Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Anki
--- Bài mới hơn ---
Anki là một phần mềm được thiết kế để
giúp bạn ghi nhớ các sự kiện, từ ngữ (chẳng hạn như từ ngữ trong một
ngôn ngữ nước ngoài) một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhất có
thể.
Điều đặc biệt của phần mềm này là mục đích chính của
nó, Anki được sử dụng hiệu quả nhất là dùng cho người học tiếng Nhật và
người bản ngữ (người Nhật) muốn học tiếng Anh.
Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng để ghi nhớ bất cứ
điều gì, như người dùng đang học Trung Quốc và có thể là các ngôn ngữ
khác cũng được Anki đáp ứng.
Nói một cách ngắn gọn, Anki là phần mềm cho phép bạn học từ vựng thông
qua các Flash Cards. Các Flash Cards này có thể có sẵn hoặc do bạn tự
tạo. Mỗi một bộ Flash cards gọi là “Deck”, mình tạm dịch là Bộ Từ Vựng.
Các bạn nên tự tạo bộ từ vựng riêng cho mình vì mỗi người có nhu cầu học
khác nhau cũng như trình độ khác nhau. Mình đã thử vài bộ từ có sẵn và
đều không cảm thấy thoải mái vì có bộ thì quá dễ, có bộ lại quá khó.
Một số tính năng chính của Anki:
- Anki cho phép bạn học tập trên máy tính của riêng bạn, trực
tuyến, trên điện thoại di động hoặc thiết bị cầm tay khác như một iPod
touch.
- Đồng bộ hóa các tính năng cho phép bạn giữ thông tin của mình trên nhiều máy tính.
-
Chia sẻ với nhiều người
.
- Hoàn toàn mở rộng, với một số lượng lớn các plugins đã có sẵn.
- Tối ưu hóa tốc độ.
Bước 1. Bạn download phần mềm Anki
http://www.fshare.vn/file/E8MJT1W8UH/
https://www.mediafire.com/folder/fo4vsik6ancud/
Bước 2 . Các bạn nhập các file .apkg nhập vào phần mềm Anki
Bước 3. Để học hiệu quả nhất các bạn truy cập khóa học sử dụng phần mềm ANKI
Bước 4. Một số máy tính không tự cập nhật add-on nên khi dùng không có âm thanh.Các bạn vào phần công cụ ( tool ) nhập vào mã
498789867 như hình hướng dẫn.Tắt sau đó lại bật lên là ok.
Chú ý
khi nhập file vào Anki
nữa là cần phải chờ quá trình nhập, không nôn nóng vì có những file lên
đến 1G. Với những máy cấu hình thấp cần nhập 2-3 lần mới được. Phần mềm
có tính chất ghi nhớ nên không cần nhập ở lần học tiếp sau.
Anki là gì?
Nói một cách ngắn gọn, Anki là
phần mềm cho phép bạn học từ vựng thông qua các Flash Cards. Các Flash
Cards này có thể có sẵn hoặc do bạn tự tạo. Mỗi một bộ Flash cards gọi
là “Deck”, mình tạm dịch là Bộ Từ Vựng. Các bạn nên tự tạo bộ từ vựng
riêng cho mình vì mỗi người có nhu cầu học khác nhau cũng như trình độ
khác nhau. Mình đã thử vài bộ từ có sẵn và đều không cảm thấy thoải mái
vì có bộ thì quá dễ, có bộ lại quá khó.
Ở đây mình chỉ hướng dẫn
về mặt kĩ thuật cách sử dụng phần mềm thế nào, còn về cách học từ vựng
thế nào, đi kèm sách nào, tạo Flash card ra sao, mình sẽ hướng dẫn cụ
thể hơn trong bài sau.
1. Cách download và học bộ từ vựng
Bạn có thể download Anki tạ
Sau khi download, các bạn mở phần mềm và đây là message đầu tiên của Anki:
Để tự tạo bộ từ vựng cho mình, bạn chọn Create. Nếu muốn sử dụng các bộ từ vựng có sẵn, bạn chọn Download.
1 số bạn recommend Barron’s GRE Wordlist,
mình chưa học wordlist này nhưng nếu thích các bạn có thể thử, đừng lo
cài xong thì không cách nào gỡ ra được, mình sẽ hướng dẫn cách gỡ nếu
các bạn học mà thấy không phù hợp.
Mình thử bộ English RootWord
vì nó ít từ, phù hợp cho người mới bắt đầu, ngoài ra đây cũng là 1
trong các phần cơ bản cấu tạo nên English, sẽ tạo đà cho việc học các từ
Sau khi tải được bộ từ rồi, bây giờ bạn sẽ tự thiết kế chương trình học cho riêng mình.
- Mục New Cards/Day cho phép bạn chọn số từ mình sẽ học mỗi ngày. Ví dụ mình chọn 50 từ.
- Mục Display Order
cho phép bạn tùy chỉnh cách hiện thị các card mới như thế nào. Ví dụ
mình có thể chọn “Show new cards in random order” tức là hiển thị card
không theo một trình tự nào. Và mình chọn “Show new cards after all
other cards” tức là hiển thị các card mới sau khi đã ôn lại các card
cũ.
- Mục “Selective Study” với các tùy chọn nâng cao hơn mà mình nghĩ chưa cần thiết lắm. Với các bạn đã dùng nhuần nhuyễn Anki thì có thể mò thêm 😉
Kế đến là thiết kế chương trình “Reviews” – ôn bài.
“Max Failed Cards” là số lượng câu được phép sai tối đa. Mình chọn “5” tức 10% tổng số card mới.
Với mục “Display Order”, bạn có thể chọn cách hiển thị các card cũ này tương tự như ở trên. Điểm khác biệt là tùy chọn “Show failed cards”. Bạn có thể cho hiển thị các câu sai ngay lập tức hoặc sau khi đã review hết card, hoặc sau đó 10 phút, vv.
Tab kế tiếp là “Timeboxing” cho phép bạn tùy chỉnh thời lượng buổi học. Nếu bạn không muốn giới hạn thời gian cũng như số câu hỏi thì cứ để số 0.
Khi
card hiển thị, bạn phải tự “trả bài” cho mình về nghĩa của từ, loại từ,
Các
Wordlist có sẵn thường đơn giản chỉ có nghĩa hoặc cùng lắm thêm 1 câu
ví dụ, vậy nên mình khuyên các bạn nên tự tạo deck từ (bộ từ) riêng để
học một cách đầy đủ hơn.
Sau khi đọc “Answer”, bạn đánh giá độ khó của từ đ/v bản thân. Từ “Again”, “Soon”, “Easy” đến “Very Easy” chỉ
mức độ khó của từ và bạn muốn review lại từ này trong bao lâu. Nếu bạn
chọn “Soon” thì từ đó sẽ hiện ra ngay sau khi bạn hoàn tất lượng từ mới.
“Remaining” hiển thị số từ bạn phải review lại ngay trong buổi hôm đó.
Sau
khi chọn mức độ khó của từ rồi thì các từ kế tiếp cứ tiếp tục hiện ra
và bạn chỉ việc làm theo trình tự như trên cho đến khi hết câu hỏi và đã
review lại luôn những từ khó.
Kết thúc session, giờ bạn có thể:
- Hoặc đơn giản là thoát khỏi chương trình “Finish”. Thường thì mình học chưa đã nên review lại hoặc học tiếp ;))
2. Cách tạo Deck từ riêng trên máy tính
Bạn có thể tạo Deck từ online trên trang web của Anki (
Trước hết bạn cần hiểu nguyên lý hiển thị của Flash Card trên Anki.
1 Flash Card thường có 2 mặt, “Front” – mặt trước – là câu hỏi, “Back” –
mặt sau – là câu trả lời. Trong quá trình review, Anki sẽ cho hiển thị
Tuy
nhiên, nếu bạn cảm thấy card từ này có thể dùng cả 2 mặt làm câu hỏi
thì cần phải tạo 2 card. Cách tạo 2 card rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn
thêm “Reverse” như trong hình nữa là đủ.
Lưu ý là cũng có lúc bạn chỉ nên tạo 1 card thôi vì mặt sau không thích hợp làm câu hỏi chẳng hạn, vậy lúc này bạn chỉ chọn “Forward”.
Sau khi đánh câu hỏi vào ô “Front” và câu trả lời vào ô “Back”, bạn coi như hoàn thành 1 card.
Mình khuyến khích các bạn điền thêm ô “Tags” để phân biệt các card. Ví dụ mình hay điền “Collocations” hoặc “Quiz” để phân biệt các loại câu hỏi.
Giờ bạn chỉ việc nhấp “Add” để lưu lại card vừa làm.
Điểm
đặc biệt của Anki là bạn có thể tô đậm chữ, gạch dưới chữ hoặc đổi màu
chữ tùy thích. Thông thường, mình hay tô màu từ mới trong câu ví dụ để
dễ nhìn.
Bảng bên cạnh là bản tóm tắt các từ đã tạo. Bạn có thể vào đây để chỉnh sửa lại các từ đã tạo hoặc thậm chí xóa chúng đi.
Lần kế tiếp khi bạn mở Anki, các bộ từ của bạn sẽ hiển thị như thế này:
Cách Save các Bộ từ đã tạo Phần
này mình thêm vào theo gợi ý của 1 member vì tuy Anki tự động lưu các
bộ từ bạn đã tạo nhưng nó lại lưu vào Documents (ổ C:), như vậy thì khi
máy bị hư đột ngột, ko khởi động nữa, bạn phải format lại máy và sẽ bị
đổ biển chỉ vì một chuyện vô duyên như vậy đúng ko? Vì vậy bạn nên dành
chút thời gian save lại bộ từ vào các ổ khác (vd ổ D:). Có 2 cách Save
Bộ từ:
Cách đơn giản nhất theo 1 bạn member gợi ý là
chuyển toàn bộ folder “Documents” sang một ổ khác.Cách thứ hai là Export
(xuất file) bộ từ. Bạn nên Export thường xuyên để tránh các tình huống
máy hư bất ngờ.
Tiếp tục với các tùy chọn như trong hình, bạn chọn “Export” để xuất file đến bất kì ổ nào mình muốn.
--- Bài cũ hơn ---