Tự ti vì mất hết lượng kiến thức căn bản
Lo lắng vì mình bắt đầu hành trình học tiếng Anh chậm hơn người khác
Nghĩ rằng tiếng Anh khó học, mình sẽ rất khó khăn để theo kịp người ta
Sợ hãi vì nghĩ mình chậm chạp trong quá trình tiếp thu bài học.
Trên lý thuyết là thế nhưng bạn cũng nên tự biết rằng học tiếng Anh cho người mới bắt đầu cũng chẳng hề đơn giản bởi :
Bạn không thể mong chờ kết quả cấp tốc từ bất kỳ một lớp luyện, hay khóa học ngắn nào. Nó là cả một quá trình, bạn cần tiến bộ mỗi ngày và sử dụng thường xuyên thì mới phát huy được hiệu quả.
Duy trì được ngọn lửa quyết tâm trong cả quá trình học xuyên suốt.
Phương pháp và thái độ học tập luôn đi cùng nhau. Có thái độ tốt nhưng không đúng phương pháp cũng chỉ lãng phí thời gian.
Các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ đặc biệt để nói về việc học ngôn ngữ, đó là vô thức hay tiềm ẩn. Việc học này diễn ra ngay cả khi bạn không cần cố gắng hay ngồi vào bàn học và cũng chẳng cần phải thật tập trung. Bạn chỉ cần nghe thật nhiều tiếng Anh cũng có thể học được. Bởi bộ não của bạn sẽ tự động hấp thụ âm thanh, giọng, lời nói và ngữ pháp tiếng Anh, ngay cả khi bạn không chủ tâm lắng nghe, nói hoặc ghi chú.
Vì vậy, điều trước nhất bạn cần làm là nghe tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào có điều kiện qua TV, nghe nhạc, audiobook… Bạn cũng nên tới những nơi có thể nghe được người bản ngữ nói chuyện, giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, bạn không cần bắt mình ngồi một chỗ và tập trung cao độ để lắng nghe. Thay vào đó, bạn có thể vừa nghe tiếng Anh, vừa đi dạo, tham quan, nấu ăn, làm việc nhà hay tập thể dục… miễn là những âm thanh tiếng Anh vẫn có thể âm vang trong tai của bạn.
2. Tìm hiểu các âm, cách phát âm trong tiếng Anh
Bạn cần biết cách đọc các ký tự phiên âm quốc tế, nguyên âm (vowels) là gì, phụ âm (consonants) là gì. Khi bạn đọc đúng các âm, bạn có thể nhìn vào phiên âm trong từ điền và đọc đúng bất kỳ từ vựng nào.
Những trang web hướng dẫn bạn cách đọc phiên âm quốc tế :
http://cambridgeenglishonline.com
http://www.antimoon.com
http://www.learnersdictionary.com
3. Liên kết từ mới với hình ảnh
4. Học sâu
5. Học tiếng anh qua phim ảnh
6. Dùng sách tham khảo phù hợp cho người mới bắt đầu
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho từng yêu cầu học tiếng Anh của mỗi người khác nhau. Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách thích hợp với mình. Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay được nhiều người biết đến. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc vừa tốn tiền vửa không hiệu quả.
7. Kết hợp học nghe và học ngữ pháp
Việc học nghe vừa bổ trợ cho bạn về phát âm, vừa giúp bạn học ngữ pháp, từ vựng. Chính vì vậy khi bắt đầu học tiếng Anh, việc học nghe và học ngữ pháp thường đi đôi với nhau.
Như đã nói ở trên, bạn có thể luyện tập nghe hàng ngày bằng các chương trình, phim ảnh, ca khúc tiếng Anh. Bạn hãy cố gắng nghe nhiều nhất có thể. Nếu không tập trung để học nghe được, hãy dành nghe một cách bị động. Khi bạn đợi xe bus, làm việc nhà, trước khi đi ngủ, đi tắm… bạn hãy mở những file nghe tiếng Anh. Có thể nhiều chỗ không hiểu nhưng tai bạn sẽ hấp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể bắt đầu với giáo trình Listen carefully.
Đối với những người bắt đầu học tiếng Anh, vốn từ chưa nhiều, bạn nên học cuốn English Grammar in use third Edition with Answers. Đây là cuốn sách ngữ pháp liền mạch, chứa đựng những vấn đề cơ bản và dễ hiểu nhất. Mỗi bài học đều có ví dụ, hình ảnh, bài tập, được sắp xếp rất khoa học.
8. Luyện tập kĩ năng nói
Khi giao tiếp tiếng Anh, nghe và nói là 2 kỹ năng vận dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Bạn hãy lặp lại những gì mình được nghe, ví dụ : khi xem một bộ phim, nghe một bản tin… Nói chuyện với người bản ngữ là một trong những cách luyện kĩ năng nói hiệu quả nhất. Hoặc bạn cũng có thể tham gia 1 CLB tiếng Anh để nâng cao sự tự tin khi giao tiếp tiếng Anh của mình.
9. Luyện tập kĩ năng đọc
10. Luyện tập kĩ năng viết
Khi bắt đầu học tiếng Anh, bạn sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành kiến thức nền tảng. Đây là một khoảng thời gian vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu kiến thức của bạn sau này. Sau khi đã có kiến thức tiếng Anh nền tảng, bạn hãy cố gắng vận dụng chúng thật nhiều trong cuộc sống. Bạn hãy đọc báo, nghe nhạc, xem phim, nghe các bản tin, xem các chương trình truyền hình,… và giao tiếp với người bản ngữ.
Lời Kết :