--- Bài mới hơn ---
Danh Giáo Dưỡng Thành Hệ Thống
Gia Sư Tiếng Anh: Nói Tiếng Anh Theo Kiểu “tiếng Bồi” Là Gì?
Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Anh Cho Bé (Phần 2: Phản Xạ Giao Tiếp)
Giáo Viên Bộ Môn Tiếng Anh Là Gì ? Giáo Viên Toán Tiếng Anh Là Gì ?
Quy Tắc Học Tiếng Anh Trong 7 Ngày (Ngày Đầu)
Việc làm Biên – Phiên dịch
1. Tổng quan về ngành tiếng Anh thương mại
Có thể hiểu một cách đơn giản, tiếng Anh thương mại là một phần, một nhánh hay một bộ phận của ngôn ngữ Anh. Tiếng Anh thương mại được sử dụng cho các mục đích cụ thể và có thể được coi là một chuyên ngành trong học tập và giảng dạy tiếng Anh, hoặc một biến thể của tiếng Anh quốc tế.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận: tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành phụ của ngôn ngữ Anh. Nó nhằm sử dụng với hai mục đích, thứ nhất là sử dụng trong kinh doanh, quan hệ quốc tế. Thứ hai là sử dụng trong môi trường giao tiếp nước ngoài.
1.2. Các địa điểm đào tạo tiếng Anh thương mại chất lượng
Tiếng Anh thương mại trong thời thế hội nhập ngày nay đã trở thành một chuyên ngành giáo dục hấp dẫn các bạn trẻ đam mê ngoại ngữ và nhận thức được học tiếng Anh là cực kỳ quan trọng. Ở tại Việt Nam, tiếng Anh đã là một môn học bắt buộc được đưa vào chương trình đào tạo cấp Tiểu học. Có nghĩa là trẻ em đến lớp 1 đã phải học tiếng Anh rồi. Điều này cho thấy vai trò của tiếng Anh là vô cùng cần thiết trong xã hội và nhu cầu học tiếng Anh cũng cấp thiết hơn bao giờ hết. Vậy nên học ngành tiếng Anh thương mại ở trường nào?
Đối với tiếng Anh thương mại, vì bản thân nó là một chuyên ngành mang tính chuyên sâu. Nên nó thường được đưa vào cơ cấu các ngành đào tạo ngôn ngữ của các trường Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam. Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành học này, bạn có thể tham khảo các địa điểm đào tạo tiếng Anh thương mại y tín như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại (Trực thuộc Bộ công thương), Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trường Đại học ngoại ngữ cũng tham gia đào tạo chuyên ngành này, chẳng hạn như: Đại học ngoại ngữ – Đại học Huế, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng,…
Nếu bạn chọn tiếng Anh thương mại tại các trường Đại học ở Việt Nam như đã liệt kê ở trên. Bạn sẽ được các địa điểm này đào tạo, cung cấp các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, bao gồm cả phương diện văn hóa. Khi học chuyên ngành này, sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bạn sẽ thành thảo trong việc sử dụng đồng thời hai ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Việt. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn còn được cung cấp các nền tảng kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, tài chính,… bao gồm các kỹ năng để có thể xin việc và làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài.
Riêng về ngành ngôn ngữ Anh, có thể còn bao gồm tiếng Anh sư phạm, có nghĩa là tập trung giảng dạy ngôn ngữ Anh theo hướng tập trung bài bản vào nghiệp vụ sư phạm, để có thể dạy học tiếng Anh sau khi ra trường. Còn đối với tiếng Anh thương mại, các trường Đại học sẽ tập trung về năng lực giao tiếp thực tế hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cử nhân tiếng Anh thương mại phải là những cá nhân giao tiếp thành thạo về tiếng Anh, trong đó nhân mạnh chuyên sâu về lĩnh vực thương mại và kinh doanh.
Việc làm Giáo dục – Đào tạo
2. Cơ hội và triển vọng cho ngành tiếng Anh thương mại
2.1. Phiên/biên dịch tiếng Anh thương mại
Có thể khẳng định, ngành phiên dịch tiếng Anh thương mại hay biên dịch tiếng Anh thương mại là công việc đầu tiên mà các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh thương mại có thể tham khảo. Phải nói rằng, Việt Nam là một thị trường hội tụ đầy đủ các tiềm năng và thế mạnh để các nhà đầu tư là các tổ chức, doanh nghiệp từ nước ngoài đến đây khai thác.
Chính vì thế, nhu cầu của họ là cần những người phiên/biên dịch cho họ. Các phiên/biên dịch được xem như là cầu nối các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Việt Nam. Họ có vị trí vô cùng quan trọng, là công cụ để giúp doanh nghiệp nước ngoài trao đổi với các đối tác, khách hàng người Việt Nam. Chưa kể, truyền đạt và phổ biến các giá trị về văn hóa, phong tục, nếp sinh hoạt của người dân Việt Nam với các bạn bè quốc tế.
Các biên/phiên dịch thương mại nhìn chung là những người có nhiệm vụ chuyển đổi các cuộc giao dịch, các giấy tờ, văn bản, tài liệu, dịch hợp đồng thương mại tiếng anh, các cuộc họp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại. Các biên/phiên dịch trong các doanh nghiệp nước ngoài có thể làm ở nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, điều cần có ở họ đó là khả năng sử dụng các kỹ năng tiếng Anh thành thạo. Đặc biệt là các tiếng Anh chuyên về thương mại, kinh doanh. Tiếng Anh cũng như tiếng Việt, ở mỗi bối cảnh khác nhau thì sẽ phải sử dụng từ ngữ khác nhau. Chính vì thế, các biên/phiên dịch tiếng Anh thương mại phải chăm chỉ trau dồi từ vựng chuyên môn hàng ngày, cùng như rèn luyện ngữ điệu, diễn đạt văn phong trong tiếng Anh sao cho phù hợp với bối cảnh thương mại nhất.
Nếu học tiếng Anh thương mại, ra trường bạn cũng có thể có cơ hội trở thành giảng viên giảng dạy tiếng Anh thương mại tại các trường cao đẳng hay đại học ở Việt Nam. Nhu cầu học tiếng Anh nói chung ngày càng phổ biến và đông đảo. Chính vì thế, hệ thống các địa điểm đào tạo cũng cần những người xuất sắc trong lĩnh vực này tham gia giảng dạy cho họ.
Tuy nhiên, công việc giảng viên tiếng Anh không phải ai học ngành này cũng có thể làm được. Mà đòi hỏi cá nhân đó phải là những cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong lĩnh vực chuyên ngành này. Chưa kể đến, nghiệp vụ sư phạm cũng là một yếu tố cần để các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đáp ứng. Nếu giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học chính quy, vị trí việc làm này lại càng khó khăn hơn.
Để được giảng dạy, bạn cần phải học chương trình cao học, ít nhất là học lên Thạc sỹ tiếng Anh thương mại điện tử. Có điểm số cao, bên cạnh đó bạn cũng cần có lý lịch cá nhân “sạch sẽ” thì mới đủ điều kiện để ứng tuyển vào thông tin tuyển dụng Lai Châu và một số tỉnh thành khác với ngành tiếng anh thương mại này. Giảng viên tiếng Anh thương mại có thể làm việc ở các trường đại học, cao đẳng khối ngành kinh tế, thương mại. Ngoài giảng dạy tiếng Anh, họ còn phải truyền đạt các kiến thức về kinh doanh, bán hàng, phát triển thị trường, đầu tư tài chính, chiến lược marketing,…
--- Bài cũ hơn ---
Giáo Viên Dạy Bơi Kèm Riêng Tại Hà Nội ( Dạy Bơi 1 Kèm 1 )
Tuyển Dụng, Tìm Việc Làm Giáo Viên Dạy Bơi
Ngày Nhà Giáo Việt Nam Tên Tiếng Anh Là Gì?
Đọc Kinh Tiếng Anh Là Gì?
Môn Sinh Học Tiếng Anh Là Gì? Phương Pháp Học Tốt Hiệu Quả Nhất.