Top 12 # Học Tiếng Êđê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Học Đếm Số Bằng Tiếng Êđê, Hriăm Yap Mrô Hŏng Klei Êđê

HỌC ĐẾM SỐ BẰNG TIẾNG ÊĐÊ, HRIĂM YAP MRÔ HŎNG KLEI ÊĐÊ

Klei Êđê Tiếng Việt Tiếng Anh Mô tả

Sa (sa) Một One 1

Dua (zua) Hai Two 2

Tlâo (tơ-lâu) Ba Three 3

Pă (pá) Bốn Four 4

Êma (Ê-ma) Năm Five 5

Năm (năm) Sáu Six 6

Kjuh (cơ-zú-h) Bảy Seven 7

Sapăn (sa-păn) Tám Eight 8

Duapăn (zua-păn) Chín Nine 9

Pluh (pơ-lú-h) Mười Ten 10

Pluh sa (pơ-lú-h sa) Mười một Eleven 11

Pluh dua (pơ-lú-h zua) Mười hai Twelve 12

Dua pluh (zua pơ-lú-h) Hai mươi Twenty 20

Tlâo pluh (tơ-lâu pơ-lú-h) Ba mươi Thirty 30

Sa êtuh (Sa Ê-tú-h) Một trăm One hundred 100

Sa êbâo (Sa Ê-bơ-âu) Một nghìn A thousand 1000

Sa êtuh êbâo (Sa ê-tú-h ê-bơ-âu) Một trăm nghìn One hundered thousand 100.000

Sa Klăk (sa cơ-lắc) Một triệu One million 1.000.000

Sa Klai (sa cơ-lai) Một tỷ A billion 1.000.000.000

Từ Điển Êđê – Tiếng Việt

Ngày 24/11/2018 vừa qua, tại hội trường lớn nhà trường đã tổ chức hội thi nghiên cứu KHKT cụm 4. Đề tài Từ Điển Êđê – Tiếng Việt của em Lều Huy Đức lớp 10A02, dưới sự hướng dẫn tận tình của Ths. Mai Công Thành đã đạt giải nhất của hội thi.

Hiện nay việc học tiếng nói, chữ viết của người Êđê là nhu cầu bức thiết cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tại vùng đồng bào dân tộc Êđê và cả người Êđê, phục vụ cho việc trao đổi thông tin, giảng dạy, học tập, nghiên cứu và bảo tồn chữ viết Êđê. Việc tra cứu chữ viết Êđê được thực hiện bằng hình thức tra cứu từ điển Êđê – Việt và từ điển Việt – Êđê dưới dạng bản in. Chưa có công cụ tra cứu nào được công bố rộng rãi, sử dụng dưới dạng phần mềm trực tuyến và tra cứu dễ dàng bằng từ khóa tìm kiếm sử dụng bảng mã Unicode. Vì vậy việc xây dựng phần mềm tra cứu trực tuyến từ chữ Êđê sang chữ Việt và ngược lại, sử dụng từ khóa tìm kiếm bằng bảng mã Unicode là yêu cầu cần thiết phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu và bảo tồn chữ viết Êđê trong giai đoạn hiện nay.

Dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật: Từ điển Êđê – Việt trực tuyến đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra nêu trên:

– Tra cứu dễ dàng chữ Êđê sang chữ Việt và ngược lại.

– Sử dụng từ khóa tìm kiếm sử dụng bảng mã Unicode.

– Chương trình chạy trên nền tảng internet cho cả máy tính, điện thoại thông minh dễ dàng tra cứu mọi lúc, mọi nơi.

– Giao diện đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng

– Tra cứu từ chữ Êđê sang chữ Việt .

– Tra cứu từ chữ Việt sang chữ Êđê .

– Sử dụng từ khóa tìm kiếm bằng bảng mã Unicode.

– Chạy trực tuyến trên internet với tên miền: http://edeviet.edu.vn tại địa chỉ Ip: 209.97.162.177.

Dự án có những ý nghĩa sau:

– Tạo ra kênh thông tin phục vụ việc tìm hiểu, tra cứu, học tập chữ viết Êđê, chữ Việt trên môi trường internet, trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

– Góp phần bảo tồn chữ viết của người Êđê.

– Tra cứu dễ dàng bằng bảng mã Unicode có dấu hoặc không dấu, không phụ thuộc vào các phần mềm gõ chữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại hội thi, dự án đã được ban giám khảo đánh giá cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm cần phải khắc phục để hổ trợ người dùng được tốt hơn. Hi vọng rằng trong thời gian tới dự án sẽ được hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao trong hội thi KHKT cấp tỉnh cũng như ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.

Học Tiếng Êđê Để “4 Cùng” Với Đồng Bào

Dù quỹ thời gian hạn hẹp vì chỉ diễn ra trong khoảng một tháng, nhưng với tinh thần cầu thị, tự giác và kiên trì, đến nay, các học viên cơ bản đã tự tin đọc, nói, viết để thực hiện “4 cùng” với đồng bào.

Thượng tá Trần Minh Trọng cùng các giảng viên, học viên trao đổi về học tiếng Êđê

Luôn luôn kết hợp giữa học đi đôi với hành, cuối mỗi năm học, lớp đều tổ chức thực tế về các buôn làng có đa phần đồng bào Êđê sinh sống để bộ đội trải nghiệm và thực hành giao tiếp. Bổ sung cho nội dung học tập thêm phong phú, năm học 2020 này, học viên được cán bộ, chiến sĩ Đội tuyên truyền văn hóa cơ sở hướng dẫn học các làn điệu dân ca Êđê. Nếu ban ngày trau dồi lý thuyết, thì tối đến cả lớp lại cùng họp mặt tập hát, học cách nhấn nhá câu từ, ngân nga theo từng điệu nhạc. Tuy thời gian eo hẹp, nhưng nhờ ca từ, nhịp điệu các bài hát dễ đi sâu vào lòng người, nên các chiến sĩ cũng đã kịp thuộc hai “bài tủ” là “Chim Ktia” và “Chi ri ria”. Tại lễ bế mạc khóa học mới đây, đội văn nghệ của lớp lên sân khấu biểu diễn, tuy còn đôi chút vụng về, nhưng đã nhận được sự khích lệ, tán dương từ đại biểu.

Gắn bó với lớp học, Trung úy QNCN Nguyễn Trung Hải (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư M’gar) được truyền đạt cũng như trải nghiệm nhiều điều quý giá trong cuộc sống. Từng chỉ bập bẹ được vài từ khi xuống công tác tại cơ sở, thì nay, anh đã thành thạo, tự tin trước đồng bào mỗi lần trò chuyện. Anh cho hay, bản thân tiến bộ nhanh chóng là nhờ phương pháp dạy cuốn hút của giảng viên, cũng như các lần được thực tế tại buôn làng. Được gần dân, thấy đời sống bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng họ vẫn nhất quyết gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống như các loại nhạc cụ dân tộc, chiêng, ché, ghế kpan… khiến anh thêm ngưỡng mộ, yêu mến và đam mê hơn với việc học tập của mình.

Xác định việc học đóng vai trò quan trọng cho những lần công tác cơ sở, Trung tá Phan Tất Đại (Ban Chỉ huy Quân sự M’Đrắk) luôn nghiêm túc, chịu khó trau dồi kiến thức mỗi ngày. Theo anh, học tiếng Êđê thật tốt là một trong những điều kiện tiên quyết, giúp rút ngắn khoảng cách giao tiếp giữa bộ đội với đồng bào. “Một khi mình nói đồng bào hiểu, đồng bào nói mình lắng nghe, thì công tác dân vận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Sự tiếp xúc gần gũi, thân thiện sẽ tạo tình cảm tốt đẹp, giúp bà con thêm vững tin để thực hiện hiệu quả mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước” – anh chia sẻ.

“Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận, từ năm 2003 đến nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thường xuyên mở các lớp học tiếng Êđê, qua đó bồi dưỡng cho hơn 800 cán bộ, nhân viên trong lực lượng vũ trang tỉnh” – Thượng tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết.

Sau ba năm học tập, gần 60 học viên lớp học, từ chỗ không biết, hoặc chỉ bập bẹ biết tiếng dân tộc, đến nay, học viên cơ bản đã nắm được hệ thống chữ cái, biết đọc, viết, nói và hiểu hơn về văn hóa, truyền thống đồng bào Êđê. Kết quả cuối khóa học có 100% học viên đạt yêu cầu; tỷ lệ học viên đạt khá, giỏi chiếm 34,53%. Tiêu biểu trong học tập, rèn luyện phải kể đến Trung tá Phan Tất Đại, Trợ lý Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện M’Đrắk; Thiếu tá Y Tổng Êban, Trợ lý Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lắk; Đại úy Nguyễn Chí Thanh, Trợ lý Chính trị, Phòng Tham mưu; Đại úy Huỳnh Ngọc Sơn, Trợ lý Chính trị, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Súp… Quả ngọt này cũng là bước khởi điểm quan trọng để bộ đội thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thượng tá Trần Minh Trọng, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 105/CT-BQP về tăng cường học tập ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số trong toàn quân,thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp mở các lớp học tiếng Êđê nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với kiến thức cơ bản được truyền dạy, hy vọng học viên sẽ không ngừng nghiên cứu, tự học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp. Việc bộ đội áp dụng tốt vào quá trình công tác cơ sở, tiếp xúc gần gũi với đồng bào không chỉ thêm gắn kết tình quân – dân, mà còn góp phần tuyên truyền giúp đồng bào các dân tộc hiểu rõ hơn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước./.

Nỗ Lực Bảo Tồn Và Phát Huy Ngôn Ngữ Êđê (Kỳ 1)

Ngày nay, với xu hướng hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ khiến ngôn ngữ của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có dân tộc Êđê đang đứng trước nguy cơ mai một. Mặc dù các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Êđê, song hiệu quả chưa được như mong đợi. Kỳ 1: Tăng cường dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh Êđê

Đắk Lắk là một trong số 30 tỉnh, thành phố trong cả nước đã sớm triển khai việc dạy chữ viết, tiếng nói Êđê trong trường học phổ thông, đồng thời biên soạn nhiều đầu sách tiếng Êđê phục vụ việc dạy và học. Song, sau nhiều năm triển khai, việc dạy và học tiếng mẹ đẻ cho học sinh Êđê còn những khó khăn nhất định.

Hào hứng với tiếng mẹ đẻ

Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh (phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột) là một trong những đơn vị thực hiện tốt việc dạy học tiếng Êđê cho học sinh. Ở đây, học sinh Êđê từ lớp 3 được dạy đọc, viết bằng tiếng mẹ đẻ, giúp các em học tốt các môn học văn hóa. Đến cuối cấp I, học sinh đọc, viết được bằng cả hai thứ tiếng Êđê và tiếng Việt. Mới đây được tham dự một tiết học tiếng Êđê của học sinh lớp 4, chúng tôi cảm thấy các em rất hào hứng với việc học tiếng mẹ đẻ khi có rất nhiều em xung phong phát biểu ý kiến khi cô giáo yêu cầu lấy ví dụ bằng tiếng mẹ đẻ… Em Y Kôn H’đơk, học sinh lớp 4B chia sẻ: “Ở nhà bố, mẹ em thường nói chuyện bằng tiếng Êđê nhưng lại không biết viết chữ. Sau hai năm học ở trường, giờ đây em đã biết viết, thông thạo ngữ pháp, đọc được nhiều sách bằng tiếng Êđê và vận dụng ngôn ngữ Êđê vào các môn học khác rất hiệu quả. Hai năm học vừa qua, em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến”.

Cô H’Jem hướng dẫn học sinh trong giờ học tiếng Êđê.

Cô H’Jem Kpơr, giáo viên kiêm nhiệm tiếng Êđê của Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh cho biết, hầu hết các em học sinh Êđê trong trường đều biết nói tiếng mẹ đẻ nhưng không biết viết. Sau 2-3 năm học tiếng Êđê ở trường, các em phát âm chuẩn hơn, nắm vững ngữ pháp, viết được bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. “Hiểu được tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học sinh dân tộc Êđê tiếp thu các môn học khác tốt hơn mà còn giúp các em tự tin, thêm yêu văn hóa của dân tộc mình”, cô H’Jem vui mừng nói.

Dạy – học tiếng Êđê vẫn còn nhiều khó khăn

Tỉnh Đắk Lắk triển khai dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Êđê cho học sinh từ khối lớp 3 đến lớp 5 tại một số trường tiểu học bắt đầu từ năm 1981 và cho học sinh từ khối lớp 6 đến lớp 8 trong chương trình thực nghiệm tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của các huyện, thị xã, thành phố những năm gần đây. Đến năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 120 trường tổ chức dạy tiếng Êđê, trong đó có 106 trường tiểu học, 14 trường Phổ thông dân tộc nội trú, với 673 lớp cho 13.533 học sinh, 172 giáo viên. Tuy nhiên, do thiếu giáo viên nên việc dạy tiếng Êđê chỉ thực hiện được ở một số điểm trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và giáo viên.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, trước đây 53 DTTS trên cả nước đều có tiếng nói riêng của dân tộc mình, nhưng đến nay, chỉ có hơn 30 dân tộc còn giữ được tiếng nói riêng và 14 dân tộc có chữ viết riêng. Một số dân tộc như Ơ Đu, Chứt, Lô Lô, Lự… đã gần như mất tiếng nói riêng.

Hằng năm, các địa phương trong tỉnh cũng tổ chức dạy tiếng, chữ viết dân tộc Êđê cho đội ngũ cán bộ làm phong trào, phát động quần chúng ở thôn, buôn. Tỉnh cũng thành lập Ban Nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (thuộc Sở GD-ĐT) để phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương sưu tầm, biên soạn, xuất bản tài liệu phục vụ việc dạy và học tiếng Êđê như: Từ điển Việt – Êđê, Êđê – Việt; trung bình mỗi năm xuất bản 5 đầu sách về truyện cổ, lời nói vần, luật tục, nghi lễ, lễ hội, sử thi Êđê…

Học sinh trong giờ học tiếng Êđê.

Bà Lê Thị Ngọc Thơm, Phó trưởng Ban Nghiên cứu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số cho biết, những năm qua, Ban đã biên soạn nhiều đầu sách tiếng Êđê như bộ sách ngữ pháp, sách bổ trợ (vở bài tập, vở tập viết, truyện đọc),… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Êđê trong trường học. Hầu hết các trường học phân phối các tiết học môn tiếng Êđê xen kẽ vào chương trình chính khóa đúng quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy quy mô trường, lớp và chất lượng dạy tiếng Êđê đang dần ổn định, nhưng trên thực tế việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh người Êđê vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể là tài lực và vật lực phục vụ công tác dạy học tiếng Êđê còn thiếu thốn; lớp trẻ người Êđê không quan tâm mấy đối với tiếng nói dân tộc mình; đời sống của không ít bà con Êđê còn khó khăn nên xao nhãng chuyện cho con em học ngôn ngữ dân tộc mình…

Trước thực trạng này, các ban, ngành hữu quan trong tỉnh cần phối hợp với ngành Giáo dục tỉnh sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của đồng bào Êđê. Trong đó, cần tập trung khảo sát đội ngũ giáo viên tiếng Êđê, qua đó có kế hoạch tập huấn, đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy; cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học; thường xuyên kiểm tra, giám sát để việc giảng dạy tiếng Êđê trong các trường phổ thông được thực hiện ngày một tốt hơn.

Lê Thành