Top 7 # Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Ở Kon Tum

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kon Tum đã được triển khai sâu rộng. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chương trình này đã gặt hái được nhiều kết quả.

Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chính thức triển khai từ năm học 2008 – 2009, với 10 lớp dạy tiếng Bahnar tại 4 trường tiểu học Đăk Rơ Wa, Ngọc Bay, Bế Văn Đàn (thành phố Kon Tum) và Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy), với hơn 200 học sinh theo học; 2 lớp dạy tiếng Jrai tại trường tiểu học Ia Chim 1 và Ia Chim 2, cho 49 học sinh.

Dạy tiếng dân tộc cho học sinh từ lúc các em mới bắt đầu đi học.Ảnh: Mộc Thanh

Trong năm học 2009 – 2010, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số tiếp tục được mở rộng tại hai trường tiểu học Hùng Vương và Lê Văn Tám (huyện Sa Thầy), với 48 học sinh. Tiếp tục đưa tiếng dân tộc thiểu số vào giảng dạy, bảo đảm số học sinh người dân tộc thiểu số được học chữ ngày càng tăng, năm học 2013 – 2014, toàn tỉnh Kon Tum đã có 15 trường dạy tiếng dân tộc Bahnar và Jrai, trong đó có 10 trường dạy tiếng Bahnar với 822 học sinh, 5 trường dạy tiếng Jrai với 269 học sinh. Nhìn chung, đến thời điểm này, đa số học sinh theo học đều nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình. Kết quả tổng kết năm học 2013 – 2014: Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trở lên là 98,5%, trong đó khá, giỏi đạt tỷ lệ 53,4%.

Bên cạnh đó, công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng được quan tâm và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đến cuối năm 2013, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã mở được 71 lớp, với 3.449 cán bộ, công viên chức theo học các thứ tiếng như Xơ Đăng, Bahnar, Jrai, Dẻ Triêng. Hầu hết các học viên theo học đều đã phát huy được hiệu quả khi về địa bàn công tác, đã thực sự xóa khoảng cách ngôn ngữ giữa cán bộ, công viên chức với người dân bản địa.

Nhiều giáo trình song ngữ đã được biên soạn để các trò vừa học tiếng Việt vừa học tiếng của dân tộc mình. Mộc Thanh

Bà Phạm Thị Trung, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, khẳng định: Công tác dạy và học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Số học sinh dân tộc thiểu số được xóa mù chữ ngày càng cao, các cán bộ, công chức, viên chức sau khi theo học đã phát huy được hiệu quả trong công tác nắm địa bàn, giao tiếp với người dân bản địa góp phần vào công tác phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở địa bàn.

Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh

Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh còn nhiều khó khăn.

Tỉnh Gia Lai hiện có gần 400.000 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm gần 45%, chủ yếu là học sinh người dân tộc Jrai, Bahnar. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai chương trình dạy tiếng Jrai, Bahnar và coi đây là một môn học tự chọn trong các trường học từ năm 2006 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, số học sinh theo học tiếng dân tộc thiểu số ngày một giảm.

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, năm học 2014-2015, số học sinh theo học tiếng Jrai là 7.117 học sinh với 283 lớp, số học sinh học tiếng Bahnar là 1.101 học sinh với 41 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, số lượng học sinh theo học tiếng Jrai giảm xuống chỉ còn 1.271 học sinh với 48 lớp và 741 học sinh học tiếng Bahnar ở 29 lớp.

Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Krông Pa cho biết: “Em học tiếng Jrai để bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Bà con trong làng đều nói tiếng Jrai nên nếu em không học, sẽ không hòa nhập được với mọi người. Lúc trước, lớp học đông lắm, nay các bạn nghỉ gần hết”.

Lý giải tình trạng học sinh theo học tiếng Jrai và Bahnar giảm mạnh trong khối các trường học, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết: Để đảm bảo việc dạy 2 tiết/tuần của các môn học tự chọn, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, sách, thiết bị, tiêu chuẩn, trình độ người dạy, nhu cầu của người học theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.

Từ năm học 2008-2009, sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Jrai và Bahnar được cấp miễn phí cho các trường học có tổ chức dạy học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, từ năm học 2015-2016, sách không được cấp miễn phí và cũng không được bán trên thị trường.

Các trường muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số phải pho to sách, kinh phí không thu được từ phụ huynh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng không được đào tạo chuyên ngành, chỉ có chứng chỉ tiếng Jrai hay Bahnar.

Ngoài ra, từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày, các trường đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác, để tập trung tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lý do các trường học buộc phải giảm hoặc bỏ dạy tiếng Jrai, Bahnar cho học sinh để có thời gian tăng cường dạy tiếng Việt.

Nhiều trường không đủ điều kiện, khó tổ chức mở lớp do gặp khó khăn về sách giáo khoa, thời lượng bố trí tiết học, nhu cầu của phụ huynh, đội ngũ giáo viên… là những nguyên nhân khiến việc tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc như một môn học tự chọn gặp khó khăn, ông Huỳnh Minh Thuận cho hay.

Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số

Những năm qua, Sở GD&ĐT luôn chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số hứng thú hơn khi tới trường, đồng thời, việc giao tiếp của các em cũng tự tin, dễ dàng hơn.

Tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 5, Trường TH&THCS Đại Dực, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.

Tại huyện Tiên Yên, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non được thực hiện rất tích cực. Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo cho các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền phù hợp với địa phương làm học liệu, phương tiện dạy học. Đồng thời chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập, đặc biệt phát huy hiệu quả góc sách, truyện.

Ông Nguyễn Văn Ty, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, cho biết: “Phòng GD&ĐT huyện còn quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số về các phương pháp, kỹ thuật dạy lớp có học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số. Từ đó, các thầy, cô phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đối tượng trẻ. Mặt khác, Phòng còn động viên khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc của học sinh, trẻ mầm non.

Cụ thể, đối với cấp học mầm non, huyện Tiên Yên đã xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”, xây dựng các tiết mẫu, trao đổi, chia sẻ về phương pháp tăng cường tiếng Việt, triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với cấp tiểu học, với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, 100% trường đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp, như: Giãn thời lượng trong môn Tiếng Việt lớp 1; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thư viện thân thiện; tổ chức ngày hội văn hoá đọc, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”…

Học sinh Trường TH&THCS Hà Lâu tập thể dục giữa giờ.

Không riêng huyện Tiên Yên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số còn được thực hiện ở nhiều địa phương, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà… Các địa phương này đã đẩy mạnh xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí, trong đó quan tâm xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng chú trọng đến công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, hẻo lánh.

Mặt khác, một số địa phương còn tích cực triển khai thực hiện chuyên đề: Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non có đông trẻ em người dân tộc thiểu số. Không chỉ vậy, nhiều địa phương còn quan tâm đến việc bố trí giáo viên là người dân tộc thiểu số tại địa phương, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số…

Theo đồng chí Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT, hiện nay, nhận thức của cộng đồng và phụ huynh về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể. Với trẻ mầm non, cơ bản các em đều có khả năng nắm bắt ngôn ngữ tiếng Việt, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1. Đối với bậc tiểu học, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 có nhiều tiến bộ hơn, đa số các em có khả năng nghe, nói tốt, đáp ứng giao tiếp trong sinh hoạt và yêu cầu học tập.

Lan Anh

Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số

Do vậy, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vấn đề đọc, nói bằng tiếng Việt. Học sinh được chia thành nhóm nhỏ để rèn kỹ năng đọc, viết, tham gia các hoạt động học nhóm, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, các tiết đọc thư viện, hoạt động ngoại khóa… Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh được tăng cường tiếng Việt ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%; các em từng bước tự tin, hòa nhập với tập thể.

Hơn một nửa học sinh tại Trường Mầm non Ninh Tây, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa con em đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Ê đê và Raglai. Việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ luôn là rào cản trong việc truyền thụ, tiếp thu kiến thức trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Từ năm học 2016-2017, Trường Mầm non Ninh Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: tập huấn phương pháp dạy tiếng Việt cho giáo viên, thiết kế môi trường cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với tiếng Việt thông qua đồ dùng, đồ chơi, góc thư viện, hoạt động trải nghiệm thực tế…

Cô Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Tây chia sẻ: Nhờ được tăng cường tiếng Việt nên qua các năm học, trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn.

Huyện miền núi Khánh Vĩnh có 17 trường mầm non với hơn 68% trẻ là người dân tộc thiểu số và 16 trường tiểu học với hơn 81% học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh, từ năm 2016 đến nay huyện có 344 cán bộ, giáo viên người Kinh được bồi dưỡng tiếng Raglai để nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy.

Ông Đỗ Hữu Quỳnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa cho biết, qua 5 năm thực hiện đề án, các cấp ủy, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức về sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Các trường trong dự án coi đây là một trong những giải pháp để duy trì kết quả phổ cập giáo dục tại các địa phương. Thuận lợi về môi trường giao tiếp nên vốn tiếng Việt của học sinh phong phú và nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai đề án như: học sinh nhút nhát, môi trường rèn luyện tiếng Việt còn hạn chế. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các em phải theo cha mẹ lên rẫy. Mặt khác, giáo viên đa số là người Kinh nên gặp khó khăn khi giao tiếp với trẻ và trao đổi với cha mẹ của học sinh.

Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho trẻ đến trường và học 2 buổi/ngày; trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cũng được tăng cường…