--- Bài mới hơn ---
Top 15 Bài Hát Tiếng Anh Giáng Sinh Hay Nhất
Bài Hát Tiếng Anh Hay: Just Give Me A Reason
Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Home – Thái Từ Khôn
Listening : Bài Hát I Have A Dream Của Abba – Speak English
Học Tiếng Anh Qua Lời Bài Hát I Have A Dream Của Nhóm Nhạc Westlife
10 bài hát Giáng Sinh nổi tiếng giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả
Jingle Bells
Jingle Bells (tựa Việt: Chuông ngân vang) là một trong những bài hát Giáng Sinh nổi tiếng và được yêu thích nhất thế giới. Thật bất ngờ, Jingle Bells thật ra được viết dành riêng cho… Lễ Tạ ơn! Bài hát do James Lord Pierpont sáng tác và được đăng ký tác quyền vào ngày 16 tháng 9 năm 1857 với tựa đề One Horse Open Sleigh (tạm dịch Chiếc xe trượt ngựa kéo). Jingle Bells cũng chính là bài hát đầu tiên từng được phát ngoài vũ trụ Jingle Bells was also the first song ever played in outer space.
We Wish You a Merry Christmas
We Wish You a Merry Christmas (Chúc Giáng Sinh an lành) có nguồn gốc từ miền Tây nước Anh vào khoảng thế kỷ 16 và là bài hát nổi tiếng đi cùng năm tháng, được phát trên khắp thế giới vào dịp Giáng Sinh đến tận bây giờ. Nguồn gốc của bài hát dựa trên truyền thống ăn mừng Giáng Sinh của người dân nơi đây, họ sẽ đi dọc các con phố từ nhà này sang nhà khác và hát những bài hát mừng Giáng Sinh.
Silent Night
Bài hát Giáng Sinh nổi tiếng thế giới – “Silent Night” (tựa Việt: Đêm thánh vô cùng)– có nguồn gốc từ Áo. Bài hát được trình diễn lần đầu tiên vào đêm Giáng Sinh năm 1818 tại Nhà thờ Thánh Nikola làng Oberndorf. Tương truyền, vì cây organ của nhà thờ bị chuột phá hỏng ngay trước lễ Giáng Sinh, chỉ trong vài giờ sau đó, linh mục Josef Mohr và bạn của ông – nghệ sĩ organ Franz Gruber đã sáng tác một ca khúc được phối riêng cho guitar kết hợp với hai giọng ca. Giai điệu tuyệt đẹp của Silent Night hiện được phát trên khắp thế giới bằng hơn 300 ngôn ngữ khác nhau.
Silent Night còn mang một huyền thoại đẹp đẽ khác: Vào tháng 12 năm 1914, khi Thế chiến thứ nhất đang bước vào thời kỳ căng thẳng, thế nhưng, dọc theo mặt trận phía Tây, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Trong tuần lễ trước Giáng Sinh, những người lính Anh, Pháp và Đức hiện đang ở hai chiến tuyến, đã hạ vũ khí, vượt qua chiến hào, cùng nhau chơi trò chơi và trao đổi quà tựa như một buổi lễ chúc mừng Giáng Sinh thông thường. Họ cùng hát các bài ca mừng Giáng Sinh, một trong số đó có Silent Night. Bài hát vào thời điểm bấy giờ đã trở nên quen thuộc với hầu hết người lính, ngay cả khi nó được hát bằng các thứ tiếng khác nhau. Đây là một câu chuyện truyền cảm hứng cha mẹ có thể kể cho con nghe vào dịp Giáng Sinh, để con cảm nhận được sự ấm áp và diệu kỳ của “đêm thánh vô cùng”. Silent Night: By December 1914, World War I was raging — but along the Western Front, a miraculous thing happened: in the week leading up to Christmas, British, French, and German soldiers laid down their arms, crossed into each other’s trenches, played games and exchanged gifts. They also sang songs — one of which was reportedly Silent Night, which, by that time, would have been familiar to most of the soldiers, even if it was sung in different languages. Parents can tell your child this inspiring story to let them feel the warmth and wonder of Christmas.
Auld Lang Syne
Auld Lang Syne là một bài hát dân gian của Scotland ra đời vào những năm 1600 hoặc sớm hơn. Vào khoảng năm 1788, nhà thơ người Scotland – Robert Burns đã viết lại bài hát theo cảm nhận của ông, đây cũng là phiên bản phổ biến đến tận ngày nay (phiên bản này có nhiều từ Scotland vui nhộn, ví dụ, “fiere” có nghĩa là bạn). Bài hát trở nên phổ biến ở Scotland đến nỗi những người nhập cư gốc Scotland đã hát Auld Lang Syne tại bất kỳ nơi đâu họ đặt chân đến, điều này đã giúp lan truyền bài hát ra toàn thế giới. Nhiều người quen gọi bài hát này là Old long since (tạm dịch: Những ngày xưa cũ), bởi vì không chỉ có phát âm tương đồng với cụm Auld Lang Syne, đây còn là ý nghĩa của tên bài hát. Người ta hát Auld Lang Syne trong đêm giao thừa trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước nói tiếng Anh. Thậm chí, Auld Lang Syne còn là bài hát được hát vào nhiều dịp trong năm (ví dụ như lễ tốt nghiệp), nhưng phổ biến nhất vẫn là vào dịp Giáng Sinh.
Deck the halls
Deck the Halls (tạm dịch: Trang hoàng sảnh đường) là bài hát có nguồn gốc từ xứ Wales vào khoảng thế kỷ 16. Điệp khúc fa-la-la ban đầu được chơi trên đàn hạc (harp). Vào thế kỷ 18, giai điệu này đã phổ biến khắp châu Âu. Ngay cả Mozart cũng sử dụng nó trong các sáng tác bằng piano và violin của ông và được đặt tên là Xô-nát (Sonata) số 18. Lời bài hát tiếng Anh phổ biến ngày nay có nguồn gốc từ Mỹ. Ngày phát hành lần đầu tiên của Deck the Halls (tạm dịch: Trang hoàng sảnh đường) là năm 1881, và hiện tại chúng ta vẫn chưa biết tác giả của ca khúc vui nhộn này là ai.
“Rudolph the Red-Nosed Reindeer” (Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph)
Ai có thể nhớ được tên tất cả chú tuần lộc của ông già Noel? Hẳn là ít ai có thể làm được điều này. Trong số những cái tên đó, mọi người hẳn sẽ đều biết đến Rudolph. “Rudolph the Red-Nosed Reindeer” (Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph) là một chú tuần lộc hư cấu được sáng tạo bởi Robert Lewis May. Rudolph thường được miêu tả là chú tuần lộc thứ chín và nhỏ tuổi nhất trong đàn tuần lộc của ông già Noel. Rudolph sử dụng chiếc mũi đỏ phát sáng của mình để dẫn đầu đội tuần lộc và dẫn đường cho cỗ xe trượt tuyết của ông già Noel trong đêm Giáng Sinh. Ban đầu, chú tuần lộc Rudolph bị chế giễu vì chiếc mũi đỏ của mình, Rudolph đã vượt qua mặc cảm và dùng chiếc mũi phát sáng của mình để chiếu sáng đường đi cho đoàn xe trong tiết trời mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ là một ca khúc vui vẻ và dễ hát, Rudolph the Red-Nosed Reindeer còn mang đến bài học ý nghĩa về việc đón nhận những khác biệt trong ngoại hình của mọi người, bởi vì không ai phải chịu cảm giác bị bỏ rơi hoặc bị trêu chọc chỉ vì chút khác biệt so với những người khác.
Frosty the Snowman
Được truyền cảm hứng từ thành công vang dội của đĩa đơn “Rudolph the Red-Nosed Reindeer” (Chú tuần lộc mũi đỏ Rudolph) do Gene Autry thu âm, Jack Rollins và Steve Nelson đã viết ca khúc “Frosty the Snowman” (tạm dịch: Chú người tuyết Frosty) vào năm 1950. Frosty the Snowman . Mặc dù là ca khúc Giáng Sinh thịnh hành nhất, thế nhưng Frosty the Snowman lại chẳng có từ Giáng Sinh (Christmas) nào trong lời bài hát cả. Frosty trở thành biểu tượng lễ hội diệu kỳ, câu chuyện về Frosty xuất hiện từ sách đến phim ảnh và trong các bản thu khác.
Let it snow
Santa Claus is comin’ to town
Santa Claus is comin’ to town (tạm dịch: Ông già Noel đã đến) là bài hát Giáng Sinh được viết bởi J. Fred Coots và Haven Gillespie. Bài hát lần đầu được phát trên chương trình radio của Eddie Cantor vào tháng 11 năm 1934. Bài hát lập tức trở thành “hit” với 100,000 bản được bán ra vào ngày hôm sau và hơn 400,000 bản được bán ra vào Giáng Sinh. Bài hát thường được dùng để “nhắc nhở” trẻ em rằng Ông già Noel luôn biết được đứa trẻ nào ngoan và chưa ngoan, vì vậy hãy luôn là một đứa trẻ ngoan.
Little Drummer Boy
“The Little Drummer Boy” (tạm dịch: Chú bé đánh trống) ban đầu có tên “Carol of the Drum” – Tiếng trống mừng Giáng Sinh, là bài hát Giáng Sinh nổi tiếng được viết năm 1941 bởi giảng viên, nhà soạn nhạc cổ điển người Mỹ Katherine Kennicott Davis. Bài hát được thu âm lần đầu vào năm 1951 bởi Trapp Family Singers, và trở nên phổ biến từ bản thu âm năm 1958 của Harry Simeone Chorale. Trong nhiều năm tiếp theo, bản thu âm của Simeone được phát hành lại và gặt hái nhiều thành công. Bài hát là kể về một cậu bé chưa có món quà nào dành tặng Chúa hài đồng Jesus mới ra đời, cậu bé bèn chơi trống thay cho món quà tặng Jesus: “Con đã chơi hết mình, vì Ngài!”, cậu bé nói và món quà này đã làm Mẹ Mary hài lòng, “Chúa Jesus đã mỉm cười với con.”
--- Bài cũ hơn ---
🥇 Học Tiếng Anh Qua Bài Hát: Top 100 Hay Nhất
Lời Dịch Bài Hát Flashlight
Listening : Bài Hát Let It Go Trong Phim Frozen – Speak English
Lời Bài Hát Em Gái Mưa Theo 4 Phiên Bản Tiếng Việt, Nhật, Trung, Anh
Lời Bài Hát Đừng Hỏi Em (Mỹ Tâm)