Top 6 # Học Tiếng Nhật Qua Hoạt Hình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Trẻ Học Tiếng Nhật Qua Phim Hoạt Hình

Phim hoạt hình Anime là gì?

trong tiếng Nhật là アニメ được mượn từ tiếng Anh “animation” có nghĩa là phim hoạt hình. Anime là từ dùng để nói về các bộ phim hoạt hình từ các truyện tranh Manga của Nhật Bản. Anime được cả thế giới công nhận rằng nó là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Nhật.

Điểm biệt của những nhân vật trong phim hoạt hình anime này là có đôi mắt to tròn, và long lanh, màu sắc. Hiện nay việc thiết kế những nhân vật có đôi mắt to hơn so với bình thường được xem là chuẩn mực của những anime.

Các bộ phim hoạt hình Nhật Bản như : “Spirited Away”; “Doraemon”; “Grave of the Fireflies”, “My Neighbor Totoro”,… được cả thế giới đón nhận. Không chỉ vì hình ảnh đẹp, dễ thương sống động, mà còn là tầng ý nghĩa nhân văn đằng sau câu chuyện này.

Tại sao nên cho trẻ học tiếng Nhật qua phim hoạt hình Nhật

Không giống như bảng chữ cái tiếng Việt hay Anh là chỉ có 1 loại chữ bảng chữ cái. Bảng chữ cái tiếng Nhật có đến 4 loại khác nhau; mỗi loại chữ lại có một cách viết cũng như cách đọc khác nhau. Để trẻ không bị áp lực với việc học tiếng Nhật thì đầu tiên hãy để trẻ làm quen; tiếp xúc với tiếng Nhật thông qua các dạng hình thức giải trí khác. Ví dụ như: hoạt hình anime, âm nhạc, truyện tranh manga, chương trình giải trí thiếu nhi Nhật Bản… .

Khi bé có hứng thú với tiếng Nhật, muốn được tự tìm hiểu; khám phá tiếng Nhật thì việc tiếp thu tiếng Nhật sẽ cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra người hướng dẫn cho trẻ cũng phải truyền cho trẻ được một động lực. Giữ được niềm đam mê với tiếng Nhật cho bé chứ không phải bắt trẻ học vì là nghĩa vụ và bị bố mẹ bắt ép.

Ví dụ có thể để trẻ vừa nghe nhạc vừa hát theo. Khi bé xem một phân cảnh hoạt hình nào đó bé sẽ bắt chước cách nói trong ngữ cảnh đó. Đầu tiên có lẽ trẻ sẽ không hiểu nghĩa , nhưng dần dần sẽ hình thành phản xạ tiếng Nhật.Nếu giúp trẻ có niềm đam mê thì làm việc gì cũng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Các bộ phim hoạt hình thích hợp cho việc học tiếng Nhật của trẻ

Phim hoạt hình: Maruko-chan (ちびまる子ちゃん) – Nhóc Maruko

Tác phẩm miêu tả cuộc sống đơn giản, thường ngày của cô bé có tên là Maruko và gia đình của cô tại ngoại thành Nhật Bản giữa những năm 1970. Bối cảnh câu chuyện diễn ra tại thành phố Shimizu, ngày nay là một phần của thành phố Shizuoka, cũng là quê hương của tác giả.

Phim xoay quanh cuộc sống thường ngày của cô bé Maruko. Maruko là một người bạn tinh thần vô cùng ý nghĩa đối với các bạn nhỏ trên khắp thế giới. Nội dung của bộ phim thể hiện sự trong sáng, cảm động và cả hài hước. Miêu tả chân thực cuộc sống bình thường của con người Nhật bản. Bộ phim này bắt nguồn từ những trang nhật ký bằng hình của một cô bé ngoài đời. Sau đó trở thành một tác phẩm truyện tranh rồi thành phim hoạt hình được chiếu trên tivi mỗi ngày.

Phim hoạt hình: Anpanman (アンパンマン) – Siêu nhân bánh đậu đỏ

Là một nhân vật phim hoạt hình được xây dựng dựa trên hình ảnh đồ ăn truyền thống của Nhật Bản. Anpanman là một anh hùng bánh đậu đỏ. Bộ phim ra mắt công chúng từ năm 1988. Và tiếp tục phát triển và đến nay đã có hơn một ngàn tập phim cùng những dịp kỷ niệm đặc biệt.

Anpanman là một bộ phim hoạt hình Nhật Bản hoàn hảo cho trẻ em trong độ tuổi 0 – 4 tuổi. Chính vì vậy mà các đoạn đối thoại trong phim cực kì đơn giản, dễ hiểu. Rất thích hợp cho người mới bắt đầu học tiếng Nhật cũng như tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản thông qua đồ ăn.

Phim hoạt hình: Ganbare! Oden-kun (がんばれ!おでんくん) – Cố lên nhóc Oden!

Bộ phim phản ánh cá tính độc đáo và phong cách nghệ thuật của những tác giả tạo nên chúng. Các nhân vật trong truyện xuất hiện dưới bộ dạng là các nguyên liệu trong món hầm Oden. Oden-kun, nhân vật chính là món kinchaku – một túi đậu hũ ki chiên; gói bên trong là nhân mochi giống như một túi tiền. Bạn bè của Oden-kun bao gồm cô nàng đầu trứng; ông củ cải daikon thông thái hay anh bạn đầu xúc xích… .

Oden-kun dùng nhân mochi trong đầu của mình để giải quyết các tình huống xảy ra. Đây có thể là bộ phim hoạt hình không nhiều người Việt biết đến. Tuy nhiên phim có phát âm tiếng Nhật chậm rãi; dễ nghe và các nhân vật độc đáo trong phim cũng giúp người xem kích thích óc sáng tạo rất tốt.

Trẻ học tiếng Nhật qua phim hoạt hình: Doraemon ドラえもん- Chú mèo máy đến từ tương lai

Siêu phẩm truyện tranh của mọi thời đại không người lớn nào là không biết, không đứa trẻ nào lại không say mê. Những câu chuyện về chú mèo máy màu xanh đến từ tương lai đã được xuất bản dưới dạng manga từ năm 1969. Được chuyển thành anime truyền hình, ra rạp chiếu phim vào năm 1973.

Sức hút của Doraemon đến từ các bảo bối thần kì chứa đựng trong chiếc túi không đáy trước bụng mèo máy. Những phát minh đó đều để giúp đỡ cho Nobita – người bạn hậu đậu nhưng hiền lành và tốt bụng. Cốt truyện xoay quanh đời sống hàng ngày từ gia đình, trường học cho đến các cuộc phiêu lưu kì thú của các bạn trẻ. Mang đến nhiều giá trị giáo dục dành cho các bé thiếu nhi cũng như cả người lớn.

Kiên trì với việc dạy trẻ học tiếng Nhật qua phim hoạt hình

Và nếu các bậc phụ huynh muốn nghiêm túc cho con mình theo đuổi đam mê Nhật ngữ. Thì việc suy nghĩ đến một trung tâm chuyên giảng dạy tiếng nhật cho trẻ em uy tín cũng là một suy nghĩ không tồi. Hãy tin tưởng và đồng hành cùng Shizen trong sứ mệnh ươm mầm tài năng của bé.

[THAM KHẢO NGAY] Tiếng Nhật dành cho thiếu nhi – Nhật Ngữ Shizen

Học Tiếng Nhật Qua Phim Hoạt Hình Kinh Điển

Học ngoại ngữ qua văn hóa như phim ảnh hay truyện là một cách học vừa hiệu quả vừa đem lại sự hứng thú. Anime là từ chỉ những bộ phim hoạt hình mang phong cách đặc trưng của Nhật Bản, góp phần hình thành nên nền văn hóa đặc sắc, không lẫn vào đâu được. Ngành công nghiệp anime gồm hơn 430 xưởng phim gia công, bao gồm những cái tên chính như Studio Ghibli, Gainax và Toei Animation. Mặc dù chỉ là một phần nhỏ thuộc thị trường phim trong nước tại Nhật Bản nhưng anime lại chiếm một thị phần khá lớn doanh thu từ DVD và Blu-ray Nhật Bản. Học tiếng Nhật qua phim hoạt hình kinh điển sau sẽ giúp bạn cảm thấy học tiếng Nhật không khó như bạn nghĩ!

1. From Up on Poppy Hill (Goro Miyazaki, 2011) – Ngọn đồi hoa hồng anh:

Bộ phim lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 1960, nói về một cô gái tên Matsuzaki Umi sống cùng với gia đình trên đỉnh một ngọn đồi ở sát biển, cây Ngu Mỹ Nhân mọc rất nhiều trên ngọn đồi này và hằng ngày cô thường kéo cờ hiệu trong sân nhà vốn là đỉnh của ngọn đồi đó, cha của cô đã mất tích trong chiến tranh và những lá cờ hiệu cô kéo lên hằng ngày là dấu hiệu để nếu cha cô trở về từ biển có thể nhận ra nhà của mình. Cô đã gặp một nam sinh cùng học trong ngôi trường trung học với mình người muốn giữ và sửa chữa lại ngôi trường cũ thay vì phá bỏ và xây ngôi trường mới. Cô cũng có tình cảm với anh ta nhưng sau đó qua một số sự kiện họ lại thấy rằng mình có thể có quan hệ huyết thống với nhau.

Bộ phim đã trở thành phim Nhật Bản có doanh thu cao nhất năm kể từ khi công chiếu vào tháng 7 năm 2011.

2. Howl’s Moving Castle (Hayao Miyazaki, 2004) – Lâu đài bay của pháp sư Howl:

Nội dung phim nói về quyển tiểu thuyết của Wynne Jones đã cho phép Miyaki kết hợp hình tượng một cô gái trẻ gan dạ và một bà lão thành một cá tính duy nhất của nhân vật nữ chính của phim, Sophie. Cô bắt đầu phim trong hình dáng một cô thợ làm mũ 18 tuổi và sau đó lời nguyền của mụ phù thủy già biến cô thành một bà lão 90 với mái tóc bạc trắng. Ban đầu Sophie rùng mình bởi sự thay đổi này. Tuy nhiên, cô dần chấp nhận điều này như một cách để tự giải phóng mình khỏi lo lắng, sợ hãi và ngại ngùng. Lời nguyền này cũng là một cơ hội may mắn để cô bắt đầu chuyến phiêu lưu.

3. Spirited Away (Miyazaki Hayao, 2011) – Vùng đất linh hồn:

Phim có diễn xuất của Hiiragi Rumi, Irino Miyu, Natsuki Mari, Naito Takeshi, Sawaguchi Yasuko, Kamijō Tsunehiko, Ono Takehiko và Sugawara Bunta, kể về câu chuyện của Ogino Chihiro (Hiiragi), một cô bé 10 tuổi luôn buồn chán, bị mắc kẹt ở thế giới của những linh hồn và ma quỷ. Sau khi bố mẹ cô bị phù thủy Yubaba (Natsuki) biến thành heo, Chihiro buộc phải làm một công việc tại nhà tắm công cộng của Yubaba để tìm cách giải thoát bố mẹ và mình rồi trở về với thế giới loài người.

4. A letter to Momo (Hirouki Okiyura, 2011) – Lá thư gửi đến Momo:

5. Children Who Chase Voices From Deep Below (Makoto Shinkai, 2011) – Những đứa trẻ đuổi theo tinh tú:

Bộ phim xoay quanh nhân vật nữ Asuna. Bố của Asuna mất sớm và cô sống 1 cuộc sống khá đơn độc, hàng ngày chỉ biết nghe những bài nhạc bí ẩn từ chiếc radio thủy tinh của cha cô để lại. Một ngày kia cô quyết định lên đường để gặp lại một cậu bạn trai cũ. Cuộc hành trình này của Asuna giúp cô trải nghiệm được rất nhiều điều, sự chia tay, sự khắc nghiệt cũng như vẻ đẹp của thế giới.

Học Tiếng Nhật Qua Video Phim Hoạt Hình Cùng Sofl

Học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình cùng SOFL

Thứ năm – 10/05/2018 04:13

Học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình là phương pháp đem đến cho bạn rất nhiều cảm hứng mới mẻ. Vì độ dễ thương, độ ngắn gọn và cả độ dễ hiểu nữa. Đừng chần chừ nữa, học cùng SOFL ngay thôi nào.

Lý do tại sao nên học tiếng Nhật qua video phim hoạt hình?

Bạn có biết tại sao bố mẹ lại cho những đứa trẻ xem tranh ảnh, phim hoạt hình trước khi học chữ không? Đó là vì ở đó có rất nhiều các hoạt động vui nhộn, hình ảnh nhiều màu sắc và nội dung lại đơn giản. Từ những thứ đơn giản đó, bé biết cách quan sát và định hình mọi thứ xung quanh bằng từ vựng nghe được. Còn bạn? Người ta hay định hình rằng hoạt hình chỉ rằng cho trẻ nhỏ, nhưng thực chất hoạt hình là một hình thức giải trí cho bất cứ ai muốn tìm kiếm sự đơn giản. Bạn không vui, bạn có thể xem hoạt hình đế cảm thấy thư thái. Bạn học tiếng Nhật với kiến thức còn bỡ ngỡ, lạ lẫm bạn có thể xem phim hoạt hình để thấy những từ vựng tiếng Nhật căn bản, những câu chuyện chẳng khiến bạn phải mệt mỏi,.. Đầy đủ các lý do để người học sử dụng phim hoạt hình giúp ích cho cuộc sống của mình.

Học tiếng Nhật qua phim hoạt hình của tiếng Nhật SOFL.

Thế giới phim hoạt hình Nhật Bản rất đồ sộ. Chẳng khó khăn để tìm kiếm. Nhưng SOFL ngoài việc muốn gửi đến các bạn các bộ phim Anime tiếng Nhật đã quá quen thuộc, thì video của trung tâm chúng tôi sẽ giúp các bạn học được nhiều thứ hơn từ một câu chuyện.

Học tiếng Nhật qua hai bộ phim hoạt hình:

Chiếc bánh chạy trốn.

– Qua video này, các bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật sẽ được xem toàn bộ video với từ vựng và ngữ pháp rất gần gũi trong giáo trình như: Từ vựng tiếng Nhật về đồ ăn, cấu trúc diễn tả cách đi đến, ăn uống, các câu cảm thán,.. – Bài học nhận được đó là: Đừng quá tin tưởng vào một ai đó khi họ đưa những lợi ích ra trước mắt của bạn. Họ có thể đưa bạn lên cao, nhưng cái giá của bạn khi dựa vào người khác không hề rẻ chút nào. Vì thế hãy tự mình đứng trên đôi chân của mình – Video của SOFL luôn có song ngữ để bạn hiểu được câu truyện và so sánh được ngữ pháp.

Phim hoạt hình chiếc bánh chạy chốn

Cuộc tranh luận của bầy chuột.

– Video lấy hình tượng nhân hóa về nhân vật Chuột và Mèo khá dễ thương. – Cách sử dụng ngữ pháp đều ở trình độ sơ cấp ở thể て kèm theo đó là các thì tiếng Nhật ở thế quá khứ. – Bài học nhận được: Trăm lời nói không bằng một hành động. Một cuộc bàn tán sôi nổi, ai cũng tự đưa ra những ý kiến rất hay nhưng khi làm thì lại không ai nhận. – Âm thanh và chất lượng của video luôn được đảm bảo để bạn học một cách tốt nhất.

Học tiếng Nhật qua video cuộc tranh luận của bầy chuột

Học Tiếng Pháp Qua Phim Hoạt Hình

I. Lợi ích của việc học tiếng pháp qua phim hoạt hình

1. Tăng khả năng giao tiếp tiếng Pháp hằng ngày

Học tiếng Pháp qua phim hoạt hình hiệu quả

Học tiếng pháp qua phim hoạt hình có phụ đề, các bạn, các em không chỉ sử dụng những từ ngữ thông dụng mà nó còn chứa không ít những từ mới khuyến khích trẻ học tiếng pháp tìm hiểu từ này để hiểu được đầy đủ những thông điệp mà phim muốn truyền đạt. Các từ vựng trong phim hoạt hình cũng thường được gắn liền với những hình ảnh rất vui nhộn, cuốn hút trẻ em và được giải thích rất rõ ràng, áp dụng trong những hoàn cảnh rất cụ thể. Hãy tìm cho bản thân những bộ phim hoạt hình nổi tiếng trên thế giới có phim dịch sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

II. Những khó khăn gặp phải khi xem phim bằng tiếng pháp

3. Diễn biến phim liên tục làm bạn không theo dõi kịp và khó duy trì nội dung phim. Xem một hồi thấy mệt rồi bỏ cuộc.

4. Không chú ý nghe phát âm mà chỉ lo đọc nội dung phụ đề tiếng Việt. Để có thể hiểu hết nội dung phim bạn cần phải xem 2 đến 3 lần để hiểu hết phim như âm thanh, từ vựng và phiên dịch chúng ra tiếng Việt.

III. Cách luyện nghe tiếng pháp qua việc xem phim như sau

Bước 1: Phụ đề Việt: Xem qua 1 lần tập phim với phụ đề tiếng Việt để hiểu được nội dung phim là gì. Nếu hay bạn có thể xem lại lần nữa để luyện nghe âm thanh tốt hơn sau đó có thể xem lại lần nữa để học từ vựng tốt hơn.

Bước 2: Phụ đề Pháp: Xem lại với phụ đề chỉ có tiếng pháp. Lần này xem là để làm quen với mặt chữ tiếng pháp và đoán nghĩa khi nghe lời nói của nhân vật để biết cách người ta phát âm từ như thế nào, học từ mới…Bạn có thể dùng từ điển để tra cứu về nghĩa từ mới. Hoặc bạn có thể ghi lại những câu không hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô. Câu nào nghe không được thì có thể tua lại vài lần cho quen.

Bước 3: Xem song ngữ: Mở phụ đề song ngữ. Lần này xem là để cho ta hiểu hết và đúng những từ vựng tiếng pháp mà 2 lần trước còn bỡ ngỡ.

Học tiếng Pháp với bạn bè