Tại sao Na Uy lại thu hút du học sinh đến vậy?
Nhắc đến Na Uy, người ta sẽ nghĩ ngay đến quốc gia an toàn nhất, hạnh phúc nhất, khoẻ mạnh nhất, chất lượng sống cao nhất thế giới. Na Uy có tổng diện tích là 385.207 km2 vuông và dân số là 5.312.300 người (tính đến tháng 8 năm 2018). Nói chung Na Uy không phải là một đất nước đông dân, dân số Na Uy phân bố đồng đều trên khắp lãnh thổ, nên mức sống của họ luôn cao hơn các nước cùng khu vực.
Về kinh tế, Na Uy là nước có thu nhập bình quân đầu người cao thứ 4 thế giới, khoảng 82,000 USD/năm. Kinh tế Na Uy thịnh vượng nhờ vào ngành công nghiệp dầu mỏ, ngành này ở Na Uy phát triển thứ 7 toàn cầu, với trữ lượng khí đốt 10 tỷ tấn khai thác được hơn 100 năm nữa,. Ngoài ra, Na Uy còn xuất khẩu các loại quặng và hải sản trong Châu Âu, tạo thành 25% GDP cả nước.
Na Uy duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp (chỉ 2%), nên nước này luôn được đánh giá là nước thịnh vượng nhất thế giới.
Na Uy có trữ lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới sau khủng hoảng tài chính quốc tế 2007 – 2009. Đồng Krone của Na Uy là một trong những đồng tiền vững chắc nhất thế giới.
Người Na Uy có số giờ làm việc ít nhất, hơn nữa người lao động ở đây có nhiều kỳ nghỉ nhất, các chính sách trợ cấp hào phóng nhất so với hầu hết các quốc gia khác.
Tuổi thọ và thu nhập trung bình của người dân Na Uy cũng thuộc top đầu thế giới (81 tuổi và khoảng 82,000 USD/năm).
Na Uy được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới (theo khảo sát của Global Peace Index 2007).
Na Uy là quốc gia có chính sách xã hội tốt bậc nhất Bắc Âu và trên thế giới. Không chỉ các dịch vụ xã hội, y tế được miễn phí, mà giáo dục cũng được miễn phí. Điều đó có nghĩa là bất kì ai thuộc bất kể quốc tịch nào đến học ở Nauy, đều không phải đóng học phí. Tuy nhiên, hiếm hoi vẫn có một số chuyên ngành hoặc một số trường tư thục ở Na Uy thu học phí của sinh viên.
Nhìn chung, nếu bạn được một trường đại học tại Na Uy chấp nhận thì bạn không phải đóng tiền học phí. Nhưng, bạn vẫn phải đóng các khoản phí học tập khác, và quan trọng hơn là bạn phải chứng minh tài chính của mình đủ để tự trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập ở Na Uy.
Du học Na Uy bằng tiếng Anh có được không?
Câu trả lời là được. Na Uy cùng với Thụy Điển và Đan Mạch là 3 nước vùng Scandinavi, mà người Scandinavia lại đứng đầu trong các nước giỏi tiếng Anh nhất thế giới (trừ các nước nói tiếng Anh chính thức). Người Na Uy được học tiếng Anh ngay từ nhỏ và họ coi độ quang trọng của môn tiếng Anh không kém gì môn toán.
Quan trọng hơn đối với sinh viên du học Na Uy, là nước này có hơn 200 chương trình thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh, và rất nhiều chương trình dành cho bậc cử nhân, cũng bằng tiếng Anh. Vì thế chỉ cần có chứng chỉ tiếng Anh là bạn có thể du học tại Na Uy, và học các chương trình chính quy với bằng cấp chuẩn toàn cầu.
Cụ thể hệ thống giáo dục tại Na Uy
Hệ thống giáo dục bậc cao của Na Uy gồm 7 viện đại học đa ngành, 9 viện đại học chuyên ngành, 22 trường đại học chuyên ngành, 2 viện nghệ thuật, cùng một vài cơ sở giáo dục tư thục. Hầu hết các cơ sở giáo dục bậc cao tại Na Uy đều có cả chức năng giảng dạy và nghiên cứu. Đa số các cơ sở giáo dục đại học bậc cao đã được công nhận.
Một năm học ở Na Uy được quy đổi ra tối thiểu là 60 tín chỉ nếu sinh viên học fulltime. Hệ thống tín chỉ này cũng giống ở Việt Nam, sinh viên có thể học “cuốn chiếu” để tốt nghiệp sớm hơn từ 6 tháng đến 1 năm, tùy khả năng học tậ của mình. Thang điểm ở Na Uy là từ A đến F.
Sáu trường Đại học tổng hợp
Bergen University
Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy – NTNU
Tromso University Oslo University
Đại học Stavanger
Đại học Khoa học Đời sống – UMB (ở As).
Sáu Học viện chuyên ngành
Học viện Khoa học Thú y Na Uy
Nhạc viện Na Uy
Học viện Thể dục thể thao Na Uy
Học viện Kinh tế và Quản trị kinh doanh Na Uy
Học viện Tôn giáo Na Uy (MF)
Học viện Kiến trúc và Thiết kế Oslo.
Hai viện nghệ thuật quốc gia nằm ở Oslo và Bergen.
Có 26 trường Cao đẳng đào tạo nhiều chương trình nghề mà các trường Đại học không có. Những chương trình này thường kéo dài 2 đến 4 năm. Nhiều trường Cao đẳng cũng cung cấp các khóa ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ.
4 năm đối với các ngành về nghệ thuật và khoa học xã hội.
3,5 năm đối với các ngành toán và khoa học tự nhiên.
3 năm sau khi du học sinh đã có bằng thạc sĩ (trừ ngành kinh tế học hai năm)
Đào tạo theo hình thức nghiên cứu.
Các văn bằng nhận được sau khi tốt nghiệp
Cand.mag Degree tương đương với bằng cử nhân (Bachelor’s Degree).
Specialized Hứgskolekandidat degrees tương đương với bằng cử nhân danh dự.
Candidatus/Candidata (Cand.) kèm theo sau là tên lĩnh vực mình học.
Bằng cấp được gọi tên bằng Doctor và theo sau là tên lĩnh vực học tập.
Một số chuyên ngành như dược, thú y, tâm lý và tôn giáo, chương trình có thể lên đến 6 năm.
Thêm vào đó còn có những yêu cầu khác phụ thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên chọn học, như yêu cầu kỹ năng, năng khiếu, kinh nghiệm làm việc, thư giới thiệu.
Học sinh tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và đã hoàn thành 1 năm học Đại học hoặc Cao đẳng tại Việt Nam
Có trình độ ngoại ngữ tốt, thông thường là IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL từ 550 trở lên
Có khả năng chi trả học phí cũng như sinh hoạt phí khi du học tại đất nước này
Như đã nói ở trên, sinh viên trúng tuyển vào một chương trình miễn học phí sẽ không phải đóng học phí, nhưng phải tự trang trải chi phí sinh hoạt cho mình. Các khoản phải chi bao gồm các loại phí học tập, tiền chỗ ở, tiền ăn uống, đi lại, giải trí.
Sinh viên du học tự túc phải có sổ tiết kiệm tối thiểu là 100.000 NOK (khoảng 12.000 EUR đến 15.000 USD) cho mỗi năm học tại Na Uy.
Bạn cần có sổ tiết kiệm có số tiền tương đương 13.000 USD để hoàn thành hồ sơ xin visa, bên cạnh các giấy tờ học tập khác. Các giấy tờ cần thiết đã đủ, các bạn cần hẹn lịch phỏng vấn với văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin visa du học Na Uy.
Chi phí sinh hoạt ở Na Uy không thấp, vì vật giá ở đây khá cao. Khuyến nghị của những cựu du học sinh tại Na Uy là bạn cần khoảng 1,200 USD một tháng chi phí sinh hoạt. Nếu biết tự nấu ăn và tận dụng các chương trình ưu đãi dành cho sinh viên thì chi phí sinh hoạt sẽ thấp hơn nhiều.
Phương tiện giao thông công cộng tương đối đắt ở Na Uy, dù là bạn đi bằng phương tiện công cộng. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên mượn hoặc mua một chiếc xe đạp cho riêng mình, đường xá ở Na Uy rất hiện đại và rộng rãi, việc đạp xe đạp thậm chí còn được người dân ở đây ưa thích hơn nhiều so với ô tô riêng.
Nếu phải đi xe bus hay tàu điện ngầm, hãy mua vé một giờ hoặc một ngày, vé này sử dụng để di chuyển trên mọi tuyến xe buýt và xe điện trong vòng một giờ đồng hồ.
Hầu hết người sử dụng lao động ở Na Uy sẽ ưu tiên những bạn trẻ biết tiếng Na Uy cho công việc của mình, tuy nhiên không phải ở đâu cũng vậy. Nếu các bạn năng động và tự tin thì vẫn hoàn toàn có thể tìm được một công việc phù hợp với mình.
Nếu bạn trở thành du học sinh ở Na Uy, đồng nghĩa bạn sẽ được cấp một giấy phép làm việc bán thời gian lên đến 20 giờ/tuần. Mức lương làm thêm ở Na Uy là khoảng 20 EUR/giờ, cao hơn nhiều so với mức lương ở Úc, Mỹ hay Canada. Lương từ việc làm thêm có thể giúp sinh viên trang trải hết chi phí sinh hoạt của mình.
Với những kinh nghiệm du học mà sinh viên có được trong thời gian học tập và làm thêm tại Na Uy, sinh viên hoàn toàn có thể tìm việc tại Na Uy hoặc nhiều quốc gia tại Châu Âu hoặc bất cứ nước nào khác.
Na Uy miễn học phí cho sinh viên nên việc để nhận thêm một suất học bổng nữa là vô cùng hiếm hoi, đặc biệt là học bổng ở chương trình đại học. Cũng rất ít học bổng cho sinh viên Việt Nam ở cấp học Thạc sĩ, Tiến sĩ. Sinh viên du học bậc Tiến sĩ trở lên sẽ được trả lương tháng, và đây cũng coi như một loại học bổng. Mặc dù vậy, nếu bạn có thành tích học tập xuất sắc, đủ để xin được học bổng từ chính phủ hoặc được một doanh nghiệp, tổ chức tài trờ, thì bạn vẫn có thể du học Na Uy với chi phí gần như bằng không.
Nhanh tay liên hệ VinEdu để đăng kí nhận thêm thông tin chi tiết về lộ trình du học Na Uy 2020 bằng cách truy cập tại website chúng tôi hoặc gọi đến hotline 0972 131 212 để được tư vấn tuyển sinh miễn phí. VinEdu hân hạnh giúp bạn chinh phục mọi ước mơ.