--- Bài mới hơn ---
Cách Ghép Từ Trong Tiếng Trung Và 500 Từ Ghép Thông Dụng Nhất ⇒By Tiếng Trung Chinese
500 Từ Ghép Tiếng Trung Thường Dùng
Trợ Từ 呢 Trong Tiếng Trung
Học Tốt Tiếng Trung Ra Làm Gì?
Học Tiếng Trung Như Yêu Lại Từ Đầu Với “người Yêu Cũ”
Việc làm Hành chính – Văn phòng
Ngành Lưu trữ, là ngành học mang lại cho các bạn sinh viên những kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao về lí luận và thực tiễn một số lĩnh vực như: quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ, quản lý văn bản, quản lý hồ sơ và tài liệu lưu trữ…. nghiệp vụ cơ bản trong công việc. Cùng với những bài học rèn luyện được kỹ năng quản lý văn thư, văn phòng; kỹ năng tham mưu, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập và xử lí thông tin…. Như vậy, sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên sẽ có thêm khả năng thực hiện công việc được thuận lợi hơn
Hiện nay, mới chỉ có hai trường đại học đào tạo ngành Lưu trữ học đó là: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN) và Đại học Nội vụ Hà Nội. Cả hai trường đều xây dựng cũng như áp dụng chương trình giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu và thực hành song song nên cũng có thể nói là các bạn được tiếp cận phần nào với công việc thực tế.
Hiện nay các bạn sinh viên đều cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức để làm hành trang sau khi ra trường, mà kiến thức ở đây không chỉ riêng là những lý thuyết suông mà còn cả những cách thức để hoàn thành nghiệp vụ của công việc. Cùng với các kỹ năng được rèn luyện. Vì trên thị trường lao động hiện nay thì các tổ chức cũng đưa ra những yêu cầu cũng như đòi hỏi khá cao ở ứng viên, nếu không thực sự có trình độ chuyên môn thì rất khó có được vị trí tốt, nhất là đối với ngành lưu trữ học, bởi đa số nơi các bạn sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp sẽ là cơ quan Nhà nước, trường học, trung tâm, giảng dạy,…
Một số môn học cũng như kiến thức mà các bạn sẽ được học trong ngành lưu trữ họ là:
– Các học phần bắt buộc: Logic học đại cương, Cơ sở văn hoá Việt Nam; Lịch sử văn minh thế giới, Nhà nước và pháp luật, Xã hội học, Tâm lí học.
– Các học phần tự chọn: Kinh tế học, Môi trường và phát triển, Thống kê, Thực hành văn bản tiếng Việt, Nhập môn năng lực thông tin
– Các học phần bắt buộc: Lưu trữ học, Thông tin học, Văn bản học, Thư viện học.
– Các học phần tự chọn: Hán Nôm, Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý, Lịch sử Việt Nam, Nhân học, Văn học Việt Nam.
– Các học phần tự chọn: Nhập môn Quản trị văn phòng, Quản trị thông tin, Hành chính học, Quản trị nhân sự văn phòng, Đạo đức công vụ, Lễ tân văn phòng, Luật hành chính Việt Nam.
– Các học phần bắt buộc: Tổ chức công tác văn thư, Quản lí văn bản, Soạn thảo và ban hành văn bản quản lí,…
– Các học phần bắt buộc: Tổ chức khoa học tài liệu, bảo quản tài liệu, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, Lịch sử lưu trữ, Quản lí nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ, Tiêu chuẩn hoá trong công tác văn thư, lưu trữ, Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ
– Các học phần tự chọn: Lưu trữ tài liệu khoa học – công nghệ, Nghe – Nhìn, điện tử, Công tác văn thư, lưu trữ trong các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, Sử liệu học, Kỹ năng thuyết trình, Bảo hiểm tài liệu lưu trữ, Marketing lưu trữ, Tổ chức lao động khoa học và trang thiết bị văn phòng.
Ngoài ra vẫn còn một số môn học khác nữa, tùy vào từng trường học. Sau khi đã hoàn thành được hết các chương trình học trên thì các bạn sẽ phải vượt qua được Thực tập thực tế, Thực tập tốt nghiệp và Khoá luận tốt nghiệp thì mới đủ điều kiện để tốt nghiệp.
Như vậy, các bạn cũng có thể thấy rằng, ngành Lưu trữ học là ngành học thú vị và hấp dẫn đúng không nào?
1.3. Các khối thi vào ngành Lưu trữ học là gì?
C00 gồm các môn Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử.
C19 gồm các môn Ngữ Văn, Giáo Dục Công Dân, Lịch Sử.
D02 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Nga, Toán học.
D03 gồm các môn Tiếng Pháp, Ngữ văn, Toán học.
D04 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Trung, Toán học.
D05 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Đức, Toán học.
D06 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Nhận, Toán học.
D78 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học xã hội.
D80 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Nga, Khoa học xã hội.
D81 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Nhật, Khoa học xã hội.
D82 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Pháp, Khoa học xã hội.
D83 gồm các môn Ngữ văn, Tiếng Trung, Khoa học xã hội.
1.4. Điểm chuẩn ngành Lưu trữ học có cao không?
– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội:
Khối D02 – D06, D79 – D83 đều 18 điểm;
2. Cơ hội việc làm ngành Lưu trữ học ra sao?
– Hành chính văn phòng: Với vị trí này thì bạn sẽ làm việc ở cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp… tại bộ phận văn phòng.
– Quản lý nhân sự: Là vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng lớn tại cơ quan, doanh nghiệp. Công việc chính của quản lý nhân sự là: Quản lý, tổ chức, điều hành nhân sự của khu vực làm việc.
– Thư kí văn phòng: Thông thường thì vị trí này các bạn sẽ có triển vọng làm tại các doanh nghiệp hoặc công ty tư nhân hơn vì nếu ứng tuyển tại các cơ quan nhà nước thì tỷ lệ chọi khá cao, cạnh tranh nhiều. Nhiệm vụ chính của vị trí này là Xử lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, ngoài ra có một số công việc khác nữa: lên kế hoạch lịch họp/ lịch công tác của lãnh đạo, tổ chức hội nghị cho lãnh đạo.
– Chuyên viên văn thư lưu trữ: Nếu đảm nhận vị trí này thì bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại Trung tâm lưu trữ lịch sử, văn phòng doanh nghiệp hoặc phòng hành chính của cơ quan… Quả là có nhiều triển vọng đúng không các bạn?
Đó chỉ là những vị trí phổ biến và nhu cầu tuyển dụng lớn mà các bạn nên biết, ngoài ra vẫn còn nhiều công việc khác nữa. Tuy nhiên để tiếp cận với công việc dễ dàng hơn thì các bạn vẫn cần phải xác định được mình có những tố chất phù hợp với công việc ngành Lưu trữ học hay không? Để có được lựa chọn chính xác nhất với mình.
Tìm việc làm ngành Lưu trữ học trên chúng tôi
--- Bài cũ hơn ---
Từ Vựng Tiếng Trung Chủ Đề Thói Quen Xấu
Cách Chữa Bệnh Lười Học Tiếng Trung
150 Từ Vựng Tiếng Trung Về Chuyên Ngành Sơn Thông Dụng
Người Yêu Tiếng Trung Có Những Cách Gọi Như Thế Nào?
Cách Gọi Tên Trong Tiếng Trung Trong Từng Tình Huống