Câu chuyện thành công Bí quyết để nói giỏi tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Chìa khóa để nghe giỏi là hãy nghe thật nhiều, để nói giỏi là hãy nói thật nhiều, và không ngừng bổ sung thêm vốn từ mới cho bản thân.
Chào các bạn, mình tên Trần Hào Nam, 24 tuổi, gia đình mình sống ở ngoại ô thành phố Đà Lạt, hiện tại Nam đang công tác tại chúng tôi
Tiếng Anh của Nam cách đây 2 năm phải nói là tệ.. mình có kể cho mấy bạn đồng nghiệp trong công ty nghe về câu chuyện học tiếng Anh của bản thân mà cũng không ai tin, có lẻ là vì họ nghĩ rằng Nam đang phụ trách bộ phận khách hàng doanh nghiệp nước ngoài trong công ty, tiếng Anh toàn ‘đi mây về gió’.
Nói vui vậy, bạn nào sống ở về quê như mình thì sẽ rõ, môn tiếng Anh từ các lớp trung học tới phổ thông đều rất ít bạn nào chú trọng, đa phần là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử, Văn. Ở đó, thầy cô giáo dạy môn này kén lắm, mà có thì cũng chủ yếu dạy tiếng Anh trên lớp với ngữ pháp, từ vựng là chính chứ không có tiếng Anh giao tiếp. Vì vậy mà tới khi vào học ĐH rồi mình vẫn phát âm sai các chữ tiếng Anh sơ cấp.. Lúc này chẳng ai dạy bạn lại cách phát âm, cách phiên âm nữa. Không chỉ mình Nam mà cả đám bạn cùng thời đều có chung suy nghĩ là dẹp bỏ cái môn Anh Văn này qua 1 bên, khi nào học ĐH rồi hãy tính tiếp.
Cái suy nghĩ vào ĐH sẽ có thầy cô TỐT HƠN, môi trường TỐT HƠN, phương pháp TỐT HƠN,.. đến khi năm 3 Đại học rồi thì Nam phát hiện ra 1 sự thật là: không có cái gì TỐT HƠN cả, mà chỉ có DỐT HƠN thôi! Thầy cô trong trường Đại học không tận tình chỉ dạy như thầy cô hồi còn trung học, hay phổ thông. Không có chuyện thầy cô xem bài, chỉ bài, giải bài, kèm cặp từng li từng tí,.. thậm chí còn thất vọng hơn đó là kỹ năng Anh Ngữ của Thầy Cô ở Đại học không ‘xuất sắc’ hơn thầy cô phổ thông là bao, họ cũng chẳng có một phương pháp rõ ràng nào cả.. Chính vì vậy tiếng Anh của mình và tụi bạn chỉ thấy TỤT chứ không LÊN.
Hồi học phổ thông thầy cô bắt chép từ vựng, bắt học ngữ pháp,… nên ít nhiều vẫn có chút vốn tiếng Anh để còn tự tin, khi vào môi trường Đại học rồi mấy vốn liếng đó cũng dần ‘lụi tàn’ theo thời gian. Đã dốt nay lại càng dốt hơn.
Đến năm thứ 4 Đại học, đây là thời gian căng thẳng nhất thời sinh viên, có rất nhiều thứ mà tụi mình phải làm (đồ án, đi thực tập, luận văn, bạn trai/bạn gái). Vì vậy cũng không có tâm sức đầu mà nghĩ ngợi tới việc phải NÂNG CAO KĨ NĂNG TIẾNG ANH. Nghe thấy xa vời quá!. Vẫn suy nghĩ cũ rích: RA TRƯỜNG RỒI TÍNH TIẾP!
Đúng vậy thật, ra trường là phải tính, Nam còn nhớ nguyên si quãng thời gian sau khi ra trường (tháng 7/2013), lúc đó Nam có đi phỏng vấn một số nơi, từ công ty Nước Ngoài tới công ty Việt Nam, hầu như những công ty có tầm cỡ nào cũng đòi cái chứng chỉ TOEIC từ 500 điểm trở lên.
Bị mấy lần như vậy bản thân tự cảm thấy danh dự bị xúc phạm vô cùng, mình cũng tốt nghiệp loại khá, kinh nghiệm chuyên môn làm việc bên ngoài không phải ít. Nói chung lại là vì mình YẾU KÉM TIẾNG ANH.
Đây là đoạn đầu về hành trình học tiếng Anh của Nam, về sau KẾT QUẢ như thế nào thì mọi người cũng đã rõ (Nam hiện đang là nhân viên phụ trách chính mảng khách hàng nước ngoài của công ty hiện tại Nam đang công tác).
Cách đây 1 tuần khi đang tham gia vào một buổi offline tiếng Anh, Nam có nói chuyện với các anh chị bên cộng đồng Effortless English Club in Vietnam, và nhận được lời đề nghị viết một bài chia sẻ về câu chuyện học tiếng Anh của bản thân. Lúc đầu Nam nghĩ rằng câu chuyện của mình cũng không có gì đáng nói, vì còn nhiều người giỏi hơn Nam nữa. Tuy nhiên, khi nghĩ lại Nam thấy điều này là cần thiết, vì không phải ai cũng may mắn được như Nam khi có được những quí nhân hỗ trợ, hướng dẫn suốt quá trình học.
Nam quyết định chia sẻ tường tận câu chuyện tự học tiếng Anh của bản thân, và Nam hi vọng rằng những chia sẻ, những kinh nghiệm này sẽ tới được với các bạn có hoàn cảnh, xuất phát điểm tương tự như Nam, tới với những ai đang muốn cải thiện khả năng tiếng Anh của mình mà vẫn chưa có được phương pháp học đúng đắn. Nam tóm lược bài chia sẻ của mình với 2 điểm chính:
Làm sao để nói GIỎI tiếng Anh khi điểm bắt đầu của bạn là con số ‘0’.
Làm sao để học & ứng dụng Effortless English hiệu quả vào trong thực tế.
Vấn đề đầu tiên trước:
LÀM SAO ĐỂ NÓI GIỎI TIẾNG ANH KHI ĐIỂM XUẤT PHÁT CỦA BẠN BẰNG “0” ??
Sau khi ăn cái Tết Giáp Ngọ 2013 với gia đình ở Đà Lạt , Nam vào lại Hồ Chí Nam với kế hoạch đã vạch sẵn là kiếm một TRUNG TÂM TIẾNG ANH UY TÍN để theo học. Nam lướt mạng thì thấy mấy cô bác đi trước giới thiệu mấy trung tâm như: VUS, APOLO, ILA, AMA, KHÔNG GIAN… nhiều quá không biết nên chọn cái nào nữa. Vậy nên Nam thử tới tư vấn vài khóa học thì đúng là hoa mắt. Kết quả thì chưa biết thế nào, nhưng tiền thì chất thành đống.
VUS: 3tr/tháng, đóng theo khóa
APOLO, AMA, ILA, VASS, SAS, RES, YOLA, VATC: chỉ xem học phí trên website, ‘ngại’ nên không qua.
KHÔNG GIAN: 3.5tr/tháng, đóng theo khóa 3 tháng (~11.000.000 vnđ)
Trời đất, nhìn mà hoa mắt cả lên, đi làm không biết lương có được 3tr/tháng hay không chứ học tiếng Anh 1 năm đi tong 35tr, ~35 tấn chè của bố mẹ (nhà Nam trồng chè, cà phê, thời điểm đó mỗi tấn chè thu về chưa tới 1 triệu đồng).
Không đủ chi phí học trung tâm, mình đành tìm cách tự học. Mà tự học thì cũng phải có cách rồi mới tự học được, mình hỏi bạn bè rồi biết tới phương pháp tự học tiếng Anh giao tiếp của một ông thầy người Mỹ.
Học phương pháp này được 2 tuần, Nam cảm thấy vô cùng áp lực, vì lúc đó vốn tiếng Anh của mình rất kém, trong khi phương pháp này lại toàn bộ là tiếng Anh, làm sao để nuốt cho trôi cơ chứ??
Tìm hiểu lại thì mới biết: PHƯƠNG PHÁP NÀY CHỈ DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ VỐN TỪ VỰNG KHÁ & BIẾT PHÁT ÂM.
Hiểu ra vấn đề, mình lại bắt đầu quay lại vị trí cũ: HỌC TỪ VỰNG & LUYỆN PHÁT ÂM. Chiều hôm đó mình cùng thằng bạn đạp xe lên đường Nguyễn Thị Minh Khai mua luôn 1 cuốn sách học từ vựng, phải quyết tâm cày đủ 5000 từ trong cuốn sách mới thôi.
– Ngày 1: học 10 từ vựng mới.– Ngày 2: học 10 từ vựng mới tiếp theo.– Ngày 3: suy nghĩ lại: “nếu học 10 từ 1 ngày thì mỗi tháng đươc 300 từ, vậy phải mất hơn 16 tháng mới xong 5000 từ”..sặc.. cảm thấy nản nhưng vẫn tiếp tục. Được 2 tuần, Nam lại thấy có vấn đề, 140 từ đã học thì khi ôn lại chỉ nhớ được khoảng 70 từ, các từ học trước đó xa hơn thì gần như quên sạch. Học trước quên sau kiểu này thì chắc mình còn mòn trước quyển sách luôn.
May mắn đến với mình khi gặp lại anh bạn tên Tuấn hồi còn học chung giảng đường Đại học năm thứ 2 (sau đó vào chuyên ngành thì mỗi đứa một lớp, mình chuyên bên Xuất Nhập Khẩu, còn cậu bạn chuyên bên Marketing), 2 đứa dễ nói chuyện với nhau vì có điểm chung là đều DỐT ĐẶC tiếng Anh.
Ấy vậy mà hôm đó cậu ta lại khiến mình đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: làm việc tại 1 trong top 3 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, lại phụ trách mảng khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại VN.
Nghe xong thấy ngại quá. Hỏi ngay: SAO MÀY GIỎI VẬY?? chỉ cho tao với, đang ngu toàn tập tiếng Anh đây, chẳng biết học thế nào mà không vô nổi… Sau buổi nói chuyện với cậu bạn Tuấn, Nam mới vỡ lẻ ra 2 sai lầm trầm trọng của bản thân khi mới bắt đầu tự học tiếng Anh là:
KHÔNG có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng trước khi học.KHÔNG có phương pháp học phù hợp với bản thân.
Thế là tối ngày hôm đó, mình về lập ngay 1 bản kế hoạch cụ thể, trả lời 6 câu hỏi của cậu bạn Tuấn đặt ra:
Việc học tiếng Anh của Nam chính thức bắt đầu từ sau hôm đó. Nam chia việc học của mình làm 3 giai đoạn chính:
GIAI ĐOẠN 1 (KHỞI ĐỘNG):HỌC & ÔN LẠI TIẾNG ANH SƠ CẤP.Thời gian tối đa mà Nam đề ra cho giai đoạn đầu là 1 tháng, nhằm để chuẩn bị lại cho mình một số kiến thức tiếng Anh nhất định. Nam sử dụng bài học tiếng Anh của chương trình Pimsleur English mỗi ngày. Mục tiêu đầu tiên của Nam là phải ôn lại những mẫu câu giao tiếp cơ bản và đơn giản nhất trong tiếng Anh.
Mách nhỏ: các bạn có thể tìm mua cuốn sách Luyện Nói Tiếng Anh Như Người Bản Ngữ của tiến sĩ AJ Hoge để tìm hiểu thêm về các bí quyết tự học tiếng Anh, cũng như cách học hiệu quả cho phương pháp này). Điểm khó khăn nhất của Nam phải đối mặt trong giai đoạn này đó là phải làm quen với các bài học hoàn toàn bằng tiếng Anh, chỉ NGHE NGHE NGHE (các bài học chủ yếu dưới dạng MP3, có kèm theo bản TEXT dạng tài liệu ebook hoặc sách in). Tuy nhiên, khi hiểu được phương pháp và biết cách áp dụng rồi thì hiệu quả sẽ thấy rõ. (Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm học này nhiều hơn ở phần 2) 13 THÁNG là thời gian để Nam hoàn thành nhiệm vụ này (trễ hơn 1 tháng so với dự kiến). Tổng kết lại thành quả gặt hái được sau 1 năm: – Đủ tự tin giao tiếp: tuy chưa thành thạo để xã giao tự nhiên với người nước ngoài, nhưng với người Việt mình thì không có gì phải e ngại.– Vốn từ vựng tích lũy được xấp xỉ 5000 từ vựng. Nếu đánh giá dựa trên cấp độ thì Nam đang đứng ở INTERMEDIATE LEVEL (trung cấp), một thành quả xứng đáng cho 1 năm đầy cố gắng của bạn thân.
6 THÁNG TIẾP THEO…
GIAI ĐOẠN 2 (VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT): HỌC TỪ VỰNG & TẬP PHÁT ÂM. Mục tiêu của Nam trong vòng 2 tháng này là phải cố gắng học thuộc 3000 từ vựng tiếng Anh thông dụng ‘được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu’ (Nam đã áp dụng thành công cách học từ vựng hiệu quả Action Vocabulary của thầy AJ Hoge). Đồng thời kỹ năng phát âm của Nam cũng phát triển vượt bậc nhờ có bộ video dạy phát âm Pronunciation Workshop của GS Paul Gruber.
– W’joominehand’nmethabagovethare? (“Would you mind handing me that bag over there?”)
Nam sẽ duy trì tiến độ học như vậy, tuy nhiên Nam tham gia nhiều hơn các hoạt động offline tiếng Anh ở bên ngoài. Thường mỗi tuần Nam sẽ dành 2-3 buổi đến lui các địa điểm trong trung tâm thành phố để luyện giao tiếp với người bản ngữ, tham gia vào các CLB tiếng Anh như (nhà văn hóa Thanh niên, englishme, sozo bùi viện..) , đây là giai đoạn Nam được cọ sát với tiếng Anh thực tế nhiều nhất, làm quen với nhiều giọng khác nhau (từ giọng Anh, Mỹ, Úc, Canada, cho tới mấy ông India, Singapore, Philippin, và China).
Mặc dù vậy, nhiều lần nói chuyện với người bản ngữ, Nam vẫn bị rơi vào trạng thái ‘đờ đẫn’, không hiểu họ đang nói cái gì. Sau này về hỏi cậu bạn Tuấn thì mới vỡ lẻ là do bản thân mình cả, trước giờ tiếng Anh mình đang học là trong sách vở, còn tiếng Anh mấy cô bác người Tây kia đang sử dụng được gọi là REAL ENGLISH (tiếng Anh thực tế), 2 cái này khác nhau rất nhiều. Người bản ngữ thường sử dụng nhiều THÀNH NGỮ (idiom), TIẾNG LÓNG (slang), CỤM TỪ (phrases)… trong lối giao tiếp ngoài đời thực. Ngoài ra khi nói, họ thường NỐI ÂM (liaison) các từ lại với nhau thay vì phát âm theo kiểu ONE-BY-ONE (từng từ, từng chữ một). Rất khó để hiểu họ đang nói cái gì trong trường hợp này:
– Đọc hiểu tốt (vốn từ vựng xấp xỉ khoảng 2000-3000 từ, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong khi học và phải thường xuyên tra từ điển)– Đã học qua một trường lớp tiếng Anh phổ thông (nên nắm vững ngữ pháp căn bản và có kiến thức về phát âm)
Nam quyết định đi tìm việc, rồi trúng tuyển vào công ty hiện tại, làm cho tới bây giờ. Hành trình từ đứa mất căn bản đến khi có thể giao tiếp tiếng Anh ổn của Nam là 18 tháng, chỉ kể được vọn vẹn trong vài câu chữ ở trên. Nam biết chắc hẳn các bạn muốn Nam kể chi tiết hơn nữa, Nam sẽ chi tiết hơn ở phần chia sẻ sau đây:
KINH NGHIỆM HỌC PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH HIỆU QUẢ & ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ
Pimsleur English là chương trình giảng dạy tiếng Anh theo cách tự nhiên, tập trung vào 3 đối tượng: những người mới bắt đầu học tiếng Anh – những người mất căn bản mất gốc tiếng Anh – những người đã ngừng học tiếng Anh trong khoảng thời gian dài. Bài học được thiết kế theo các tình huống thực tế vì thế người học có thể áp dụng chúng vào giao tiếp một cách nhanh chóng.
Nam bắt đầu học phương pháp này sau khi đã nắm vững các cấu trúc ngữ pháp căn bản, những mẫu câu thông dụng và tích lũy được vốn từ vựng kha khá, đồng thời biết cách phát âm chuẩn.
Nam muốn nhấn mạnh điều này để các bạn lưu ý: phương pháp Effortless English không dành cho mọi đối tượng, phương pháp này chỉ dành cho những bạn nào có đủ 2 yếu tố sau:
Đầu tiên là ÔN TẬP. Nam tìm kiếm trên mạng thấy được chương trình Pimsleur English phù hợp với những người “MẤT GỐC” giống như mình. Nam sử dụng 30 bài học Pimsleur English trong vòng 30 ngày để ôn lại phần kiến thức căn bản bị mất.
Vocabulary Lesson (bài học nghe từ vựng)
Listen & Answer Mini Story (bài học hỏi & đáp, luyện giao tiếp phản xạ)
Point of View Story (bài học ngữ pháp theo cách nghe tự nhiên)
– Ngày thứ nhất: Nam dành thời gian đọc hiểu Phần 1 – Main Article. Mục tiêu của Nam là hiểu rõ nội dung mà câu chuyện đang đề cập tới là gì. Nam dùng từ điển tra những từ, cụm từ chưa hiểu và ghi chúng lại vào sách.
– Từ ngày 2 đến ngày 7: Nam tập trung vào 2 phần còn lại. Cụ thể: mỗi ngày Nam sẽ dành tối thiểu 2 tiếng để học & chia thành 4 lần học chính.
Sáng sớm (30 phút): 20 phút đầu Nam tập trung vào phần quan trọng nhất MS (mini-story), 10 phút còn lại Nam dành để tập Nói với Main Article.
Trong ngày (ít nhất 60 phút): bất cứ khi nào có thời gian rỗi thì Nam sẽ mở loa to các file lên để nghe, lúc đi đường thì đeo tai phone. (Theo thầy AJ Hoge, cái này gọi là TẮM NGÔN NGỮ)
Buổi tối (30 phút): 20 phút tập trung vào MS (mini-story), 10 phút còn lại tiếp tục tập nói với Main Article.
Khi đi ngủ: mở file MS (mini-story) và cứ để mặc nó chạy rồi tự động tắt (thực tế trong suốt quá trình bạn ngủ, bộ nào của bạn vẫn hoạt động, nếu trước đó bạn có nạp sẵn cho nó một số thông tin, thì khi bạn đi ngủ bộ não sẽ thay bạn xử lý các thông tin đó, chính vì vậy việc nghe tiếng Anh trước khi đi ngủ là điều rất nên và cần thiết)
Mỗi ngày cứ theo lịch học như vậy & lặp lại.
Một lí do quan trọng bạn nên thu âm lại là vì: đây là bằng chứng ghi nhận khả năng nói ở thời điểm hiện tại của bạn, giúp bạn đánh dấu lại những thời điểm quan trọng trong suốt quá trình học, sau này qua học các bài khác mở lại nghe bạn sẽ thấy rõ được sự tiến bộ của mình.
Một điểm Nam muốn lưu ý cho các bạn là: phần MS (listen & answer mini-story) luôn là phần quan trọng nhất, hãy dành thời gian cho nó nhiều lần trong ngày, và đừng bao giờ quên HỌC TỐI THIỂU 7 NGÀY CHO 1 CHỦ ĐỀ dù bạn có thể trả lời các câu hỏi của thầy với tốc độ nhanh cỡ nào đi nữa. Việc NGHE LẶP ĐI LẶP LẠI nhiều lần sẽ giúp bạn xây dựng khả năng nhận diện âm điệu một cách sâu sắc trong bộ não, bạn sẽ không có được hiệu quả học cao nhất nếu chỉ ‘cưỡi ngựa xem hoa’.
Điều kiện thứ nhất: có thể trả lời nhanh các câu hỏi của thầy AJ Hoge trong phần MS (mini-stories)
Điều kiện thứ hai: có thể kể lại câu chuyện Main Article một cách nhuần nhuyễn và trôi chảy (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt)
Điều kiện thứ ba: tuân thủ đúng nguyên tắc học tối thiểu 7 ngày cho 1 bài học (hoặc nhiều hơn)
Lúc còn học cái này Nam hay có 1 thói quen, đó là BIẾN TẤU các câu chuyện trong bài học thành câu chuyện của chính mình.
Nam trích một đoạn trong bài học DAY OF THE DEAD, thầy AJ kể:“I arrived in Guadamala on the day of the dead November first. I am curious about this holiday, so I go to the cemetery to see what happening…”
Khi chuyển thành câu chuyện của Nam thì sẽ như sau:“I arrived in Nha Trang city on the Beach Festival, December 12, 2015. I am curious about this holiday, so I go to the city center to see what happening…”
Hoặc trích đoạn trong bài A KISS:“Carlos buys a new car. It’s a very expensive car. It’s a huge, blue, fast car. While driving down the street, Carlos sees a girl on a bicycle…”
Câu chuyện của Nam sẽ là: “I buy a new motorcycle. It’s a very expensive motorcycle. It’s a model, black, fast motorcycle. While riding down the street, I see a hot girl on a bycicle…”
Nam cho rằng đây là 1 cách học rất hay, thay vì nhớ 1 câu chuyện có nội dung xa lạ với mình, thì tại sao không biến tấu câu chuyện đó gần gủi hơn, dễ nhớ hơn, thậm chí có thể tưởng tượng mình như là một nhân vật chính trong câu chuyện ấy? Trong lúc kể chuyện Nam luôn áp dụng cách học từ vựng Action Vocabulary của thầy AJ (khua tay – múa chân – hét to). Với cách học này, Nam sẽ nhớ mãi các từ mới trong bài học và ứng dụng được các mẫu câu đã học một tình huống thực tế.
Ok, Nam chỉ chia sẻ đến đây, chia sẻ nữa chắc hết bí kíp quá, phải dành riêng cho bản thân vài món để phòng thân nữa 🙂 (just kidding)
(Chia sẻ của bạn Trần Hào Nam, Nhân viên văn phòng, sống và làm việc tại chúng tôi