Top 11 # Dạy Tiếng Mường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Cô Giáo Mường Dạy Tiếng Anh Trên Đất Khách

Tốt nghiệp Đại học xong thì mẹ đột ngột qua đời, một thời gian sau bố cô cũng mất. Cuộc sống chỉ còn ba chị em mồ côi tư nuôi nhau. Cô Đào Thúy Hằng luôn tâm huyết và ghi nhớ lời mẹ dặn “con hãy học để thay đổi chính tương lai và giúp thay đổi tương lai của nhiều trẻ em khác. Khi con đã được sinh ra trên đời này hãy làm những điều có ích cho xã hội vì con chỉ sống có một lần thôi”.

Luôn ghi nhớ lời mẹ dặn, cô Đào Thúy Hằng luôn nỗ lực học tập và làm việc dựa trên đam mê. Đến năm 26 tuổi cô tốt nghiệp Thạc sĩ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh thuộc trường Đại học Victoria của Úc. Năm 2016,cô Đào Thúy Hằng thành lập trung tâm Ngoại ngữ AZ ở Hà Nội với phương pháp hoàn toàn khác biệt so với các trung tâm khác về cả dạy và học. Tiếp đó, đến năm 2018 cô Đào Thúy Hằng đã mở thêm một trung tâm nữa trên chính quê hương mình với hai muc tiêu là tạo việc làm cho những giáo viên có cùng đam mê,chí hướng dẫn dắt thế hệ học sinh vùng quê nghèo thoát khỏi cuộc sống vất vả.

Hình ảnh cô Đào Thúy Hằng tươi cười bên học sinh – con gái diễn viên Nguyễn Quốc Quân

Cô Đào Thúy Hằng cho biết: “thay bằng việc các em phải tìm các phương pháp học sẽ mất nhiều thời gian thì cô là người tìm ra phương pháp từ A – Z các em chỉ cần áp dụng phương pháp. Đội ngũ giáo viên ở trung tâm sẽ truyền cảm hứng và giúp xây dựng lộ trình học cho các em là sẽ đạt được mục tiêu. AZ kết nối chặt chẽ với phụ huynh học sinh sau mỗi buổi học đồng hành cùng các em. Đến khi các em thành công trong việc học thì cũng chính là niềm vui của các cô và của cha mẹ.”

Cái tên trung tâm AZ nghe thật ngắn gọn nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. AZ chia làm hai chương trình chính, một chương trình là bám sát và nâng cao của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam để học sinh tự tin tham gia thi các kỳ thi Đại học, kỳ thi Quốc gia và một chương trình Quốc tế để đạt được các chứng chỉ giúp học sinh tìm được học bổng du học. Trong quá trình giảng dạy cô đã luyện cho rất nhiều học sinh đạt giải và tìm được học bổng để đi du học tại Mỹ, Newzealand, Úc, học bổng châu Á Thái Bình Dương ở Nhật… nhiều học sinh đã đạt được ielts 8.0 đến 8.5 và quay trở lại làm cộng sự cùng Hằng.

Trung tâm AZ của cô chào đón tất cả các em học sinh không phải chỉ có gia đình có điều kiện mới cho con học được mà AZ dành cho cả những gia đình khó khăn vì ở đó luôn có chương trình từ thiện hỗ trợ học phí cho các em.

Cô Đào Thúy Hằng tại buổi khai trương cơ sở I tại 30 Thi Sách- quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.

Hiện tại cô Đào Thúy Hằng cùng các cộng sự đang xây dựng chương trình giảng dạy online với các phương pháp hoàn toàn khác biệt kết hợp cả phương pháp truyền thống và hiện đại với mong muốn sẽ xây dựng được chương trình dạy miễn phí cho các em vùng sâu xa trong cả nước đều có thể giỏi tiếng Anh để tự tin vươn tầm Quốc tế. Khi hỏi về việc làm thế nào để cô làm việc ngày đêm mà không bao giờ nản,cô Đào Thúy Hằng cho biết: “Mình làm việc dựa trên đam mê, làm việc nhưng chưa bao giờ nghĩ mình làm việc mà luôn thấy đó là niềm vui mỗi ngày, còn riêng môn tiếng Anh nếu ai chưa tìm được đam mê thì hãy tự tạo cho mình niềm đam mê để bạn không bị tụt hậu, khả năng con người là vô tận nên hãy cố gắng khai thác và làm hết sức để đạt được mục tiêu”.

Khi gặp người cùng quê, cô Đào Thúy Hằng vẫn nói tiếng Mường để giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cô còn có thể giao tiếp tiếng Nhật, tiếng Trung và cô nói đã tìm ra phương pháp học Ngoại ngữ thì tiếng nào các bạn cũng dễ học thôi.

Cơ sở 1: Số 23/180 Lò Đúc- Hai Bà Trưng-Hà Nội

Cơ sở 2: Khu Tân An 4- TT Yên Lập- Huyện Yên Lập- Tỉnh Phú Thọ

Website: chúng tôi ngoainguaz.com

Hoặc Fanpage: trungtamngoainguaz

Email: daohangazcenter@gmail.com

Cô Đào Thúy Hằng cùng cộng sự luôn sẵn sàng ở đó để hỗ trợ các em, cùng các em đi đến thành công!

Về Thăm Làng Mường Ở Ban Mê… Học Tiếng Mường

Về thăm làng Mường ở Ban mê…

– Một số điều lưu ý :+ Tiếng mường chỉ có tiếng nói “chưa” có chữ viết…+ Đây không phải bài viết chính thống, vì người Mường có nhiều vùng miền chưa thống nhất được cách gọi…

– Một số từ tiếng Mường cơ bản –Dựa vào phiên âm tiếng Mường (một số vùng cơ bản), có nhiều cách nói khác nhau tùy vào từng vùng miền…

Bố = Bố/ EngMẹ = MạngChị = Chị/ CảiEm = ÚnTôi , mình = Ho ( Tôi ( mình) đang học bài = Ho tang học bàiMày, Bạn, = Ja ( mày đi đâu thế ?= Ja ti no à ? , Mày ăn cơm chưa = Ja ăn cơm jua, ….)Nước = Rác ( tác …) vì tùy vùng miềnRuộng = RọngCon Trâu = Con Qlu ( khó đọc không? :)) . nôm na tách ra là Con “cờ lu” nhưng đọc nhanh lên nha âm “cờ” giống như chữ Quờ ấy. Con Qlu , Con Chu :))Cái lược = Cái KhảoMệt = Nhọc ( Tao mệt lắm = Ho nhọc lắm)Đi chơi = Tii dộng ( Tao với mày đi chơi đi ? = Ho phải Ja ty dộng bầy?)Nước = Rác ( Uống nước = Óng rác)Con lợn = Con Cúi ( nhà mày nuôi nhiều lợn không? = Nhà Ja chiếm từ CÚI chăng?đầu gối = Cố lạiăn cơm = ăn cơmđi ngủ = Ty tảy ( Tao đi ngủ đây ? = Ho Ty tảy rá)Mặt trăng = mặt tlăngBuổi chiều = Khuộngđi = Ty ( mày đi đâu thế? = Ja ty no àđẹp = Thốcch (Em đẹp lắm = ún Thốcch lắmRượu = rạoUống = óng ( mày uống rượu không? Ja óng rạo chăng. bao giờ câu hỏi của người Mường cũng kèm theo từ chăng). ( Cháu mời bác uống nước ạ = Cháu mời bác óng rác ạ)Bà = Mệ ( Cháu chào Bà = Cháu Chào Mệ)ông = ÔngCháu = Cháu/ ThônAnh = tứa ( đứa, eng từ eng này nếu chuẩn ra là từ bố nhưng một số vùng dùng từ Eng gọi là Anh, và gọi Bố = Bố như tiếng kinh )Nhiều thế = (Từ nồng)Bụng = lzộng

– Ghép từ như tiếng kinh : các bạn học được các từ Bố mẹ v…. và các từ khác có thể ghép lại thành câu hoàn chỉnh.

1/ Học Từ ANH YÊU EM Tiếng MườngTiếng Kinh: Anh yêu EmTiếng Mường: Tứa ưa ún (một số vùng có thể gọi như sau: đứa ưa ún, eng ưa ún)(Ngoài ra còn một số từ đồng nghĩa với từ Anh yêu Em tiếng Mường nhưng dùng từ trên là nhẹ nhàng và sát nhất. Các bạn có thể nghe qua như: Ho háo ja chẳng hạn, nhưng từ này có vẻ hơi mạnh một chút.Vậy tổng kết từ Anh yêu Em tiếng Mường sẽ có 2 từ để thể hiện– Nhẹ nhàng tình cảm : TỨA ƯA ÚN (ĐỨA ƯA ÚN)– Mãnh liệt : HO HÁO JA

Từ này tùy vào vùng miền sẽ có nhiều cách nói và phát âm khác nhau…

Để Ngôn Ngữ Mường Không “Rơi Rụng”

của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, cho dù được xây cất bằng chất liệu bê tông, cốt thép, nhưng ngày càng có nhiều ngôi nhà sàn (nhà ở truyền thống của người Mường) được dựng lên làm nhà ở, nhà văn hóa thôn, xã. Điều đáng suy nghĩ ở đây là ngôn ngữ Mường (tiếng Mường) đang đứng trước nguy cơ mai một. Tôi đã không khỏi chạnh lòng khi thấy những người mẹ trẻ ở những ngôi làng Mường dạy đứa con thơ bập bẹ tiếng nói đầu đời bằng tiếng Việt không tròn âm sắc. Tiếp xúc trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải uốn lưỡi, gằn âm để nói tiếng phổ thông (tiếng Việt) với con trẻ cho hợp xu thế.

ông Bùi Đức Bình, một người con của đất Mường Kim Bôi hiện đang cư trú ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bày tỏ nỗi buồn trong lần trở về thăm quê gần đây nhất. Bởi ông trò chuyện với các cháu nhỏ trong làng, trong họ bằng tiếng Mường, nhưng các cháu lại đối đáp với bác, ông bằng tiếng Việt có phần lơ lớ về âm sắc. ông Bình chia sẻ: Vợ chồng tôi xa quê đã mấy chục năm nay, sống ở thành phố nhưng vẫn dùng tiếng Mường để trao đổi với nhau hàng ngày và cũng không quên dạy cho các con biết nghe, nói tiếng dân tộc mình. Thế mà khi trở về quê hương lại thấy tiếng Mường “rơi rụng” thế này…!

Thấp thỏm đợi chờ bộ chữ Mường được ứng dụng

Bởi chung dòng ngôn ngữ Việt – Mường, 80% tiếng Mường có thể phiên âm ra tiếng Việt nên việc nhiều gia đình người Mường ở nơi tiếp giáp phố thị hay sống ở thị tứ… chuyển sang nói tiếng Việt cả khi giao tiếp trong gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi đã trở thành xu thế thì đó thực sự là chuyện cần được lưu tâm. Điều đáng mừng là sự lưu tâm đó đã được thể hiện bằng chương trình hành động cụ thể: triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được giao chủ trì triển khai các nhiệm vụ xây dựng bộ gõ chữ Mường, biên soạn sách học tiếng Mường, biên soạn từ điển song ngữ đối chiếu Việt – Mường, Mường – Việt. Đề tài “Xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy – học chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện với mục tiêu xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường, góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Dự kiến, đề tài sẽ phục vụ đông đảo bà con dân tộc Mường, các dân tộc anh em trong tỉnh Hòa Bình.

Thực hiện lộ trình này, năm qua, công tác tuyên truyền về bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình được đẩy mạnh. Đã có hơn 200 tin, bài, ảnh, phóng sự tuyên truyền về bộ chữ dân tộc Mường được đăng tải trên Báo Hòa Bình. Việc sản xuất thêm phiên bản tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử đã tạo được hiệu ứng tốt khi thu hút được 30 vạn lượt người truy cập trong ngày, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường vào đời sống. Đài PT -TH tỉnh đã thực hiện được trên 140 tin, bài, phóng sự và 18 cuộc phỏng vấn về xây dựng bộ gõ, biên soạn tài liệu dạy và học chữ Mường. Thực hiện 318 chương trình phát thanh tiếng dân tộc Mường, 212 chương trình truyền hình tiếng dân tộc Mường… trên sóng phát thanh, truyền hình và Trang thông tin điện tử của Đài PT -TH tỉnh.

Hầu hết các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đã tuyên truyền trong CB,CC, VC và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về bộ chữ dân tộc Mường và chủ trương của tỉnh về dạy tiếng dân tộc Mường. Theo nguồn tin từ sở Khoa học và Công nghọ, đến nay, đề tài xây dựng bộ gõ chữ Mường đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu. Bộ gõ được cài đặt trên nền tảng windown 7, 8, 10, đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dùng. Tài liệu học tiếng Mường cơ sở cho người Mường Hòa Bình cũng đã hoàn thiện. Việc còn lại là đẩy nhanh tiến độ xây dựng bộ gõ chữ Mường, tài liệu học chữ Mường, tài liệu tiếng Mường cơ sở, tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết và tài liệu đọc, hiểu tiếng Mường để đưa vào dạy thử nghiệm trong năm 2018 như dự kiến.

Theo: BaoHoaBinh

Báo Tỉnh Có Phiên Bản Tiếng Mường Cả Năm, Người Mường Ngơ Ngác Chẳng Biết Chữ Gì

Dù được xây dựng từ lâu và thí điểm trên phiên bản điện tử của báo Hòa Bình hơn 1 năm nhưng đa số dân Hòa Bình vẫn chưa hề biết đến sự tồn tại của bộ chữ tiếng Mường dành cho người dân tộc này.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV VTC News tìm đến những nơi tập trung nhiều người dân tộc Mường sinh sống tại Hoà Bình để tìm hiểu. Tuy nhiên, đa số những người được hỏi, từ người Mường đều cho biết, họ chưa từng nghe nói đến bộ chữ này.

Khi PV VTC News mở những bài viết bằng chữ tiếng Mường trên phiên bản điện tử của báo Hòa Bình cho những người này xem, họ cho biết không hiểu được những chữ này. Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn sang bộ chữ cải cách Tiếng Việt của PGS. Bùi Hiền.

Ngơ ngác

Bà Hà Thị Đăng (56 tuổi, người dân tộc Mường), chủ một cửa hàng tạp hóa tại TP. Hòa Bình cho biết, bà chưa bao giờ được nhìn thấy chữ viết của tiếng Mường trước đây: “Tiếng Mường có từ lâu đời nhưng chữ viết Mường thì tôi chưa bao giờ nghe nói tới”.

Khi được PV cho xem các bài viết trên báo Hòa Bình được viết bằng tiếng Mường, người phụ nữ 56 tuổi tỏ ra bối rối, cố gắng đánh vần một số từ “lạ” mà bà chưa từng nhìn thấy trong đời. Theo bà Đăng, chỉ những từ gần giống với tiếng Kinh là bà có thể đọc được, những từ còn lại thực sự đã làm khó bà.

Giống như bà Đăng, ông Phùng Văn Sản (60 tuổi, người dân tộc Mường ở xã Hòa Bình, TP. Hòa Bình) cho biết, ông cũng chưa bao giờ nhìn thấy hay nghe nói về bộ chữ dành riêng cho dân tộc mình. Tiếp xúc với những bài đăng tiếng Mường trên báo Hòa Bình, ông Sản cũng lắc đầu cho biết không thể đọc được dạng chữ này.

Tương tự, nhiều học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) là người dân tộc Mường cũng cho hay, các em chưa từng nghe nói đến bộ chữ cho người Mường. Khi đọc phiên bản điện tử bằng tiếng Mường của báo Hòa Bình, đa số các em đều cho biết không hiểu hết được nội dung các bài viết.

Em Bùi Minh Đức (học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình) chia sẻ, dù là người Mường nhưng em chưa bao giờ nghe nói đến bộ chữ dành cho người dân tộc mình đã được UBND tỉnh Hòa Bình xây dựng và phê duyệt.

Tiếp xúc với những bài báo trên phiên bản tiếng Mường của báo Hòa Bình, nam sinh tỏ ra lạ lẫm và dù cố gắng đọc lại nhiều lần. Em cho biết, mình chỉ hiểu được khoảng 50% nội dung bài báo.

Đặc biệt, với các em nhỏ, thế hệ mà nhiều em dù là người Mường nhưng không còn biết nói tiếng Mường thì việc xuất hiện một bộ chữ tiếng Mường là điều quá xa lạ.

Em Nguyễn Quang Linh (12 tuổi, người dân tộc Mường) lắc đầu tỏ vẻ ngao ngán và cho rằng mình không muốn học và cũng không học nổi chữ viết này khi được PV cho xem một bài báo tiếng Mường trên báo điện tử Hoà Bình.

“Dân mong chờ bộ chữ”

Lý giải cho việc dù bộ chữ Mường đã được xây dựng từ lâu nhưng đa số người dân Mường ở Hòa Bình vẫn chưa biết tới, bà Bùi Kim Phúc – Phó trưởng phòng Quản lý Văn Hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình) thông tin, bộ chữ tiếng Mường là thành tựu của văn hóa Mường. Người dân ở đây cũng rất mong chờ có được bộ chữ này.

Tuy nhiên, bà Phúc cho rằng, những đề án triển khai phổ biến trên diện rộng thế này, cần phải có một bộ tài liệu chuẩn được phê duyệt và nghiệm thu. Bộ tài liệu này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, vì vậy, việc người dân chưa biết đến bộ chữ tiếng Mường là điều dễ hiểu.

“Việc xây dựng bộ tài liệu do Viện Ngôn ngữ chủ trì. Hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình cũng đang mong chờ có được bộ tài liệu chuẩn để triển khai”, bà Phúc nói.

Trong khi đó, ông Hoàng Ngọc Ánh – Trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp – Giáo dục Thường xuyên, Sở GD-ĐT Hòa Bình cho biết, Sở GD-ĐT Hòa Bình mới tiếp cận bộ chữ hồi tháng 7 từ Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển giao.

“Sở GD-ĐT đang làm đề án dạy tiếng Mường trên tỉnh, giai đoạn 2019-2025. Hiện tại, Sở đang bắt đầu xây dựng đề cương để trình UBND tỉnh. Sở GD-ĐT sẽ giao các đơn vị chức năng, hướng là giao cho trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình để triển khai việc nghiên cứu xây dựng khung chương trình, chương trình chi tiết, đề cương bài giảng để giảng dạy.

Trước mắt là giáo viên người Mường, sau đó sẽ rút kinh nghiệm, xây dựng lại chương trình để triển khai rộng hơn”, Trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp – Giáo dục Thường xuyên Sở GD-ĐT Hòa Bình thông tin.

Theo đánh giá của ông Đinh Văn Ổn – Tổng biên tập báo Hòa Bình, việc ra đời bộ chữ riêng dành cho người Mường là kết quả rất đáng ghi nhận, giúp dân tộc Mường lưu giữ được tiếng nói và văn hóa riêng của mình. Không những thế, các cơ quan báo chí cũng rất thuận lợi trong việc đưa những thông tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như ở đời sống xã hội đến với bà con.

Phó Tổng biên tập báo Hòa Bình, ông Đỗ Ngọc Vinh cho biết thêm, cùng với phiên bản tiếng Mường, báo còn có phiên bản tiếng Anh. Kể từ khi 2 phiên bản tiếng Mường và tiếng Anh ra mắt, lượng độc giả truy cập tăng lên gấp đôi so với trước đây.

Tuy nhiên, khi được hỏi chi tiết về lượng truy cập vào trang tiếng Mường, ông Vinh cho hay, báo Hoà Bình chưa có thống kê cụ thể lượng truy cập này.

“Không cần thiết”

Về việc đánh giá hiệu quả và có nên xây dựng một bộ chữ dành riêng cho người Mường hay không, những người Mường được PV VTC News phỏng vấn cho rằng, điều này là không cần thiết vì sẽ làm phức tạp thêm việc học chữ. Họ đồng ý với việc sử dụng chữ viết chung là Tiếng Việt.

Ông Đinh Văn Đài (64 tuổi, người dân tộc Mường, xã Trung Minh, TP. Hòa Bình) cho biết, việc xây dựng bộ chữ dành riêng cho người Mường là điều không cần thiết, bởi người Mường hoàn toàn có thể sử dụng chung chữ viết Tiếng Việt cho nhu cầu của mình.

“Trong thời kỳ hội nhập, người Mường cũng có thể hội nhập với người Kinh về chữ viết, vì vậy, không cần thiết phải có bộ chữ riêng cho người Mường”, ông Đài nói.

Đồng quan điểm với ông Đinh Văn Đài, em Nguyễn Quang Lê (12 tuổi, ở xã Hòa Bình, TP. Hòa Bình) cũng cho biết, em đã quen với cách học tiếng phổ thông, vì vậy, em không mong muốn sẽ có thêm một bộ chữ dành riêng cho người Mường.