Top 15 # Dạy Tiếng Việt Ở Lào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Trường Dạy Tiếng Việt Ở Lào

Trường Tiểu học Hữu nghị tại Pakse-Champassak-Lào. Ảnh: Tiến Dũng

Việc dạy học TV ở đây có một ý nghĩa rất lớn, giúp cho con em Việt kiều biết đọc, biết nói và viết được TV. Hầu như gia đình Việt kiều nào ở Pakse nói riêng cũng mong mỏi con cháu nói được TV để không quên quê hương, nguồn cội. Ở Pakse cả 7 xóm người Việt đều có trường mầm non dạy TV. Trường Tiểu học Hữu nghị là trường dạy TV bậc tiểu học duy nhất ở đây.

Do chương trình và SGK như vậy nên trong thực tế, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình, soạn giáo án, thực hiện các hoạt động dạy học theo đúng chương trình quy định. Những giáo trình và tài liệu phương pháp giảng dạy trong nước hiện nay không thể để giáo viên ở đây áp dụng. Giáo viên đứng lớp phải “chẻ” nội dung kiến thức của từng lớp làm đôi và mỗi bài học cũng phải “chẻ” làm nhiều phần để phù hợp với chương trình, lịch học và thời lượng của các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục nước sở tại. Bộ Giáo dục Lào chỉ cho dạy 3 tiết TV/tuần, xem môn TV như một ngoại ngữ. Vì vậy, nhà trường đã linh hoạt, sắp xếp để dạy TV được nhiều nhất bằng cách bố trí những tiết trống hoặc môn phụ để tăng giờ dạy TV lên 6 tiết/tuần. Tuy nhiên kết quả dạy học vẫn chưa như mong muốn.

Toàn trường có 31 giáo viên, riêng bộ môn TV có 9 giáo viên, trong đó, có 2 giáo viên từ Việt Nam sang theo chương trình hợp tác giáo dục của 2 Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam là anh Kiều Kim Ngọc quê Yên Bái và Lê Công Lương quê Thanh Hóa. Mấy năm gần đây, Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho giáo viên dạy TV ở nước ngoài, trong đó có Lào. Bộ đã tổ chức nhiều chương trình (như Chương trình thử nghiệm Tiếng Việt vui) và các lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy TV ở các nước, trong đó giáo viên của Trường Tiểu học Hữu nghị Pakse được tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp dạy TV tại Nghệ An và Quảng Bình trong mấy kỳ hè vừa qua. Tuy vậy để có một chương trình dạy TV phù hợp cho con em Việt kiều ở tất cả các nước không phải là chuyện đơn giản, cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư quy mô của các cấp bộ, ban ngành nước sở tại và trong nước, nhất là sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục các nước, mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực.

Thầy Đặng Công Nhân- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hữu nghị tâm sự: Nếu các em học sinh Việt kiều được tiếp tục học TV ở bậc THCS sẽ tốt hơn. Vì ở bậc tiểu học, các em chỉ đủ khả năng sử dụng TV ở mức tối thiểu.

Những Cô Giáo Việt Nam Dạy Học Ở Lào

Sau một năm dạy hợp đồng ở quê nhà Vĩnh Linh (Quảng Trị), hè năm 2016, thấy Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị thông báo tuyển giáo viên tình nguyện dạy học tại Lào, cô Trần Thị Thanh Huyền đăng ký tham gia. “Lúc em nói đi dạy ở Lào, ba mẹ khóc rất nhiều, lo lắng cho con”, cô giáo 25 tuổi kể.

Từ TP Đông Hà (Quảng Trị), vượt quãng đường 300 km với khoảng 7 tiếng đi ôtô và làm thủ tục, cô Huyền đã đến thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet – nơi cô dạy học ba năm theo hợp đồng với Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet. Cô giáo được phân công dạy âm nhạc tại trường Tiểu học Thống Nhất và trường THCS Hữu nghị Lào – Việt.

“Ban đầu em rất bỡ ngỡ về cách giao tiếp, văn hóa, cả cách tham gia giao thông ở Lào, lại nhớ nhà nữa. Nhưng em không dám về, sợ về rồi không qua lại nên phải sáu tháng sau mới về thăm nhà”, cô Huyền kể.

Cô giáo Việt phải học hỏi từ cách tham gia giao thông, khi qua ngã tư hoặc vòng xuyến phải dừng hẳn xe chờ phương tiện ở đường ưu tiên qua hết, khi không có xe khác ở cách khoảng 50 m mới được đi tiếp. Khi dừng đèn đỏ, cô phải nhường làn bên phải cho xe rẽ và không được bấm còi trong thành phố.

Ngay cả việc nhận diện tờ tiền Lào cũng khó do chỉ có một mặt ghi mệnh giá, trong khi giá cả đắt đỏ hơn Việt Nam. Mỗi lần qua lại Lào, cô Huyền mang theo gạo từ quê nhà để tiết kiệm. Khi không về quê, cô nhờ bố mẹ gửi gạo từ quê sang, qua ba chặng xe mới đến tay.

Khó nhất, theo cô Huyền, là cách giao tiếp với học sinh Lào. Cô giáo phải học hỏi từ những người đi trước, giáo viên Việt kiều cách tổ chức và quản lý lớp học, tự học tiếng Lào. Ban đầu, cô học khẩu lệnh để ổn định lớp, như nói “học sinh”, các em đáp lại “im lặng”, “bé ngoan” – “ngồi đẹp”…

Tự học tiếng qua Internet, nhưng tiếng Lào của người Vientine khác người ở Savannakhet nên khi cô nói học sinh không hiểu. “Cuối cùng em học tiếng từ học sinh, nhiều khi mình nói không đúng còn bị trêu lại”, cô Huyền kể. Đến năm thứ hai, cô Huyền quen với cách dạy ở Lào, năm thứ ba thì thân thiết với học trò.

Giờ đang là năm cuối tình nguyện, cô Huyền phân vân giữa về quê và ở lại. Nửa muốn ở lại vì nhiều cô giáo trong đoàn động viên, vì quá thân thiết với học trò. Năm học tới trường THPT được khánh thành, Hội người Việt Nam tại tỉnh Savannakhet muốn giữ cô ở lại. Nhưng nếu ở lại, cô Huyền lo dang dở việc gia đình, xa cha mẹ và quê hương.

Dạy tiếng Việt tại trường Tiểu học Thống Nhất, cô Đậu Thị Lệ Hải (23 tuổi, quê Cam Lộ, Quảng Trị) cho hay khi mới sang gặp khó khăn về ngôn ngữ và lối sống. Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và Hội người Việt Nam tại Savannakhet, cô dần khắc phục, gắn bó với học trò.

Trong quá trình dạy, cô Hải gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với thầy giáo người Việt dạy ở tỉnh Khammoune (Lào). Hai người cưới nhau đầu năm học 2018-2019. Cô Hải mong muốn ở lại gắn bó lâu dài với học trò Lào.

Hội người Việt Nam tại Savannakhet đã bố trí cho giáo viên Việt Nam ăn nghỉ trong khu nhà của Hội. Những lúc cô giáo ốm đau, thành viên của Hội chăm sóc, đưa đi bệnh viện thăm khám. Khi các cô cần gia hạn giấy tờ để tiếp tục ở Lào dạy học, Hội lại hỗ trợ về mặt pháp lý.

Những dịp lễ lớn, trường học được nghỉ, các cô giáo được người quản lý của Hội đưa đi du lịch, xuất cảnh sang Thái Lan tham quan.

Những nỗ lực của các cô giáo Việt đã được phụ huynh Lào ghi nhận. Chị Mai Thị Kim Yến, Việt kiều thế hệ thứ ba tại Lào, cho biết ngày trước học tiếng Việt qua giáo viên Việt kiều nên nói lơ lớ, không chuẩn. Chị rất mừng khi có giáo viên Việt qua Lào dạy học.

“Tôi cho con học tiếng Việt từ bậc mẫu giáo vì sợ các cháu không biết tiếng, quên mất gốc gác”, chị Yến nói. Đến nay, hai con chị học lớp 4 và 6 đã giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Để giúp con nói nhiều hơn, vào cuối tuần chị Yến gửi con đến chơi cùng cô giáo Việt Nam.

Quê gốc ở Thừa Thiên Huế, chị Nguyễn Thị Cúc cùng chồng trải qua 18 năm buôn bán ở chợ trung tâm TP Kaysone Phomvihane. Con trai út của chị hiện học lớp ba tại Lào, khác với hai con đầu được gửi về quê học tập.

“Thấy các cô giáo Việt Nam sang giảng dạy, cô trò gần gũi với nhau nên gia đình cho cháu học tại Lào luôn”, chị Cúc nói. Đến nay, con trai chị vừa nói sõi tiếng Việt, vừa giao tiếp được bằng tiếng Lào.

Ông Trần Sái, Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Savannakhet, cho hay mong muốn lớn nhất của Hội và bà con Việt kiều là giữ gìn ngôn ngữ cho con em, từ đó vun đắp tình yêu quê hương, văn hóa, truyền thống Việt trong các cháu.

Từ năm 2008, thực hiện hợp tác với Hội người Việt Nam tại Savannakhet (Lào), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cử các giáo viên tình nguyện sang giảng dạy. Môn dạy chủ yếu là tiếng Việt hai cấp tiểu học và THCS, ngoài ra có âm nhạc, thể dục.

Sau 10 năm, có khoảng 50 lượt giáo viên tham gia giảng dạy ở Savannakhet. Mỗi người dạy trong ba năm, khi trở về sẽ được tỉnh Quảng Trị đặc cách tuyển biên chế vào ngành giáo dục.

Hoàng Táo

Dạy Tiếng Việt Ở Lào Và Campuchia Vừa Thiếu Vừa Không Đồng Bộ

Theo kết quả khảo sát tại Vientiane (Lào) và Phnom Penh (Campuchia), hoạt động dạy và học tiếng Việt chủ yếu do các Hội người Việt tổ chức, thông qua việc lập trường, lớp riêng cho con em học. Tuy nhiên, tại các lớp này, học sinh vẫn phải theo chương trình giáo dục của nước sở tại, đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa không đồng đều. Bên cạnh đó, kinh phí duy trì hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, phương tiện dạy học, trả lương cho giáo viên…còn phụ thuộc vào sự đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ kinh phí từ trong nước cho việc dạy và học tiếng Việt chưa nhiều.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban NN về NVNONN xây dựng Đề án “Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020”, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và ngày càng lớn của đồng bào ở nước ngoài, cũng như yêu cầu ngày càng cao của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ông Hùng cho biết.

Ông Hùng (giữa) phát biểu tại Hội nghị.

Hiện Ủy ban đang thực hiện dự án thí điểm “Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt Nam” tại 6 nước: Lào, Campuchia (đại diện các nước láng giềng) Nga, CH Czech (đại diện các địa bàn truyền thống tại châu u), Mỹ và Canada (đại diện khu vực có đông kiều bào nhất) trong năm 2010.

Theo đó, Ban Điều hành Dự án sẽ tiến hành các bước thử nghiệm về công tác dạy tiếng Việt tại các địa bàn nói trên. Các chuyên gia về ngôn ngữ đã đưa ra các phương pháp dạy tiếng Việt cho NVNONN, bao gồm kỹ năng, kiến thức… phù hợp.

Bên cạnh đó, kết quả thí điểm của Dự án sẽ kết hợp với Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Cùng với Vientiane (Lào) và Phnom Penh (Campuchia), Dự án sẽ được tiến hành tại Moscow (Nga), Praha (CH Czech), California (Mỹ) và Toronto (Canada).

Gieo Chữ Việt Trên Đất Lào

Đều đặn mỗi ngày trong những ngày hè, sau bữa sáng vội vã, Bùi Thị Ngọc Ánh – lớp K54A2, khoa sư phạm ngoại ngữ Trường ĐH Vinh – cùng năm tình nguyện viên khác trong đội tình nguyện viên quốc tế Trường ĐH Vinh lại đến Trung tâm Phát triển thanh thiếu niên tỉnh Xiengkhuang (Lào) để chuẩn bị bút, viết cho tiết học mới. “Học trò” là những cán bộ, công chức tỉnh Xiengkhuang.

Theo tiếng đọc chữ cái của “cô giáo” Ngọc Ánh, những “học trò” người Lào rộn rã cả lớp học. Có những từ khó đọc, cần minh họa, Ngọc Ánh lại nhờ tình nguyện viên Lay Yang (tỉnh Savannakhet, lưu học sinh đang học tại Trường ĐH Vinh) phiên dịch để mọi người hiểu và dễ đọc hơn. Những rào cản về ngôn ngữ dường như xóa nhòa bởi sự giảng dạy nhiệt tình, tỉ mỉ của các bạn tình nguyện viên. Cứ thế lớp học tiếng Việt kéo dài tới tận gần trưa mới thôi.

Đây là năm thứ hai Ngọc Ánh tham gia đoàn tình nguyện viên dạy tiếng Việt ở Lào. “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã khó, nhưng đối với người Lào thì khó khăn hơn bởi cách phát âm và ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Lào hoàn toàn khác biệt. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Latin, trong khi tiếng Lào thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, chịu những ảnh hưởng của tiếng Phạn. Khi dạy, ngoài chuẩn bị giáo án thì mình vừa phát âm nhưng cơ thể phải làm rất nhiều động tác tạo hình, thậm chí phải thể hiện bằng hình vẽ trên bảng để người học dễ hiểu hơn” – Ngọc Ánh tâm sự.

Bạn Hoàng Anh Tú – lớp K53, khoa xây dựng Trường ĐH Vinh – kể: “Mỗi ngày đội có nhiệm vụ giảng dạy ba ca sáng, chiều, tối cho gần 100 học viên là học sinh, người dân và cán bộ địa phương. Điều đáng mừng là các học viên rất hào hứng khi được học tiếng Việt và tiếp thu rất nhanh, nhiều người có thể nghe, đọc, viết tiếng Việt cơ bản chỉ sau hơn một tuần học”.

Lớp học dạy tiếng Việt tại tỉnh Xiengkhuang là một trong những hoạt động của đội tình nguyện quốc tế của Đoàn Trường ĐH Vinh tổ chức trong chiến dịch tình nguyện hè. “Đầu tháng 7, 30 tình nguyện viên, trong đó có sáu lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường ĐH Vinh, sang tỉnh Xiengkhuang chia thành năm đội dạy tiếng Việt. Các đội được bố trí chỗ ở gần điểm dạy và tự túc đi chợ nấu ăn, sinh hoạt, dạy học cho khoảng 600 học viên” – bạn Nguyễn Vân Anh, đội trưởng đội tình nguyện, cho biết.

Không chỉ thuần túy dạy học, các tình nguyện viên còn đóng vai trò là những “đại sứ” thiện chí cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào. Lồng vào bài giảng dạy tiếng Việt, các tình nguyện viên giúp học viên tìm hiểu về truyền thống, lịch sử hai nước; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tư vấn, hỗ trợ cho học sinh Lào có nguyện vọng đăng ký học tập tại các trường ĐH ở Việt Nam.

Ngoài ra, đội tình nguyện còn tổ chức thi tìm hiểu quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào bằng cả hai thứ tiếng, từ đó giúp học sinh và nhân dân hai nước hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào.

Anh Tuc La Văn (37 tuổi, huyện Mường Khăm, tỉnh Xiengkhuang) vui vẻ nói năm ngoái khi đoàn tình nguyện viên sang dạy anh cũng theo học nhưng chưa viết, nói rành rọt, nên năm nay khi nghe tin có đoàn tình nguyện viên đến dạy anh rất phấn khởi và đăng ký theo học tiếp. Hết giờ làm là anh đến thẳng lớp học luôn cho “kịp giờ”.

Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Vinh Lê Minh Giang cho biết: “Đoàn trường đã tổ chức sáu đợt tình nguyện viên quốc tế, tổ chức dạy tiếng Việt tại Lào. Kết thúc mỗi khóa học, các học viên về cơ bản đã nắm vững các từ vựng dùng trong giao tiếp hằng ngày để biết cách giao tiếp như chào hỏi, giới thiệu tên tuổi, biết cách hỏi đường và chỉ đường… Đây là hoạt động được Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn Nghệ An ghi nhận và đánh giá cao, góp phần vun đắp thêm tình cảm giữa hai nước”.