Top 13 # Học Tiếng Nhật Vùng Kansai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

10 Điểm Khác Biệt Giữa Văn Hóa Vùng Kansai Và Kanto Nước Nhật

10 điểm khác biệt giữa văn hóa vùng Kansai và Kanto nước Nhật

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản: Vị trí đứng trên thang cuốn khác nhau

Có thể bạn chưa biết, người Nhật có thói quen lịch sự là đứng hẳn về một bên thang cuốn và chùa lại phía bên kia cho người đi vội. Và ngay cả điều này, mỗi vùng Kansai và Kanto Nhật Bản cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Khi đi thang cuốn, người Kanto sẽ đứng về phía bên trái, người Kansai sẽ đứng về phía bên phải, bên còn lại để trống dành cho người đang vội.

Tuy nhiên, có lẽ một sự thật ít người biết đến, đó là người Kyoto (Kansai) lại đứng ở cả hai phía. Đôi lúc bạn sẽ gặp hàng người đứng phía tay phải, đôi lúc lại thấy bên trái. Thế nên những ai mới du lịch đến Kyoto rất dễ hoang mang khi bắt gặp sự thay đổi này trong cùng một thành phố.

Cho đến bây giờ, chưa có sự giải thích nào một cách rõ ràng vì sao lại có sự khác biệt này, ngay cả đến người Nhật cũng không biết.

Có một vài ý kiến cho rằng vào thời Tokugawa, Edo (nay là Tokyo) là nơi tập trung nhiều samurai, những người này thường đi bên trái để dễ rút gươm bằng tay phải. Mặt khác, Osaka là thành phố tập trung nhiều thương gia giàu có, họ lại thích đi bên phải để dễ quản lý tiền bạc và bảo vệ tài sản được cầm bằng tay phải.

Giáo sư Maegaki Kazuyoshi (前垣和義) của trường đại học Soai (相愛大学) đã đưa ra lý do chính xác lý do người dân tại Osaka đi thang cuốn đứng về phía bên phải. Khi Osaka xây dựng nhà ga Hankyu Umeda vào năm 1968, hệ thống thang cuốn kéo dài từ tầng 1 đến tầng 3 nên trong khi di chuyển lên xuống rất dễ gây nguy hiểm, nhất là những người di chuyển vội vàng dễ va chạm sẽ gây ra nguy hiểm cho những người đang đứng. Đặc biệt người Nhật đa số thuận tay phải nên nếu đứng về phía bên phải sẽ thuận hơn cho việc bám chặt vào thành của thang cuốn, hạn chế tối đa nguy hiểm xảy ra.

Người Kanto ăn với độ đậm cao hơn người Kansai, nên dù là mỳ hộp thì hai nơi bán ra cũng khác. Nếu so sánh lượng muối trong các món ăn sử dụng nước tương thì Kansai mới là vùng ăn nhiều muối hơn. Thế nhưng nhìn vào màu sắc thì rất dễ bị đánh lừa. Vì màu sắc của nước tương vùng Kansai nhạt hơn.

Và hầu hết người Kanto thì thích ăn Natto (なっと), nhưng phần lớn người Kansai thì không.

Osaka nổi tiếng với Okonomiyaki và Takoyaki, Kyoto thì có những loại bánh kẹo truyền thống nổi tiếng, và Monjayaki sẽ là đại diện cho Tokyo.

GÀ RÁN KFC: Sẽ được gọi là ケンタ ở Kanto, còn Kansai họ sẽ gọi là ケンキ hay ドチキン. Bánh mì: Người Kanto thích ăn bánh mì Sanwich ổ với 6 miếng còn người Kansai thích ăn ổ 5 miếng thôi. Người Kanto thích ăn bánh mì mỏng hơn người Kansai.

CƠM NẮM: ở Kanto thì cơm nắm thường có hình tam giác, còn Kansai thì hình tròn thì nhiều.

Cửa hàng MCDONALD’S: người Kanto sẽ gọi là マック còn ở Kansai sẽ là マクド. Có thể điều này đã được quy định như thế từ trước rồi nên ngay cả báo chí cũng dùng tách biệt như vậy. Người Kanto thì cho rằng “Sao phải mất công viết là マクド. マック có phải ngắn gọn và dễ dùng hơn không?”. Còn Kansai lại cho rằng “Viết như vậy sẽ gây rắc rối và nhầm lẫn với laptop Mac”

BÁNH BAO: Kanto là 肉まん còn Kansai là 豚まん vì đối với họ 肉 chỉ được nói về thịt bò mà thôi. KẸO: Kanto gọi là あめ, Kansai hay gọi あめちゃん.

Không phải người dân Nhật Bản nào cũng đi đúng luật giao thông. Nhiều người ở Kansai có tính cách khá nóng vội. Nếu đang chờ đèn đỏ mà trước mặt lại không có xe cộ đi lại thì họ sẽ nghĩ “Làm sao có thể đợi được?” và phóng qua luôn. Như thế, đèn đỏ giao thông ở Kansai dần dần không còn mang ý nghĩa “Dừng lại” nữa mà chuyển thành “Chú ý khi đi”.

Người Kanto thì dù có vội như thế nào nhưng do quá chú ý đến xung quanh mà họ không dám đi khi đèn chưa chuyển sang màu xanh.

Ở vùng Kanto, người dân sẽ không nói chuyện với nhân viên nếu không có việc gì cần thiết. Nếu có thì thường xuyên là ở những quán hay cửa hàng quen thuộc, hoặc mỗi khi có câu hỏi hoặc phàn nàn, còn lại thì gần như sẽ không nói gì cả.

Còn ở Kansai, người dân sẽ bắt chuyện với nhân viên cửa hàng kể cả khi không có chuyện gì. Họ sẽ nói những chuyện không đâu như 「今日、雨降りそうやな」 “Có vẻ trời sắp mưa nhỉ”. Thế nên nếu bạn có đang làm thêm tại các cửa hàng ở vùng Kansai thì đừng quá ngạc nhiên khi có khách hàng bắt chuyện và cố gắng tiếp nối cuộc trò chuyện một cách vui vẻ. Việc khách hàng nói cảm ơn với nhân viên sau khi thanh toán cũng bắt nguồn từ vùng Kansai.

Phát âm khác nhau: Người vùng Kansai chủ trương nhẹ nhàng khi phát âm “s” bởi “h”: “san” trở thành “han”, v.v…

Nhấn nhá cũng khác nhau: “Hashi” khi nhấn âm đầu sẽ có nghĩa là “cái cầu” ở Kansai and “đôi đũa” ở Tokyo. Cũng vẫn “Hashi” mà nhấn ngược lại sẽ có nghĩa ngược lại luôn ^^ Đặc biệt, người Osaka và người Tokyo luôn có sự bất đồng về giọng chuẩn. Ví dụ:

VỨT RÁC: người Kanto dùng 捨てる (すてる) còn người Kansai lại dùng từ 放す (ほかす).

MUỖI CHÍCH: Người Kanto dùng 刺される, thì Kansai họ lại dùng かまれる.

BỊ CÙ LÉT, THỌC LÉT: Kanto gọi là くすぐったい và Kansai được gọi là こちょばい.

HỌC SINH ĐẠI HỌC: ví dụ năm 2 đại học sẽ được gọi là 2年生 ở Kanto, còn Kansai sẽ được gọi là 2回生 !

TỪ NGỮ KHÔNG TỐT: Kanto hay gọi バカ và Kansai là アホ. Mỗi một vùng thì ý nghĩa của nó được cảm nhận khác nhau, theo mình thấy thì アホ có hàm ý nặng nề hơn バカ ở Kanto.

Khác biệt văn hóa giữa 2 vùng Kansai và Kanto Nhật Bản : Quần áo, trang phục

Không phải người Nhật ở mỗi vùng ăn mặc khác nhau mà là phản ứng khi mua quần áo mới . Nếu là người Kanto thì họ sẽ hỏi 「それどこで買ったの?」(Bạn mua ở đâu thế?), còn người Kansai thì 「それなんぼで買うたん?」(Bạn mua bao nhiêu tiền thế?)

Người Kanto thì luôn hứng thú hừng hực với những cửa hàng trang trí bằng những đồ dùng hoa lệ, trưng bày những món hàng đắt tiền. Trong khi đó người Kansai thì hầu như chỉ quan tâm đến việc mất bao nhiêu thì mình có thể mua được món đồ đó.

Lý Do Tính Cách Người Nhật Vùng Kansai Vui Tính Thích Đùa?

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao người Kansai nói chung và người Osaka nói riêng lại vui tính, thích trêu đùa hơn người Tokyo chưa?

Ngày xưa

Một trong những lý do người Kansai vui tính thích đùa là vì từ rất lâu trước đây nó đã là một thành phố thương mại, trong khi đó Tokyo là thành phố của các chính trị gia và Samurai. Mà đã buôn bán thì giao tiếp luôn là kỹ năng đặt lên hàng đầu. Các thương lái muốn bán được hàng đòi hỏi phải có tài ăn nói.

「どないでっか?」(Anh có khoẻ không?)

「ぼちぼちでんな〜」(Tôi khoẻ ! Cảm ơn anh!)

Là những câu chào thường thấy giữa người Osaka. Họ chào nhau lớn tiếng, vui vẻ ngay trên đường. Giống như người Việt gặp nhau hay hỏi “Anh đi đâu vậy?” thay cho câu “Chào anh!” khách sáo. Tinh thần đó vẫn còn lưu lại đến tận bây giờ và tạo nên nét văn hoá không lẫn vào đâu được của Osaka.

Kansai đã là thành phố thương mại nên tính cách họ cũng phóng khoáng, cởi mở hơn

Ngày nay

Người Nhật nổi tiếng rất hay lo xa. Họ luôn chu toàn và chủ động quản lý trong mọi việc để tránh cảm giác bất an hay còn gọi là 不安遺伝子(Fuan idenshi). Gọi làIdenshi là vì có sự di truyền từ đời này sang đời khác. Ông bà ảnh hưởng đến cha mẹ rồi “ám ảnh” cả con cháu. Sở dĩ dùng từ ám ảnh vì lo xa hẳn là chuyện tốt nhưng cũng có mặt hại. Vì hay lo nghĩ nên người Nhật luôn đề phòng người lạ và chính điều đó làm dân tộc này “mang tiếng” lạnh lùng.

Vì tâm lý đó mà người Nhật luôn cần những chương trình hài để giải toả cuộc sống. Một lần xem truyền hình Nhật bạn mới thấy được tầm quan trọng của các Show hài “bỉ bựa” ở Nhật. Lịch chiếu dày đặc xen kẽ thời sự và phim ảnh sẽ khiến bạn thấy choáng.

Nếu bạn để ý, rất nhiều nghệ sĩ hài Nhật Bản có xuất thân từ vùng đất màu mỡ Kansai. Công ty Yoshimoto là thương hiệu nổi tiếng và là lò luyện nghệ sĩ hài cho cả nước Nhật.

Một số nghệ sĩ đình đám, lão luyện bạn có thể biết đó là:

Akashiya Sanma (明石家さんま) MC quyền lực và vô cùng nổi tiếng trong giới nghệ sĩ hài Nhật Bản. Hàm răng hơi “chếch” ra là đặc điểm nhận dạng vô cùng dễ nhớ của vị MC này.

Downtown (ダウンタウン) Cặp đôi Matsumoto (Mattsun) – Hamada (Hamachon) đã làm nên tên tuổi của nhóm hài hai thành viên này. Thứ 3 hàng tuần bạn có thể đón xem chương trình火曜日ダウンタウン(Kayoubi Downtown) vô cùng thú vị của họ nữa đấy.

Rất nhiều các danh hài hàng đầu Nhật Bản đến từ Kansai

Ngoài ra, một số biểu hiện khác cho thấy tính cách người Osaka rất cởi mở, vui vẻ như:

Thích được người khác khen “thú vị quá”

Trong giờ nghỉ trưa, các trường tiểu học sẽ phát show hài cho học sinh xem.

Ở trường tiểu học, hơn cả cậu bé giỏi thể thao, người thích pha trò và làm người khác cười sẽ được yêu mến.

Kết thúc câu chuyện bằng “shirankedo” (知らんけど) là nét văn hóa độc đáo tại Osaka. Bởi vì sau khi trêu đùa mọi người bằng những câu chuyện hài hước, có phần phóng đại họ kết lại bằng câu này ngầm ý cho đối phương hiểu rằng không nên tin vào nội dung họ vừa kể vì họ cũng chẳng biết là chuyện đó có đúng hay không.

Tất nhiên, không phải bất cứ người vùng này đều mang tính cách này nhưng phần đông khi người Nhật nhắc đến Kansai sẽ nghĩ ngay đến vùng đất vui vẻ và nhiều tiếng cười. Ví dụ, ngườiKyoto không thích bị “quy chụp” là giống người Osaka hay Kansai. Người Kyoto là người Kyoto. Ở một mặt nào đó, ta có thể thấy người Kyoto kín tiếng và nghiêm túc như người Tokyo vậy.

Đối với những bạn trẻ đi du học Nhật Bản khi chọn một thành phố nào đó tất nhiên phải xét đến nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo của trường, công việc làm thêm, môi trường sống… Nếu bạn muốn nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở Nhật thì Osaka có lẽ là thành phố lý tưởng nhất.

Các Trường Nhật Ngữ Ở Kansai

Vùng Kansai – hay còn gọi là Kinki nằm ở phía tây- trung tâm hòn đảo Honshu, trong đó có thủ đô cũ Kyoto, dân số 22.755.030. Gồm bảy tỉnh: Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga, Mie (Nếu gọi vùng Kansai sẽ không có tỉnh Mie). Từ trước đến nay Kansai luôn được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhật bản, chiếm 11% diện tích đất và có mật độ dân số cao. Phía bắc Kansai giáp biển Nhật Bản, phía Nam giáp với bán đảo Kii và Thái Bình Dương, phía Đông giáp dãy núi Alps

Ví trí địa lý của Nara phía Đông Nam giáp tỉnh Mie, phía Tây Nam giáp tỉnh Wakayama, phía Tây Bắc giáp tỉnh Osaka, và phía Bắc giáp tỉnh Kyoto

Tỉnh Nara có nhiều đặc trưng như loài chim của vùng là chim Oanh, cá Vàng, cá Hồi Amago, cây liễu sam, linh vật của vùng Sentokun

Chú ý: Thứ tự các trường trong danh sách không nói nên độ uy tín của trường trong toàn bộ bài viết

2.Các trường nhật ngữ của Tỉnh Wakayama

Wakayama nằm ven biển Nhật Bản, thu hút rất nhiều du học sinh Việt Nam, mỗi năm con số du học sinh Việt đến đây lại tang lên.Vậy lý do là gì?

Wakayama có phía Tây và Nam giáp biển , phía Bắc giáp tỉnh Osaka, phía Đông giáp tỉnh Nara và Mie. Có khí hậu cùng địa hình thuận lợi nên thế mạnh của tỉnh là nông sản, với đặc sản là hồng và cam. Đặc biệt cá ngừ Wakayama là một thương hiệu lớn được ưa chuộng không chỉ ở Nhật mà còn trên toàn thế giới.

Đến Wakayama để học tập làm việc nhưng cũng được thưởng thức những lệ hội vô cùng đặc sắc và những đặc sản nổi tiếng.

Mie giáp với tỉnh Aichi, tỉnh Gifu, tỉnh Shiga, tỉnh Kyoto, tỉnh Nara, và tỉnh Wakayama. Ở đây có một đặc trưng mà ai cũng biết ở Nhật đó là Ninja Nhật Bản,

Nổi tiếng ở Mie còn là ngọc trai nuôi cấy với chất lượng cao giá bán còn cao hơn cả ngọc trai tự nhiên, thủy sản và nông nghiệp rất phát triển ở Mie chính là cơ hội tốt để tìm việc làm cho các bạn du học sinh.

Hyogo nằm ở vị trí khá thuận lợi cho giao thương. Phía Bắc và Nam của tỉnh đều giáp với biển, phía Tây giáp với tỉnh Tottori và tỉnh Okayama, phía Đông giáp với Kyoto và Osaka.

Hyogo được coi là cánh cửa mở ra Phương Tây của Nhật. Ở đây cũng tập trung nhiều nhà máy của các tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki, tập đoàn thép Kobe. Ngoài ra Mitsubishi, Toshiba, Fujitsu, cũng đặt cơ sở sản xuất và nghiên cứu tại Hyogo. Ngoài ra cảng Kobe cũng là một cảng biển quan trọng bậc nhất của Nhật Bản.

Đến với Hyogo hãy đến thành phố Himeji để chiêm ngưỡng tòa thành nổi tiếng của Nhật đó là lâu đài Himeji. Ngoài ra hãy đến suối nước nóng Arima, Hầm rượu Nada…

Tổng hợp các trường Nhật ngữ ở Hyogo Ken

Shiga nổi tiếng với hồ nước ngọt lớn nhất Nhật Bản, diện tích ở đây 1/6 là mặt hồ và được bao bọc bởi ba tỉnh là Kyoto, Gifu, Mie. Từ Shiga đi tàu đến Tokyo cả đi và về hết 2h đồng hồ rất thuận tiện và gần.

Tỉnh Shiga có thế mạnh về chế tạo, nông nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, công nghệ cao, bảo vệ môi trường.

Ở Shiga có rất nhiều lễ hội đặc sắc, bên cạnh đó còn có nhiều địa danh đẹp như bờ hồ Biwa, núi Ibuki, Di tích thành Azuchi

Ritsumeikan University (立命館大学)

Shiga University of Medical Science (滋賀医科大学)

The University of Shiga Prefecture (滋賀県立大学)

Shiga University (滋賀大学)

Seian University of Art and Design (成安造形大学)

Nagahama Institute of Bio-Science and Technology (長浜バイオ大学)

Biwako-Gakuin University (びわこ学院大学)

Biwako Seikei Sport College (びわこ成蹊スポーツ大学)

Tổng hợp các trường nhật ngữ vùng Kanto

Tổng hợp các trường nhật ngữ ở Tokyo

Các trường Nhật ngữ ở tỉnhSaitama

Các trường Nhật ngữ ở tỉnh Chiba

Các trường nhật ngữ ở Gunma ken

Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số

Với mục tiêu đảm bảo cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học là người dân tộc thiểu số (DTTS) có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục, tạo tiền đề để các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo, năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

Một tiết học chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Theo kế hoạch, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ em DTTS độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp và được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; 100% trẻ DTTS trong các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được tăng cường tiếng Việt. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương phối hợp triển khai tổ chức thực hiện Đề án. Trong đó, tập trung quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của Đề án; đưa chỉ tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tổ chức rà soát thực trạng, có kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học thuộc vùng DTTS của tỉnh; triển khai thực hiện chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các đơn vị; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực trong, ngoài tỉnh hỗ trợ triển khai đề án…

Là cơ quan thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai và thực hiện kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện Đề án phù hợp với thực tế địa phương. Bắt đầu từ tháng 12/2018, Sở đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tháng 4/2019 tập huấn cho giáo viên tiểu học về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng DTTS. Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên tại vùng có DTTS của tỉnh; bồi dưỡng trình độ trên chuẩn cho giáo viên dạy tại các lớp ghép trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học thuộc vùng DTTS; bồi dưỡng tiếng Việt cho phụ huynh trẻ em là người DTTS; vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho trẻ em đến trường để có nhiều cơ hội giao lưu bằng tiếng Việt tích cực, hiệu quả. Chỉ đạo các đơn vị trường học triển khai giảng dạy bắt đầu từ tháng 4 năm nay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện đề án tại các đơn vị trường học trên địa bàn.

Trao đổi với cô giáo Hoàng Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Mường Bằng (Mai Sơn), được biết: 99% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, chất lượng học tập của các em học sinh chưa được như mong muốn, bởi vốn tiếng Việt của nhiều học sinh vẫn còn hạn chế nên thiếu tự tin trong giao tiếp, trong học tập, việc tiếp thu kiến thức thụ động và nhanh quên. Sau khi được tham gia tập huấn về phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, tháng 4/2019, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảng dạy chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Chuyên đề giảng dạy được thực hiện dựa trên tài liệu là cuốn sách “Em nói tiếng Việt”, nhà trường đã tổ chức dạy tất cả các ngày trong tuần. Bước vào năm học 2019-2020, các tiết học được tổ chức ngoài giờ học chính khóa, trung bình 2 tiết/tuần.

Có thể thấy, những tiết học chuyên đề không nặng về kiến thức, mà phát huy mọi điều kiện để học sinh DTTS luyện nói, luyện nghe đã từng bước khẳng định hiệu quả trong việc giúp học sinh tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, thuận lợi trong việc sử dụng song song tiếng dân tộc và tiếng Việt, tạo tiền đề để các em tiếp thu tốt hơn các môn chính khóa trong chương trình giáo dục. Với việc chủ động triển khai thực hiện tốt chuyên đề Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh, nhất là tại các vùng có học sinh DTTS.