Lý thuyết ôn tập học kì 1 lớp 7 môn tiếng Anh chi tiết nhất
Cấu trúc tiếng Anh học kì 1 lớp 7 năm 2020
I. Thì hiện tại hoàn thành – The present perfect tense
1. CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH 1.1. Khẳng định: S + have/ has + V/PII
CHÚ Ý:
– S = I/ We/ You/ They ( chủ ngữ số nhiều)+ have
– S = He/ She/ It ( chủ ngữ số ít)+ + has
Ví dụ:
– I have graduated from my university since 2012.
(Tôi tốt nghiệp đại học từ năm 2012.)
– She has lived here for one year.
(Cô ấy sống ở đây được một năm rồi.)
1.2. Phủ định: S + haven’t / hasn’t + V/PII
Câu phủ định trong thì hiện tại hoàn thành ta chỉ cần thêm “not” vào sau “have/ has”.
CHÚ Ý:
– haven’t = have not
– hasn’t = has not
Ví dụ:
– We haven’t met each other for a long time.
(Chúng tôi không gặp nhau trong một thời gian dài rồi.)
– He hasn’t come back his hometown since 1991.
(Anh ấy không quay trở lại quê hương của mình từ năm 1991.)
1.3. Câu nghi vấn: Have/ Has + S + V/PII ? Trả lời: Yes, S + has/ have No, S + hasn’t/ haven’t
Ví dụ:
– Have you ever travelled to America? (Bạn đã từng du lịch tới Mỹ bao giờ chưa?)
Yes, I have./ No, I haven’t.
– Has she arrived London yet? (Cô ấy đã tới Luân Đôn chưa?)
Yes, she has./ No, she hasn’t.
2. CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH 2.1. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Ví dụ:
– I have worked for this company since 2010. (Tôi đã làm việc cho công ty này từ năm 2010)
Ta thấy sự việc “làm việc cho công ty này” bắt đầu từ năm 2010 là thời gian trong quá khứ kéo dài đến hiện tại (đến nay vẫn đang làm việc ở đây) và còn có thể tiếp tục trong tương lai.
– She has taught English for 2 years. (Cô ấy đã dạy tiếng Anh được 2 năm rồi.)
2.2. Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ nhưng không xác định, và muốn nhấn mạnh vào kết quả.
Ví dụ:
– I have met her several times. (Tôi gặp cô ấy vài lần rồi.)
Ta xác định được việc “gặp cô ấy” đã bắt đầu trong quá khứ nhưng không rõ là bao giờ, và biết được kết quả là đến hiện tại là “gặp được vài lần rồi”. Vì vậy ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành.
– She has written three letters for her friend. (Cô ấy đã viết được 3 lá thư cho bạn của mình.)
3. Dấu hiếu nhận biết
– just, recently, lately (gần đây, vừa mới), before (trước đây), already (rồi), ever (đã từng), never (không bao giờ, chưa bao giờ)
– for (trong khoảng), hoặc dùng for trước danh từ chỉ quãng thời gian: for six days (khoảng 6 ngày), for a year (khoảng 1 năm), for a long time (khoảng một thời gian dài),…
– Những trạng từ như ever, never, already thường đứng trước quá khứ phân từ.
– Những trạng từ như yet, once, twice, three times, a few minutes, several times, many times, so far, already thường đứng cuôì câu.
II. Thì Quá khứ đơn – The past simple tense
1.1) Dạng quá khứ đơn của động từ “to be”
* “to be” có nghĩa là: thì, là, ở
1.2) Dạng quá khứ đơn của động từ thường 1.3. CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN Dùng để diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Ví dụ:
– They went to the concert last night. (Họ đã tới rạp hát tối hôm qua.)
– The plane took off two hours ago. (Máy bay đã cất cánh cách đây 2 giờ.)
1.4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN.
Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ:
– yesterday (hôm qua)
– last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái
– ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …)
– when: khi (trong câu kể)
1.5. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ Ở QUÁ KHỨ 1. Ta thêm “-ed” vào sau động từ:
– Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ.
– Ví dụ: watch – watched
turn – turned
want – wanted
* Chú ý khi thêm đuôi “-ed” vào sau động từ.
Ví dụ: type – typed smile – smiled agree – agreed
Ví dụ: stop – stopped shop – shopped tap – tapped
+ Động từ tận cùng là “y”:
– Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.
Ví dụ: play – played stay – stayed
– Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.
Ví dụ: study – studied cry – cried
2. Một số động từ bất quy tắc không thêm “ed”.
Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.
Một số ví dụ: do-did, go-went, …
III. Thì Tương lai đơn – The Future Simple tense
1. Cấu trúc
Lưu ý: Người Anh dùng I will/ I shall và we will / we shall với nghĩa như nhau để nói về tương lai, nhưng shall ít được dùng hơn will. Shall thường dùng trong lối văn trang trọng hoặc trong lời đề nghị và lời gợi ý.
Ex: We shall see him at the meeting tomorrow.
(Ngày mai chúng tôi sẽ gặp anh ấy tại cuộc họp.)
Trong tiếng Anh của người Mỹ (American English) shall thường được dùng để nói về thời gian trong tương lai.
2. Dấu hiệu nhận biết thì
Các trạng từ chỉ thời gian dùng trong thì tương lai đơn:
– someday (một ngày nào đó),
– soon (chẳng bao lâu nữa),
– next + time: tới, đến (next week: tuần tới; next month: tháng tới; next year: năm tới, next Sunday: chủ nhật tới),
– tomorrow: ngày mai (tomorrow night: tối mai; tomorrow morning: sáng mai), tonight: tối nay; in 2 days: 2 ngày nữa,…
3. Cách dùng:
Thì tương lai đơn thường được dùng để:
a) Diễn đạt ý kiến, sự chắc chắn, sự dự đoán của người nói về một điều gì đó trong tương lai.
Ex: You may go now. They will not see you.
Bạn có thể đi bây giờ. Họ sẽ không gặp bạn.
I’m sure she’ll send you a Christmas card next Sunday. Tôi chắc rằng cô ấy sẽ gửi thiệp Giáng sinh cho bạn vào Chủ nhật tới.
b) Đưa ra quyết định ngay tức thì khi ta quyết định hoặc đồng ý làm điều gì đó ngay lúc đang nói (will không được dùng để diễn đạt quyết định sẵn có hoặc dự định).
Ex: There’s a post office over there. I’ll buy some stamps.
(Ở kia có bưu điện. Tôi sẽ mua một vài con tem.)
I am so hungry. I will make myself a hamburger.
(Tôi đói bụng quá. Tôi sẽ tự đi làm cho mình cái bánh mì kẹp thịt.)
c) Đưa ra lời yêu cầu, lời đề nghị và lời mời.
Ex: Will you be at our wedding party tonight?
IV. So sánh bằng trong tiếng Anh
Ex:
Lan learns Japanese as well as he does. (Lan học tiếng Nhật giỏi bằng anh ấy.)
The pen is as expensive as the notebook. (Cái bút đắt bằng quyển sách.)
Bruce dresses as smartly as Liz. (Bruce ăn mặc chỉn chu giống như Liz.)
Nha Trang City is not as cold as Hue. (Thành phố Nha Trang không lạnh bằng Huế.)
Nam doesn’t run so fast as Minh. (Nam không chạy nhanh bằng Minh)
V. Cấu trúc với Too và Either
a) too (cũng, cũng vậy, cũng thế): được đặt ở cuối câu, mang nghĩa khẳng định.
– too dùng để diễn đạt sự thêm vào.
S + V, S + V, too
Ex: I like apple juice and I like tea, too.
Tôi thích nước ép táo và tôi cũng thích trà nữa.
– too dùng để diễn tả sự đồng tình, đồng ý. S + V, too.
Ex: He is hungry. Anh ấy đói.
I am hungry, too. Tôi cũng vậy.
b) either (cũng không) đặt ở vj trí cuối câu, dùng trong câu mang nghĩa phủ định.
– Diễn tả sự bổ sung thông tin.
S + V (not) + … and S + V (not) + … either.
Ex: I don’t like the blue shirt and I don’t like the yellow one either.
Tôi không thích chiếc áo sơ mi xanh và cũng không thích chiếc váy vàng.
– Diễn tả sự đồng tình, đồng ý.
S + V (not) + ,either.
Ex: I don’t like meat. Tôi không thích thịt.
I don’t, either. Tôi cũng không
Lưu ý:
a. Khi mệnh đề chính có động từ “to be” ở thì nào thì trong mệnh đề phụ chứa “too” hoặc “either” cũng phải ở thì đó
VI. Cách dùng mạo từ A/An
1. Định nghĩa: a/ an có thể đứng trước danh từ đếm được số ít (singular noun – là danh từ chỉ những vật thể, con người, ý niệm,… riêng rẽ có thể đếm được ở dạng số ít)
Cả hai đều được sử dụng trong lời nói chung chung hoặc để giới thiệu một điều gì chưa đề cập đến trước đó.
Ex: A book. Một quyển sách. (Nói chung về sách)
– a đứng trước danh từ bắt đầu bằng một phụ âm hoặc một nguyên âm nhưng được phát âm như phụ âm.
Ex: a ruler (cây thước), a pencil (cây bút chì), a pig (con heo), a student (sinh viên), a one-way street (đường một chiều),…
– an đứng trước danh từ bắt đầu bằng một nguyền âm (a, e, i, o, u)
Ex: an orange (quả cam), an uncle (chú/cậu), an hour (giờ)
2. Các trường hơp dùng mạo từ a/an
– Mạo từ bất định a/ an được dùng trước danh từ đếm được số ít để chỉ một người/ vật không xác định hoặc một người/ vật được đề cập đến lần đầu
– người nghe không biết chính xác hoặc chưa từng biết về người hay vật đó.
Ex: She teaches in a nice big school. Cô ấy dạy trong một ngôi trường lớn, đẹp.
– a/an được dùng trước danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ.
Ex: My brother’s an engineer. Anh trai mình là kĩ sư.
He works as a teacher. (Anh ấy là một giáo viên.)
– a/ an được dùng để nói chức năng sử dụng của một vật.Ex: Don’t use the glass as an ashtray.
Đừng dùng cái ly làm đồ gạt tàn thuốc.
-a/an được dùng để nói về một cái gì đó chung chung, không rõ ràng.
Ex: She married a teacher. (Cô ta kết hôn với một giáo viên.)
– a/ an được dùng để mô tả.
Ex: She has a long hair. Cô ấy có mái tóc dài.
Khi mô tả về tóc (hair), thì danh từ hair luôn ở dạng số ít và không có mạo từ đứng trước.
Ex: She’s got dark hair. Cô ấy có mái tóc đen.
VII. Cách dùng Some/ Any trong tiếng Anh
a) some: vài, một vài, một ít trong số, một số. some được xem là hình thức số nhiều của a, an.
– some đứng trước danh từ số nhiều đếm được và danh từ không đếm được.
Ex: There’s some water in the fridge. Có một ít nước trong tủ lạnh.
There is a book on the chair. Có một quyển sách ở trên ghế.
There are some books on the chair. Có vài quyển sách ở trên ghế.
– Chúng ta sử dụng “some” khi chúng ta chưa xác định rõ được số lượng.
– Chúng ta sử dụng “some” trong câu hỏi để bộc lộ rõ ý muốn của người nói, đặc biệt là trong câu đề nghị hay câu yêu cầu. Khi sử dụng “some” trong câu đề nghị hay câu yêu cầu, người nói bao giờ cũng mong muôn được đáp lại bằng từ “yes”.
Ex: Did you buy some apples? (Bạn (đã) có mua một ít táo không?)
Could you lend me some money? (Bạn có thể cho tôi mượn một ít tiền được chứ?)
b) any
– any thường được dùng trong câu hỏi và câu phủ định.
– any đứng trước danh từ số nhiều đếm được hoặc danh từ không đếm được.
– any không có nghĩa xác định. Khi đặt câu hỏi với “any” người nói ngụ ý nghi ngờ, không biết điều mình hỏi có hay không có.
Ex: Are there any apples? (Có quả táo nào không?)
No, there aren’t any (apples). (Không, không có quả táo nào cả.)
Is there any butter in the fridge?
(Có chút bơ nào trong tủ lạnh không?)
No, there isn’t any (butter in the fridge).
(Không, không có chút bơ nào trong tủ lạnh cả.)
– any có nghĩa ” bất cứ” được dùng trong mệnh đề khẳng định, trước danh từ số ít (đếm được hoặc không đếm được) hoặc sau các từ có nghĩa phủ định (never, hardly, scarely, without,…).
Ex: He is free all day. Come and see him any time you like. (Anh ấy rảnh cả ngày. Hãy thăm anh ấy bất cứ lúc nào bạn thích.)
VIII. Cấu trúc câu bị động – Passive voice
1. Cấu trúc 1. Câu bị động thì hiện tại 2. Câu bị động thì quá khứ 3. Câu bị động thì tương lai 2. Cách dùng
Câu bị động thường dùng trong các trường hợp sau:
1. Chúng ta không biết người gây ra hành động, hoặc không cần thiết phải nói. Trường hợp này không cần cụm từ với by.
Ex.Her legs were broken in the accident yesterday. (Chân của cô ấy bị gãy trong vụ tai nạn hôm qua.)
The house is swept every day. (Ngôi nhà được quét mỗi ngày.)
2. Để nhấn mạnh người bị tác động bởi hành động. Nếu muốn đồng thời chỉ ra người gây ra hành động thì có thể thêm cụm từ by.
Ex: This letter must be written by his sister. (Lá thư này phải được viết bởi chị gái của anh ấy.)