Top 9 # Học Tiếng Việt Lớp 5 Bài 6C Sông Suối Biển Hồ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Soạn Bài Sông, Suối, Biển, Hồ

2. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa.a) Quan sát các bức ảnh và đọc lời giải nghĩa bên dưới (SGK/107).b) So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.(Các nghĩa của từ ở cột A và cột B có gì khác nhau? Có gì giống nhau?)Gợi ý:b) * Nghĩa của các từ ở cột A khác với các từ ở cột B:– Răng (người) dùng để cắn, giữ, nhai.– Răng (lược) không dùng để cắn, giữ, nhai.– Mũi (người) dùng để thở và ngửi.– Mũi (kéo) không dùng để thở và ngửi.* Nghĩa của các từ ở cột A giống với các từ ở cột B:– Răng (người) và răng (lược) đều nhọn, sắc, xếp đều thành hàng.– Mũi (người) và mũi (kéo) có đầu nhọn, nhô ra phía trước.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH1. Hãy nói những điều em biết về biển cả.Gợi ý:Biển cả mênh mông, bao la đến vô cùng. Tài nguyên của biển thật phong phú. Biển điều hoà khí hậu, cung cấp cho con người nhiều hải sản, khí đốt, dầu mỏ. Biển có những bãi cát dài trắng phau thật thơ mộng, là nơi nghỉ mát lí tưởng. Biển còn là đường giao thông quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá, thông thương giữa các nước trên thế giới.

5. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).Gợi ý:Dàn ý mặt hồ ở Công viên Văn hoá Đầm Sen.I. Mở bài: Giới thiệu bao quát mặt hồ.– Tham quan Công viên Văn hoá Đầm Sen, không thể bỏ nét đẹp rất riêng của hồ nước ở đây.II. Thân bài: Tả từng cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian.– Hồ nước khá rộng, hình bầu dục, từ khu vực cho mướn thuyền ngắm nhìn mặt hồ thật là thích.– Buổi sáng khi những đoàn khách tham quan còn thưa thớt, mặt hồ trong veo tựa như tấm gương lớn, từng đám mây lững lờ trôi trên mặt hồ, cây cối xung quanh cũng nghiêng mình soi bóng.– Đến trưa, mặt hồ loang loáng phản chiếu ánh nắng gay gắt, từng cơn gió thổi qua mặt hồ đem theo hơi nước làm dịu bớt cái nóng oi bức, cành lá xào xạc gợi mời gió đến.– Chiều đến, lượng khách vui chơi trên hồ đông nhất, thuyền không đủ cho khách thuê.– Những thuyền dọc ngang trên hồ, bánh quạt nước khua tòm tõm tạo nên những vòng tròn sóng, vỗ nhẹ vào bờ; tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ văng vẳng khắp hồ.– Khi mặt trời sắp khuất sau các hàng cây, người chơi thuyền cũng vơi bớt, ánh hoàng hôn hắt lên mặt hồ, hồ lấp lánh như được dát lên một lớp vàng.– Ánh nắng tắt hẳn, trò chơi đạp thuyền trên hồ chấm dứt, mặt hồ trở lại vẻ phẳng lặng, yên tĩnh.– Gió đùa, những gợn sóng lăn tăn nổi lên, mặt hồ lấp lánh ánh bạc.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ– Ngắm nhìn hồ nước thật là thích.– Hồ như một máy điều hoà không khí, đem lại sự mát mẻ dễ chịu cho cả công viên nói riêng và cho cả khu vực nói chung.

Lập Dàn Ý Tả Cảnh Sông Nước (Một Vùng Biển, Một Con Suối Hay Một Hồ Nước)

Dàn ý tả cảnh sông nước lớp 5 chi tiết

Lập dàn ý tả cảnh sông nước

Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một hồ nước) lớp 5 bao gồm dàn ý chi tiết từng dạng đề bài cho các em học sinh nắm được ý tưởng xây dựng cho bài văn miêu tả cảnh chuẩn bị cho các bài văn viết đạt hiệu quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Đề bài: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Dàn ý tả một vùng biển lớp 5

1. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

– Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.

b. Tả chi tiết:

– Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.

– Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.

– Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.

– Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.

– Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.

– Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.

– Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phố Nha Trang.

c. Ích lợi của biển Nha Trang:

– Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.

– Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.

– Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.

3. Kết luận:

– Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.

– Em làm gì để giúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).

Dàn ý chi tiết tả dòng sông quê em – Tiếng Việt 5

1. Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).

– Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.

– Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.

b. Tả cảnh chi tiết:

– Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.

– Trưa: nước sông có màu đục nhờ nhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá để cải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.

– Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.

– Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.

– Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.

– Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.

c. Nêu ích lợi của con sông:

– Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.

– Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.

3. Kết luận:

– Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.

– Em làm gì để giữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)

Dàn ý chi tiết tả một con suối

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

– Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

– Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

– Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

– Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

– Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

– Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

– Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

– Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

– Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Dàn ý miêu tả một hồ nước

1. Mở bài: Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương

2. Thân bài: Tả chi tiết hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam

Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước

Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.

Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò…

Vai trò:

Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây

Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận…

3. Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Dàn ý miêu tả thác nước

1. Mở bài: Kì nghỉ hè em có dịp tham quan thác Bạc ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

2. Thân bài:

Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, thác như một dải lụa bạc đổ từ trên cao xuống

Tả cảnh chi tiết:

Dòng thác rộng khoảng mười mét, bắt nguồn từ một đỉnh núi có độ cao khoảng 60 mét.

Nước từ trên thác đổ xuống rất trong và mát lạnh

Cảnh hai bên dòng thác là những bụi cây xanh rì, những tấm rêu xanh….

Những dòng nước mát từ thác đổ xuống len lỏi từng tảng đá chảy về xuôi….

Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

Gió rừng thổi mát, dễ chịu,…..

Nêu ích lợi của dòng suối:

Là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch

Điều hoà thời tiết.

3. Kết luận: Em rất thích thác bạc, về thành phố em sẽ giới thiêu với mọi người…

Các bài văn mẫu tả cảnh sông nước lớp 5

Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một hồ nước) được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các em học sinh nắm được cách làm bài văn tả cảnh lớp 5, rèn luyện kỹ năng viết văn, chuẩn bị cho các bài viết văn trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Tiếng Việt 5 Vnen Bài 9C: Bức Tranh Mùa Thu

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 9C: Bức tranh mùa thu

B. Hoạt động thực thành

(Trang 99 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 1. Chơi trò chơi: Thi nói nhanh với các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ đặc điểm của sự vật trong thiên nhiên

Trả lời:

Chúng ta có thể tham khảo một số từ ngữ để chơi như sau: trời – xanh ngắt, mây – bồng bềnh, nước – trong veo, cỏ – xanh thẫm, hoa – rực rỡ, cánh đồng – bao la, mây – trắng xóa, mặt trời – đỏ chót, thác – trắng xóa, sông – dài dằng dặc, suối – uốn cong, biển – xanh rì, đất – màu mỡ, bầu trời – cao vút, ánh nắng – vàng hoe, gió – nhè nhẹ, chim ca – líu lo, chim én – bay lượn,….

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 2. Đọc mẩu chuyện sau: Bầu trời mùa thu

Các em học sinh tự đọc và nghiên cứu bài học để trả lời câu hỏi

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 1: Trong câu chuyện trên, có những từ ngữ nào tả bầu trời?

Trả lời:

Những từ ngữ tả bầu trời trong câu chuyện trên là: xanh như mặt nước, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, ghé sát mặt đất, cúi xuống

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) Câu 2: Trong câu chuyện, biện pháp nhân hóa được sử dụng qua những từ ngữ nào?

Trả lời:

Trong câu chuyện, biện pháp nhân hóa được sử dụng qua những từ ngữ: dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống lắng nghe.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hoá.

* Em muốn tả cảnh đẹp gì?

* Cảnh đó có những gì?

* Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?

Trả lời:

Em rất thích ngồi trên sân thượng ngắm trăng. Bầu trời bao la, khoáng đạt với trăm nghìn vì sao lấp lánh. Mặt trăng dịu hiền, lung linh toả ánh sáng diệu kì xuống mặt đất. Không gian yên tĩnh. Càng về khuya, cảnh vật càng vắng lặng.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 5. Đọc mẩu chuyện sau: Ai cần nhất đối với cây xanh? (trang 100 sgk)

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 6. Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí hay Anh Sáng cần cho cây xanh hơn? Vì sao?

Trả lời:

+ Đất : Tôi cung cấp chất màu để nuôi sống cây. Không có đất cây không thể sống và phát triển được. Nếu bạn nhổ cây ra khỏi đất, cây sẽ chết trong một thời gian ngắn. Nếu không được cung cấp chất màu cây sẽ chết. Cũng như con người, cây cũng phải ăn thì mới sống được.

+ Nước : Nước rất quan trọng đối với cây xanh. Có những cây chỉ cần sống trong nước. Nếu không có tôi thì chất màu trong đất không thể trở thành dinh dưỡng để chuyển đến các bộ phận trong cây, nuôi cây lớn lên, như máu trong cơ thể người. Cây cũng như con người, cần thức ăn nhưng cũng phải có nước uống. Nếu không có nước cây sẽ chết khô, nếu thiếu nước cây sẽ còi cọc, chậm phát triển, héo rũ và chết.

+ Không khí : Theo tôi, cây cũng giống như con người. Cây có thể nhịn ăn, nhịn uống từ 3 đến 4 ngày nhưng không thể nhịn thở. Cây rất cần ô-xi và các-bô-níc có trong không khí để thực hiện quá trình hô hấp và quang hợp. Nếu trồng cây trong chỗ kín, bịt kín hay bọc trong túi ni lông cây sẽ chết.

+ Ánh sáng : Nếu không có tôi thì cây sẽ không có màu xanh vì làm gì có chất diệp lục. Không có ánh sáng cây sẽ yếu ớt, chậm phát triển, còi cọc.

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 7. Đọc bài ca dao sau và trả lời: Đèn hay trăng quan trọng hơn? Vì sao?

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây

Trả lời:

Đọc bài ca dao trên ta thấy, cả trăng và đèn đều có tầm quan trọng như nhau. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, cả trăng và đèn sẽ thể hiện được tầm quan trọng của mình:

* Khi gặp gió, đèn sẽ tắt, trong khi đó, trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc.

* Nhưng khi ban đêm trăng bị mây che, mặt đất tối om, không còn thấy ánh sáng trăng đâu cả thì ánh sáng của đèn rất tỏ.

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1) 8. Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên.

Trả lời:

Từ xưa, khi đất nước chưa hiện đại và chưa có ánh sáng thì con người phải dựa vào ánh trăng, ngọn đèn để soi sáng.

Trăng vốn là ánh sáng tinh túy và bất diệt trên bầu trời đêm. Trăng trở thành người bạn tri âm, tri kỷ đối với mỗi người. Trăng tỏa ánh sáng dịu nhẹ xuống khắp mặt đất nhưng đèn chỉ soi sáng được trong một phạm vi hẹp mà thôi.

Trăng có thể soi sáng nửa vòng trái đất nhưng khi có mây, trăng lại trơi chò trốn tìm lúc ẩn lúc hiện, lúc tỏ lúc mờ. Khi đó đèn sẽ sáng hơn tất cả, đèn soi sáng cho ta làm việc, đèn giúp ta nhìn rõ mọi vật hơn trong đêm tối hơn trăng. Nhưng đèn chỉ để thắp trong nhà, đèn không thể soi sáng cả bầu trời như trăng, bởi đèn luôn phải dập tắt bởi những làn gió. Khi có gió trăng sáng hơn đèn, khi có mây đèn lại sáng hơn trăng. Trăng và đèn là một đôi bạn bè sát cánh bên con người mọi lúc mọi nơi. Cả đèn và trăng đều cần thiết, đều hữu ích cho chúng ta.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1)

Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều mà em quan sát được?

Trả lời

Bầu trời ban ngày có:

+ Máy bay

+ Mây trắng trôi bồng bềnh với các hình thù khác nhau

+ Da trời xanh ngắt

+ Chim chao lượn trên bầu trời

+ Mặt trời đỏ như lòng trứng gà.

+ Cánh diều trở những ước mơ

-Ban đêm, bầu trời có:

+ Các vì sao lấp lánh

+ Mặt trăng tròn trịa tỏa ánh sáng dịu nhẹ

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 1)

Nói với người thân vì sao em cho rằng trăng và đèn đều cần thiết đối với cuộc sống của con người?

Trả lời

Đèn và trăng đều vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Đây là hai vật cùng toả sáng vào ban đêm. Trăng soi sáng khắp nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Nếu không có trăng, cuộc sống sẽ ra sao nhỉ ? Chúng ta sẽ không có đêm rằm trung thu, không được ngắm nhìn những vì sao lung linh trên trời… Nhưng đừng vì thế mà coi thường đèn. Trăng chỉ sáng vào một số ngày trong tháng và cũng có khi phải luồn vào mây. Còn đèn, đèn tuy nhỏ bé nhưng cũng rất có ích. Đèn soi sáng cho con người quanh năm, đèn giúp em học bài, đèn giúp mẹ làm việc… Nhưng đèn không nên kiêu ngạo với trăng. Đèn không thể sáng nếu không có dầu, có điện. Đèn dầu ra trước gió sẽ có thể bị gió thổi tắt. Trong cuộc sống của chúng ta, cả trăng và đèn đều rất cần thiết.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1, Tập 2 chương trình mới VNEN.

Tập Đọc Lớp 5: Lập Làng Giữ Biển

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Tập đọc: Lập làng giữ biển

Tập đọc lớp 5: Lập làng giữ biển là lời giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 37 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập, củng cố các dạng bài tập đọc hiểu, hệ thống các kiến thức Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 37

Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc họp làng để bàn việc đưa dân ra đảo. Cả nhà Nhụ sẽ ra trước.

Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?

Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Đáp ứng được mong mỏi của người dân là có được đất để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?

Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.

Câu 4 (trang 37 sgk Tiếng Việt 5): Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?

Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Nhụ tưởng tượng ra làng chài Bạch Đằng Giang được lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu ở mãi phái chân trời. Nhụ tin kế hoạch của cha thành công.

Ngoài ra nhằm đáp ứng cho các thầy cô, các em học sinh luyện tập và ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 lớp 5, và các dạng đề thi học kì 2 lớp 5, các bạn cùng các thầy cô có thể theo dõi ôn tập và làm các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt 5 cùng VnDoc.