Top 8 # Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Ở Nước Ngoài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài

(HNM) – Hơn 40 giáo viên giảng dạy các lớp học tiếng Việt cho kiều bào tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có mặt tại Hà Nội tham gia khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt dành cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài (VNƠNN).

Người Việt Nam không nói được tiếng Việt

Ông Hoàng Đức Hà, Ủy viên Thường trực Trung ương Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại tỉnh Kampot chia sẻ: “Xuất phát từ nhu cầu của bà con, chúng tôi đã mở một lớp dạy tiếng Việt và duy trì trong 5 năm, từ 2009 đến 2014. Tuy nhiên, đến nay lớp học phải tạm dừng vì không có giáo viên dù nhu cầu học tiếng Việt rất lớn. Chỉ một mình tôi là người giảng dạy tiếng Việt cho các em nhưng lại bận nhiều việc. Tôi thấy rất buồn khi thấy phần lớn con em người Việt ở đây không nói được tiếng Việt. Một trong những khó khăn trong giảng dạy tiếng Việt ở đây là không có giáo trình dạy. Đây cũng là lý do khiến tôi về Việt Nam lần này tham dự khóa tập huấn để chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Việt”.

Hơn 40 học viên tham gia lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm.

Cũng gặp phải những khó khăn trên, giáo viên dạy tiếng Việt tại Trường Lạc Long Quân ở Ba Lan, cô Phạm Thị Lan Anh lại trăn trở: “Mặc dù chưa có nghiệp vụ sư phạm nhưng tôi vẫn tham gia giảng dạy tiếng Việt với niềm đam mê gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài. Trường tiếng Việt Lạc Long Quân có lịch sử 15 năm nay, với 5 cấp ở 5 trình độ tiếng Việt khác nhau. Thế nhưng, sử dụng tài liệu nào để giảng và dạy; theo phương pháp nào cho phù hợp với các học sinh đang là trăn trở lớn với các giáo viên dạy tiếng Việt ở Ba Lan nói chung và với Trường Lạc Long Quân nói riêng”. Cô Lan Anh cũng cảm thấy buồn, vì các con từ 5 đến 7 tuổi còn biết nói tiếng Việt. Khi lớn hơn đi học, ra tiếp xúc với môi trường bên ngoài là quên hết tiếng mẹ đẻ của mình.

Tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho người Việt

Đây là năm thứ 3 khóa tập huấn này được Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN Vũ Hồng Nam đánh giá cao sự tham gia, đóng góp của các học viên – những người đang nỗ lực duy trì và gìn giữ ngôn ngữ Việt nơi xa xứ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, từ năm 2004, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã chủ trì và triển khai đề án dạy và học tiếng Việt đầu tiên cho người VNƠNN. Từ những thành công đạt được cũng như để phù hợp với tình hình mới, hiện Bộ đang thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc số hóa nội dung, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kết nối và giảng dạy tiếng Việt, tăng cường tương tác trực tuyến giữa giảng viên và học sinh. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán với nhiều nước để tăng số lượng các quốc gia, các trường đại học dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trên thế giới.

Khóa tập huấn kéo dài từ ngày 10 đến 28-8 tại Hà Nội. Hầu hết các học viên đều mong muốn tìm được phương pháp dạy học và tài liệu chuẩn cho việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Ông Hoàng Đức Hà chia sẻ: “Chúng tôi cảm ơn các cơ quan, ban, ngành trong nước đã tổ chức khóa tập huấn ý nghĩa này. Đây là sự quan tâm của quê hương trong việc duy trì, gìn giữ văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tiếng Việt cho con em chúng tôi ở nước ngoài.

Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài Ở Biên Hòa

với hơn 7 năm kinh nghiệm đào tạo ngôn ngữ, đội ngũ giáo viên đã qua tuyển chọn kĩ càng – ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy, năng động, nhiệt tình, sáng tạo nhận Trung tâm ngoại ngữ SaiGon VinaDẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở BIÊN HÒA.

Thông báo: Hỗ trợ dịch Covid – duy nhất từ 26 – 31/12/2020 , khoá học tiếng Anh, Hàn, Hoa, Nhật học phí còn 290.000đ 1 tháng, tuần 3 buổi, khi đăng ký

Khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài ở Biên Hòa, Đồng Nai: Tính đến nay trung tâm đã mở hàng trăm khóa học tiếng Việt cho người nước ngoài. Khóa học căn bản trong thời gian 3 tháng, mỗi khóa học trung tâm phân chương trình, phân lớp để phù hợp với khả năng của người nước ngoài.

Hình thức học: Lớp học trung tâm, lớp học linh hoạt, lớp dạy cho doanh nghiệp. Trung tâm cũng nhận cung cấp giáo viên đến tận nơi theo yêu cầu của công ty, nhóm, cá nhân.

Chương trình giảng dạy: Chương trình tiếng Việt và văn hoá Việt Nam (từ 03 tháng trở lên); Chương trình tiếng Việt cấp tốc, ngắn hạn (từ 02 tuần trở lên); Các lớp Tiếng Việt chuyên sâu, Tiếng Việt chuyên ngành.

Chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho học viên những bài học thú vị và bổ ích, phù hợp với từng đối tượng học viên cũng như tính cách của mỗi người. Việc dạy chữ không khó, cái khó hơn là làm cho học viên cảm thấy bài học hữu ích và có thể vận dụng vào cuộc nói chuyện hàng ngày, đồng thời tạo niềm vui đến lớp cho mỗi học viên.

Học viên vừa đến lớp để học được kiến thức lại vừa để giao lưu, giải trí. Để đạt được những tiêu chí đó các bạn hãy đến với SaiGon Vina Biên Hòa. Đó là những điều mà đội ngũ giáo viên của trường ngoại ngữ SaiGon Vina đã làm được và sẽ làm tốt hơn thế nữa.

Cơ sở 3: 2A – 2B – 2C Cách Mạng Tháng Tám, P. Quyết Thắng, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai (Ngã 3 Mũi Tàu)

Hoặc liên hệ: 0902 516 288 (Thầy Tuấn – Cô Mai) để được tư vấn chương trình và thời gian khoá dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Biên Hòa, Đồng Nai của Sài Gòn Vina.

Nguồn: https://saigonvina.edu.vn

Nghề Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

30/11/-0001 00:00

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang là nghề “hot” của sinh viên các trường ĐH. Đây là công việc dễ kiếm ra tiền nhưng cũng đòi hỏi sự vượt khó và năng lực cao.

Ba mất sớm, mẹ hay đau ốm lại còn nuôi đứa em đang học phổ thông, ngay từ năm 13 tuổi, Tô Thị Thanh vừa đi học vừa phải phụ giúp bán hàng để nuôi sống mình. Gia đình là người gốc Hoa, khả năng tiếng Trung Quốc của Thanh cũng thuộc hàng “top”.

Ngay từ năm học đầu tiên (Khoa Tiếng Trung, Đại học KHXHNV), cô đã làm gia sư Tiếng Việt cho một người Hoa đang kinh doanh ở Sài Gòn. Cô nhanh chóng chiếm được cảm tình của “học trò” bởi cách truyền đạt dễ hiểu và sự cần mẫn. Thấy kết quả, vị doanh nhân giới thiệu thêm cho cô một đồng nghiệp cũng có nhu cầu học.

Thời gian đầu, Thanh chỉ dạy một tuần ba buổi, mỗi buổi từ 1,5 đến 2 tiếng. Từ lúc có thêm “học trò”, hầu như Thanh không có ngày nghỉ. Thương cho hoàn cảnh cô, cuối tháng các “học trò” bồi dưỡng thêm tiền. Vào cuối kỳ, phải nghỉ dạy ôn thi, cũng được “học trò” ưu ái trả 50% tiền lương.

Thanh cho biết: “Mỗi tháng thu nhập từ nghề dạy tiếng việt cho người nước ngoài cũng xấp xỉ 3 triệu. Số tiền này không chỉ đủ cho mình ăn học mà còn phụ giúp thêm mẹ nuôi em”. Thanh còn bật mí: “Sau khi ra trường, hai vị doanh nhân hứa sẽ xin việc làm cho”.

Sinh viên Phạm Thị Loan đang theo học năm cuối (ngành Hàn Quốc, Đại học KHXHNV), có vóc người nhỏ nhắn, chân phải bị tật, đi lại khó khăn. Bước vào đại học, Loan mới bắt đầu làm quen với Tiếng Hàn nhưng bằng sự chăm chỉ và khả năng bẩm sinh, chỉ hai năm cô đã giao tiếp khá thành thạo.

Phạm Thị Loan (phải) đang giảng bài cho người Hàn Quốc.

Loan tỏ ra khá tự tin: “Nhờ có nghiệp vụ và khả năng về ngoại ngữ nên hầu như em chưa gặp trở ngại nào trong công việc”. Ngoài việc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài, Loan còn hỗ trợ ngôn ngữ cho một phó giám đốc công ty người Hàn Quốc, với mức lương 300 USD/tháng.

Còn Hùng, SV Khoa Công nghệ Thông tin, ĐHKHTN lại có vốn Tiếng Anh khá. Anh được nhận làm “cộng tác viên” cho một công ty nước ngoài, đồng thời “kiêm” cả việc dạy Tiếng Việt cho một vị trưởng phòng kinh doanh người Đức. Riêng khoản lương mỗi tháng cũng trên ba triệu đồng, số tiền này Hùng mua máy tính xách tay và dụng cụ hỗ trợ học tập. Hùng còn khoe: “Thỉnh thoảng còn được theo ông bạn về Đức công tác”.

Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đòi hỏi các gia sư phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và hiểu tường tận về tiếng Việt. Cấu trúc câu và nghĩa trong tiếng Việt phức tạp nên thật không dễ cho cả người dạy và người học. Nhất là những câu thành ngữ, ca dao hay các từ “lóng” của người Việt Nam khi dịch thường bị “rối” nghĩa.

Chẳng hạn với câu “Tôi đến Sài Gòn chỉ mất một giờ thôi” thì người học hay hỏi ngược lại từ “chỉ”, “thôi” là gì? Những trường hợp này, buộc người dạy phải đưa ra nhiều ví dụ tương tự, đồng thời giải thích người ta mới “nuốt trôi” được, Minh Trang, một gia sư “chuyên nghiệp”, chia sẻ về cái khó khi bị “học trò” vặn vẹo…

Tác phong làm việc của người nước ngoài là điều kiện tốt để các gia sư học tập nhưng đồng thời cũng là một thách thức. Nguyễn Thùy Lan, SV Khoa Anh ngữ (ĐH Sư phạm TPHCM), cho biết: “Họ học rất chăm chỉ, tận dụng hết quỹ thời gian. Thậm chí, có người đã 60 tuổi cũng còn học, do đó rất khó chịu nếu chúng ta tới trễ”. Gặp phải những người khó tính, chỉ cần sai giờ một buổi là bị hủy hợp đồng hoặc nhẹ hơn, không tính lương ngày đó.

Một gia sư cho biết: “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lương cao hơn nhưng bị áp lực rất lớn. Có không ít trường hợp, nhất là người Hàn Quốc, Đài Loan… thường tỏ thái độ với “thầy” của mình như những người làm công vậy”. Vì thế, không phải ai cũng làm được gia sư Tiếng Việt cho người nước ngoài.

Theo Quốc Định

Sài Gòn Giải Phóng

Quảng Ngãi: Chàng Rể Nước Ngoài Dạy Tiếng Anh Miễn Phí Cho Trẻ Em

Nói tới vấn đề học tiếng Anh chúng ta đã biết ít nhiều những người góp công sức tổ chức những chương trình miễn phí , dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng quê nghèo.. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ bài viết giới thiệu về anh chàng người nước ngoài dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em ở Quảng Ngãi

Gần 3 năm nay, tại thôn Mỹ Lai (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn luôn duy trì lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong xã do chàng rể Tây tên Bruno Cerigvat (SN 1965, quốc tịch Pháp) giảng dạy. Từ mối lương duyên với người vợ, cũng như thấu hiểu nỗi đau chiến tranh, Bruno xem đây là quê hương thứ hai của mình, nguyện đóng góp nhiều cho trẻ em nơi này, những mong tương lai sẽ tươi sáng hơn.

Dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em

Hôm ấy, Bruno được Trường Mầm non Hoa Cương mời đến giao lưu tiếng Anh trong buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh nhà trường. Còn các lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em địa phương của chàng rể này là ở Trường Tiểu học số 1 Tịnh Khê.

Phần lớn học sinh theo học Bruno là con cháu của những nông dân nghèo ở xã Tịnh Khê. Các em không có điều kiện học ở các trung tâm ngoại ngữ nên được anh dạy miễn phí.

Nói về cơ duyên dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo nơi đây, Bruno bảo, sau khi theo vợ về định cư tại nơi đây một thời gian, anh nhìn thấy những đứa trẻ hiền lành nhưng sống vất vả. Ngoài giờ học, các em phải chăn trâu hay giúp mẹ làm đồng. Bọn trẻ hồn nhiên nhưng thường ngại tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là với người nước ngoài như anh.

Muốn trò chuyện với bọn trẻ, Bruno chỉ còn cách kiên nhẫn đứng ở cổng trường Tiểu học số 1 Tịnh Khê vào giờ tan trường làm quen với các em. Ban đầu là ánh mắt, nụ cười, cái vẫy tay thân thiện. Sau đó, anh hỏi chuyện và ngỏ ý muốn dạy tiếng Anh.

Khó ở chỗ anh là người Pháp, tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ nên muốn giúp các em thì phải nỗ lực gấp đôi người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Thế là anh lục lại vốn tiếng Anh thời phổ thông rồi tự rèn luyện.

Ban đầu, lớp học tiếng Anh của Bruno được tổ chức đơn giản tại nhà cô Cao Thị Bích Lựu, giáo viên Trường Tiểu học số 1 Tịnh Khê. Hàng ngày, anh dạy các em cách phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản ngữ.

Một thời gian sau, Ban giám hiệu Trường Tiểu học số 1 Tịnh Khê biết được việc làm ý nghĩa của anh nên xin thành lập CLB Tiếng Anh Bruno và nhờ anh đảm trách giảng dạy cho học sinh nhà trường.

Đến nay, sau gần 3 năm, CLB Tiếng Anh Bruno ra đời, Bruno đã tổ chức riêng làm 3 lớp tiếng Anh, mỗi lớp khoảng 20 học sinh, học 3 buổi/tuần. Các em chủ yếu là học sinh đang học lớp 3, 4 và 5. Không dạy ngữ pháp theo lối mòn, trong mỗi tiết học, anh đã giúp các em có thêm kiến thức về kỹ năng nghe, nói, giao tiếp thông qua những trò chơi, bài hát vô cùng sinh động.

“Tôi biết cách dạy của mình không hề mới mà nhiều trung tâm ngoại ngữ đã áp dụng từ lâu. Thế nhưng, muốn học các lớp như vậy thì phải mất rất nhiều tiền. Trong khi đó, tôi có thể giúp các gia đình ở đây tiết kiệm một khoản tiền mà con em họ vẫn được học tiếng Anh. Xã Tịnh Khê còn nhiều trẻ em nghèo.

Tôi muốn học sinh Tịnh Khê được học tiếng Anh thuận lợi như học sinh ở các thành phố lớn của Việt Nam mà không phải mất tiền”, Bruno bộc bạch.

Cô giáo Cao Thị Bích Lựu cho biết: “Đám trẻ trong làng ban đầu còn ngại anh Bruno nhưng theo thời gian quen dần. Mỗi khi gặp nhau, Bruno thường chào bọn trẻ bằng cách đưa tay vỗ vào tay các em. Lối chào “phi ngôn ngữ” này xuất hiện khi lũ trẻ chưa học tiếng Anh và vẫn được duy trì đến bây giờ.

Người trong làng bây giờ nghe tiếng đôi tay chạm vào nhau hoặc từ xa thấy hai người chạm tay là biết ngay đó là Bruno cùng các em”.

Quê hương thứ hai

Không phải ngẫu nhiên mà Bruno chọn thôn Mỹ Lai là điểm dừng chân và xem như quê hương thứ hai của mình, để rồi dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo nơi đây. Với anh, mối lương duyên với chị Nguyễn Kiều Chinh (ở thôn Mỹ Lai) là bước ngoặt để anh gắn bó với mảnh đất nơi này.

Trò chuyện với chúng tôi, Bruno bảo mình từng nhiều năm phục vụ trong quân đội Pháp. Sau khi xuất ngũ, anh làm việc ở TP.Lyon. Tại đây, anh giúp nhiều du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam tìm được nơi ăn ở, làm thêm.

Năm 2007, theo lời rủ rê của những sinh viên Việt từng được anh giúp, anh sang mảnh đất hình chữ S này để du lịch, khám phá. Càng đi anh càng thấy mến người Việt Nam năng động và hiếu khách nên quyết định lưu lại lâu hơn.

Lúc đầu, anh tham gia dạy tiếng Pháp tại một trung tâm ngoại ngữ gần Hồ Tây (TP.Hà Nội) rồi vào chúng tôi tiếp tục dạy học ở Trung tâm ngoại ngữ quận Phú Nhuận. Tại nơi này, anh đã quen với cô sinh viên Nguyễn Kiều Chinh.

Trong thời gian yêu nhau, Bruno lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống ở quê người yêu – nơi được biết đến với tên gọi “làng thảm sát”, bởi từng xảy ra vụ thảm sát khi lính Mỹ giết hại 504 thường dân vô tội vào ngày 16.3.1968.

Bruno xúc động kể: “Lần đầu vào phòng trưng bày của khu chứng tích vụ thảm sát, trong ánh sáng nhợt nhạt, tôi nhìn thấy một bảng bia ghi tên người bị giết. Tên nạn nhân cứ dài nối đuôi nhau, hầu hết là người già và trẻ em, tôi thật sự sốc”.

Tiếp xúc và chuyện trò với những người từng mang nặng nỗi đau chiến tranh, Bruno dần thấu hiểu và mong muốn gắn bó với mảnh đất này. Chỉ 2 năm sau đó, Bruno quyết định rời nước Pháp, sang Việt Nam cưới Kiều Chinh và định cư lâu dài ở quê vợ.

Không chỉ dạy tiếng Anh miễn phí ở Tịnh Khê, Bruno còn tham gia luyện tiếng Anh cho trẻ em ở Nhà thiếu nhi TP.Quảng Ngãi, rồi luyện nói cho sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TPHCM chi nhánh ở Quảng Ngãi. Cũng từ nơi này, anh đến với chiến dịch Mùa hè xanh, đi tới những bản làng vùng sâu, vùng xa của huyện Ba Tơ, huyện Sơn Tây của tỉnh Quảng Ngãi.

Sau những giờ phút bận rộn công việc, Bruno thư thả chơi đàn, chăm sóc vườn nhà, tâm tình bên người vợ giữa không gian thanh bình ở làng quê Mỹ Lai. “Tôi thật sự hạnh phúc vì có người chồng giỏi giang, tốt bụng, lúc nào anh cũng lạc quan yêu đời. Anh ví quê vợ là quê hương thứ hai và đặt niềm tin tương lai những đứa trẻ nơi đây rồi sẽ tươi sáng hơn”, chị Kiều Chinh chia sẻ.

Trước khi chúng tôi ra về, Bruno bộc bạch: “Nơi đây thật ấm áp tình người. Đây là quê hương của vợ mà cũng là quê hương thứ hai của tôi”. Thật vậy, sau 8 năm có mặt ở Tịnh Khê, Bruno được người dân trong vùng xem là một cư dân chính hiệu bởi lối sống gần gũi và những việc làm ý nghĩa mà anh thực hiện mỗi ngày.

Theo ông Trương Thanh Thảo – Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết: “Nhờ có anh Bruno, trẻ em nơi này có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài và thực hành nói tiếng Anh được tốt hơn. Địa phương cũng tạo điều kiện thành lập CLB Tiếng Anh Bruno cho anh giảng dạy. Hy vọng, anh sẽ gắn bó và đóng góp nhiều cho trẻ em nơi này”.

Nếu bạn đang ở Hà Nội hoặc Hải Phòng, TPHCM…bạn muốn trình độ tiếng Anh của mình lên nhanh thì bạn có thể tìm tới đơn vị cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín , chi phí thấp

theo báo Lao Động