Top 12 # Chương Trình Dạy Tiếng Khmer Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Lienminhchienthan.com

Nội Dung Học Phần Phương Pháp Dạy Học Tiếng Khmer Trong Chương Trình Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Khmer

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Khmer trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer được quy định tại Tiết b Tiểu mục 3 Mục IV Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Nội dung học phần phương pháp dạy học tiếng Khmer trong Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer bao gồm:

– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer:

+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Khmer như ngôn ngữ thứ nhất;

+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer theo đường hướng giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Khmer, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer;

+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Khmer theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Khmer theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;

+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Khmer;

+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).

– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Khmer

+ Dạy luyện từ và câu tiếng Khmer: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Khmer phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Mục Tiêu Cụ Thể Chương Trình Bồi Dưỡng Giáo Viên Dạy Tiếng Khmer

Mục tiêu cụ thể Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer được quy định tại Tiểu mục 2 Mục I Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer ban hành kèm theo Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo đó:

Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:

a) Về kiến thức:

– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Khmer nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;

– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;

– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Khmer; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học.

b) Về kỹ năng:

– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;

– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Khmer; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ; kỹ năng vận dụng sáng tạo kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học;

– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Khmer phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.

c) Về thái độ:

– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học tiếng Khmer;

– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Khmer;

– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Chương Trình Giảng Dạy – Readingstar

KHÁI NIỆM 1 NĂM – 1 LỚP LÀ GÌ?

1 NĂM – 1 LỚP là mục tiêu đào tạo mà phương pháp giảng dạy của Trung Tâm Anh Ngữ ReadingStar hướng tới. Tại ReadingStar, học sinh đạt mục tiêu 1 NĂM – 1 LỚP nhờ vào chương trình học dựa trên Nền Tảng Đọc kết hợp với hệ thống thư viện được sắp xếp theo cấp độ cụ thể. Chúng tôi cẩn trọng đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh để xếp các em vào trong các lớp phù hợp nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy để khích lệ học sinh và tạo ra môi trường học lấy học sinh làm trung tâm. ReadingStar sử dụng hệ thống đánh giá theo chuẩn quốc tế như TOEFL, IELTS để giúp học sinh đạt được thành quả trong tập được quốc tế công nhận.

Sau mỗi năm học theo chương trình giáo dục ReadingStar, khả năng đọc và sự tiến bộ trong tất cả các kỹ năng tiếng Anh của học sinh sẽ tương đương một niên khóa theo tiêu chuẩn giáo dục Hoa Kỳ.

Biểu đồ đường cong: 1 NĂM – 1 LỚP

Mỗi cấp độ được chia ra thành nhiều bậc học nhỏ (học kỳ) kéo dài 3 tháng. Những học sinh hoàn thành tất cả các lớp học theo lộ trình sẽ được chuyển tiếp lên cấp độ cao hơn nhằm đạt được những tiến bộ và trình độ tiếng Anh như một học sinh Hoa Kỳ ở cùng cấp lớp. Với sự tận tâm và khả năng chuyên môn cao, ReadingStar có thể thực hiện được mục tiêu đầy thách thức này thông qua Chương trình Đọc Chuyên Sâu và Chương trình Đọc Mở Rộng.

Chương trình Đọc Mở Rộng được thực hiện bởi chính học sinh. Mục đích chính của chương trình Đọc Mở Rộng là tăng cường số lượng sách mà học sinh cần đọc và giúp các em nâng cao kỹ năng đọc trôi chảy. Bằng việc đọc một số lượng lớn sách phù hợp với trình độ, học sinh vừa cải thiện kỹ năng đọc, vừa trau dồi vốn từ vựng và cách hành văn của các nước bản ngữ.

Việc kết hợp Chương trình Đọc Chuyên Sâu và Đọc Mở Rộng là phương pháp giúp ReadingStar khám phá và phát huy hết tiềm năng học tiếng Anh của học sinh.

Chương Trình Giảng Dạy Khối Mầm Non

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MẦM NON

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Chương trình Quốc tế: Học sinh được giáo dục theo tiêu chuẩn và chương trình của Nhật Bản, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh. Tiếng Nhật được dạy song song như tiếng mẹ đẻ; tiếng Anh học 4 – 5 tiết /tuần cho các độ tuổi 3,4 và 5, do giáo viên bản ngữ dạy.

Chương trình Song ngữ: Học sinh được giáo dục theo tiêu chuẩn và chương trình của Nhật Bản, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Anh học 8 tiết /tuần, do giáo viên bản ngữ dạy.

II. CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Trong giáo dục Mầm non chúng ta cần đạt được 15 mục tiêu trong 5 lĩnh vực cụ thể như sau:

1. Lĩnh vực “biểu hiện”

1.1.Trẻ có sự nhạy cảm phong phú đối với cái đẹp của rất nhiều sự vật;

1.2.Trẻ thích thú tự mình biểu hiện những điều cảm nhận được và suy nghĩ ra;

1.3.Làm phong phú những hình dung thông qua sinh hoạt trong cuộc sống và hứng thú với rất nhiều những biểu hiện.

2. Lĩnh vực “mối quan hệ với con người”

2.1.Trẻ vui vẻ với sinh hoạt trong trường mẫu giáo và cảm nhận cảm giác thỏa mãn đối với việc hành động bằng sức lực của mình;

2.2.Trẻ thân thiện với những người gần gũi xung quanh, khắc sâu thêm mối quan hệ để trẻ có tình cảm và cảm giác tin tưởng hơn;

2.3.Trẻ có được những tập quán và thái độ được kỳ vọng trong sinh hoạt xã hội.

3. Lĩnh vực “ngôn ngữ”

3.1. Trẻ cảm nhận được sự thích thú trong việc biểu hiện tâm trạng của mình bằng ngôn ngữ;

3.2.Trẻ cảm nhận được niềm vui lắng nghe ngôn ngữ, câu chuyện của người khác, nói lên những việc mình đã trải qua và những suy nghĩ của mình và cùng nhau truyền đạt với nhau những việc đó;

3.3.Cùng với việc trẻ biết được những ngôn ngữ cần thiết trong cuộc sống, trẻ thấy thân quen với Ehon và những câu chuyện và đồng điệu về tâm hồn với giáo viên và bạn bè.

4.1. Trẻ thấy thân thuộc với môi trường xung quanh và có hứng thú cũng như quan tâm đến rất nhiều những hiện tượng thông qua việc tiếp xúc với tự nhiên;

4.2. Trẻ tự bản thân mình tiếp xúc với môi trường xung quanh, suy nghĩ và thích thú với những phát kiến và có ý định áp dụng những điều này vào cuộc sống;

4.3.Thông qua việc trẻ, suy nghĩ và xem những hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ sẽ có rất nhiều cảm giác về tính chất, số lượng của vật cũng như chữ viết.

5.1. Trẻ hành động vui vẻ, thoải mái và cảm nhận được cảm giác đầy đủ;

5.2. Trẻ vận động cơ thể nhiều và tự mình tích cực muốn vận động;

5.3. Trẻ có tập quán, thái độ cần thiết cho cuộc sống sức khỏe và an toàn.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG

NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ

1. Để đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, Trường Quốc tế Nhật Bản cam kết:

1.1 Đảm bảo không nhận quá số trẻ theo qui định.

1.2. Đảm bảo có đủ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo đúng qui định.

1.3. Xây dựng chế độ vệ sinh hàng ngày, hàng tuần và thực hiện nghiêm túc ở các khu vực: nhóm, lớp, phòng vệ sinh và các khu vực xung quanh.

1.4. Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ: Xây dựng thực đơn hàng tuần có đủ 4 nhóm thức ăn, không cắt bớt món ăn và món ăn không đảm bảo chất lượng như thực đơn; tuyệt đối không xâm phạm tiền ăn của trẻ dưới bất cứ hình thức nào; đảm bảo an toàn cho trẻ khi ăn.

1.5. Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo mua thực phẩm an toàn.

1.6. Tạo môi trường sống và học tập an toàn cho trẻ, đặc biệt chú trọng phòng bệnh, phòng dịch như: không khí trong lành, đủ ánh sáng, không ẩm thấp, không có vật trung gian gây bệnh (ruồi, muỗi, chuột); trang bị bàn ghế phù hợp với lứa tuổi và tầm vóc của trẻ, đảm bảo trang bị đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ.

1.7. Tạo mọi điều kiện, nhiều cơ hội cho trẻ phát triển thông qua hoạt động, giao tiếp, vui chơi, tuyệt đối không áp đặt, gò bó trẻ; không dạy trước chương trình lớp 1.

1.8. Không xúc phạm thân thể và nhân phẩm trẻ dưới bất cứ hình thức nào; thương yêu, tôn trọng trẻ.

1.9. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ được khám sức khỏe định kỳ theo qui định.

2. Thời gian biểu trong ngày:

2.1. Lớp 3 tuổi:

7.30′ Đón học sinh

8.00′ Ăn sáng, Vui chơi tự do, Chuẩn bị cá nhân

9.00′ Chào buổi sáng. Giáo viên đọc sách Ehon

9.30′ Vận động theo nhịp điệu

11.00′ Chuẩn bị ăn trưa.

11.15′ Ăn trưa.

12.00′ Dọn dẹp, Thay đồ, Đánh răng, Giáo viên đọc sách ehon.

12.30′ Ngủ trưa.

14.00′ Thay đồ

15.00′ Ăn nhẹ.

15.15′ Tập trung kết thúc giờ học. Giáo viên đọc sách ehon.

15.30′ Trả trẻ/ Hoạt động tập thể.

17.00′ Kết thúc.

2.2. Lớp 4 – 5 tuổi:

7.30′ Đón học sinh.

8.00′ Ăn sáng/ Vui chơi tự do/ Chuẩn bị cá nhân.

9.00′ Chào buổi sáng (Hoạt động phân công nhiệm vụ, Thời gian phát biểu). 9.30′ Vận động theo nhịp.

11.20′ Chuẩn bị ăn trưa.

11.45′ Ăn trưa.

12.15′ Dọn dẹp, Thay đồ, Đánh răng, Giáo viên đọc sách ehon.

12.45′ Ngủ trưa.

13.45′ Thay đồ.

14.00′ Hoạt động học tập – vui chơi (Vận động/bơi, Tiếng Anh, Tạo hình/Vận động, Đi dạo/Sinh nhật, Trò chơi truyền thống, Nấu ăn, Đọc nghe sách ehon).

15.45′ Ăn nhẹ, Dọn dẹp, Vệ sinh.

16.00′ Tập trung kết thúc buổi học, Giáo viên đọc sách ehon.

16.15′ Trả trẻ, Hoạt động tập thể.

17.00′ Kết thúc.

3. Chương trình học tập đã thực hiện năm học 2016-2017:

3.1. Đối với lớp 3 tuổi(từ tháng 9 đến tháng 12):

Chương trình học lớp 3 tuổi năm học 2016-2017 ( từ tháng 01 đến tháng 5):

Chương trình học lớp 3 tuổi năm học 2016-2017 ( từ tháng 6 đến tháng 8):

3.2. Đối với lớp 4 – 5 tuổi(từ tháng 9 đến tháng 12):

Chương trình học lớp 4 – 5 tuổi năm học 2016-2017 ( từ tháng 01 đến tháng 5):

Chương trình học lớp 4 – 5 tuổi năm học 2016-2017 ( từ tháng 6 đến tháng 8):

4.1. Thời gian học:

4.2. Giáo trình: Welcome to Our World (1, 2, 3) (National Geography).