroyo và Liz Greene, tất cả sách Chiêm Tinh đang còn lưu hành mà bán được trên 100 000 bản đều là Mì ăn liền. Tại sao lại có cái luật này thì chắc phải hỏi bản thân độc giả phương Tây. Về 2 ngoại lệ, do sách của Stephen Arroyo viết quá tốt nên rất nhiều người dạy Chiêm Tinh chuyên nghiệp có máu lười đã dùng luôn sách của ông làm giáo trình. Còn Liz Greene thì làm thị trường cực tốt.

Mì Ăn Liền có cái hay của Mì Ăn Liền, và không nên áp quan điểm của 1 kẻ thích đọc sách của những vị, cả đời chỉ bán được vài ngàn bản in mỗi đầu sách bất chấp danh tiếng ngất trời, như tôi lên thiên hạ. Các bạn đang dịch và bán sách hãy cứ dịch và cứ bán, vì mì ăn liền phù hợp thị trường và thị hiếu hơn. Chỉ là, nếu ai đó muốn thực sự hướng tới những ứng dụng của Chiêm Tinh như một công cụ hữu hiệu cho cuộc sống hàng ngày thì đừng nên trông cậy nhiều vào sách Mì ăn liền. Tiêu chuẩn duy nhất để chọn sách Mì ăn liền theo tôi là giở ra đọc thử vài trang, thường là phần mô tả về mình trước, nếu thấy hay hay, đúng đúng, văn phong dễ chịu, đọc dễ vào thì mua.

(Người xem 4.344 lượt, 830 lượt / ngày)

Toàn Bộ Nội Dung Cuốn Sách Dạy Đọc Chữ Bằng Ô Vuông

Những ngày qua, trên mạng xã hội tràn ngập những tranh luận rất gay gắt về cách đánh vần được cho là ‘lạ’ trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục. Theo đó, học sinh lớp 1 có thể đọc chữ bằng ô vuông, tam giác hay hình tròn. Điều này khiến cho không ít phụ huynh hoang mang, một bộ phận còn dùng những lời lẽ thóa mạ, thiếu văn hóa với GS Hồ Ngọc Đại – Chủ biên sách Công nghệ giáo dục này.

Cách đánh vần ‘lạ’ trong sách Công nghệ giáo dục gây tranh cãi. Video: Internet.

Ngày 8/9, GS Hồ Ngọc Đại đã chủ trì buổi tọa đàm “Công nghệ giáo dục trong kỷ nguyên 4.0” và có những chia sẻ xung quanh câu chuyện này.

GS Hồ Ngọc Đại cho rằng: ‘Họ không hiểu rằng ngữ âm là khác và tiếng nói là khác. Tiếng hàng ngày là khác, tiếng nói là khác. Học sinh của chúng tôi khi phân tích ngữ âm là trong một chân không về nghĩa, tức chỉ có để ý đến nghĩa mà chỉ có âm thôi thì mới có thể thay đổi âm được.

Ví dụ, tiếng ‘Ba’ chỉ là âm thôi, nếu thay âm đầu bằng ‘Cờ’ thành ‘Ca’, thay âm đầu bằng ‘Hờ’ thì thành ‘Ha’. Hoặc nếu thay vần ‘A’ bằng ‘E’ thì sẽ đọc thành ‘Be’, ta không cần biết nghĩa là gì nhưng chỉ cần biết có âm như vậy.

Thuần túy cấu trúc ngữ âm khi chứa nghĩa thì thành từ, nếu không chứa nghĩa thì nó chỉ là một tiếng. Tiếng thì có thể có nghĩa hoặc chưa có nghĩa. Ví dụ: Dư – Dừ – Dự – Dữ… Sự phong phú của Tiếng Việt là nay mai có thể phiên âm được bằng bất cứ thứ tiếng nào khác.

Về những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học về chương trình công nghệ giáo dục, tôi chỉ lắng nghe những gì có ích và đúng cho việc của tôi. Từ đó, tôi có thể điều chỉnh sao cho phù hợp mà thôi”.

Trang bìa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Ảnh: Đình Tuệ.

Cách dạy đọc theo các kí hiệu hình tròn, vuông và tam giác khiến nhiều người tranh luận. Ảnh: Đình Tuệ.

“Thủ Thuật” Dạy Đọc Tiếng Anh

GD&TĐ – Cô giáo Đậu Thị Diệp – Trường THPT Trần Phú (Thanh Hóa) chia sẻ những thủ thuật , phương pháp và phương tiện dạy học vào giờ dạy Đọc (Reading) tiếng Anh.

Chuẩn bị trước giờ dạy

Do đặc thù của tiết “Reading ” nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực.

Về phía giáo viên: Xác định mục tiêu tiết dạy; lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp áp dụng vào tiết dạy; giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết;

Phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy, điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lý sẽ “cháy giáo án ” và không nhấn mạnh được vào trọng tâm của bài.

Thực tế một số tiết “Reading ” nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết là hơi “nặng”, do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm”…

Hứng thú từ phần khởi động

Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc.

Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.

Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:

Trước khi đọc (Pre-reading)

Trong khi đọc (While – reading)

Sau khi đọc: (Post- reading)

Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12 đến 15 phút

Phần này bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau: Gây hứng thú; thiết lập ngữ cảnh; tạo nhu cầu, lý do; dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu; giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc; gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc; cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc và nêu những điều muốn biết về bài đọc.

Phần gây hứng thú, thiết lập ngữ cảnh chính là phần Warm up. Các hoạt động này nên ngắn gọn, tập trung. Thời gian dành cho các hoạt động này từ 3 – 5 phút là đủ.

Với phần này, có thể sử dụng các hoạt động sau để thực hiện:

Việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể tìm những từ này trong bài đọc. Học sinh có thể nêu từ bằng tiếng Việt, giáo viên chuyển sang tiếng Anh.

Questioning:

Cho học sinh quan sát tranh trong bài đọc hoặc câu đầu tiên của bài và tự nghĩ các câu hỏi để hỏi về bài đọc. Hoạt động này tạo ra sự luyện tập hữu ích trong việc thành lập câu hỏi của học sinh và tạo cho học sinh lý do để đọc.

Do đó học sinh có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi mình đặt khi tiến hành đọc bài. Nên gọi các học sinh khá, giỏi đặt câu hỏi. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học…

Tạo hưng phấn phần đọc

Phần đọc (While- reading )khoảng từ 20 đến 25 phút . Khi bước vào phần này, yêu cầu đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua các Task để nắm bắt nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm bài.

Trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ không giải thích, không làm học sinh gián đoạn mất tập trung. Thời gian cho học sinh đọc thầm khoảng từ 2 đến 4 phút.

Cần phải nhớ rằng đọc thầm là vô cùng quan trọng. Nếu giáo viên cứ đọc to bài khoá cho học sinh nghe sẽ trở thành một bài nghe hiểu. Đây là một số điểm cần nhớ khi dạy 1 bài đọc trên lớp:

Đọc to bài khoá thật ra là luyện ngữ âm, tiết tấu do đó hãy thực hiện việc này vào cuối giờ nếu còn thời gian. Việc đọc to chỉ cần thiết khi đọc thơ hay kịch bản.

Đọc to chỉ có lợi cho việc thực hành đọc một cách thuần thục, trôi chảy và làm cho học sinh thấy tự tin khi bài đọc không quá khó đối với chúng.

Các kĩ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ, ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn.

Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác.

Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài đoạn và cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác. Nếu để cho học sinh đọc tập trung bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian rèn luyện kĩ năng đọc nhanh…

Tổng quát kiến thức sau đọc (Khoảng từ 5 – 7 phút)

Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho học sinh tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập củng cố.

Với phần này, có thể dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập cho phù. Cuối cùng tôi dành khoảng 1phút cuối giao bài tập về nhà. Thường là yêu cầu học sinh học từ mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt vào vở bài tập và làm phần Reading trong sách bài tập .