--- Bài mới hơn ---
Nhà Hóa Học Và Kỹ Sư Hóa Học Khác Nhau Thế Nào?
Liên Kết Hóa Học Là Gì? Chuyên Đề Liên Kết Hóa Học Lớp 10 Và Các Dạng Bài Tập
Khái Niệm Và Sự Hình Thành Liên Kết Hoá Học
Liên Kết Hóa Học Là Gì? Chuyên Đề Liên Kết Hóa Học Lớp 10
Những Loại Liên Kết Hóa Học Bạn Cần Nắm Vững
Hóa học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về chất, cách thức, phương pháp biến đổi chất cũng như ứng dụng của chất đó trong cuộc sống ra sao, vì thế đây là ngành học có tính ứng dụng cao về đời sống thực tế trong xã hội. Ngành hóa học hướng đến mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn chuẩn, kỹ năng nghiệp vụ giỏi ở đa dạng các lĩnh vực như năng lượng, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe… Một phần của hóa học là nền tảng tạo nên ngành kỹ thuật hóa học.
Kỹ thuật hóa học là ngành khoa học ứng dụng và công nghệ chuyên nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức hóa học (tính chất của các nguyên tố hay hợp chất hóa học, các (quá trình) phản ứng, quy luật hay nguyên lý của hóa học…) và kỹ thuật – kết hợp với các kiến thức khoa học cơ bản khác vào quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm hóa học có tính ứng dụng cao, phục vụ hoạt động công nghiệp và đời sống như sản phẩm tiêu dùng (phân bón, dược phẩm, khí đốt, xăng dầu, giấy, cao su, xi măng, thủy tinh, pin…), làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Hiện có khá nhiều trường đại học uy tín và chất lượng trên cả nước tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành kỹ thuật hóa học (một số trường là ngành công nghệ kỹ thuật hóa học). Chẳng hạn như:
– Khu vực phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học – ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên…
– Khu vực miền Trung: ĐH Vinh, ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Nha Trang…
– Khu vực phía Nam: ĐH Bách khoa chúng tôi ĐH KHTN – ĐHQG chúng tôi ĐH Sư phạm Kỹ thuật chúng tôi ĐH Công nghiệp thực phẩm chúng tôi ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH An Giang…
Các tổ hợp khối thi để tham khảo gồm A, A1, B, D1, D7, D90.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hóa học hay công nghệ kỹ thuật hóa học được gọi tên là kỹ sư hóa học, đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, chế tạo, đánh giá, điều chỉnh, quản lý và vận hành hệ thống các thiết bị, quá trình sản xuất sản phẩm ngành hóa chất trong quy mô công nghiệp.
Công việc của kỹ sư hóa học sẽ thực hiện một quá trình cụ thể như:
– Quá trình oxy hóa tức đốt hóa chất để làm ra các hóa chất khác có lợi trong sản xuất, trong cuộc sống của con người.
– Quá trình polyme hóa (chính là quá trình làm ra nhựa), dùng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp.
Vậy những công việc cụ thể mà kỹ sư hóa học có thể phải đảm nhận là gì?
– Nghiên cứu và phát triển những thủ tục, quy trình an toàn cho người tiếp xúc và làm việc với hóa chất độc hại
– Khắc phục sự cố và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình sản xuất
– Đánh giá quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo tuân thủ những quy định an toàn và môi trường
– Nghiên cứu và phát triển những quy trình sản xuất mới, đồng thời cải thiện những quy trình sản xuất cũ
– Thiết kế và lên kế hoạch bố trí các thiết bị
– Thực hiện các xét nghiệm và theo dõi hiệu suất của các quá trình trong sản xuất
– Ước tính chi phí sản xuất cho việc kế hoạch và quản lý
– Xây dựng quy trình để phân tích các thành phần của chất lỏng hoặc chất khí, hoặc để tạo ra dòng điện sử dụng các quá trình hóa học được kiểm soát…
Tuy nhiên tùy từng lĩnh vực và vị trí làm việc cụ thể mà kỹ sư hóa học chỉ phải đảm nhận một số nhiệm vụ chính, không phải kỹ sư hóa học nào cũng phải làm tất cả các công việc trên.
Một số vị trí công việc điển hình như:
– Kỹ sư thiết kế thuộc các Tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tổ chức tư nhân, tổ chức đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực hóa chất, dược phẩm, hàng không, xăng dầu…
– Kỹ sư vận hành tại các nhà máy, khu công nghiệp, Tập đoàn dầu khí…
– Kỹ sư công nghệ tại các Tập đoàn, công ty thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện, công nghệ vật liệu mới như điện tử, năng lượng, polyme…
– Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, xi măng, phân bón…
– Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu tại Viện hóa học, Viện vật liệu, Viện mỹ phẩm…
– Chuyên viên nghiên cứu, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu…
Môi trường làm việc của kỹ sư hóa học như thế nào?
Còn về doanh nghiệp, cơ quan họ có thể làm việc thì rất đa dạng ngành nghề và quy mô. Cơ hội nghề nghiệp của các kỹ sư hóa học là khá lớn và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai khi các ngành công nghiệp nặng và nhẹ ở nước ta đều đang được chú trọng phát triển mạnh bởi các chính sách của nhà nước và sự quan tâm đầu tư mạnh của nhiều đối tác nội – ngoại. Hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn được mở ra nhờ sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, vì thế rất cần các kỹ sư hóa học giỏi và tâm huyết về đầu quân.
Sự thật thì chỉ cần kết hợp sai các chất, hợp chất với nhau sẽ có nguy cơ gây nổ rất cao. Vì thế, một kỹ sư hóa học ngoài trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ còn cần:
– Chịu được áp lực, có trách nhiệm trong công việc
– Kỹ năng phân tích và đánh giá, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản lý và điều hành quy trình sản xuất…
Ms. Công nhân
--- Bài cũ hơn ---
Bằng Kỹ Sư Tiếng Anh Là Gì? Các Vấn Đề Liên Quan Đến Kỹ Sư
Du Học Mỹ Ngành Kỹ Sư Hóa Khác Gì Với Ngành Hóa Học
Giỏi Tiếng Anh Chuyên Ngành Hóa Học
Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Hóa Học Cần Phải Ghi Nhớ
Nêu 5 Ví Dụ Về Tác Dụng Sinh Lí , Tác Dụng Hóa Học , Tác Dụng Từ ?