Top 14 # Học Tiếng Jrai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

​Từ Điển Điện Tử Phương Ngữ Jrai

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Jrai đã được Nhà nước công nhận, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một bộ từ điển điện tử nào về ngôn ngữ Jrai được xây dựng (trong cả nước hiện nay chưa có bộ từ điển điện tử nào về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số). Trong khi đó nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Việc tra cứu trên bộ từ điển giấy lại rất bất tiện và tốn kém. Việc học tiếng Jrai bằng cách dùng từ điển giấy cũng không hiệu quả bằng từ điển điện tử vì không thể kèm theo âm thanh. Mặt khác quá trình hội nhập và sự phát triển của đất nước đang thổi một sức sống mới đến với đồng bào Jrai nhưng đồng thời các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Jrai cũng đang dần bị mai một trước làn sóng du nhập ồ ạt của các văn hoá thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán bị ảnh hưởng của lối sống hiện đại, các giá trị văn hoá phi vật thể dần bị mất đi mà có thể không bao giờ lấy lại được… Trước thực trạng đó việc xây dựng bộ “Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt” cho phép tra chéo giữa tiếng Jrai-Việt, kèm theo các âm thanh, hình ảnh về phong tục, tập quán và văn hoá Jrai trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết.

Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu về tiếng nói, chữ viết và giới thiệu về bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào Jrai tại Gia Lai, Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề tài khoa học ” Từ điển điện tử phương ngữ Jrai – Việt”.

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu và xây dựng một bộ từ điển điện tử để đáp ứng nhu cầu tra cứu chéo giữa tiếng Jrai sang tiếng Việt và ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Jrai. Trong đó các từ đều được phát âm theo phương ngữ của các vùng, các từ được phân theo từ loại, cung cấp các từ đồng nghĩa và ví dụ minh hoạ, đồng thời từ điển còn cung cấp các hình ảnh và các đoạn phim về phong tục tập quán, văn hoá của đồng bào Jrai trên địa bàn tỉnh.

Từ điển được thiết kế linh hoạt cho phép thêm, xoá, sửa từ ngữ, hình ảnh và cung cấp đồng thời dưới dạng phần mềm chạy trên máy tính đơn và ứng dụng web chạy trên internet giúp mọi người có thể truy cập dễ dàng, thuận tiện trong việc tra cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu, thu thập các từ ngữ Jrai (bao gồm tiếng nói và chữ viết) và tạo lập các đoạn phim về phong tục tập quán, văn hoá của người Jrai đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm từ điển điện tử và cơ sở dữ liệu về ngôn ngữ Jrai.

Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được UBND tỉnh Gia Lai giao cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện. Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu, thu thập các từ ngữ Jrai, hình ảnh và phát âm theo phương ngữ từng vùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (05 vùng phương ngữ chính) để tạo lập bộ từ điển điện tử bằng cách ứng dụng CNTT để số hoá các dữ liệu. Bên cạnh đó đề tài còn thu thập, tạo dựng và cung cấp các đoạn phim về văn hoá Jrai.

-Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

-Phân tích, đánh giá những vấn đề KH&CN còn tồn tại, hạn chế

-Phương pháp nghiên cứu triển khai thực nghiệm

-Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật áp dụng

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài được chia làm những nội dung chính sau:

Nội dung 1:Ngôn ngữ và phương ngữ Jrai Nội dung 4: Nội dung 5: Nội dung 6:Xây dựng phần mềm từ điển điện tử Xây dựng các đoạn phim về phong tục tập quán và văn hoá Jrai Đọc và phát âm các từ Jrai

Nội dung 3: Tạo lập cơ sở dữ liệu từ ngữ Jrai

-Bộ từ ngữ Jrai – Việt.

-Phát âm các từ.

-Các đoạn phim.

-Phần mềm từ điển trên máy tính đơn.

-Ứng dụng web trên internet.

Sau thời gian gần 2 năm nghiên cứu, triển khai thực hiện, đến nay đề tài khoa học Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt đã hoàn tất nhiều nội dung quan trọng như thu thập, biên dịch, đọc và phát âm hơn 8.000 từ bao gồm cả phương ngữ và hơn 100 hình ảnh, 25 đoạn phim với thời lượng hơn 50 phút về văn hoá Jrai. Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, Đề tài đã xây dựng phần mềm từ điển chạy trên máy đơn và ứng dụng web chạy trên internet (tại địa chỉ http://tudienjrai.vn). Bộ Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt gồm 03 từ điển chính là Jrai-Việt, Việt-Jrai và Từ điển hình ảnh được cấu thành từ các thành phần như bộ từ vựng gồm tập hợp của những từ Jrai và Việt. Các từ này được phân theo từ loại gồm những từ có cùng tính chất ngữ pháp, kèm theo đó là các phương ngữ, các từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các ví dụ mẫu minh hoạ cho từ tra cứu và các hình ảnh, đoạn phim về văn hoá của đồng bào Jrai. Ngoài chức năng cơ bản là tra cứu các dữ liệu có sẵn, từ điển được thiết kế linh động để có thể cập nhật, xoá, sửa từ ngữ nhằm giúp cho người dùng cài đặt trên máy tính cá nhân có thể chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu sử dụng.

Bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, đề tài khoa học Từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt đã tạo ra một kho cơ sở dữ liệu số đầu tiên về ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hoá truyền thống của đồng bào Jrai tại Gia Lai và là một biện pháp hữu hiệu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng địa phương.

* Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Đề tài từ điển điện tử phương ngữ Jrai-Việt sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu số đầu tiên về ngôn ngữ Jrai, đồng thời là công cụ phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu, tra cứu, góp phần thay đổi phương pháp học tập bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng các hệ thống thông tin điện tử.

* Hiệu quả về kinh tế xã hội:

-Từ điển sẽ là công cụ quan trọng phục vụ việc học tập tra cứu một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.

-Từ điển không chỉ đơn thuần là một công cụ để tra cứu mà còn là phương tiện để các dân tộc khác tìm hiểu về văn hoá, chữ viết, tiếng nói, phong tục tập quán. Qua đó tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày được bền chặt hơn, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương.

-Góp phần làm rõ các dị bản tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm tạo nên sự thống nhất trong ngôn ngữ của người Jrai (tiếng Jrai trên địa bàn tỉnh có đến 5 vùng phương ngữ).

Sở KH-CN

Nội Dung Học Phần Phương Pháp Dạy Học Tiếng Jrai Trong Chương Trình Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Jrai

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Jrai trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai được quy định tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Jrai trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai bao gồm:

– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất.

+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Jrai, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai;

+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Jrai theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Jrai theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;

+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Jrai;

+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).

– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai

+ Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Jrai phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

2 Giai Đoạn Học Tiếng Jrai Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông

GD&TĐ – Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Jrai vừa được Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến góp ý.

Theo dự thảo, môn Tiếng Jrai là môn học tự chọn thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ được triển khai dạy học cho học sinh từ bậc A đến bậc B. Ở bậc A (trình độ A1, A2) tương ứng với giai đoạn giáo dục cơ bản, bậc B (trình độ B) tương ứng với giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.

Nội dung chính của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Jrai, thiết yếu về tiếng Jrai các nét văn hoá của dân tộc Jrai đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng trình độ; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (bậc A) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (bậc B).

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản (bậc A): Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức được tích hợp trong quá trình dạy học nghe, nói, đọc, viết. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi bậc/trình độ. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Jrai để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống nhằm bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa dân tộc.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (bậc B): Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của trình độ bậc A (trình độ A1, A2), giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ; trang bị một s

Thời lượng thực hiện chương trình ở các trình độ (theo số tiết học): Trình độ A1 (350 tiết); trình độ A2 (420 tiết); trình độ B (315 tiết). Tiểu học học 2tiết/tuần; THCS, THPT học 3 tiết/tuần theo quy định thông tư 32/TT-BGDĐT về CT GDPT mới.

Chương trình môn tiếng Jrai là chương trình khung, được thực hiện thống nhất trong các trường học trên toàn quốc có dạy học tiếng Jrai cho học sinh như là học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Căn cứ vào chương trình khung này, có thể sẽ có nhiều nhóm tác giả biên soạn những bộ sách giáo khoa tiếng Jrai khác nhau. Điều này thể hiện chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa mà vẫn đảm bảo được sự thống nhất về chương trình giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Mỗi nhóm tác giả sách giáo khoa, tùy vào quan điểm của mình, có quyền chọn thiết kế các bộ sách có cấu trúc khác nhau, chẳng hạn:

Có thể bộ sách gồm nhiều cuốn, mỗi cuốn học trong một năm học; có thể bộ sách gồm số lượng cuốn nhất định cho mỗi trình độ (ví dụ trình độ A1 gồm cuốn 1, cuốn 2, cuốn 3; trình độ A2 gồm cuốn 4, cuốn 5, cuốn 6; trình độ B gồm cuốn 7, cuốn 8).

Dù thiết kế cấu trúc của bộ sách theo cách nào thì các tác giả sách vẫn phải đảm bảo sách giáo khoa bao gồm đủ những nội dung học tập và định hướng về phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá đã nêu trong chương trình này.

Dự thảo cũng nêu rõ: Để đạt được mục tiêu của chương trình, cần đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau:

Dạy học tiếng Jrai cần dựa trên nguyện vọng, nhu cầu được học tiếng Jrai của người Jrai (theo Nghị định số 82/2010/NĐCP về Qui định việc dạy và học tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên).

Bộ GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫnSở GD&ĐT các tỉnh một cách cụ thể về việc học sinh học tự chọn môn tiếng Jrai.

Hệ thống ngữ âm và chữ viết của chương trình tiếng Jrai cần thực hiện theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của UBND tỉnh Gia Lai về việc công bố bộ chữ cái và hệ thống âm, vần tiếng Jrai.

Giáo viên dạy tiếng Jrai đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng Jrai tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng Jrai theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Có chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên tham gia công tác giảng dạy môn tiếng Jrai.

Bồi Dưỡng Tiếng Jrai, Bahnar Cho Công Chức, Viên Chức: Hiệu Quả, Thiết Thực

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, ngày 13-3-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar đối với cán bộ, công chức, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị và đạt những kết quả quan trọng.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU, các cấp ủy, chính quyền đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức, từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, góp phần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Jrai và Bahnar, xây dựng khối đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lễ khai giảng lớp học tiếng Jrai cho cán bộ, công chức xã, phường TP. Pleiku. Ảnh: T.N

Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã mở 243 lớp đào tạo tiếng Jrai, Bahnar với 9.181 lược học viên. Trong đó, có cả các lớp hợp đồng đào tạo ngoài ngân sách của tỉnh, giữa Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh với các đơn vị quân đội, Công an và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của cấp mình và cơ sở. Từ năm 2016 đến năm 2019, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cho 1.389 học viên tự túc học phí. Điển hình, thị xã An Khê mở 5 lớp bồi dưỡng tiếng Bahnar cho cán bộ, công chức, viên chức toàn thị xã; huyện Đức Cơ mở 11 lớp bồi dưỡng tiếng Jrai cho 559 lượt cán bộ, công chức trên địa bàn huyện; huyện Kông Chro mở 14 lớp bồi dưỡng tiếng Bahnar với 705 cán bộ, viên chức tham gia học tập.

Cùng với đó, đội ngũ giáo viên tiếng Jrai, Bahnar đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Toàn tỉnh hiện có 227 giáo viên (tăng 208 giáo viên so với năm 2014), trong đó có 189 giáo viên giảng dạy tiếng Jrai (tăng 176 giáo viên so với năm 2014) và 38 giáo viên dạy tiếng Bahnar (tăng 32 giáo viên so với năm 2014). Hầu hết giáo viên dạy tiếng Jrai, Bahnar đều có kỹ năng sư phạm, có ý thức trách nhiệm trong công tác giảng dạy và được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp chứng chỉ. Công tác giảng dạy, học tập, kiểm tra, giám sát và cấp chứng chỉ được thực hiện theo đúng quy định. Những học viên nghỉ học quá 20% tổng số tiết học của chương trình hoặc không đạt điểm trung bình trong các kỳ kiểm tra định kỳ không được phép dự thi cuối khóa. Kết thúc khóa học, đơn vị mở lớp thành lập hội đồng kiểm tra cuối khóa đối với 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết của học viên để tổng hợp kết quả, xét đề nghị cấp chứng nhận theo quy định.

Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar cũng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Các cơ quan, đơn vị luôn quan tâm cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng tiếng Jrai, Bahnar, nhất là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở và cán bộ, công chức tăng cường cơ sở; ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho người được cử đi học như: hỗ trợ một phần kinh phí đi lại, hỗ trợ tiền tài liệu; bố trí nơi ăn, nghỉ phù hợp cho cán bộ, công chức có nhu cầu nội trú… Các ngành đã phối hợp chặt chẽ trong việc huy động các chuyên gia để biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu, giáo trình giảng dạy tiếng Jrai, Bahnar phù hợp với thực tiễn địa phương. Năm 2014, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ đã biên soạn, chỉnh sửa bộ giáo trình tiếng Jrai, Bahnar và đưa vào giảng dạy.

Theo ghi nhận thực tế, nhiều học viên sau khi kết thúc khóa học đã sử dụng kiến thức cơ bản trong giao tiếp, giúp hiểu biết hơn về phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; giao tiếp được với đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.