Top 3 # Dạy Tiếng Anh Từ Thiện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Chàng Trai 8X Dạy Tiếng Nhật Để Làm Từ Thiện

Luôn bận rộn nhưng chàng trai Nguyễn Công Nguyên, 28 tuổi, vẫn luôn dành thời gian dạy tiếng Nhật cho các bạn sinh viên và dùng nguồn học phí ít ỏi đó để cùng các bạn làm từ thiện.

Miệt mài với nghề giáo

Nguyễn Công Nguyên, 28 tuổi, sinh ra ở vùng đất Tiên Phước (Quảng Nam), hiện anh đang công tác tại một công ty của Nhật Bản tại Đà Nẵng. Bởi từng là sinh viên nên anh hiểu được phần nào về những khó khăn, lo lắng của các bạn sinh viên về ngoại ngữ và việc làm sau khi ra trường.

Với mong muốn giúp các bạn không có điều kiện để đi học tiếng Nhật tại các trung tâm Nhật ngữ, Công Nguyên đã dùng vốn kiến thức 3 năm học tiếng Nhật của mình để mở lớp dạy cho các bạn sinh viên.

Ban đầu anh muốn dạy miễn phí cho những bạn muốn học tiếng Nhật mà điều kiện kinh tế hạn hẹp để ra trường có nhiều cơ hội xin việc làm hơn. Dần dần, rất nhiều người đăng ký tham gia học nhưng hầu như chỉ vì khóa học miễn phí hay muốn thử học cho biết nên rất ít người có đam mê để theo học nghiêm túc.

“Sau khi hỏi ý kiến các bạn học viên, khóa sau tôi đã thu học phí, chỉ 100 nghìn một tháng để những người học có trách nhiệm và sự nghiêm túc trong học tập. Số tiền học phí thu về sẽ được góp lại để dùng để làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”, chàng trai quê Tiên Phước (Quảng Nam) bộc bạch.

Căn phòng rộng khoảng 25m2 thuộc nhà truyền thống của CLB Karatedo anh đang tham gia, nằm cuối đường Nam Cao (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) là nơi Nguyên cùng các bạn học tiếng Nhật mỗi tối.

Tuy không qua một lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm nào nhưng nhìn dáng vẻ anh giảng bài và cách anh chỉ cho từng bạn học, tôi thấy được trong anh những ân cần và nhiệt huyết của một thầy giáo thực sự. 

Công Nguyên miệt mài giảng bài cho các bạn sinh viên.

 Hiện Nguyên đang dạy 3 lớp, mỗi lớp khoảng 15-25 bạn. Học viên theo học chủ yếu là sinh viên Bách Khoa hay Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch, ngoài ra còn có cả những người chuẩn bị đi học, đi làm ở Nhật hay những công nhân tranh thủ buổi tối đi học để trau dồi thêm vốn ngoại ngữ của mình.

Trong quá trình dạy học, Nguyên luôn cố gắng trao đổi với học viên của mình để làm sao truyền cho mọi người sự chăm chỉ và hứng thú học tập. Mỗi khi có học viên xin nghỉ, anh luôn cảm thấy trăn trở, áy náy vì sợ mình dạy nhàm chán mà làm mất đi đam mê học tiếng Nhật của mọi người.

Đình Nhàng (24 tuổi, quê Quảng Nam), đang chuẩn bị đi học ở Nhật, cho biết: “Lớp học của anh Nguyên vui và thoải mái lắm. Anh luôn tìm cách dạy để cho người học dễ tiếp thu nhất. Tôi chỉ mới theo học anh khoảng 3 tháng thôi nhưng anh đã dạy tôi rất nhiều điều, hơn cả những gì bản thân mong đợi”.

Công Nguyên ( thứ 2 bên phải qua) trong vai trò HLV và thành viên BTC giải Kata-Kumite mở rộng của Đại Học Đà Nẵng

“Sống là sẻ chia, cho đi là nhận lại”

Không chỉ là người thầy dạy tiếng Nhật, đối với các bạn sinh viên, Công Nguyên còn như một người anh, người tiền bối đi trước. Anh luôn cởi mở chia sẻ về văn hóa đất nước mặt trời mọc, những kỹ năng và tác phong khi làm việc để giúp các bạn sinh viên có thêm sự hiểu biết và bớt bỡ ngỡ sau khi ra trường, ra đời.

Hàng tháng, Nguyên cùng học viên các lớp tiếng Nhật thường dùng nguồn phí được thu lại khi anh dạy tiếng Nhật để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Đó là tổ chức đi thăm hỏi em Trần Công Phi, học sinh lớp 1, (Thăng Bình, Quảng Nam) bị đa chấn thương do tường đè, hoàn cảnh hết sức thương tâm, tặng quà Tết cho các cụ già khó khăn hay đến giúp đỡ các em mồ côi và những người già neo đơn tại chùa Quang Châu (Hòa Vang, Đà Nẵng),…

Mới đây nhất, ngày 12/4, Nguyên cùng nhóm bạn đã cùng nhau dùng tiền học phí để mua nguyên liệu, phụ các cô nấu hơn 300 suất cháo để phát miễn phí cho những bệnh nhân tại bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. 

Nguyên cùng các học viên đến thăm các em nhỏ tại chùa Quang Châu (Hòa Vang, Đà Nẵng).

 Chị Tâm Phúc (26 tuổi), làm kế toán tại khu công nghiệp Cẩm Lệ, đang theo học tại một lớp tiếng Nhật của anh Nguyên cho biết: “Đối với các bạn sinh viên và những người đi làm như tôi, anh Nguyên là một người đầy nhiệt huyết. Mỗi lần cùng anh và các bạn đi thăm hỏi, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, làm được những điều ý nghĩa, tôi thấy rất vui và tâm hồn thì nhẹ nhàng hơn nhiều”.

Bận rộn với công việc ở công ty rồi còn dạy võ, dạy tiếng Nhật và đi làm từ thiện nên thời gian biểu của Nguyên hầu như kín lịch. Nhưng niềm vui khi được dạy các bạn sinh viên và giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn luôn là nguồn sống của anh. “Sống là sẻ chia, cho đi là nhận lại” là những gì chàng trai này tâm niệm.

                                                      Ly Yên – Báo Tấm Gương

Thông Điệp Thiện Nhơn Từ Chùa Lá

Chùa Lá – Gò Vấp xây dựng đã hai mươi năm, tại địa chỉ 12/2E, đường Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp. Năm 2010 Chùa Lá – Gò Vấp thành lập Trung tâm Ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hóa miễn phí Thiện Nhơn, nhằm giúp các sinh viên nghèo hiếu học của các tỉnh thành trong nước đang theo học đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như các sinh viên nghèo tại địa phương.

Trải qua gần 8 năm, trung tâm duy trì và phát triển, đến nay đã có hơn 60.000 sinh viên theo học miễn phí các ngoại ngữ: Anh – Hoa – Hàn – Nhật – Đức – Pháp. Đã có rất nhiều sinh viên nghèo từng theo học tại trung tâm đạt điểm Toeic 700-900, đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Nhiều sinh viên được phỏng vấn việc làm ở các công ty trong và ngoài nước.

Việc dạy và học của trung tâm đang thuận lợi, gần đây gặp phải khó khăn, trở ngại lớn. Chủ của các lô đất cạnh Chùa Lá-Gò Vấp phân lô sang nhượng xây cất nhà, ngăn cản hết lối ra vào khiến bà con đạo hữu và sinh viên không còn đường vào chùa, phải đi lòng vòng trong các con hẻm nhỏ quanh co và không có chỗ gởi xe. Trước trở ngại, khó khăn này, nhà chùa phải tìm giải pháp gìn giữ Thiện Nhơn nhằm giúp sinh viên nghèo khởi nghiệp bằng việc thương lượng mua lại một căn nhà có mặt tiền trổ ra đường bờ kênh Tham Lương rộng 60m, có chỗ gởi xe, làm lối ra vào và sẽ mở được nhiều phòng học. Căn nhà trị giá 1,1 tỉ đồng. Nếu mua được căn nhà này sẽ tháo gỡ được bế tắc trong đạo hữu và học hành của sinh viên.

Đại diện nhà chùa cho biết, hằng tháng phải chi phí tiền lương cho giáo viên trong trung tâm từ 30 triệu đến 50 triệu, nên hiện giờ nhà chùa không đủ kinh phí để mua ngôi nhà đó. Trong bối cảnh Thiện Nhơn gặp trở ngại lớn, phật tử Đồng Hoàng Cang đã cho mượn “sổ hồng” để vay ngân hàng được 500 triệu, còn lại 600 triệu. Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam đại diện Chùa Lá – Gò Vấp bày tỏ ngưỡng mong quý nhà hảo tâm hỷ cúng ít, nhiều, chung tay góp sức cùng nhà chùa tháo gỡ khó khăn, khắc phục trở ngại, hướng tới Thiện Nhơn.

Địa chỉ liên hệ: Thích Nhuận Tâm

Địa chỉ Chùa Lá: 12/2E Quang Trung, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. Sài Gòn.

Số điện thoại: 090191444

Email: chualagovap@yahoo.com

Website: chualagovap.org.vn

Chủ tài khoản: Huỳnh Kính (Thích Nhuận Tâm)

Số Tài khoản: 0102183041 Ngân hàng Đông Á, Phòng giao dịch Quang Trung.

Nên đọc

Cập Nhật Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Về Gia Đình Hoàn Thiện Nhất

Từ vựng tiếng anh về các thành viên trong gia đình

Từ vựng tiếng Anh về các kiểu gia đình

Từ vựng về các mối quan hệ trong gia đình

Những cụm từ tiếng Anh về gia đình thông dụng

Ví dụ: They were brought up by their grandparents.

Ví dụ: When I grow up, I want to be a teacher.

Khi lớn lên, tôi muốn làm giáo viên.

Ví dụ: Looking after a baby is a hard work.

Chăm sóc trẻ nhỏ rất vất vả.

Ví dụ: They have just got married.

Ví dụ: He finally proposed to Lisa after 6 years together.

Cuối cùng thì anh ấy cũng cầu hôn Lisa sau 6 năm yêu nhau.)

Ví dụ: Mary has just given birth to a lovely boy.

Mary vừa mới sinh một bé trai xinh xắn.

Ví dụ: Everyone says I take after my father.

Ai cũng bảo tôi giống hệt bố tôi.

Ví dụ: White skin runs in my family.

Gia đình tôi ai có làn da trắng.

Ví dụ: He and I have many things in common, for instance, we both love mountain climbing.

Tôi với anh ấy có rất nhiều điểm tương đồng, ví dụ, chúng tôi đều thích leo núi.

Ví dụ: My daughter and son never get along with each other.

Con gái và con trai tôi chẳng bao giờ hòa hợp với nhau cả.

Ví dụ: When are you going to get married and settle down? You are 36!

Khi nào thì con định lập gia đình và ổn định cuộc sống? Con 36 tuổi rồi đấy!

Ví dụ: My family get together once a month.

Gia đình tôi tụ họp mỗi tháng một lần.

Ví dụ: Mom told me off for making my brother cry.

Tôi bị mẹ la mắng vì làm em khóc.

Ví dụ: Tim left home after falling out with his parents.

Tim bỏ nhà ra đi sau khi cãi nhau với ba mẹ.

Ví dụ: You still haven’t made up with him?

Một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh về gia đình

Have you got a big family?: Bạn có 1 gia đình đông người chứ?

How many people are there in your family?: Gia đình của bạn có bao nhiêu người?

Have you got any brothers or sisters?: Bạn có người anh hay người chị nào chứ?

There are five people in my family: Gia đình tôi có 5 người

What’s your sister name?: Tên chị gái của bạn là gì?

What’s your brother name?: Tên anh trai của bạn là gì?

May i have her name?: Tôi có thể biết tên cô ấy được chứ?

How’s the family?: Gia đình bạn thế nào?

How’s everybody doing?: Mọi người đều khỏe cả chứ?

Bài viết miêu tả về gia đình bằng tiếng Anh

Let me tell you something about my family.

My father is forty-eight. My mother is forty-four. My father has his own business(an export business). My mother helps him with the business. I have a younger sister. She is eight years old. She is studying in primary school. Then there’s me. I am twenty-two. I am in my end year at university. My family usually spend our weekend nights in a restaurant. Wherever I go, I will always come back to my family. I know they are my loved ones.

Dịch: Hãy để tôi kể cho bạn nghe về gia đình của tôi.

Bố tôi bốn mươi tám tuổi. Mẹ của tôi bốn mươi bốn tuổi. Bố tôi có công việc kinh doanh riêng (1 doanh nghiệp làm về xuất khẩu). Mẹ của tôi giúp ông ấy kinh doanh. Tôi có một người em gái. Em năm nay tám tuổi rồi. Em đang học tại một trường tiểu học. Sau đó là tôi, tôi hai mươi hai tuổi, đang học năm cuối tại trường đại học. Gia đình tôi thường dành những buổi tối cuối tuần tại nhà hàng. Dù có đi bất cứ nơi đâu, tôi vẫn sẽ mãi luôn trở về với gia đình. Tôi biết rằng họ sẽ mãi là những người thân yêu của tôi.

1. Đặt câu với từ cần học

Bạn vận dụng càng hiểu giác quan vào việc học, bạn sẽ càng nhớ kiến thức lâu hơn. Việc nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ giúp chúng ta hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, từ đó tạo sự kết nối trong não bộ.

Hãy sử dụng ứng dụng ghi âm trong điện thoại và ghi lại cách mình phát âm các từ đang học, mỗi từ lặp lại 2-3 lần. Bạn có thể lưu bản ghi âm này và nghe mọi lúc mọi nơi, thậm chí nghe trong lúc ngủ!

3. Làm flashcards, ghi chú

Flashcards là cách phổ biến để học từ mới. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ nhiều màu sắc và dán chúng ở nơi mà bạn thường xuyên nhìn. Nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan, vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ là một cách hay.

Hàng ngày, hãy mang những chiếc flashcard của bạn ra và ôn tập một lượt.

Việc bạn học từ vựng ngày hôm nay nhưng lại quên ngay ngày hôm sau là điều hoàn toàn bình thường.

Trong tiếng Anh cho câu: ” Practice makes perfect” – Thực hành chính là chìa khóa của thành công. Trước khi học được bất kỳ điều gì đều yêu cầu quá trình luyện tập, lặp đi lặp lại.

Mỗi ngày, hãy đặt ra 30 phút để học từ vựng. Lặp lại đi lặp lại các từ mình đã học, đó chính là cách tạo ra phản xạ với ngôn ngữ!

Cải Thiện Ngữ Pháp Tiếng Anh Như Thế Nào?

1. Đọc thật nhiều tài liệu tiếng Anh

Nếu bạn không thường xuyên đọc tiếng Anh, hãy thực hiện ngay ngày hôm nay. Nhiều bạn thường nghĩ rằng: “Tôi phải biết ngữ pháp thì tôi mới hiểu được tiếng Anh”. Và khó khăn mà họ gặp phải luôn là vấn đề về ngữ pháp của mình và cũng chẳng bao giờ đụng đến tài liệu tiếng Anh để đọc.

Đọc và luyện nghe tiếng Anh nhiều sẽ giúp bạn dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh mà không cần suy nghĩ hay học thuộc các công thức ngữ pháp phức tạp.

2. Học đến đâu dùng ngay đến đó

Đừng cố gắng học hết ngữ pháp nhanh thật nhanh. Căn bản đến ngay người bản xứ cũng không nắm rõ hết ngữ pháp. Thay vì học nhiều mà mơ hồ, học xong lại quên thì hãy tập trung vào việc sử dụng tốt những gì mình đã học. Cứ học từ từ, chậm mà chắc!

3. Viết tiếng Anh thật nhiều

Nếu bạn chỉ quen học ngữ pháp theo kiểu làm tập ngữ pháp theo kiểu đánh trắc nghiệm, điền từ vào chỗ trống, … thì vẫn chưa đủ. Viết tiếng Anh sẽ là cách làm thông minh và hiệu quả nhất để bạn vận dụng thành thạo những cấu trúc mà mình đã học. Không những vây bạn còn luyện tập được phần từ vựng và sử dụng chúng linh hoạt hơn.

4. Ngữ pháp không phải là tất cả

Ngữ pháp là một phần giúp bạn có thể đọc và viết tốt hay là hỗ trợ cho việc nghe, nói. Quan trọng hơn là có sự hiện diện trong các kì thi. Tuy vậy, bạn đừng để ngữ pháp làm “ám ảnh”. Suy cho cùng, mục đích bạn khi học một ngôn ngữ là để giao tiếp với người ngoại quốc, khiến họ hiểu những gì mình nói chứ không phải là trở thành một nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ pháp. Học làm sao bạn viết mà người khác hiểu bạn đang nói gì và người khác nghe, hiểu những gì bạn nói thì bạn đã thành công trong việc sử dụng tiếng Anh rồi. Một vài điểm thiếu sót về ngữ pháp không là vấn đề gì. Theo thời gian những vấn đề đó sẽ được khắc phục nếu bạn thực hiện các cách học ở trên.