Top 10 # Học Tiếng Pali Online Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Một Số Kinh Nghiệm Học Tiếng Pali

Một khi đã trả lời được câu hỏi: Tại sao lại học tiếng Pali? thì câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là: Học tiếng Pali như thế nào? Bài viết này sẽ đưa ra một số chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân, hi vọng sẽ giúp quá trình học của bạn được hiệu quả hơn.

1. Nắm được các khái niệm cơ bản

Nếu bạn là người mới hoàn toàn hoặc chỉ biết chút chút sơ qua về tiếng Pali thì một điều mà bạn thực sự nên có trước khi bắt đầu học tiếng Pali là hiểu biết cơ bản về các thuật ngữ và khái niệm ngữ pháp chung. Nhiều hướng dẫn ngữ pháp tiếng Pali dường như cho rằng bạn đã học tiếng Phạn (Sanskrit) hoặc tiếng Latinh trước đó. Nếu bạn chưa biết, và bạn thực sự không biết sự khác biệt giữa chủ ngữ và tân ngữ, hoặc ý nghĩa của các thuật ngữ như danh từ, động từ, tính từ, đại từ, giới từ,… thì có lẽ bạn nên dành một số thời gian học ngữ pháp trước.

Bạn có thể học các khái niệm ngữ pháp trong tiếng việt, nếu bạn biết thêm tiếng anh nữa thì càng tốt, và đấy là một lợi thế giúp bạn học nhanh hơn. Có những khái niệm mà trong tiếng việt hoặc tiếng anh có nhưng tiếng Pali lại không có và ngược lại, vì vậy mà nắm rõ các khái niệm về ngữ pháp sẽ giúp bạn phân tích câu và dịch được chính xác hơn. Có thể nói, việc hiểu được các khái niệm cơ bản để bắt đầu là rất quan trọng đối với người học.

Việc tìm tài liệu học tiếng Pali rất là dễ dàng, bạn có thể tải tài liệu online hoặc ra hiệu sách mua về và sau đó đã có thể bắt đầu học được rồi. Học một , hai chương đầu bạn thấy khá là dễ nhưng sau đó bạn bắt đầu rối dần, khó học, khó nhớ,v.v… càng học càng “lú”. Đúng vậy, bạn đang với quá trình độ của mình. Không phải cuốn sách nào cũng phù hợp với người mới bắt đầu, hãy bắt đầu từ những cuốn cơ bản trước, đi từ dễ đến khó.

Tham khảo qua một số diễn đàn dạy và học tiếng Pali thì mọi người khuyên là bạn nên bắt đầu với cuốn “Pali primer” của Lily de Silva trước, sau đó khi nâng cao có thể tham khảo đến “Introduction to Pali” của A.K Warder. Ngoài ra, có một số sách khác dành cho người hoàn toàn mới bắt đầu như : An Elementary Pali Course (của Narada Thera), The New Pali Course (Part 1,2,3 của Ven. Buddhadatta). Khi đã học xong cơ bản thì có thể nâng cao hơn với một số quyển khác như : A New Course in Reading Pali (James W. Gair), Pali Made Easy (Ven. Balangoda Ananda Maitreya),…

Tuy nhiên, không nên giới hạn vào một quyển, bạn hoàn toàn có thể học song song 2 quyển để dễ dàng đối chiếu và tham khảo lẫn nhau. Nội dung và cách trình bày của mỗi sách là khác nhau, hãy cứ thay đổi tài liệu khác để học nếu như tài liệu bạn đang học thấy khó tiếp thu, tìm tài liệu phù hợp để học sẽ giúp quá trình học của bạn được nhanh hơn rất nhiều.

Đối với sách Pali bằng tiếng việt thì cá nhân mình thấy khá là hợp với 2 quyển là Pali Hàm thụ (TK Giác Giới) và Giáo trình Pali toàn tập (HT. Thích Minh Châu). Ngoài ra cũng còn những quyển khác như : Văn phạm Pali (HT Bửu Chơn), Pali căn bản (NS Thích Nữ Tịnh Vân), Tự học tiếng Pali (NS Thích Nữ Tịnh Vân), Học tiếng Pali (TK Giác Giới), Văn Phạm Pali trọn bộ (HT Hộ Tông),v.v…

Học liên tục không có nghĩa là bạn phải dành cả ngày hoặc 4,5 tiếng/ngày chỉ để học tiếng Pali, chỉ cần đơn giản 15-30 phút/ngày, nhưng liên tục mỗi ngày như vậy. Khi bạn làm bất kỳ việc gì, học tiếng Pali chẳng hạn, thì đều phải tốn thời gian và công sức. Sự thành công tỉ lệ thuận với nỗ lực bạn bỏ ra, bạn bỏ càng nhiều thì quá trình đi đến thành công càng nhanh. Tuy nhiên, nếu như bạn là cư sĩ thì khó có thể bỏ nhiều thời gian ra để học Pali giống như các vị tăng ni được, bạn có nhiều thứ cần phải lo toan trong đời sống hàng ngày, và đôi khi chiếm trọn thời gian của bạn. Vậy thì nên học Pali như thế nào? Đó là tùy thuộc vào thời gian biểu và khả năng tiếp thu của bạn mà chọn cách học thoải mái nhất.

Nếu bạn là một người nguyên tắc, hãy đặt thời gian biểu cố định cho giờ học, và cứ thế học mỗi ngày. Nếu bạn là người thích tự do hoặc không có thời gian biểu cố định thì học bất kỳ lúc nào trong ngày mà bạn thấy thoải mái nhất, 5′ cũng được, 10′ cũng được, 30′ thì càng tốt, chỉ cần học đều mỗi ngày.

Trong quá trình học, mắc lỗi là điều đương nhiên, đừng vì mắc lỗi quá nhiều mà nản, nếu mắc lỗi hãy đánh dấu hoặc ghi chú lại, lặp lại lỗi 1 lần có thể bạn không nhớ nhưng lặp lại đến lần thứ 3 thì chắc chắn sẽ nhớ.

Nếu bạn muốn học từ vựng, tại sao lại không bắt đầu với những từ được xuất hiện nhiều nhất trong tạng kinh?

Theo thống kê thì: – có 3 thuật ngữ được xuất hiện trên 100,000 lần (ca, na, vā) – có khoảng 70 thuật ngữ được xuất hiện trên 10,000 lần (pana, hoti, taṃ, tattha, evaṃ, …) – có khoảng 900 thuật ngữ được xuất hiện trên 1000 lần (pañca, puna, kathaṃ, rājā, tvaṃ…)

Như vậy nếu như bạn chỉ học 900 từ thì bạn đã nắm được đến 42% các từ xuất hiện trong tạng kinh rồi. (Theo PaliStudies)

Link tải cuốn Aids to Pali Conversation and Translation: https://dhamma.ru/paali/aids_to_pali_conversation.pdf

Công cụ đầu tiên không thể thiếu đối với người học ngoại ngữ chính là từ điển. Có khá là nhiều trang từ điển online, ở đây mình chỉ liệt kê ra một số trang hay dùng: – Từ điển tổng hợp: – Từ điển của hội PTS: – A Critical Pali Dictionary: – Pali Proper Names: https://dictionary.sutta.org/ https://dsalsrv04.uchicago.edu/dictionaries/pali/ https://cpd.uni-koeln.de/search http://www.palikanon.com/english/pali_names/dic_idx.html

Các trang nghiên cứu Tam Tạng Pali: – Tipitaka: – Sutta Central: https://www.tipitaka.org/ https://suttacentral.net/

6. Các khóa học online miễn phí

Nhóm cập nhật rất nhiều các khóa học miễn phí, hãy chọn ít nhất 1 khóa phù hợp với bạn để bắt đầu ngay hôm nay. Đường dẫn chi tiết các khóa học nằm ở bài viết được ghim lên đầu tiên của nhóm.

– Khóa của Ni Sư Liễu Pháp (đã hoàn tất) – Khóa của Sư Ven Kim Hanh – Khóa của Sư Tinh Tuệ – Khóa của Ni Sư Diệu Hiếu (dạy tại chùa Giác Ngộ) – Khóa của Ni Sư Diệu Hiếu (dạy tại Học viện phật giáo Việt Nam – đã hoàn tất) – Khóa của ngài Stephen Sas (nội dung bằng tiếng anh) – Seri học cuốn Intro to Pali của A.K. Warder

Hãy nhớ: MUỐN NHANH PHẢI TỪ TỪ

Chúc Bạn sớm đạt được mục tiêu đề ra và tinh tấn trên con đường tu học tiếng Pali!

(Ghi nguồn : Học tiếng Pali (https://www.facebook.com/groups/hoctiengpali) nếu như bạn chia sẻ bài viết này. Xin cảm ơn!)

Tại Sao Phải Học Tiếng Pali

Tại sao phải học tiếng Pāli ?

(Bản dịch của Nguyễn Quốc Bình post trên Facebook)

Ta có thể đạt được tiến bộ trên các lĩnh vực sau đây của văn học Pāli.

Lĩnh vực thứ 1

– Tôn Giáo: Thẩm cứu về Phật giáo – Phần này có thể được chia thành hai phần: phần cho Tỳ-khưu (Bhikku) và phần cho Cư Sĩ, tức là người tại gia. Người nào theo đây này có thể thành tựu bằng cách tu tập chỉ (dhyan) và quán (vippasana).

Lĩnh vực thứ 2

– Triết học: giáo lý của Đức Phật – Ta có thể học tập giáo lý của Đức Phật qua Pāli như là Ngũ Giới (pañcasīla), Tứ Diệu Đế (cattāri ariya-saccāni), Bát Chánh Đạo (aṭṭhāṅgika-magga), Duyên Khởi (paṭiccasamuppāda), vô thường (anicca), khổ (dukkha ), vô ngã (anattā)… Với những điều này ta có thể nghiên cứu thẩm nghiệm về ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến triết học Ấn-độ cổ đại cùng ảnh hưởng của triết học Ấn-độ cổ đại đến giáo lý Phật giáo.

Lĩnh vực thứ 3

– Văn học : Nghiên cứu văn học và ngôn ngữ Pāli – Ta có thể được nghiên cứu về văn học Tam Tạng, Chú Giải, Sử Liệu và nền văn học viết ngoài ba kì kết tập của Phật giáo. Bằng những nghiên cứu này ta có thể đánh giá giá trị của văn học Pāli.

Lĩnh vực thứ 5

– Dịch thuật tiếng Pāli sang tiếng bản địa: Việc dịch triết lý Phật giáo / Pāli sang ngôn ngữ bản dịa vì lợi ích của quần chúng là một sự nghiệp mang tính lịch sử. Công việc này được Hội Văn Điển Pāli (Pāli Text Society) thực hiện từ khi thành lập. Nhờ nơi đây, các người học và học giả về Pāli có thể họp các nhóm 4-5 người để dịch thuật vì lợi ích và sự nâng cao của triết học Pāli nói riêng và Phật giáo nói chung.

Lĩnh vực thứ 6

– Lịch sử : Ta chỉ có thể xem lịch sử Ấn-độ cổ đại trong văn học Pāli mà không phải bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới . Mảng sử này là một sự thật lịch sử bởi vì nó được kể lại và được viết bởi các nhà sư Phật giáo ( người không bao giờ vọng ngữ ‘musāvādā vermaṇī’) mà không có bất kì sự công minh hay thiên vị nào của các bậc quân vương lẫn chính quyền.

Lĩnh vực thứ 7

– Khảo cổ học : Nghiên cứu khảo cổ và cổ vật – Khảo cổ học chỉ có thể căn cứ vào thời kỳ Phật giáo. Đó là hang động phủ, tịnh xá (vihāra), bảo tháp (stūpa), đền tháp (Skt. chaitya, P. cetiya) và sắc dụ và khắc văn của vua Asoka. Các chú giải (aṭṭhakātha) về những điều này được viết bằng tiếng Pāli và đó là những nghiên cứu rất giá trị .

Lĩnh vực thứ 8

– Khắc văn và tranh tượng: Văn học Pāli giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu khắc văn và tranh tượng. Các sắc dụ và khắc văn của vua Asoka rất gần với ngôn ngữ Pāli. Các sắc dụ khác viết bằng Sanskrit và một số cũng được viết bằng Pāli. Tiếng Pāli giúp rất nhiều trong việc nghiên cứu các điêu khắc bằng đá hay kim loại để có thể cho biết về đối tượng .

Lĩnh vực thứ 9

– Bích họa và tranh tường: Ta có thể được nhìn thấy chủ yếu chúng trong các hang động Ajanta và Bagh. Tất cả bức tranh này dựa trên kinh Bổn Sanh (Jātaka), Đại Phẩm (Mahāvagga) và các bộ Nikāya. Nhờ tiếng Pāli chúng ta có thể kết luận chính xác về các bức bích họa này. Ngoài ra, các nghệ sĩ hiện đại ngay trong thời nay cũng có thể học hỏi từ những bức tranh này.

Lĩnh vực thứ 10

– Kiến trúc : nghệ thuật Ấn-độ cổ đại này đã được truyền bá khắp thế giới. Ngày nay ta có thể mục kích được mọi ngõ ngách của Ấn-độ. Riêng về kiến trúc Phật giáo, ta có thể nhìn thấy từ trong Luật Tạng (vinayapiṭaka) cách quy hoạch và xây dựng các bảo tháp (stūpa), đền tháp (Skt. chaitya, P. cetiya) và tự viện (vihāra).

Lĩnh vực thứ 11

– Xã hội học : Xã hội Ấn-độ và cấu trúc của nó như thế nào và các dân tộc đã sống trong đó như thế nào, có những vấn đề là gì . Giai cấp, tôn giáo và địa vị của phụ nữ được mô tả trong văn học Pāli.

Tất cả những điều này cần được thế hệ ngày nay nghiên cứu sâu vì lợi ích và sự phát triển chính mình.

Những điều này được rút ra từ bài báo của Tiến sĩ Meena Talim tại Hội nghị Văn học Pāli lần thứ 3 (3rd Pāli Literature Conference) được tổ chức vào ngày 23 tháng 2 năm 2009.

Source: http://www.palipathsansthamumbai.com/progressive-galleries-pali-literature.html

Học Tiếng Pali – Từ Vựng – Luyện Dịch – Đàm Thoại – Sách Vạn Hạnh

Mô tả

Trong hơn thập niên gần đây, Tăng Ni sinh Phật giáo học tiếng Pāli để nghiên cứu kinh điển Nam truyền và có mục đích du học ở các nước Phật giáo Nam Tông sử dụng kinh điển Pāli như Thái Lan, Tích Lan, Ấn Độ… ở Học Viện Phật Giáo cũng có khoa Pāli Đông Nam Á giảng dạy tiếng Pāli cho các Tăng Ni; các sách về ngữ pháp tiếng Pāli đā có nhiều, như Giáo trình Pāli (HT. Thích Minh Châu, Văn phạm Pāli (HT. Hộ Tông), Phạn Ngữ Hàm thụ TK.Giác Giới), Pāli căn bản (TK. Đức Hiền), Pāli cơ bản (TN. Tịnh Vân)… Nhưng chưa có sách Pāli luyện đàm thoại.

Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Pāli của Tăng Ni Phật tử và góp phần làm phong phú tủ sách học Pāli, chúng tôi mạo muội biên soạn quyển sách “Học Tiếng Pāli – Từ vựng, Luyện dịch và Đàm Thoại” dựa vào quyển Aids To Conversation And Translation của A.p. Buddhadatta Mahāthera (Tích Lan) và quyển Sandanāpāli (Thái Lan).

Ọuyển “Học Tiếng Pāli” nầy gồm có 4 phần:

Phần I. Mẫu tự và Ngữ âm Pāli

Phần II. Từ vựng theo nhóm

Phần III. Luyện dịch Pāli

Phần IV. Đàm thoại Pāli

Cuối quyển sách có phần Từ vựng Pali – Việt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN I: MẪU TỰ VÀ NGỮ ÂM PĀLI

Mẫu tự (Akkhara)

Âm giọng mẫu tự

Về nguyên âm

Về phụ âm

Cơ cấu phát âm

Chỗ phát âm (thāna)

Cách phát âm (karana)

Phụ âm kép (byanjanasamyoga)

Phụ âm kép có qui tắc

Phụ âm kép bất qui tắc

Vần xuôi tiếng Pāli

Vần ngược tiếng Pāli

PHẦN II: TỪ VỰNG THEO NHÓM (VACANAMẪLẴ)

Những danh từ về con người (Manussa)

Người theo công việc của họ (Kammena kārĩ)

Người trong họ hàng quyến thuộc (Nātakā)

Các bộ phận trong thân thể (Sarĩrāvayavā c’eva kotthăsă

Thực phẩm (Ăhārā)

R ưái và hạt (Săkā phalāphalăni ca)

Trang phục trang sức (Vatthābharanāni)

Các phần trong ngôi nhà, vật liệu xây cất (Gehahgā gehopakaranăni ca)

Vạt dụng trong nhà (Gehabhaụdāni)

Cây và dây leo (Rukkhalatā)

Thú vật (Tiracchānā)

Chim muông và côn trùng (Pakkhino khuddajantavo ca,

Đá quí và khoáng chất (Ratana – khanịịānì)

Vũ trụ (Lokadhātu)

Địa cầu (Pathavĩ)

Sông ngòi và đường thủy (Jalāsayā jalamagga ca)

Các nơi công cộng (Mahậịanikatthānami)

Quyền lực và sự trị an (Issariyaiìca pālanahca)

Sự kiện tụng (Adhikaranam)

Phương tiện vận tải (Vāhanāni)

Bệnh tật và thuốc trị (Kogā ca patikarā ca)

Văn phòng phẩm và việc ấn loát (Lāpihhandāni muddāpananca)

Các dụng cụ làm việc (Upakaranāni)

Kiến trúc và những vật thuộc tu viện (Vihārahgā samanaparikkhārānì ca)

Nhạc cụ, nhạc khí (Turiyabhandāni)

Thời gian (Kālabhedā)

Ngày và tháng (Divasā māsāca)

Màu và vị (Vannā c’eva Rasāca)

Các danh từ đo lường (Mānatuìāni)

Số mục (Sahkhya)

Một số tính từ biểu thị (Visesanagunanāma)

Một số đại danh từ thường dùng (Sabbanāma)

Các bất biến từ (Nipāía)

Một số thán từ, hô từ

Một số thành ngữ (Bhāsārĩti)

Động từ và hình thức phân từ (Ākhyātapadāni ca kiịakapadāni)

PHẦN III: LUYỆN DỊCH PĀLI

Bài 1. Padĩpahattho Andho

Bài 2. Mahaddhano daliddo bhātā

Bài 3. Mũgapatirũpako yācako

Bài 4. Katham ekena sasakena sĩho mārito

Bài 5. Akāle nikkhamanassa vipăko

Bài 6. Vivādāpannā dve uddā

Bài 7. Sĩhacammāvuto Gadrabho

Bài 8. KākoỊũkānam virodho

Bài 9. Sāmaggiyā balam

Bài 10. Upāyadakkho andho

Bài 11. Attano mukham nissāya vinattho kummo

Bài 12. Mucalindasuttam

Bài 13. Suppavāsāsuttam

Bài 14. Suppavăsāsuttam (santati)

Bài 15. Bhaddiyasuttam

Bài 16. Bhaddiyasuttam (santati)

Bài 17. Nandasuttam

Bài 18. Nandasuttaự! (santati)

Bài 19. Nandasuttam (santati)

Bài 20. Meghiyasuttam

PHẦN IV: ĐÀM THOẠI VÀ TRÒ CHUYỆN PĀLI

ĐÀM THOẠI (Saìlapana)

Gặp gỡ lần đầu

Chào hỏi thông thường

Hỏi thăm sức khỏe

Hòi thăm tên tuổi, chỗ ở và nghề nghiệp

Hỏi thăm gia đình

Hòi thăm về chuyến đi

Xin ai lời khuyên

    Đàm thoại với một vị khách tăng

    Đàm thoại với một tăng sinh

    Đàm thoại với vị sư trong chùa

    Đàm thoại trong lớp học (a)

    Đàm thoại trong lớp học (b)

    B.TRÒ CHUYỆN (Alapana)

    Lời đề nghị và lời khuyên

    Nói chuyện về thủ vật, chim chóc và côn trùng

    Nói chuyện về cây cối, hoa quá

    Nói chuyện về nhà ờ

    Nói chuyện về thành phố

    Chuyện về chùa chiền Phật Giáo

    PHẦN TỪ VỰNG PĀLI – VIỆT

    Sách tham khảo

Học Tiếng Anh Giao Tiếp Online Với Elight Online

Học tiếng Anh giao tiếp hiện nay đang là nhu cầu rất lớn đối với tất cả mọi người trong thời đại hội nhập với thế giới hiện nay.

Nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian để có thể tham gia được những khóa học tiếng Anh tại các trung tâm. Vì thế mà việc học tiếng Anh giao tiếp online đang là xu hướng rất phát triển trong vài năm gần đây.

Nhưng với Elight Online, dù bạn đang ở miền núi hay hải đảo. Là sinh viên hay người đi làm thì bạn chỉ cần có một một thiết bị có kết nối internet như máy tính để bàn, laptop hay những thiết bị cầm tay thông dụng như Tablet và Smartphone. Là bạn đã có thể dễ dàng tham học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến một cách hoàn toàn hiệu quả.

1 – Elight Online là gì?

Elight Online là một hệ sinh thái học tiếng Anh của Elight Leraning English giúp người dùng có thể học tiếng Anh trên mạng một cách dễ dàng.

Elight Online có 4 chương trình học tiếng Anh online bao gồm: Từ vựng tiếng Anh – Ngữ pháp tiếng Anh – Phát âm tiếng Anh – Giao tiếp tiếng Anh.

1.1 – Sự khác biệt của Elight Online và các chương trình học tiếng Anh online khác

Về khóa học Elight Online thì hoàn toàn khác biệt so với những khóa học khác trên internet mà các bạn vẫn biết đến.

Video về kiến thức và hướng dẫn cách học tiếng Anh được đầu tư công phu, đẹp mắt và rất chi tiết. Với những tình huống vui nhộn hài hước sẽ làm cho bạn cảm thấy yêu ngay từ lần học đầu tiên.

Sau mỗi video bạn sẽ có các bài tập để kiểm tra lại kiến thức của bạn đã học được. Những bài tập của Elight được xây dựng theo phương pháp gamification để bạn có thể vừa học vừa chơi, tạo cho bạn cảm giác thích thú và không bị chán nản trong việc học tiếng Anh.

Sự khác biệt lớn nhất của Elight Online so với các khóa học khác đó chính là:

– Phần kiểm tra phát âm thông minh với máy tính, giúp bạn không cần phải có thầy cô người nước ngoài vẫn có thể phát âm tiếng Anh chuẩn, nói tiếng Anh hay. Phần check phát âm thông minh này sẽ cho phép bạn thu âm, phần mềm sẽ kiểm tra xem bạn phát âm đúng chưa, nếu không đúng thì bạn đang sai ở âm nào, từ nào và sau đó còn có cả hệ thống video hướng dẫn đọc chuẩn 44 âm để bạn học luôn, thực hành thu âm lại để hệ thống check cho tới khi đúng thì thôi!

– Phần giao tiếp: đây là phần hay nhất khoá học bởi nó cung cấp vô số những video để chúng ta có thể nghe cách người bạn xứ nói chuyện, xem cách họ diễn đạt 1 ý nào đó và tiến hành thực hành giao tiếp luôn. Học phần này sẽ giúp cho khả năng giao tiếp của bạn lên trình rất nhanh chóng!

– Phần lộ trình, lưu trữ điểm và kết quả học tập. Học một mình thì thật khó để biết xem mình đang tiến bộ không? Hay mình đang yếu ở phần nào đúng không? Đừng lo vì học với Elight Online hệ thống sẽ cung cấp cho bạn lộ trình và tiến độ học tập, và nhìn vào bảng điểm (sao) của mình là bạn có thể biết luôn bạn đang yếu phần nào, học tốt phần nào để tự điều chỉnh đó! Ngoài ra hệ thống còn hỗ trợ giảng viên giải đáp thắc mắc nên khi học mà không hiểu chỗ nào thì cũng không lo vì có thể nhắn tin hỏi thầy cô luôn.

Không những thế, bất cứ khi nào khóa học còn có hiệu lực bạn cũng có thể đăng nhập vào hệ thống để ôn tập lại những kiến thức bạn chưa nắm chắc.

1.2 – Đánh giá về Elight Online

Theo thống kê gần đây nhất của Elight Learning English tính tới thời điểm hiện tại (tháng 6 năm 2019) Elight Online đang có tổng cộng hơn 120.000 thành viên. Và trong số đó có đến hơn 60.000 học viên trả phí (học viên trả phí sẽ được sử dụng hết tất cả các tính năng của khóa học tiếng Anh Online).

Sau hơn 4 năm hoạt động, Elight Online đã đón nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ học viện, trong đó có rất nhiều người khá nổi tiếng được giới trẻ biết đến.

2 – Học tiếng Anh giao tiếp online tại Elight Online

Khóa học tiếng Anh giao tiếp online tại Elight Online là một khóa học đầy đủ và toàn diện nhất tính tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam.

Khóa học có đầy đủ các tính năng từ video hướng dẫn, kiểm tra lại vốn từ vựng và check phát âm từ vựng tiếng Anh, kiểm tra ngữ pháp, kiểm tra phát âm, nối âm và ngữ điệu, luyện nghe, luyện nói….

Sau đó sẽ là đến phần kiểm tra chính tả đoạn giao tiếp và kiểm tra phát âm giao tiếp, và cuối cùng là bạn sẽ có 15 giây để làm hoàn thành mỗi bài tập với mục đích kiểm tra lại toàn bộ các kỹ năng bạn đã học được.

2.1 – Video hướng dẫn học giao tiếp trực tuyến

Đây là phần học là đến 80% học viên trong hệ thống bình chọn là phần thú vị nhất. Lý do bởi phần này chưa vô số các video tình huống giao tiếp thú vị. Đồng thời phần học này còn hỗ trợ học sinh có thể giao tiếp trực tuyến, được chữa phát âm, luyện nói cho tới khi thành thạo nữa!

Trong phần mở đầu mỗi bài học của Elight Online sẽ là video hướng dẫn giao tiếp tiếng Anh và chỉ ra những lỗi mà người Việt chúng ta thường mắc phải.

Với kịch bản và kỹ xảo đẹp mắt sẽ giúp bạn chú tâm vào bài giảng của các giảng viên tại Elight Learning English. Mục đích hướng đến là giúp cho bạn có thể ghi nhớ được kiến thức thật tốt trước khi bước vào phần làm bài kiểm tra ở phần sau, cũng như là giúp bạn có thể ghi nhớ được những kiến thức đã học được thật tốt.

2.2 – Check lại vốn từ vựng tiếng Anh

Để có thể phát âm hay giao tiếp được thì việc đầu tiên bạn phải làm là biết được cách phát âm, ý nghĩ và viết được các từ vựng đó.

Vậy nên, tại phần thứ 2 của bài học sẽ là kiểm tra lại vốn từ vựng, check khả năng nghe và check phát âm các từ vựng.

Mục đích hướng tới là bạn giúp bạn có thể nghe, nói, đọc và viết được từ vựng đó trong các phần tiếp theo của bài học.

2.3 – Check lại kiến thức ngữ pháp tiếng Anh

Sau khi đã nắm vững từ vựng tiếng Anh, tiếp theo sẽ là phần kiểm tra lại kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh của bạn.

Để có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh thì trước hết bạn cần hiểu được người khác đang nói gì với bạn. Và bạn phải đáp lại hoặc trò chuyện với họ như thế nào để người khác có thể hiểu được bạn đang muốn nói thì phải dựa vào kiến thức ngữ pháp tiếng Anh của bạn.

Tại phần học này, bạn sẽ phải hoàn thành một đoạn văn ngắn sao cho đúng với ngữ pháp bằng phương pháp nhập chữ vào khung nhập văn bản.

Sau khi đã trải qua bước nhập văn bản thì bạn sẽ chuyển đến phần nghe và đáp lại câu hỏi bằng cách sử dụng micro của máy tính để hoàn thành đoạn hội thoại bằng cách phát âm đoạn hội thoại đó..

2.4 – Thực hiện giao tiếp tiếng Anh online

Sau khi đã vượt qua tất cả các bước trên, thì bạn sẽ được thực hiện giao tiếp tiếng Anh trực tuyến thật sự.

Elight Online sẽ có 1 video về một đoạn hội thoại bằng tiếng Anh và bạn phải hoàn thành nó. Tại đây, bạn cũng sẽ phải trải qua 2 bước đó là nhập văn bản và giao tiếp với nhân vật còn lại trong video bằng cách sử dụng micro của máy tính để nói chuyện trực tiếp với người còn lại trong cuộc hội thoại.

2.5 – Kiểm tra tổng thể loại toàn bộ kỹ năng bạn đã học được

Khi bạn đã hoàn thành tất cả các bài học thì bạn sẽ phải làm bài kiểm tra để có thể học tiếp các khóa học nâng cao hơn.

Trong mỗi bài kiểm tra, bạn sẽ có 15 giây để hoàn thành bài tập. Và những bài tập này đều là những kiến thức mà bạn vừa học xong, sau khi hoàn thành và đạt điểm nhất định thì bạn sẽ có thể học tiếp những bài học nâng cao hơn ở phía sau.

Còn nếu bạn không vượt qua được bài kiểm tra này, bạn sẽ phải học lại đến khi mà bạn đủ điểm để có thể học được những bài học tiếp theo.

3 – Tổng kết khóa học tiếng Anh giao tiếp online tại Elight Online

Để tham gia khóa học các bạn có thể đăng ký tham gia khóa học giao tiếp tiếng Anh trực tuyến này tại trang chủ khóa học Elight Online của chúng tôi.