Top 12 # Khoa Ngôn Ngữ Đức Đại Học Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Học Cử Nhân Ngành Ngôn Ngữ Anh Tại Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Trước vô vàn các chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay, việc lựa chọn được một môi trường học tập lý tưởng, đảm bảo chất lượng đầu ra và mang lại những trải nghiệm học tập lý thú là không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh và học sinh luôn băn khoăn về khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đến nay có một địa chỉ được đông đảo học sinh và phụ huynh lựa chọn trong nhiều thập kỷ qua – đó là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐH Bách khoa HN).

Ngoài những ngành đào tạo truyền thống, từ năm 2000, ĐH Bách khoa HN đã đi tiên phong trong việc mở ra ngành đào tạo Cử nhân Tiếng Anh Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ (KHKT&CN) và sau đó là chương trình Cử nhân Tiếng Anh Chuyên nghiệp Quốc tế. Cả hai chương trình đã và đang khẳng định được thương hiệu về chất lượng sau 17 năm tuyển sinh và đào tạo.

Điểm khác biệt của chương trình đào tạo Tiếng Anh Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ của Viện Ngoại ngữ – ĐH Bách khoa HN chính là hướng đi khác biệt so với hầu hết các chương trình đào tạo ngôn ngữ Anh ở bậc đại học khác. Trọng tâm của chương trình hướng tới các kỹ năng ngôn ngữ trong môi trường kỹ thuật – một xu hướng ngày càng thịnh hành và quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực đón nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ. Sinh viên khi ra trường ngoài khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trong các môi trường làm việc thuộc lĩnh vực KHKT&CN còn có thể biên dịch các văn bản bằng tiếng Anh, đặc biệt là các tài liệu thuộc lĩnh vực KHKT&CN, phiên dịch trong các hội thảo, khoá học, giao dịch trực tiếp, giảng dạy tiếng Anh trong các cơ sở đào tạo, và làm công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ và quản lý giáo dục.

Bên cạnh đó, chương trình Cử nhân Tiếng Anh Chuyên nghiệp Quốc tế (International Professional English – IPE) cũng là một lựa chọn phù hợp cho các bạn học sinh muốn học tập, làm việc trong môi trường quốc tế hoá cao. Đây là chương trình hợp tác đào tạo chính quy song bằng giữa Trường ĐH Bách khoa HN và Trường Đại học Plymouth Marjon, Vương quốc Anh. Sinh viên chương trình IPE học tập tại trường ĐH Bách Khoa HN trong thời gian 04 năm theo khung chương trình đào tạo do trường ĐH Plymouth Marjon và trường ĐH Bách Khoa HN thống nhất. Khi tốt nghiệp, sinh viên nhận 02 bằng tốt nghiệp: 01 bằng Cử nhân Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Bách Khoa HN và 01 bằng BA Honours International Professional English (Cử nhân Tiếng Anh Chuyên nghiệp Quốc tế) của trường ĐH Plymouth Marjon. Toàn bộ quá trình đào tạo, kiểm tra và đánh giá được trường ĐH Plymouth Marjon kiểm định sát sao hàng năm theo tiêu chuẩn quốc tế. Sinh viên chương trình IPE có quyền truy cập và sử dụng tài nguyên trong cơ sở dữ liệu của trường ĐH Plymouth Marjon dưới dạng điện tử và tham gia chương trình trao đổi sinh viên và học tập chuyển tiếp 1-2 học kì tại trường ĐH Plymouth Marjon. Sinh viên tốt nghiệp chương trình IPE có cơ hội nghề nghiệp đa dạng, có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Nhờ nhận thức rõ vai trò của đào tạo không chỉ là cung cấp kiến thức chuyên môn vững, mà còn phải cung cấp các kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường làm việc, Viện Ngoại ngữ – ĐH Bách khoa HN đã mạnh dạn áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến và các môn học mới lạ. Thạc sỹ Phạm Hoài Anh, cựu sinh viên khoá 45, tốt nghiệp Thạc sỹ theo chương trình học bổng toàn phần tại trường Đại học Cambridge và hiện là giảng viên kiêm phó trưởng Bộ môn Tiếng Anh chuyên nghiệp của Viện tự hào chia sẻ với chúng tôi về tính ưu việt của hai chương trình này: “Sự kết hợp hài hoà giữa các môn học mang tính hàn lâm với các khoá học thực hành, phát triển nghề nghiệp là nét nổi bật ở đây. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm dự án, kỹ năng tự học, tự quản lý thời gian… những kỹ năng hữu ích và thiết thực cho các em khi ra trường.” Với cách tiếp cận này, các cử nhân ngoại ngữ Bách khoa sau khi tốt nghiệp Viện Ngoại ngữ luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì khả năng tư duy phản biện tốt, khả năng giao tiếp, ứng xử thông minh, lịch thiệp, ngoài khả năng ngôn ngữ nổi trội.

Thạc sỹ Phạm Việt Hà, Giám đốc học thuật của Học viện Anh ngữ Oxford Việt Nam (một thành viên của mạng các trường Anh ngữ quốc tế của OEA Vương Quốc Anh) cho biết: “Từ năm 2007 đến nay, tôi luôn ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Viện Ngoại ngữ – trường ĐH Bách Khoa HN. Đó là do là tôi nắm rõ và tin tưởng vào chương trình đào tạo, trình độ và phẩm chất giáo viên của Viện Ngoại ngữ và trường ĐH Bách Khoa HN.”

Tương tự, anh Đoàn Anh Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dr. Localize, kiêm Trưởng phụ trách sản phẩm dịch của Google Inc. tự hào chia sẻ công ty của anh hàng năm đều nhận sinh viên Viện Ngoại ngữ – trường ĐH Bách Khoa HN tới thực tập bởi “…các bạn có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình, chịu khó học hỏi, thích tìm hiểu về quy trình và công nghệ; năng lực chuyên môn tốt và am hiểu chuyên ngành được đào tạo. Khi được đào tạo thêm trong môi trường chuyên nghiệp, các bạn nắm bắt nhanh và phát huy tốt sở trường của mình.”

Cựu sinh viên các khóa của Viện Ngoại ngữ cũng đã tự hào được nhận những học bổng toàn phần danh giá như Chevening, Fullbrights, Cambridge, Australia Leadership Awards, v.v… Trần Ngọc Thịnh, cựu sinh viên khóa 47, đồng thời là tác giả cuốn sách “gây bão” gần đây “Du học không khó” chia sẻ với chúng tôi: “Cho đến giờ này, tôi vẫn thấy mình đã đúng khi chọn học tại Viện Ngoại Ngữ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ở đây, ngoài các môn tiếng, chúng tôi còn được đào tạo khá toàn diện. Ra trường, tôi đã xin được một vị trí khá tốt ở một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, và sau 2 năm làm việc, với nỗ lực của mình, tôi đã dành được học bổng Fulbright ngành học Public Affairs. Tôi nghĩ rằng sự phát triển luôn cần một nền tảng vững chắc, và những gì được vun đắp trong 4 năm ở Viện Ngoại ngữ là một trong những nhân tố quan trọng giúp mỗi sinh viên thành công ở mọi lĩnh vực.”

Đó hẳn không phải là một nhận xét chủ quan bởi sau 17 năm đào tạo, sinh viên tốt nghiệp từ Viện Ngoại ngữ – trường ĐH Bách Khoa HN đã và đang từng bước khẳng định mình qua các vị trí đã đảm đương trên rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp và được các nhà tuyển dụng dành cho những nhận xét tích cực. Có thể kể tới chị Phạm Thị Quyên, cựu sinh viên Khoá 48, hiện là cán bộ quản lý kinh doanh, đại diện FPT Software tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ và đã được vinh danh là một trong 100 cán bộ xuất sắc nhất của FPT năm 2013. Hay như chị Chu Trà My, cựu sinh viên Khoá 50, hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Quản lý Khách hàng tại Công ty Kantar Worldpanel – công ty đa quốc gia chuyên nghiên cứu thị trường lớn thứ 2 trên thế giới. Một đồng môn của Trà My – chị Nguyễn Hải Vân hiện đang giữ chức vụ Phó giám đốc Nhân sự tại Công ty kiểm toán KPMG Limited (Việt Nam và Campuchia).

Bên cạnh đó, không ít cựu sinh viên Viện Ngoại ngữ cũng đã tự tay gây dựng nên những công ty của riêng mình và từng bước ghi dấu ấn trên thương trường. Có thể kể đến chị Nguyễn Thị Mơ, người sáng lập kiêm giám đốc công ty Student Exchange Vietnam chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam tiếp cận, sử dụng hiệu quả nguồn lực trẻ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập toàn cầu. Và còn nhiều cựu sinh viên Viện Ngoại ngữ khác đã và đang đạt được những thành tựu vô cùng đáng tự hào trên con đường sự nghiệp mà họ đã lựa chọn.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, có thể khẳng định rằng Viện Ngoại ngữ – trường ĐH Bách Khoa HN là một địa chỉ tin cậy cho những bạn yêu thích Tiếng Anh muốn hoàn thiện năng lực ngôn ngữ và kĩ năng làm việc chuyên nghiệp để đáp ứng tốt các đòi hỏi về tính năng động và khả năng sáng tạo mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ ngày nay đặt ra.

Một số thông tin tuyển sinh của Viện Ngoại Ngữ – Đại học Bách Khoa Hà Nội Chương trình Cử nhân Tiếng Anh Khoa học – Kỹ thuật và Công nghệ

* Mã xét tuyển: FL1

* Tổ hợp môn xét tuyển: Toán, Văn, Anh (Môn chính: Tiếng Anh)

* Chỉ tiêu tuyển sinh: 140

* Điểm trúng tuyển các năm trước: 23.04 (2015) – 22.44 (2016) – 24.50 (2017)

Chương trình Cử nhân tiếng Anh Chuyên nghiệp Quốc tế (International Professional English – IPE)

* Mã xét tuyển: FL2

* Tổ hợp môn xét tuyển: Toán, Văn, Anh (Môn chính: Anh)

* Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

* Điểm trúng tuyển các năm trước: 22.41 (2015) – 21.87 (2016) – 24.50 (2017)

Địa chỉ liên hệ: Viện Ngoại ngữ

208-209 D4, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số 1 – Đường Đại Cồ Việt – Hà Nội

Tel: (+84) 24 – 3869 2201; Email: sofl@hust.edu.vn

Website: https://sofl.hust.edu.vn

Các Trường Đại Học Có Ngành Ngôn Ngữ Nhật Tại Hà Nội

Với nhu cầu đi du học Nhật Bản ngày một tăng cao như hiện nay, việc học ngôn ngữ tiếng Nhật là một điều hết sức quan trong để làm tăng cơ hội được đi du học của bạn.

Với những bạn có ý định học tiếng Nhật một cách chuyên sâu trước khi sang Nhật thì các trường đại học, cao đẳng có ngành tiếng Nhật chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

1. Đại học Hà Nội

Đại học Hà Nội

2. Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội

Với 4 chuyên ngành đào tạo gồm Phiên dịch, Nhật Bản học, Tiếng Nhật Kinh tế, Tiếng Nhật Du lịch. Trường Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội là địa chỉ đào tạo uy tín và chất lượng dành cho bạn. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể có vốn tiếng Nhật cùng giao tiếp lưu loát tiếng Nhật tối thiểu bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam.

Đại học ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội

3. Đại học dân lập Phương Đông

 Đại học Phương Đông là một trong những trường ĐH ngoài công lập đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Đại học Phương đông hiện tại có 2 phương thức xét tuyển ngành Ngôn ngữ học bao gồm:

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia.

Phương thức 2: Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.

Đại học dân lập Phương Đông

4. Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu giảng dạy Tiếng Nhật từ năm 2005. Giáo trình bao gồm Bộ sách Minna no Nihongo Shokyu. Bộ giáo trình này tương đối dễ dạy, học và chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghe nói. Thêm vào đó, sinh viên còn nắm được các kiến thức về văn hoá, xã hội, văn học Nhật Bản.

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngôn Ngữ Indonesia Chính Thức Được Giảng Dạy Tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội

(Thethaovanhoa.vn) – Ngày 15/2, tại Hà Nội, ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam và Giáo sư Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã ký Biên bản ghi nhớ về việc giảng dạy tiếng Indonesia tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội).

Ngày ngôn ngữ châu Âu là cơ hội duy nhất trong năm cho bất kỳ ai ở Hà Nội quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, giao lưu, trải nghiệm quốc tế hay du học.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Đại sứ Ibnu Hadi bày tỏ lời cảm ơn và đánh giá cao những nỗ lực quảng bá tiếng Indonesia tại Việt Nam của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội), đồng thời hy vọng rằng tiếng Indonesia có thể được giảng dạy liên tục.

Đại sứ Ibnu Hadi khuyến khích các sinh viên tham gia lớp học tiếng Indonesia có thể nghiên cứu thêm về đất nước, ngôn ngữ của Indonesia thông qua học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesiavà mời hai sinh viên có kết quả học tập tốt nhất du học tại Indonesia.

Ngài Ibnu Hadi, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Ảnh: Đại sứ quán Indonesia

Giáo sư Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết, giảng dạy tiếng Indonesia- ngôn ngữ có số người nói đứng thứ tư trên thế giới và nhiều nhất trong ASEAN, là một phần nhiệm vụ và sứ mệnh của nhà trường nhằm góp phần tăng cường vai trò của Việt Nam tại ASEAN.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường đại học đầu tiên tại Hà Nội đưa ngôn ngữ Indonesia vào chương trình giảng dạy. Ngày 18/2/2019 Khóa học tiếng Indonesia sẽ được giảng dạy với sự hỗ trợ của giáo viên ngôn ngữ Indonesia dành cho người nước ngoài thuộc Trung tâm Phát triển Chiến lược và Ngoại giao Ngôn ngữ, Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia.

Tiếng Indonesia dự kiến sẽ được dạy bốn buổi trong một tuần, sẽ là một phần của chương trình học thuộc ngành Đông Nam Á học trong Khoa Đông phương học. Hoạt động này góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa Indonesia và Việt Nam, khuyến khích thế hệ trẻ Việt Nam làm quen với Indonesia.

Luyện Thi Đại Học Qua Mạng: Lời Khuyên Từ Thủ Khoa Đại Học Y Hà Nội

Nhắc đến Ngô Vương Minh – cựu học sinh THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, hẳn là ai cũng phải ấn tượng trước thành tích vô cùng đáng nể của bạn. Minh đã đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 với tổng 29,75 điểm khối B và 29,5 điểm khối A, đặc biệt là 2 con 10 tròn trĩnh ở môn Toán và Hóa.

Trong một cuộc phỏng vấn, Minh đã tiết lộ bí quyết học tập của mình là luyện thi Đại học qua mạng. Các sĩ tử trong thời gian nước rút, chuẩn bị “vượt vũ môn” hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để ẵm trọn con điểm 10 cho các bài thi của mình.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”. Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay VoucherHình ảnh thủ khoa Ngô Vương Minh (Nguồn: baomoi)

Dùng Facebook để… ôn thi Đại học?

Ngoài ra, bạn còn có thể tìm đề thi thử của các trường trên Google – rất sát với chương trình học và thi. Minh tiết lộ mình đã luyện hơn 100 đề thi thử của mỗi môn với mục đích luyện tập kỹ năng làm bài.

Học qua mạng, giúp bạn chủ động hơn (Nguồn: iescollege)

Khi gặp những bài khó, Minh ghi chép lại rồi đăng lên Facebook để nhờ mọi người giải đáp. Bạn có hẳn một cuốn vở “bài khó” dành cho những phân tích và hướng dẫn từ bạn bè, thầy cô.

Tuy nhiên, Minh cũng lưu ý là việc luyện thi Đại học qua mạng dễ dẫn đến mất tập trung, sử dụng thời gian không hiệu quả. Vì vậy, bản thân các sĩ tử phải có tinh thần tự giác cao độ, học trong khi chơi thì được, nhưng đừng chơi trong khi học.

Khi đã có ý thức tự giác học tập, chúng ta có thể tiếp thu kiến thức qua mạng từ những thầy cô giỏi và chuyên gia luyện thi uy tín, mà không phải lúc nào cũng có cơ hội được học trực tiếp.

Còn 1 tháng trước kỳ thi, ôn sao cho hiệu quả?

Xem lại bài ít nhất 3 lần trước khi thi (Nguồn: phapluatplus)

Theo Ngô Vương Minh, thời gian này bạn cần chú trọng tích lũy kiến thức và rèn luyện trí nhớ. Hãy luyện thật nhiều đề, làm bài nghiêm túc như trong phòng thi thật bằng cách bấm đồng hồ.

Quy tắc ôn tập tốt là học phần nào chắc phần đó, xem lại ít nhất 3 lần. Để hệ thống bài học và lúc cần xem lại cũng dễ dàng hơn, hãy tự ghi ra giấy những điều cần nhớ cho từng phần một, đặc biệt là đối với lý thuyết.

Minh cũng nhấn mạnh: “Bắt đầu từ tháng 6, các bạn cần ôn tập chậm, chắc, luyện đề lại một lần nữa theo cách nhẹ nhàng; chú trọng đọc và ôn lý thuyết, tránh căng thẳng và nên đi ngủ sớm, dậy đúng giờ. Bạn luôn cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi, ví dụ dậy từ lúc 5h30 nhưng chuẩn bị để 7h là thời điểm có thể làm bài thi tốt nhất.”

Yến Nhi tổng hợp