Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Thuyết Đương Đại Nhật Bản: 9 Tác Phẩm Nhất mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhật Bản được cả thế giới công nhận là quốc gia có bản sắc văn hóa độc đáo. Không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời, Nhật Bản còn có nhiều nền “văn hóa nhóm” rất đặc trưng, thu hút sự chú ý và mong muốn giao thoa văn hóa từ các quốc gia khác. Có thể kể đến phim ảnh, âm nhạc và những thói quen sinh hoạt có phần “hơi dị” đối với du khách quốc tế, ví dụ như luôn có một đôi dép để đi trong nhà vệ sinh, hoặc vô tư húp xì xụp khi ăn mì. Cho dù bị xem là kỳ quặc đến đâu đi nữa, Nhật Bản vẫn là đất nước được nhiều người yêu thích và được xem là rất hấp dẫn, rất “cool ngầu”.
Không chỉ có anime, manga, J-pop, Nhật Bản còn có nền văn học xuất sắc từ xưa đến nay. Nếu phải liệt kê tên một số tiểu thuyết đương đại của Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ tới những tác phẩm nào đầu tiên? Có lẽ là tác phẩm Rừng Na Uy hoặc Kafka trên bờ biển của Haruki Murakami, hay cuốn Tạm biệt Tsugumi và Hồ của Banana Yoshimoto?
1. The Changeling (“Đứa trẻ thay thế”) của Kenzaburo Oe (2000)
Nhà văn Kenzaburo Oe xuất thân từ thành phố Uchiko của vùng Shikoku, từng được trao giải Nobel Văn học vào năm 1994 cùng nhiều giải thưởng khác. Ngoài viết tiểu thuyết, ông còn là tác giả của một số truyện ngắn và bài luận. Hiện nay, ông đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” và được xem là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học Nhật Bản.
Cũng giống như những tiểu thuyết khác của Oe, The Changeling (取り替え子/ Torikae ko, Đứa trẻ thay thế) bị ảnh hưởng bởi phong cách văn học Mỹ – Pháp. Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về mối quan hệ giữa hai người nghệ sĩ tài năng, Goro Hanawa và Kogito Choko. Trong khi Goro là một nhà làm phim nổi tiếng, Kogito chỉ là một tiểu thuyết gia đơn thuần ở tuổi 60 (có giả thuyết cho rằng nhân vật này là hiện thân của chính Oe). Mặc dù trong quá khứ, mối quan hệ giữa họ vô cùng căng thẳng, nhưng trước khi Goro quyết định tự sát, ông đã gửi những cuốn băng ghi âm cho Kogito – những cuốn băng là cách đối thoại do Goro đặt ra, được đặt tên là “Tagame”. Kogito đã sử dụng những cuộn băng này để tìm hiểu lí do Goro tự vẫn.
Tác phẩm chỉ vỏn vẹn 400 trang, được viết đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Vì thế, đây không phải là cuốn sách quá khó đọc, dù cách hành văn của Oe có phần “học giả”. Cùng với người đọc, Oe đã đặt các nhân vật của ông vào một tình huống khiến tất cả họ phải tự ngẫm về ý nghĩa của sống và chết, từ đó nghiệm ra rằng cách nhìn nhận quá khứ có thể điều khiển tương lai. The Changeling là một câu chuyện xuyên suốt, mạch truyện chậm rãi nhưng đầy ý nghĩa.
2. Colorless Tsukuru Tazaki and his Years of Pilgrimage (“Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương”) của Haruki Murakami (2013)
Nhiều người biết về tác giả Haruki Murakami như là một cây bút tiểu thuyết đương đại tiêu biểu của Nhật Bản, nắm giữ nhiều giải thưởng văn học, và là một trong những tác giả có doanh thu bán sách cao nhất trên thế giới. Có thể thấy, Haruki Murakami là cây bút tiếp thu nhiều nét văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Và ông ấy mang tất cả những sở thích và kinh nghiệm sống của chính mình vào tác phẩm, đồng thời xây dựng tính cách của nhân vật trong truyện theo một cách rất Murakami. Một sự thật thú vị có thể bạn không biết, bên cạnh văn phong nghệ thuật, thì hầu hết các tựa đề tác phẩm đều gợi nhớ âm nhạc cổ điển phương Tây. Rừng Na Uy là một ví dụ, nó được đặt theo tên một bài hát nổi tiếng của The Beatles vào năm 1965.
Trong tác phẩm Colorless Tsukuru Tazaki and his Years of Pilgrimage (色彩を持たない多崎つくると、彼の巡礼の年/ Shikisai wo motanai Tazaki Tsukuru to, kare no junrei no toshi, Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương), Murakami kể lại câu chuyện của Tsukuru Tazaki, một cậu bé trong nhóm học sinh trung học, có cái tên mang ý nghĩa về màu sắc nhưng không được viết bằng chữ kanji, trong khi tên của những người bạn còn lại trong nhóm đều được viết bằng kanji với ý nghĩa về màu sắc như đỏ, xanh, trắng, đen. Trong những năm học đại học, cậu bỗng bị cô lập khi tất cả những người bạn từ thời trung học cắt đứt liên lạc với cậu. Tazaki khi đó đã bị ám ảnh bởi mất mát tinh thần to lớn, bắt đầu hành trình về quá khứ – điều cần thiết để cậu thay đổi hiện tại.
3. Kitchen (“Bếp”) của Banana Yoshimoto (1988)
Banana Yoshimoto là bút danh của Mahoko Yoshimoto, một nhà văn đương đại Nhật Bản. Yoshimoto là một phụ nữ có cái nhìn tinh tế và cũng rất bí ẩn khi không bao giờ tiết lộ đời tư của mình mà chỉ bàn bạc về các tác phẩm văn học.
Kitchen (キッチン, Bếp) là tiểu thuyết đầu tay của Yoshimoto, và sự thành công của nó đã mang về cho nữ nhà văn giải thưởng Izumi Kyoka Văn học. Nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh rất thành công bởi đạo diễn người Hong Kong Yim Ho. Cuốn sách là câu chuyện về một cô gái trẻ tên Mikage, phải đối mặt với những mất mát do sự ra đi của người bà, và cùng lúc chuyển vào sống chung với bạn và người mẹ chuyển giới của cậu bạn ấy. Mikage đã cố gắng để bước ra khỏi bóng tối trong cuộc đời cô bé. Chủ đề chính của câu chuyện bao gồm tình yêu, tình bạn, sự trưởng thành và những bi kịch cuộc sống.
Mỗi phần trong câu chuyện cuộc đời của Mikage đều xoay quanh sự ra đi của một nhân vật nào đó và sự ra đi ấy hình thành tính cách của người kể truyện cũng như của các nhân vật khác, giúp họ tiếp tục cuộc hành trình của mình.
4. Audition (“Buổi thử vai”) của Ryu Murakami (1997)
Ryu Murakami là nhà văn đồng thời là nhà làm phim bậc thầy của dòng phim tâm lý-kinh dị Nhật Bản. Các tác phẩm của Ryu Murakami được cho là đi tiên phong một phong cách đột phá trong văn học kể từ khi các cuốn sách của ông được đánh giá là không chỉ đơn giản thuộc thể loại kinh dị hoặc tâm lý – kinh dị, mà còn đề cập tới những vấn đề khác như thuốc phiện và các chất gây nghiện. Những cuốn sách bán chạy nhất của ông gồm có Almost Transparent Blue (Gần như màu xanh trong), In the Miso Soup (Chép súp Miso) và Audition (Buổi thử vai).
Audition bắt đầu với một nhịp chậm rãi đến mức buồn ngủ. Cuốn sách kể về Aoyama, một nhà làm phim tài liệu chưa từng hẹn hò với ai trong vòng 7 năm kể từ cái chết của người vợ. Anh quyết định tìm kiếm một ai đó mới thông qua một buổi thử vai giả, và anh đã gặp “cô gái lý tưởng”, Asami – một cô gái xinh đẹp, có một quá khứ ồn ào và yêu anh không chút nghi ngờ. Nhưng sự mê đắm và mất lí trí khi yêu của Aoyama đã che mắt anh khỏi những sự thật đáng sợ bị giấu dưới lớp mặt nạ của Asami.
Câu chuyện trở nên li kì phức tạp hơn ở những chương cuối, nhưng tôi chắc chắn rằng những chi tiết trong truyện sẽ ám ảnh bạn. Các yếu tố nổi bật trong truyện cũng rất tiêu biểu cho thể loại văn học kinh dị. Bộ phim Buổi thử vai của Takashi Miike (1999) đã được công chiếu vô cùng thành công, phỏng theo tiểu thuyết này. Đó cũng là một trong những lí do tôi thích cuốn sách này hơn quyển In the Miso Soup – tác phẩm được cho là thành công nhất của Ryu Murakami.
5. Never Let Me Go (“Mãi đừng xa tôi”) Kazuo Ishiguro (2005)
Kazuo Ishiguro là một tiểu thuyết gia người Anh gốc Nhật. Tất cả những gì tôi có thể nói về Ishiguro là: ông ấy sở hữu rất nhiều giải thưởng, ví dụ như 4 tác phẩm văn học đầu tiên đều giành ít nhất một giải thưởng và tất cả đều là tác phẩm bán chạy nhất của nhà văn này. Ông ấy cũng từng thắng giải Nobel Văn học vào năm 2017.
Never Let Me Go là một tác phẩm khoa học viễn tưởng khi trên thế giới xảy ra nhiều điều tồi tệ, tại đó có một trường chuyên nội trú năm ở ngoại ô nước Anh, nơi có những bè phái và quy định huyền bí, nơi mà các giáo viên không ngừng tẩy não học sinh về việc chúng đặc biệt như thế nào. Các học sinh bị bắt buộc phải tuân theo kỷ luật và luôn luôn sống khỏe mạnh. Nhiều năm sau, Katy, một trong số các học sinh, trở thành một cô gái trẻ tuổi. Những người bạn học cũ, Ruth và Tommy, đã bước vào cuộc đời của Katy một lần nữa, và lần đầu tiên, cô bắt đầu nhìn lại quá khứ mà họ có chung và hiểu rõ điều gì khiến họ đặc biệt, và cách mà họ có thể dành thời gian còn lại cùng với nhau.
Never Let Me Go nằm trong danh sách đề cử giải thưởng Cuốn sách của năm 2005, giải thưởng Arthur C. Clarke năm 2006 và giải thưởng của các nhà phê bình văn học Quốc gia năm 2005. Mạch truyện giống như một đoạn đối thoại, nhưng cũng có phần xa cách và tế nhị. Tác phẩm cũng đặt ra nhiều câu hỏi và giúp người đọc khám phá sự trống rỗng trong đời người.
6. 1Q84 của Haruki Murakami (2010)
Một tác phẩm dài hơi với hơn 900 trang sách, nhưng bạn sẽ không thể bỏ lỡ vì một câu chuyện tình yêu mà tác giả kể lại, cùng với sự bí ẩn, trí tưởng tượng v.v. Một cuốn tiểu thuyết về hành trình khám phá chính mình, một viễn cảnh tương lai đen tối, tất cả đều có trong thế giới trí tưởng tượng của Haruki Murakami.
Trong cuốn tiểu thuyết này xuất hiện một sự tồn tại song song, được gọi tên là 1Q84: “Q” trong chữ cái đầu tiên của “Question mark” (dấu chấm hỏi – người dịch). “Một thế giới chứa đựng một câu hỏi lớn”, được tạo ra bởi Aomame, một cô gái sống ở Tokyo, người làm theo những gợi ý của người lái xe taxi và bắt đầu khám phá nhiều hơn về những chuyện xảy ra xung quanh.
Và chúng ta có Tengo, một nhà văn đang tham gia một dự án viết thuê mờ ám. Tuy nhiên, những sự kiện kỳ lạ đã kết nối các nhân vật với nhau. một cô gái với quan niệm sống độc đáo, một kẻ sùng đạo và một viên cảnh sát thành phố, một phụ nữ góa chồng được thừa hưởng tài sản từ người chồng quá cố và mở một mái ấm cho những phụ nữ bị bạo hành…
Thực lòng mà nói, nội dung cuốn sách không phải loại dễ đọc (không phải chỉ vì nó dài hơn 900 trang giấy), mà bởi vì cách Haruki xử lý các câu chuyện và quan điểm của tác giả về giới tính, tình dục, và hình thể phụ nữ có thể làm độc giả bức xúc. Tuy nhiên, nếu bạn đã đọc và cảm được những tác phẩm khác như Sputnik Sweetheart (“Người tình Sputnik”) hay A Wild Sheep Chase (“Cuộc săn cừu hoang”) thì đây chính là thử thách tiếp theo dành cho bạn!
7. Byakuyakou Journey under the Midnight Sun (“Bạch Dạ Hành”) của Keigo Higashino (1999)
Keigo Higashino đã bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi còn là một kỹ sư, nhưng chỉ sau khi ông thắng giải thưởng Edogawa Rampo Văn học, ông mới thôi việc và toàn tâm cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Keigo Higashino được biết đến với biệt tài viết tiểu thuyết kỳ bí.
Mặc dù nổi tiếng với những tác phẩm huyền ảo bán chạy nhất, các cuốn sách của Keigo Higashino chưa bao giờ có quá nhiều cú lật ngược tình thế hay quá nhiều chi tiết. Ông có kỹ thuật đặc biệt để định hình giọng văn và diễn biến tâm lý của các nhân vật.
Với giọng văn xuất sắc và kỹ thuật viết điêu luyện, tác phẩm trở nên hấp dẫn và đầy sức hút. Tốt hơn hết thì bạn nên đọc khi tâm trạng thoải mái và tôi chắc rằng bạn sẽ không thể ngừng đọc cho tới những trang cuối cùng. Sự ám ảnh, và những cảm xúc hoài niệm sẽ theo bạn trong một thời gian đấy. Thêm 1 gợi ý, tác phẩm The Devotion of Suspect X (“Phía sau nghi can X”) cũng là một sự lựa chọn không tồi!
8. Kidnap tour (“Tôi bị bố bắt cóc”) của Mitsuyo Kakuta (2000)
Mitsuyo Kakuta đã nhận giải thưởng Kaien cho nhà văn trẻ, một năm sau khi cô ấy tốt nghiệp đại học cùng tác phẩm A Blissful Pastime (“Trò tiêu khiển vui vẻ”). Sau đó cô giành được nhiều giả thưởng với các tác phẩm mang tính xã hội và hướng đến nữ giới.
Tác phẩm mà tôi muốn nhắc đến hoàn toàn là một phong cách khác của Mitsuyo Kakuta. Nhẹ nhàng, ít cao trào và thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, “Kidnap tour” đưa người đọc đến với chuyến phiêu lưu thú vị của người cha – kẻ “bắt cóc” và cô con gái ruột 5 tuổi – nạn nhân bị “bắt cóc”. Chính vì tình thế mà người cha bắt buộc phải bắt cóc con gái đã tạo nên một chuyến đi gay cấn, hồi hộp của một chuyến “bắt cóc”, nhưng cũng không thiếu sự trong trẻo, yêu thương của một chuyến “du lịch gia đình”.
Chỉ gói gọn trong gần 180 trang sách, “Tôi bị bố bắt cóc” là một làn gió mùa hè nhẹ nhàng thổi vào tâm hồn bạn. Tác phẩm dễ thương đến mức bộ phim chuyển thể cùng tên đã được công chiếu vào năm 2016, trở thành một trong những phim điện ảnh đề tài gia đình được yêu thích tại Nhật.
9. The Windup Bird Chronicle (“Biên niên ký chim vặn dây cót”) của Haruki Murakami (1995)
Toru Okada, một thanh niên, đang đi tìm con mèo bị mất tích của hai vợ chồng. Trên hành trình ấy, anh tìm thấy chính mình đang đi tìm người vợ trong một thế giới đầy giả dối ẩn dưới lòng thành phố Tokyo. Trên con đường ấy, Okada đã gặp một nhóm người lạ, trong đó có bạn bè của anh và một số nhân vật khác, ví dụ, cô gái điếm có tài ngoại cảm, một chính trị gia truyền thông, một cô bé 16 tuổi vui vẻ nhưng cũng bệnh hoạn, và một cựu chiến binh già.
Theo tôi thấy, Murakami là nhà văn đương đại có thể lột tả xác thực nhất xã hội Nhật Bản cũng như những giá trị trong xã hội đó, mặc dù có đôi lúc tác phẩm có vẻ kỳ quặc và khéo léo lảng tránh vấn đề tế nhị.
Những Tác Phẩm Văn Học Nổi Tiếng Nhất Của Nhật Bản
Xin chào các bạn! Văn học vốn có vai trò rất quan trọng trong văn hóa và tiếng nói của bất cứ đất nước nào. Văn học Nhật Bản cũng vậy. Đọc sách văn học Nhật Bản là một cách hữu ích để nâng cao vốn hiểu biết về Nhật Bản. Vậy để giúp các bạn trong vấn đề này, hôm nay Tự học online xin giới thiệu tới các bạn bài viết: Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Nhật Bản
1Q84 (Haruki Murakami)
Một ngày bình thường 20 năm trước khi thời điểm câu chuyện bắt đầu, Aomame (nhân vật chính) và Tengo đã lặng lẽ cầm tay nhau. Dù không trao đổi một lời nào, từ trong thâm tâm cả hai người đã nhen nhóm lên tình cảm không thể xoá nhoà. Thế nhưng theo dòng đời đẩy đưa, hai người không còn liên hệ gì với nhau.
Trở lại năm 1984, Aomame lúc này đã là một huấn luyện viên có tiếng tại một phòng tập thể dục. Mặt khác, cô còn một công việc ngầm nữa là trừng phạt những gã đàn ông sử dụng bạo lực trong gia đình dưới sự chỉ đạo của Bà chủ, người cũng sở hữu một mái nhà dành cho các phụ nữ bị bạo hành. Tháng 4, sau khi giải quyết một gã đàn ông về, cô nhận thấy thế giới xung quanh có nhiều điểm khác lạ với thế giới mà cô – một người thường xuyên cập nhật tình hình – biết đến như chuyện khẩu súng, mặt trăng,… Aomame đặt tên thế giới này là “1Q84” và ngờ rằng sự thay đổi này là từ lúc cô đi bằng cầu thang thoát hiểm ở Shibuya.
Tengo, giáo viên một trường dự bị và đồng thời đang có mục tiêu làm tiểu thuyết gia, từ mối quan hệ với biên tập Komatsu đã dính vào việc làm một cây bút giấu mặt, viết lại phác thảo “Nhộng không khí” của cây bút trẻ Fuka-Eri để nó đạt giải Tác giả mới và thành cuốn sách bán chạy. Sau đó, Tengo để ý thế giới mình đang sống từ lúc nào đã có hai vầng trăng lớn bé trên bầu trời và đang thay đổi dần dần giống như thế giới hư cấu trong “Nhộng không khí”…
Từ khi bước vào thế giới mới này, dần dần các mắt xích trong mối quan hệ của Aomame và Tengo dẫn họ đến một điểm chung, đó là tổ chức tôn giáo Sakigake và giống Người Tí Hon bí ẩn.
“1Q84” là 1 trong Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Nhật Bản hiện đã được xuất bản ở Việt Nam bởi Nhã Nam văn quán dưới 3 tập tiểu thuyết dày.
Rừng Na – uy (ノルウェーの森)(Haruki Murakami)
Được xuất bản vào năm 1987, nhưng quyển tiểu thuyết lại có bối cảnh chính là nước Nhật vào những năm 1960. Mạch chuyện trôi theo dòng hồi tưởng về thời trai trẻ của nhân vật chính. Thông qua các mối quan hệ tình cảm của nhân vật chính câu chuyện nêu lên những vấn đề u ám của tuổi trẻ. Đó chính là trầm cảm, tự sát và các vấn đề tâm lý.
“Rừng Na – uy” không phải là câu chuyện tình yêu ngọt ngào mà là một chuyện tình lãng mạn mang đậm chất tuổi trẻ điên cuồng những năm 60. Đọc rừng Na – uy, ta như được trở lại cái cảm giác yêu thương một người đến sâu thẳm, đến đau khổ.
Hiện “Rừng Na – uy” cũng là 1 trong Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Nhật Bản đã được Nhã Nam văn quán chuyển thể sang tiếng Việt và đã được dựng thành phim.
Người tình Sputnik (スプートニック)(Haruki Murakami)
Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời. Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sự quét qua các bình nguyên – san phẳng tất cả những gì nó gặp trên đường, tung mọi thứ lên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hoá ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.
Đọc “Người tình Sputnik”, ta sẽ nhận ra nhiều triết lý cuộc sống rất thú vị và sâu sắc – những điều mà ta khó có thể cảm nhận được nếu sống một cuộc đời bình thường, đơn giản.
Totto – chan: Cô bé bên cửa sổ (窓ぎわのトットちゃん) (Tetsuko Kuroyanagi)
Nội dung của quyển tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Totto – chan. Totto-chan sinh trưởng trong một gia đình hạnh phúc, có cha là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận động viên bóng rổ, nhà em còn nuôi con chó lớn tên Rocky. Trước khi em sinh ra, cha mẹ luôn nghĩ em sẽ là con trai nên đã đặt tên con là “Toru”, nghĩa là vang xa, thâm nhập. Nhưng vì Totto-chan là con gái nên gia đình đổi tên em thành Tetsuko.
Mới sáu tuổi, Totto-chan đã bị thôi học ở trường tiểu học vì em quá năng động và lạ lùng so với các bạn. Mẹ của Totto-chan biết ngôi trường bình thường không thể hiểu được con gái, bà liền xin cho em vào học tại Tomoe Gakuen (Trường Tomoe) của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku. Trường Tomoe có lớp học là những toa tàu cũ, cả trường chỉ có năm mươi học sinh, ai cũng đặc biệt như Totto-chan, thậm chí có cả những em bị khuyết tật. Nhưng vượt qua những trở ngại và khác biệt tính cách, các học sinh ở Tomoe đều hoà hợp với nhau như anh em. Thầy hiệu trưởng Kobayashi tôn trọng học sinh của mình, luôn để chúng tự do phát huy cá tính, khả năng bẩm sinh. Ở Tomoe không có thời khoá biểu nhất định, học sinh thích học môn gì nhất thì cứ tự học môn đó trước và những môn không thích thì học sau cùng. Các thầy cô chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn các em khi cần và cho bài tập.
Nhờ sự giáo dục của thầy hiệu trưởng Kobayashi, học sinh Tomoe đều trở thành những người tốt và thành đạt trong xã hội. Mặc dù trường Tomoe chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi nhưng toàn bộ học sinh luôn luôn khắc ghi ngôi trường trong ký ức của họ, đặc biệt là Totto-chan. Nhà văn Tetsuko dành những trang cuối của tác phẩm để viết các bạn bè cùng lớp của mình và cả cuộc sống sau này của họ. Có người đã trở thành nhà khoa học, người chuyên trồng hoa lan, người trở thành nhà giáo dục và nghệ sĩ nhưng cũng có người đã qua đời vì bệnh tật.
“Totto – chan: Cô bé bên cửa sổ” là 1 trong Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Nhật Bản đã được rất nhiều nhà xuất bản ở Việt Nam mua bản quyền và chuyển thể sang tiếng Việt.
Người đàn bà trong cồn cát (砂の女) – Kobo Abe
Câu chuyện xoay quanh một nhà sinh vật học bỗng nhiên bị mất tích, không để lại bất cứ dấu vết gì. Và cuộc phiêu lưu của anh chỉ thực sự bắt đầu khi anh được đưa vào nghỉ trọ trong ngôi nhà của một người đàn bà sống trong hố sâu của cồn cát…Anh ấy cứ đinh ninh đây là một đêm ngủ trọ, mai đi. Còn chị thì đón anh như đón người cùng hội cùng thuyền. Cuộc thí nghiệm của tác giả bắt đầu… Và cái cuộc sống trong hố cát sao đầy phi lý: ban đêm xúc cát, ban ngày ngủ vùi. Ăn, dưới một cái ô để che cát. Ngủ, để trần cơ thể cho cát khỏi lọt vào quần áo làm loét da thịt. Và câu chuyện tiếp diễn thế nào thì xin mời bạn đọc tiếp.
Người đàn bà trong cồn cát là 1 trong Những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Nhật Bản đã được dịch sang tiếng Việt và được phát hành bởi nhà sách Bách Việt.
Tìm Hiểu Về Mỹ Phẩm Whoo Có Tác Dụng Gì
Mỹ phẩm chính là một trong những công cụ làm đẹp cực kì hữu hiệu cho phái nữ. Mỹ phẩm không chỉ giúp chị em phụ nữ xinh ra mà còn giúp họ trẻ hơn. Vì thế nên trong thời buổi ngày nay, mỹ phẩm và làm đẹp thực sự là hai thứ rất quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều hãng mĩ phẩm có thể giúp các bạn trở nên xinh đẹp và tự tin. Nhưng mỹ phẩm hiện nay thật giả lẫn lộn. Nên trong quá trình sử dụng thì các bạn nên lưu ý một chút. Mỹ phẩm có thể làm đẹp về nhiều khía cạnh khác nhau.
Mỹ phẩm Whoo cũng là một loại mỹ phẩm tốt mà các bạn nên sử dụng. Mỹ phẩm Whoo có tác dụng gì và có thực sự tốt hay không? có lẽ là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn nữa
Có nên sử dụng mỹ phẩm Whoo hay không?
Là một loại mỹ phẩm có thương hiệu, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngày nay, mỹ phẩm Whoo đã hoàn toàn có thể lấy được sự tin tưởng của khách hàng. Nếu như bạn muốn mỹ phẩm Whoo có tác dụng gì thì tuyệt nhiên nó sẽ có tác dụng đó.
Nếu như bạn có nhu cầu làm đẹp về da mặt, về body, về da đầu hay về tóc, thì Whoo đều có thể đáp ứng được hết tất cả các nhu cầu của bạn. Không chỉ vật, mỹ phẩm Whoo còn có tất tần tật các loại vật dụng để chị em makeup xinh đẹp.
Vì thế nên khi nào có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm thì hãy tìm đến mỹ phẩm Whoo, đảm bảo không bao giờ làm bạn phải thất vọng về chất lượng cũng như là giá cả.
Mỹ phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lí.
Với danh hiệu mỹ phẩm tốt nhất tại Hàn Quốc, Whoo luôn luôn cho ra mắt những bộ sản phẩm cực kì chất lượng, và giá cả cũng rất tương xứng với bộ sản phẩm.
Bộ Bổ Sung Dưỡng Ẩm Whoo Gongjinhyang Special Set 7sp là một trong những bộ sản phẩm hot nhất trong bộ sưu tập của Whoo. Mỹ phẩm Whoo có tác dụng gì? Đó chính là Bộ Bổ Sung Dưỡng Ẩm Whoo Gongjinhyang Special Set 7sp có tác dụng dưỡng ẩm bao gồm cả ban ngày và ban đêm.
Chỉ với 2.590.000 đồng, bạn đã sử dụng một set dưỡng ẩm của Whoo với 7 món, bao gồm kem dưỡng ấm, kem chống nắng, kem nền, sữa dưỡng thể, kem mắt.
Tất cả các món sản phẩm này đều có thể giúp cho bạn cải thiện làn da, bất kể là ban đêm hay banm ngày, bạn đều có thể sử dụng bộ sản phẩm này để có thể cải thiện làn da của mình một cách tốt nhất và nhanh chóng nhất.
Giải Đáp: Đề Thi Đại Học Môn Tiếng Nhật Tương Đương Với N Mấy?
Giải đáp thắc mắc: Đề thi đại học môn tiếng Nhật tương đương với N mấy?
Trong những năm trở lại đây, tiếng Nhật đã trở thành một ngoại ngữ rất phổ biến tại Việt Nam ngoài tiếng Anh. Không chỉ là tại các trung tâm ngoại ngữ mà ngay cả trong hệ thống giáo dục của nước ta, tiếng Nhật cũng đóng vai trờ là một trong những môn thi trong kỳ tuyển sinh THPT quốc gia chính là khối D6- Toán, Văn, tiếng Nhật.
Vậy thì đề thi tiếng Nhật – kỳ thi tuyển sinh THPT quốc gia sẽ như thế nào, có giống với đề thi JLPT không? Khó hơn không nhỉ? Là những thắc mắc của hầu hết các bạn học sinh yêu thích tiếng Nhật và muốn được tìm hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ thú vị này.
Vậy thì đề thi đại học môn tiếng Nhật sẽ có bố cụ như thế nào?
Đề thi đại học tiếng Nhật khác gì với đề thi JLPT N4, N5?
Đối với đề thi đại học Tiếng Nhật thì chỉ có một bài thi duy nhất và không có phần nghe. Chủ yếu nội dung thi sẽ được phân thành Từ vựng, Kanji, ngữ pháp và đọc điểu. Còn về cách tính điểm sẽ được quy định rõ với từng bài và số câu. Điểm tối đa là 10 điểm.
Cấu trúc đề thi đại học tiếng Nhật như thế nào?
Mỗi phần sẽ có thang điểm nhất định với từng câu. Vì vậy bạn làm đúng được câu nào. Bạn sẽ có điểm câu đó.
Cấu trúc đề thi đại học môn tiếng Nhật
Cấu trúc đề thi JLPT N4
Nhìn chung có thể thấy cấu trúc bài thi JLPT và đề thi Đại học môn Tiếng Nhật khác nhau hoàn toàn và mức độ khó cũng khác nhau. Đay cũng là điều dễ hiểu bởi kiến thức học tập và giảng dạy giữa học trên nhà trường theo quy chuẩn giáo dục và học ngoại ngữ tự do là khác nhau bởi mục tiêu học tập khác nhau.
Bạn đang xem bài viết Tiểu Thuyết Đương Đại Nhật Bản: 9 Tác Phẩm Nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!