Top 13 # Học Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Online Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn

Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, học tiếng Hàn bạn cũng phải bắt đầu học từ bảng chữ cái – điều đơn giản nhất. Bảng chữ cái tiếng Hàn bao gồm 21 nguyên âm và 24 phụ âm với cách đọc khá đơn giản, ghép âm gần giống như tiếng Việt, khá thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Hàn.

Lịch sử bảng chữ cái tiếng Hàn:

Người có công lớn trong việc tạo ra tiếng Hàn chuẩn như ngày hôm nay chính là vị vua vĩ đại của Hàn Quốc Sejong. Bảng chữ cái Hàn Quốc được tạo ra từ năm 1443 trong thời kỳ của vua SeJung, đầu tiên có 11 nguyên âm và 17 phụ âm cơ bản. Nhưng ngày nay thì chỉ có 10 nguyên âm cơ bản và 14 phụ âm thường được sử dụng ngoài ra còn có 11 nguyên âm đôi và 10 phụ âm đôi.

Nguyên âm tiếng Hàn

Trong tiếng Hàn Quốc có 10 nguyên âm cơ bản: ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ mỗi nguyên âm được xây dựng theo một trật tự nhất định.

-Cách phát âm (nguyên âm đơn)

– a : ㅏ phát âm là “a” trong mọi trường hợp,kể cả khi ghép với nó là phụ âm “ch” nó cũng không bị biến dạng như tiếng Việt .

Ví dụ:như trong tiếng Việt “a” ghép với “ch” thành “ach” nhưng trong tiếng Hàn “a” ghép với “ch” lại được đọc là “at”

– ơ/o : ㅓ phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng địa lý , càng lên phía bắc thì phát âm là “o” càng rõ. Trong các từ có kết thúc bằng “ㅓ” thường được đọc là “o” hoặc “ơ” , còn trong các từ có kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ” nhưng đôi khi được phát âm gần giống “â” trong tiếng Việt.

안녕 = an nyơng hoặc an nyâng

– ô : ㅗ phát âm là “ô” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “ô” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.

– u : ㅜ phát âm là “u” như trong tiếng Việt , nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì được kéo dài hơn một chút.

– ư : ㅡ phát âm như “ư” trong tiếng Việt.

– i : ㅣ phát âm như “i” trong tiếng Việt.

– ê : ㅔ phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút.

– e : ㅐ phát âm như “e” trong tiếng Việt nhưng mở hơn nhiều , gần như “a” mà cũng gần như “e”.

-Cách phát âm (nguyên âm kép):

애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의

Phụ âm tiếng Hàn:

Các phụ âm và nguyên âm kết hợp với nhau để tạo ra các âm tiết. Ví trị của nguyên âm trong một âm tiết được quyết định bởi việc nó là nguyên âm “dọc” hay “ngang”.

Ví dụ:

1. ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là nguyên âm dọc. Các bạn viết ở bên phải phụ âm đầu tiên trong âm tiết. ㄴ + ㅏ = 나 (đọc là: na) ㅈ + ㅓ = 저 (đọc là: chơ) 2. ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là nguyên âm ngang. Các bạn viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết. ㅅ + ㅗ = 소 (đọc là: sô) ㅂ + ㅜ = 부 (đọc là: bu) 3. Tuy nhiên, khi không có âm phụ nào được tạo bởi vị trí đầu tiên thì phụ âm ㅇ được viết vào. Trong những trường hợp như vậy, ㅇ là “âm câm” và đóng vai trò như là một ký tự làm đầy. Do đó 이 được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ

Việc chinh phục giao tiếp tiếng Hàn đòi hỏi bạn phải có đủ sự kiên trì thì mới có thể thành thạo được. Cố gắng từ những bước nhỏ như học bảng chữ cái, bạn sẽ sớm thành công.

Khi bạn yêu thích thì bạn sẽ học rất nhanh nhưng việc tự học và góp nhặt giáo trình từ nhiều nguồn sẽ tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức của bạn vì bạn chưa có nền tảng vững chắc. Nếu bạn muốn vừa có thể tự học ở nhà, vừa có giảng viên giảng dạy theo giáo trình bài bản thì bạn có thể tìm hiểu về Combo 3 khóa Tự học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trị giá 1.600.000 đồng đang được ưu đãi học phí 75% trong 2 ngày, chỉ còn 399.000 đồng.

Sau khi đăng ký tham gia khóa học này, thông qua 14 giờ học – 101 bài giảng cùng 2 giảng viên kinh nghiệm, bạn sẽ được học:

Bảng chữ cái tiếng Hàn và cách phát âm tiếng Hàn chuẩn nhất

Những phần ngữ pháp cơ bản và hay được dùng trong tiếng Hàn Quốc.

Biết được đặc điểm cấu trúc chữ Hàn, nhận diện được thứ tự kết hợp âm của chữ và cách đọc chính xác

Những đoạn hội thoại mô phỏng các tình huống thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày được lồng ghép các cấu trúc ngữ pháp để giảm sự nhàm chán và tăng tính thiết thực cho người học.

Rất nhiều bài tập ứng dụng giúp học viên có thể hiểu rõ hơn nội dung bài học.

Việc học một ngôn ngữ mới cần rất nhiều kiên nhẫn và thời gian luyện tập, chọn học cùng Kyna sẽ giúp bạn lưu trữ lại tất cả các tài liệu online, chỉ cần mua 1 lần bạn có thể tự học đi học lại nhiều lần, vào bất kỳ lúc nào tùy vào kế hoạch của bạn. Khi rảnh thì bạn tập trung học đọc viết, khi ở nơi công cộng thì bạn có thể luyện tập nghe, các bạn thể đăng ký để nhận ưu đãi tại: Combo 3 khóa Tự học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu (399.000đ – Giá gốc 1.600.000đ)

Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn

Ngày nay, việc học tiếng Hàn được rất nhiều người chú ý, đặc biệt là các thanh thiếu niên. Để có thể bắt đầu với tiếng Hàn thì bạn cần tìm hiểu rõ về bảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul.

1. Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Hàn

1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Hàn

Ra đời dưới triều đại Joseon vào đời vua thứ 4, bảng chữ cái Tiếng Hàn Hangeul được tạo ra bởi một phật tử hết lòng vì dân đó là vua Sejong (Triều Tiên Thế Tông). Ở triều đại của ông có rất nhiều thành tựu văn hóa to lớn ra đời đồng hồ mặt trời, địa cầu, bản đồ thiên văn,… Trong đóbảng chữ cái tiếng Hàn Hangeul được xem là thành tựu to lớn nhất thể hiện ý nguyện được xác lập chủ quyền bền vững cho đất nước của vua Sejong. Khi sáng tạo ra bảng chữ cái Tiếng Hàn nhà vua cho rằng các ký tự chỉ cần đơn giản, ý nghĩa để người dân dễ học, dễ đọc mà vẫn truyền tải được thông điệp mong muốn.

Bảng chữ cái Hàn Quốc Hangeul được xem là một trong những bảng chữ cái dễ học nhất thế giới với mặt chữ đơn giản và cách đọc, ghép từ dễ hiểu. Bạn chỉ cần học thuộc 5 phụ âm “ㄱ(g), ㄴ(n), ㅁ(m), ㅅ(s), ㅇ(ng)” và ba nguyên âm “ㆍ, ㅡ, ㅣ”là đã có thể hiểu được mọi phát âm trong từ vựng Tiếng Hàn. Ngoài ra bảng chữ cái này còn mang một ý nghĩa rất sâu sắc mà vua Sejong muốn truyền tải qua từng con chữ. Nếu bạn để ý sẽ thấy bảng chữ cái Tiếng Hàn đều bắt đầu bằng 3 chữ cái “ㅇ”, “ㅡ”, “ㅣ” xuất hiện trong mọi từ vựng. Vua Sejong lấy tam tài “thiên – địa – nhân” là nền tảng để hình thành nên cách học bảng chữ cái Tiếng Hàn.

“ㅇ” trong tiếng Hàn là một hình tròn mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên đường, cho bầu trời mà người dân xứ Hàn sinh sống.

“ㅡ” trong tiếng Hàn là một nét gạch ngang mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt đất nơi con dân xứ Hàn đặt chân lên.

“ㅣ” trong tiếng Hàn là một nét sổ thẳng mang ý nghĩa tượng trưng cho con người hay chính là những người dân Hàn Quốc.

Joseon dưới triều vua thứ 4 Sejong được xem là giai đoạn lịch sử huy hoàng của Hàn Quốc, là thời điểm mà các thành tựu to lớn ra đời và nhiều nhất là các thành tựu về văn hóa. Sự ra đời của bảng chữ cái tiếng Hàn không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong nền văn minh của xứ Hàn lúc bấy giờ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc thể hiện chính con người, chính bản sắc, chính lãnh thổ của người Hàn Quốc. Trước khi Hàn ngữ ra đời người dân Hàn Quốc đã phải sử dụng Hán ngữ của người Trung Quốc với bảng Hán tự vừa dài, vừa phức tạp, vốn từ vựng quá rộng và ý nghĩa sâu xa khó đoán, khó học.

Hiểu được nỗi khổ của con dân nên việc vua Sejong cho ra đời Hàn ngữ như một điều thiết yếu để giải thoát người dân khỏi cái bóng khổng lồ của Hán ngữ. Đồng thời khẳng định chủ quyền và tránh sự du nhập văn hóa Trung Hoa, lo ngại sự ăn sâu đánh mất bản sắc của người Hàn. Bảng chữ cái Tiếng Hàn Hangeul là cái tên mà vua Sejong đặt ra mang ý nghĩa “Huấn dân chính âm” tức là “âm ngữ chính để dạy cho dân” tạo nên quốc ngữ của người Hàn ngày nay.

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Hàn cũng sẽ được tạo ra bằng cách ghép các nguyên âm và phụ âm với nhau. Vị trí của nguyên âm trong một âm tiết phụ thuộc vào nó là âm dọc hay âm ngang. Những nguyên âm dọc phải viết ở bên phải phụ âm đầu tiên trong âm tiết, những nguyên âm ngang viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.

Một từ trong tiếng Hàn có 2 cấu trúc cơ bản

Phụ âm ㅇ được viết vào khi không có âm phụ nào được tạo bởi vị trí đầu tiên. Khi đó, ㅇ trở thành âm câm và đóng vai trò là ký tự làm đầy. Vì vậy 이 được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ.

Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)

Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.

Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:

Cách viết: 1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없

2. Cách học nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn

Nhóm 1 bao gồm: [i], [a], [ya], [ơ],[yơ] tương ứng với “ㅣ,ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ”.

Nhóm 2 bao gồm: [ư], [ô], [yô], [u], [yu] tương ứng với “ㅡ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ”.

Khởi động với bảng nguyên âm rất dễ nhớ đúng không, bạn chỉ cần nhớ một nét gạch thẳng và một nét gạch ngang, thêm nguyên tắc trái phải trên dưới là có thể ghi nhớ chính xác 10 âm tiết trong bảng nguyên âm rồi.

2.2. Nguyên âm đôi (nguyên âm mở rộng)

Nếu bảng 10 nguyên âm cơ bản không làm khó bạn thì bảng nguyên âm kép cũng tương tự với những mẹo đơn giản giúp bạn ghi nhớ thật nhanh và chính xác. Tuy nhiên với 11 nguyên âm mở rộng này bạn sẽ có hai cách học đó là chọn từ làm căn bản và ghép từ dựa theo bảng 10 nguyên âm cơ bản.

Trước tiên hãy tìm hiểu cách chọn hai nguyên âm làm chuẩn để phân thành ba nhóm đó là [e: ㅐ], [uê: ㅞ] và [oa: ㅘ].

Nhóm 1 bao gồm: [e], [ye], [ê], [yê] tương ứng với “ㅐ, ㅒ, ㅔ, ㅖ”.

[e: ㅐ] thêm một nét gạch ngang ở trong sẽ được [ye: ㅒ]

[e: ㅐ] đưa nét gạch ngang ở trong sang trái sẽ được [ê: ㅔ]

[ê: ㅔ] thêm một nét gạch ngoài bên trái sẽ được [yê: ㅖ]

Nhóm 2 bao gồm: [oa], [oe,ue], [oê], [uơ] tương ứng với “ㅘ, ㅙ, ㅚ, ㅝ,”.

[oa: ㅘ] thêm một nét sổ thẳng bên phải sẽ được [oe,ue: ㅙ]

[oa: ㅘ] bỏ nét gạch ngoài bên phải sẽ được [oê: ㅚ]

[oa: ㅘ] bỏ nét gạch ngoài bên phải vào trong và chuyển nét gạch ngang bên trái lên trên nét gạch thẳng ngắn sẽ được [uơ: ㅝ]

Nhóm 3 bao gồm: [uê], [uy], [ui] tương đương với “ㅞ, ㅟ, ㅢ”.

Cách thứ 2 để học bảng nguyên âm kép đó là ghép các nguyên âm đơn đã học tại bảng trước, cách này tuy không phải mẹo xoay chuyển nét chữ như phía trên những sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức và nắm vững bảng nguyên âm đơn.

Điều thú vị ở đây là mọi âm tiết đều gắn liền với [i: ㅣ] mà âm này trong dụng ý của vua Sejong nghĩa là con người, với ý nghĩa vạn vật đều gắn liền với con người, con người là căn nguyên hình thành mọi thứ và xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Video hướng dẫn học nguyên âm tiếng hàn (Nguồn: internet)

3. Mẹo học tốt phụ âm trong bảng chữ cái Tiếng Hàn

Nếu nguyên âm gồm có nguyên âm đơn và nguyên âm kép thì phụ âm cũng tương tự như vậy sẽ bao gồm phụ âm đơn và phụ âm kép. Bảng phụ âm Tiếng Hàn có đến 19 phụ âm thì trong đó phụ âm đơn chiếm 14 âm và 5 âm còn lại là phụ âm kép. Giống như cách học nguyên âm thì với phụ âm ta cũng sẽ bắt đầu học từ phụ âm đơn. Bảng này tuy nhiều từ hơn và các nét cũng bắt đầu phức tạp hơn nhưng vẫn có những mẹo học riêng giúp bạn rút ngắn thời gian học bảng chữ cái Tiếng Hàn.

Đối với 14 phụ âm đơn này bạn cần nhớ 4 âm cốt lõi đó là [c,g], [n], [x], [ng] tương ứng với “ㄱ, ㄴ, ㅅ, ㅇ”.

Đối với 5 phụ âm kép việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn đã thuộc bảng phụ âm đơn vì 5 phụ âm kép sẽ dựa hoàn toàn vào việc ghép âm ở bảng nguyên âm đơn và phụ âm đơn. Trong cách học bảng chữ cái Tiếng Hàn chỉ có bảng phụ âm đơn là khó khăn nhất trong việc ghi nhớ.

[k-căng: ㄲ] = [m: ㅁ] bỏ gạch ngang dưới thêm vào bên trái gạch ngang trên [t-căng: ㄸ] = [t,đ: ㄷ] + [t,đ: ㄷ] [p-căng: ㅃ] = [ p,b: ㅂ] + [ p,b: ㅂ] [s-căng: ㅆ] = [x: ㅅ] + [x: ㅅ] [ch-căng: ㅉ] = [x: ㅅ] + [x: ㅅ] thêm gạch ngang phía trên

Phụ âm cuối: trong tiếng Hàn các âm tiết phải được hình thành bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm.

* Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)

Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.

* Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:

1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없

Video hướng dẫn học phụ âm tiếng Hàn (Nguồn: internet)

4. Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh

4.1. Sử dụng Flashcard – Thẻ ghi nhớ

Việc sử dụng flashcard đã trở nên rất phổ biến trong quá trình học ngoại ngữ. Tiếng Hàn cũng không ngoại lệ. Với phương pháp này, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi, mà không bị quá căng thẳng đầu óc. Đôi khi, bạn có thể sử dụng các flashcard như chơi một trò chơi. Sẽ rất nhanh chóng để bạn làm quen và ghi nhớ chữ cái tiếng Hàn mà không mất quá nhiều công sức.

Bạn có thể tận dụng các mảnh bìa cứng, cắt thành các hình vuông bằng nhau, sau đó dùng bút dạ viết các ký tự chữ cái tiếng Hàn lên đó. Thêm vào đó, bạn có thể viết một từ tiếng Hàn có chứa nguyên âm hoặc phụ âm đó, để có thể học song song một số từ đơn giản ngay từ khi học bảng chữ cái Hàn Quốc.Trộn đều có mảnh cắt này lên, mỗi ngày học một ít, chắc chắn trong một khoảng thời gian ngắn, các ký tự và quy tắc trên bảng chữ cái tiếng Hàn sẽ nằm trong lòng bàn tay bạn.

Nếu không có thời gian để tự làm cho mình một bộ flashcard, bạn có thể mua tại các hiệu sách lớn. Đối với những flashcard kiểu này, sẽ có sẵn ví dụ minh họa và các hình ảnh sinh động để chữ cái tiếng Hàn dễ dàng được “ghim” vào bộ nhớ của bạn.

4.2. Thường xuyên luyện viết các chữ cái

Tiếng Hàn có cách phát âm không quá khác lạ so với tiếng Việt. Tuy nhiên, ngôn ngữ này không sử dụng các ký tự latinh mà sử dụng các ký tự tượng hình. Để quen dần với các ký tự này, không gì hữu hiệu hơn bằng việc tập viết thường xuyên.

Bạn cần lưu ý một số cách viết bảng chữ cái tiếng Hàn như: viết theo chiều từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.

Mỗi ký tự cần được viết đi viết lại nhiều lần, không nhất thiết phải theo thứ tự trên bảng chữ cái tiếng Hàn. Bạn có thể sử dụng phương pháp luyện viết giống như khi chúng ta bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Việt. Luyện thường xuyên kết hợp với phát âm thành tiếng, bạn nhất định sẽ nhận được trái ngọt sau sự nỗ lực của mình.

Ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi tính kiên trì rất cao. Nếu bạn thực sự yêu thích ngoại ngữ nói chung, tiếng Hàn nói riêng, việc luyện viết thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy rõ tác dụng của hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”. Hãy chăm chỉ ngay từ những bước đầu làm quen với Hàn ngữ, khi đã nắm vững bảng chữ cái Hàn Quốc, là kiến thức tiền đề, bạn sẽ dễ dàng nghiên cứu tiếp mà không bị vấp váp hay gặp quá nhiều khó khăn nữa.

Thường xuyên luyện viết sẽ giúp bạn nhớ bảng chữ cái tiếng Hàn nhanh hơn

4.3. Đọc các chữ cái thành tiếng

Việc phát âm một ngôn ngữ mới thường xuyên sẽ giúp bạn quen dần với âm vực của nó. Đối với bảng chữ cái tiếng Hàn, âm vực không quá xa lại so với cách phát âm của tiếng Việt, việc luyện đọc thành tiếng thường xuyên cũng không quá khó khăn. Một ký tự, bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, kiểm tra thật kỹ cho đến khi âm vực giống như trên băng đĩa hoặc trong sách hướng dẫn để đảm bảo có thể phát âm thật chuẩn trong quá trình học sau này.

4.4. Học tiếng Hàn trực tuyến

Học trực tuyến là một cụm từ trở nên rất quen thuộc với các bạn trẻ có nhu cầu học ngoại ngữ. Nếu quỹ thời gian của bạn không nhiều, bạn có thể học bảng chữ cái tiếng Hàn thông qua các bài học trên youtube hoặc mua một khóa học sơ cấp online.

Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh của mình để tham khảo các bài học chữ cái tiếng Hàn tại tài khoản trực tuyến của mình. Ở đây, các thầy cô giáo sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều mẹo hay để có thể nhớ bảng chữ cái Hàn Quốc một cách nhanh chóng, các tài liệu cơ bản cũng sẽ được cung cấp đầy đủ. Học Hàn ngữ một cách có bài bản, sẽ khiến cho “trình” của bạn tăng nhanh một cách đáng kể.

Hiện nay, do nhu cầu chung của mọi người về việc học Hàn ngữ, có rất nhiều các trung tâm tiếng Hàn xuất hiện. Nếu bạn có thời gian và muốn học ngôn ngữ này một cách thuần thục, cách tốt nhất là đăng ký một khóa học tại một trung tâm uy tín. Để bắt đầu với bảng chữ cái tiếng Hàn, bạn có thể tham gia một khóa học sơ cấp tại trung tâm.

So với việc tự tìm hiểu, khi được học có định hướng và người hướng dẫn, việc học bảng chữ cái tiếng Hàn của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thông thường, sau khoảng một thời gian ngắn, bạn có thể nắm chắc các kiến thức cơ bản về bảng chữ cái cũng như cách ghép âm ghép vần để tạo thành các từ trong tiếng Hàn.

Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Quốc

Bài 1. 모음 – CÁCH NGUYÊN ÂM TRONG BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN CƠ BẢN

☞ 10 nguyên âm cơ bản:

ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ

☞ 11 nguyên âm đôi (ghép):

애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의

☞ 14 phụ âm cơ bản:

ㄱ, ㄴ, ㄷ, ㄹ, ㅁ, ㅂ, ㅅ, ㅇ, ㅈ, ㅊ, ㅋ, ㅌ, ㅍ, ㅎ

☞ 5 phụ âm đôi (kép):

ㄲ, ㄸ, ㅆ, ㅉ, ㅃ

a. 기본 모음 – Những nguyên âm cơ bản sau:

Trong tiếng Hàn Quốc có 10 nguyên âm cơ bản, mỗi nguyên âm được xây dựng theo một trật tự nhất định.

☞ Cách viết nguyên âm cơ bản:

+ Chú ý: Viết theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái qua phải nha cả nhà

☞Hãy đọc và viết các từ vựng sau đây:

– 아이 (a i)* Em bé – 여유 (yơ yu) Dư thừa

– 여우 (yơ u) Con cáo – 이유 (i yu) Lý do

– 우유 (u yu) Sữa – 야유 (ya yu) Đi dã ngoại, picnic, Sự giễu cợt, trêu đùa.

– 아우 (a u) Em – 오이 (ô i) Dưa chuột

(*) là cách phát âm tiếng việt ví dụ 아이 đọc là [a] [i].

Bài 1 các bạn đã được học tập với các nguyên âm đơn và cách viết các nguyên âm đó, Bắt đầu hôm nay giới thiệu với các bạn các nguyên âm mở rộng hay còn gọi là nguyên âm đôi (ghép):

☛ Trong ngôn ngữ tiếng Hàn có 11 nguyên âm mở rộng, các nguyên âm được tạo thành bởi việc kết hợp các nguyên âm cơ bản (nguyên âm đơn)

☛ Chú thích phát âm:

Trong tiếng Hàn hiện đại, cách phát âm ㅐvà ㅔ, nguyên âm ㅙ, ㅚ và ㅞ hầu như không có sự khác biệt. Vì thế không cần thiết phải chú ý nhiều đến sự khác biệt trong cách phát âm của các nguyên âm này.

Bảng chữ cái tiếng Hàn phiên âm tiếng Việt:

☛ Luyện đọc những nguyên âm đôi có trong từ vựng:

애 (e) : 노래: Điệu hát. 배추: Bắp cải. 매미: Con ve. 지우개: Cái tẩy.

얘 (ye):

에 (ê): 가게: Cửa hàng. 세수: Rửa mặt, tay. 주제: Điệu bộ. 메아리: Tiếng vọng. 테두리: Chu vi, đường tròn.

예 (yê): 예배: Lễ. 세계: Trái đất, thế giới. 지폐: Tiền giấy. 시계: Đồng hồ. 예비: Dự phòng, dự bị.

☛ Mục tiêu bài học:

Nắm bắt rõ cách viết các nguyên âm đôi (ghép).

Học và hiểu thêm 1 số từ vựng đơn giản.

Gồm những nội dung chính là phụ âm trong bảng chữ cái và những mẹo học hay trong tiếng Hàn Quốc.

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn Phần 3

Phụ âm cơ bản:

Hệ thống phụ âm của chữ hangueul có tất cả 19 phụ âm,trong đó có 14 phụ âm cơ bản và 5 phụ âm đôi. Phụ âm khi đứng một mình không tạo thành âm, nó chỉ có thể tạo thành âm đọc khi kết hợp với một nguyên âm nào đó để có thể trở thành âm tiết. Phụ âm được phát âm với nhiều âm tương tự nhau tùy theo nó kết hợp với nguyên âm nào và âm tiết đó được phát âm như thế nào.

✐ Chú thích phát âm:

Phụ âm ㅇ khi đứng ở vị trí phụ âm cuối thì được phát âm là [ng] tương đương trong tiếng Việt. Nhưng khi nó đứng đầu của âm tiết thì nó không được phát âm.

Các phụ âm ㅊ, ㅋ, ㅌ, ㅍ là âm bật hơi. Chúng được phát âm bằng cách bật mạnh, đẩy không khí qua miệng.

✐ Phụ âm đôi

Phụ âm đôi là những phụ âm được tạo thành bởi việc lặp lại các phụ âm cơ bản. Trong hệ thống tiếng Hàn phụ âm của chữ Hangeul có 5 phụ âm đôi

Tùy theo phương pháp phát âm khác nhau mà có thể chia phụ âm ra thành các loại sau. Phụ âm thường là những phụ âm được phát âm mà không khí được đẩy ra không quá mạnh hoạc quá căng, phụ âm bật hơi là những phụ âm được phát âm với luồng không khí được đẩy mạnh ra ngoài từ khoang miệng và phụ âm căng là những phụ âm được phát âm với cơ lưỡi căng.

Nguyên âm có nguyên âm dạng đứng được tạo bởi nét chính là nét thẳng đứng và nguyên âm dạng ngang được tạo bởi nét chính là nét nằm ngang. Như vậy, các nguyên âm ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣđược coi là nguyên âm dạng đứng và nguyên âm ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ được coi là nguyên âm dạng ngang. Khi kết hợp với các nguyên âm dạng đứng, phụ âm đứng ở bên trái của nguyên âm.

Khi kết hợp với các nguyên âm dạng ngang, phụ âm đứng trên phía trên nguyên âm.

Từ vựng

오이 [ô i] – Dưa chuột

우유 [u yu] – Sữa

모자 [mô cha] – Mũ

바지 [pa chi] – Quần

치마 [ch’I ma] – Váy

사과 [xa qua] – Táo

고기 [cô ci] – Thịt

시계 [xi kyê] – Đồng hồ

휴지 [hyu chi] – Giấy lau

돼지 [toe chi] – Con lợn

의자 [ưi cha] – Ghế

포도 [phô tô] – Nho

피자 [Pi ja] – Pizza

기차 [ki ch’a] – Tàu hỏa

토끼 [thô k’i] – con thỏ

PHỤ ÂM CUỐI

Những phụ âm đứng cuối âm tiết gọi là phụ âm cuối. Trong tiếng Hàn chỉ có 7 âm ở vị trí phụ âm cuối có thể phát được nên các phụ âm khác khi được sử dụng ở vị trí phụ âm cuối đều bị biến đổi cách phát âm và được phát âm theo 1 trong 7 âm đó.

Trong các phụ âm cuối, có những phụ âm cuối là phụ âm đôi được tạo thành bởi sự kết hợp của 2 phụ âm. Với những phụ âm này, tùy từng trường hợp có thể được phát âm theo phụ âm trước hoạc phụ âm sau.

Những phụ âm cuối là phụ âm đôi được phát âm theo phụ âm trước: ㄵ, ㄶ, ㄼ, ㅄ

Ví dụ: 앉다 [안따], 많다 [만타], 여덟 [여덜], 값 [갑], 없다 [업따].

Những phụ âm cuối là phụ âm đôi được phát theo phụ âm sau: ㄺ, ㄻ

Ví dụ: 닭 [닥], 밝더 [벅다], 맑다 [막다], 젊다 [점따].

Từ vựng:

떡: Bánh nếp. 빵: Bánh mì. 딸기: Dâu tây. 옷: Áo. 꽃: Hoa

생선: Cá. 지갑: Ví. 발: Chân 잎: Lá. 닭: Gà.

Đừng quên Chia sẽ cho bạn bè.

Nguồn:Cộng Đồng Người Việt Nam Tại Hàn Quốc

Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Cho Người Mới Học

Tiếng Hàn hiện đang được đông đảo các bạn trẻ yêu thích và theo học. Không chỉ đơn giản và dễ học hơn các ngôn ngữ khác, chi phí học tiếng Hàn tại Ngoại ngữ Sài Gòn Vina – SGV lại thấp trong khi tiềm năng của nó lại vô cùng lớn.

Thông báo : Khai giảng khóa học và luyện thi tiếng Hàn xuất khẩu lao động EPS-TOPIK 2019 . LH: 0902.516.288 (Thầy Tuấn – Cô Mai) để được tư vấn.

Nhận hồ sơ đăng ký học và luyện cho kỳ thi TOPIK I cấp 1 dành cho cô dâu lấy chồng Hàn Quốc , học tại cơ sở 1 thành phố Hồ Chí Minh, có chỗ ở nội trú.

Bảng chữ cái là kiến thức đầu tiên khi bạn bắt đầu học một ngoại ngữ. Khác với tiếng Việt hay tiếng Anh dùng bảng chữ cái Latinh, tiếng Hàn Quốc sử dụng chữ tượng hình.

Các phụ âm và nguyên âm trong tiếng Hàn được gọi là ” Hangeul “. Đây là hệ thống chữ viết do vua Sejong cùng một số học giả phát minh vào năm 1443 sau Công Nguyên. Hangeul được phát minh nhằm mục đích giúp mọi người ai cũng có thể học được tiếng Hàn Quốc. Những nguyên âm và phụ âm này liên kết với nhau tạo thành hệ thống chữ viết và từ. Do cách hình thành như vậy nên để tạo ra 1 từ thì hầu hết phải sử dụng kết hợp của các chữ cái.

Đội ngũ giảng viên tại Sài Gòn Vina áp dụng phương pháp dạy bằng hình ảnh để học viên tiếp thu nhanh và thực hành ngay tại lớp. Bên cạnh đó, học viên còn được hướng dẫn học bảng chữ cái tại nhà bằng hai phương pháp:

+ Học bảng chữ cái tiếng Hàn qua các bài hát: Bài hát học bảng chữ cái cho người mới bắt đầu thường là bài mang tên KaTaNa Song.

+ Sử dụng bộ gõ bảng chữ cái tiếng Hàn trên điện thoại: Với những chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể cài đặt ngay ứng dụng gõ chữ Hàn ngay trên chiếc điện thoại của mình.

Ngoài ra, học bảng chữ cái tiếng Hàn còn có nhiều cách khác mà vô cùng hiệu quả như học qua Flashcards, giấy Sticky Notes, học qua cách đọc, cách phát âm khi luyện viết chữ cái tiếng Hàn.

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn