Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Kiện: Chính Trị, Quốc Phòng An Ninh, Kinh Tế, Thể Thao mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hiếu học đi liền với khuyến học, khuyến tài. Từ xưa ông cha ta đã có những câu châm ngôn: “Không thầy đố mầy làm nên”, hoặc “Có học mới nên khôn”.
Ca dao ta cũng có câu: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi….”. Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì liệu viên ngọc đó có sáng chói, rực rỡ và có giá trị như thế không? Từ viên ngọc ta nghĩ đến con người cũng vậy. Ngay từ nhỏ nếu ta được sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường… thì ta đã tiếp thu những đức tính tốt để sau này ra đời ta sẽ là người tốt. Là con người ai cũng có thể là người tốt, “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nếu ta biết phát huy những cái thiện, khắc phục những cái xấu thì chắc chắn ta sẽ là người có phẩm chất cao đẹp.
Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, khuyến học – khuyến tài (Ảnh tư liệu)
Để khích lệ tinh thần học tập cho tuổi trẻ, trang bìa mặt sau của tập vở học sinh trước đây thường có in bài ca dao nói trên, nhiều thế hệ học sinh đã thuộc lòng và ghi vào tiềm thức một cách tự nhiên.
Hơn 200 năm trước cụ Lê Quí Đôn đã tổng kết về phát triển kinh tế xã hội: “Phi trí bất hưng, phi công bất phú, phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt”. Cụ Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh: “Nên thợ, nên thầy nhờ có học, no ăn, no mặc bởi hay làm”.
Có thể nói truyền thống hiếu học đã là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam và góp phần vun xới cho đất nước có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
Đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã nêu tấm gương về học tập suốt đời và luôn ân cần chỉ bảo về khuyến học, khuyến tài. Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục. Người động viên cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và thanh niên, học sinh, sinh viên phải phát huy truyền thống “hiếu học” của dân tộc, phải ham học, kiên trì học tập để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.
Đọc lại thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng tự hào và biết ơn Bác. Người không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thời đại, mà còn là một nhà giáo dục, một tấm gương “suốt đời tự học” để trưởng thành, để đi lên, để cống hiến cho đất nước. Theo Người, muốn trở thành người có đức, có tài để phục vụ và cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân thì “Suốt đời phải học tập”. Chỉ có học tập, con người mới nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt và phục vụ cho quê hương, đất nước nhiều hơn, tốt hơn.
Ngay từ thủa nhỏ, Người rất ham học, thông minh và sớm có lòng yêu nước và chí cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân. Khi đang là một học sinh ở Trường Quốc Học Huế, Người nghe nói đến: Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Cách mạng Tư sản Pháp, thế là Người muốn tìm đường sang Pháp và các nước trên thế giới để tìm hiểu, học tập cách đấu tranh, để giải phóng dân tộc. Từ giữa năm 1911, Người làm bếp trên một chiếc tàu buôn, để tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến tháng 6 năm 1923, Người đã đến nhiều nước và nhiều châu lục, để tìm hiểu, để học tập và hoạt động cách mạng trong điều kiện đầy gian khổ và khó khăn, như: làm bếp, quét tuyết, phục vụ khách sạn, làm báo, làm ảnh, làm vườn để kiếm sống, để học tập và tìm hiểu con đường cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời và khi mà nền độc lập còn non trẻ của nước nhà đang đứng trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc; Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ đã đề ra cho toàn dân nhiệm vụ thiêng liêng đoàn kết chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm; đề ra chính sách chiêu hiền đãi sĩ, kêu gọi người tài năng ra gánh vác việc nước. Phát động phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi rộng khắp trên cả nước. Chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã phát huy tác dụng to lớn, nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng.
Một ngày sau lễ Tuyên bố độc lập 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó Người nêu: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn cho nước ta trở thành một nước giàu mạnh thì dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái”.
Trả lời các nhà báo nước ngoài được đăng tải trên báo Cứu Quốc số 147 ngày 21/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Bác đã viết “Học hành là vô cùng, Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt”. Người nhắc nhở “Càng học càng tiến bộ, không bao giờ tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải mình trước”. Bác cũng khẳng định: học ở đây không phải chỉ học chữ, ngồi trên ghế nhà trường, mà học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Bác đã viết “Chúng ta cần học nhiều thứ: học chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, học nghiệp vụ, ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách báo v.v… Có một cách học rất tốt, ai cũng có thể tham gia hàng ngày, đó là cách học tập ngay trong thực tế, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến”. Với mục đích cao đẹp và tinh thần thái độ đúng đắn, Bác Hồ đã nêu tấm gương đạo đức “Học tập suốt đời”.
Ba tháng trước ngày đi xa, Người còn viết bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” đăng trên báo Nhân dân ra ngày 1/6/1969. Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân, mọi người, mọi ngành phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục thiếu niên nhi đồng: “Đó là những người chủ tương lai của đất nước”. Di chúc của Bác còn ân cần căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Thấm nhuần Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài và “xây dựng xã hội học tập”, Hội khuyến học Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã và đang động viên, giúp đỡ nhiều thế hệ học sinh, sinh viên “vượt khó hiếu học”; phát huy tinh thần hiếu học thật sự góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,” đào tạo những con người có tài, có đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho quê hương, đất nước; thiết thực đưa chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta đi vào cuộc sống.
Phan Công Tuyên
Giới Thiệu Về Chương Trình Tiên Tiến – Chất Lượng Cao Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế – Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Hiểu một cách đơn giản, chương trình Chất lượng cao (CLC) là chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bởi những giảng viên có nhiều kinh nghiệm của FTU. Trong khi đó,Chương trình tiên tiến (CTTT) là chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh theo chuẩn của trường đối tác nước ngoài bởi các giáo sư uy tín của trường đối tác cũng như của FTU. Chương trình tiên tiến có sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước và phải tuân thủ các quy định riêng do Bộ Giáo dục đào tạo yêu cầu.
Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) hiện nay có tổng cộng 04 chương trình CLC (Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Tài chính và ngân hàng quốc tế và Kinh tế quốc tế) và 02 CTTT (Quản trị kinh doanh quốc tế và Kinh tế đối ngoại). Trong đó CLC QTKDQT là chương trình đầu tiên giảng dạy bằng tiếng Anh tại ĐHNT, còn CTTT QTKDQT là chương trình đào tạo về kinh doanh với cơ hội chuyển tiếp và nhận bằng quốc tế theo chương trình 3+1 rộng mở nhất hiện nay.
Lễ khai giảng CTTT & CLC 2013-2014
Chương trình tiên tiến QTKDQT
CTTT QTKDQT hợp tác giữa Đại học Ngoại thương và Đại học Tổng hợp bang California Fullerton (CSUF) – trường đứng thứ 8 trong TOP các trường đại học công lập miền Tây Hoa Kỳ. Chương trình đào tạo được nhập khẩu từ CSUF đạt chuẩn AACSB (Associate to Advance Collegiate Schools of Business) với mức học phí ưu đãi, được sự hỗ trợ của trường Đại học Ngoại thương. Trường kinh tế và kinh doanh Mihaylo thuộc CSUF cũng là trường kinh doanh lớn nhất bang California và 7 năm liên tục lọt vào danh sách những trường kinh doanh tốt nhất Hoa Kỳ do Princeton Review 2013 bình chọn.
Sinh viên CTTT có thể chuyển tiếp tín chỉ tại CSUF để nhận bằng cử nhân Quản trị kinh doanh của Hoa Kỳ chuyên sâu về tài chính, marketing, kế toán hoặc khởi sự doanh nghiệp… tại CSUF, hoặc tại các đại học nước ngoài khác như Đại học Minot State University (Hoa Kỳ), Charleston College (Hoa Kỳ), Đại học Grifith (Australia), Đại học FHNW – University of Applied Sciences Northwestern Switzerland (Thụy Sỹ)… Sinh viên cũng có cơ hội theo học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Bang California, Fullerton, Hoa Kỳ mà không cần giai đoạn chuyển tiếp. Sinh viên CTTT học 4 năm tại Việt Nam sẽ được cấp bằng tốt nghiệp của FTU kèm chứng chỉ của CSUF. Sinh viên chuyển tiếp sang CSUF theo chương trình 3+1 (3 năm tại FTU, 1 năm tại CSUF) sẽ được cấp 2 bằng tốt nghiệp của FTU và CSUF.
Mặt khác, nếu chuyển tiếp tại Đại học bang California Fullerton, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, khí hậu ôn hòa và cơ hội đi du lịch khắp các danh thắng thuộc miền Tây Hoa Kỳ cũng là một điểm hấp dẫn các bạn sinh viên tham gia chương trình.
Chương trình Chất lượng cao QTKDQT
Về cơ bản, chương trình đào tạo của CLC QTKDQT đã được điều chỉnh và cập nhật dựa trên CTTT QTKDQT, vì vậy, hầu hết các môn học đều tương đồng với CTTT QTKDQT. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có những cơ hội chuyển tiếp 3+1 không khác gì sinh viên CTTT. Mặt khác, chương trình đào tạo CLC cũng liên tục được cập nhật trên cơ sở tham khảo chương trình chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Trường Đại học Tổng hợp bang California Fullerton (Mỹ), Trường Đại học Bang Ohio (Mỹ), Trường Đại học bang Washington (Mỹ), Trường Đại học Leeds (Anh)… Tuy vậy, số lượng giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy cho CLC sẽ không nhiều như CTTT.
Chương trình đào tạo vượt trội
Điểm đặc biệt của chương trình đào tạo về quản trị kinh doanh quốc tế của cả CTTT và CLC là các môn học không chỉ chú trọng cung cấp kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực trong kinh doanh (tài chính, kế toán, sản xuất, nhân sự, chiến lược, marketing..) mà còn tập trung rèn luyện kỹ năng trong kinh doanh cho sinh viên. Cả 2 chương trình cũng đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, tham quan, khảo sát doanh nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng mềm và cập nhật kiến thức thực tiễn trong kinh doanh cho sinh viên.
Môi trường học tập đa dạng
Khoa QTKD duy trì quy mô các lớp học CTTT và CLC tối đa là 40 sinh viên/lớp để có thể nắm bắt và giúp đỡ từng sinh viên trong quá trình học tập. Cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp học tiên tiến (thuyết trình, lập dự án, khảo sát doanh nghiệp…) và các hoạt động ngoại khoá (dạ hội, hội thảo với doanh nghiệp, toạ đàm với doanh nhân thành đạt…) dành riêng cho sinh viên QTKD cũng là những điểm nổi trội của hai chương trình. Ngoài ra một số sự kiện tầm cỡ tổ chức ở ĐH Ngoại thương thì sv CTTT luôn nằm trong diện đối tượng ưu tiên được tham gia (gặp gỡ Ngoại trưởng Hoa Kì Hillary Clinton, giáo sư đạt giải Nobel Kinh tế học 2007 Roger B. Myerson …)
Sinh viên CTTT K50 đi thăm quan tập đoàn Pepsico
Prom CTTT và CLC QTKD năm 2012
Sinh viên năng động
Các bạn sinh viên CTTT và CLC QTKD không chỉ xuất sắc về thành tích học tập mà còn rất năng động trong các hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội.
Lê Hồng Ngọc Hân (sinh viên CTTT 49)- cựu Chủ tịch CLB TEC, Giải nhất Ứng viên Tài năng 2013, Giải nhì “Unilever Future Leader League” 2013, liên tục nhiều năm đạt các học bổng trong và ngoài nước.
Trương Huy Hoàng (sinh viên CTTT 50)- Học bổng Lotte 2 năm liên tục, Giải nhất sinh viên NCKH 2014.
Nguyễn Thị Ánh Thơ, 1 trong 7 đại biểu trên toàn thế giới tham gia Hội thảo Hòa bình PCY tại Nhật.
Bùi Mai Trang- CLC 50– Miss FBA 2012, MC tại Invest TV, BTV và MC cho VTV.
Thông tin tuyển sinh
1. Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2013-2014: 80 sinh viên lớp CTTT và 80 sinh viên lớp CLC
2. Điều kiện tuyển sinh:
Sinh viên trúng tuyển vào trường ĐHNT thuộc mọi chuyên ngành hoặc sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp PTTH loại Khá trở lên.
Trình độ tiếng Anh:
Chứng chỉ TOEIC từ 500 điểm, TOEFL PBT từ 477 điểm trở lên, TOFEL iBT đạt từ 53 điểm trở lên và IELTS đạt từ 4.5 trở lên.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Văn phòng Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh quốc tế-Khoa Quản trị Kinh doanh
Tầng 2 nhà B, số 91 Chùa Láng, Hà Nội
SĐT: 04. 3835. 6800 (ext: 525)/ 0904-185-098 (Cô Thúy Anh)
Email: vpcttt_qtkd@ftu.edu.vn;
Website: http://qtkd.ftu.edu.vn
Facebook: http://www.facebook.com/DHNgoaiThuongCTTT
Giải Đáp: Quản Trị Hành Chính Văn Phòng Tiếng Anh Là Gì?
Việc làm Hành chính – Văn phòng
1. Quản trị hành chính văn phòng tiếng Anh là gì?
Và để hiểu rõ hơn về hành chính văn phòng thì ta sẽ phân tích kỹ hơn cho từng vế.
– Theo nghĩa rộng: Văn phòng bao gồm tòan bộ bộ máy quản lý của đơn vị từ cấp cao tới cấp cơ sở với các nhân sự làm quản trị cho hệ thống quản lý nói riêng, cho toàn bộ cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nói chung
– Theo nghĩa hẹp: Văn phòng là bộ máy trợ giúp nhà quản trị những việc trong chức năng được giao, là bộ phận cấu thành của cơ quan, chịu sự điều hành của nhà quản trị, chăm lo mọi lĩnh vực dịch vụ hậu cần, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan
Về cơ bản, cách hiểu trên coi văn phòng là “một thực thể” trong cơ quan và việc tiếp cận văn phòng theo góc độ tổ chức và chức năng giúp người nghiên cứu cũng như nhà quản lý dễ nhận biết và xác định đối tượng mà công việc của mình hướng đến. Nói cách khác, việc coi văn phòng là một thực thể sẽ giới hạn nhiệm vụ và hoạt động của nhà quản trị văn phòng trong phạm vi của thực thể đó, trong khi bản thân các nhiệm vụ thuộc về văn phòng lại vượt qua phạm vi của một bộ phận hay thậm chí là 3 phạm vi hoạt động của riêng bộ máy điều hành cơ quan.
1.2. Quản trị hành chính văn phòng
Về khái niệm văn phòng, cùng với đó là cách tiếp cận giống như đã nói ở trên thì đây là một lĩnh vực hoạt động của tổ chức, cũng cần được quản trị. Những năm cuối 1980, đầu những năm 1990 là thời điểm xuất hiện của các xuất bản phẩm về quản trị văn phòng tại Châu Âu và Hoa Kỳ với tiêu đề sử dụng một thuật ngữ chung là “quản lý văn phòng hành chính” (administrative 5 office management). Trong cùng khoẳng khắc và thời điểm như thế này thì, một số những ấn phẩm khác đã được xuất bản với thuật ngữ “quản lý văn phòng” (office management) trong tên gọi của cuốn sách. Tuy có một số điểm khác biệt giữa các ấn phẩm vừa kể trên về bố cục, cách đặt vấn đề và diễn giải nhưng về cơ bản, các ấn phẩm này đều xác định Phòng Hành chính (administrative office) là bộ phận có chức năng như văn phòng trung tâm đã đề cập ở trên với các hoạt động cụ thể để tổ chức, điều hành và kiểm soát 3 đối tượng chính: nơi làm việc (workplace), nhân viên (workers), và quá trình công việc (work process). Tuy vậy, khi đến Việt Nam, chúng được gọi bằng một thuật ngữ chung là “quản trị hành chính văn phòng” hoặc “quản trị văn phòng” và được sử dụng phổ biến tới mức thành thói quen.
Việc làm Quản lý điều hành
2. Nhân viên hành chính văn phòng làm công việc gì
Nhân viên hành chính văn phòng sẽ làm những công việc mà thường sẽ bị nhiều người nhìn vào đó mà “coi thường” họ, và cũng sẽ không ít những người sẽ có suy nghĩ rằng đây chỉ là những công việc giấy tờ vô cùng nhỏ nhặt và nhàm chán. Nhưng trong thực tế hiện tại của công việc hành chính văn phòng thì đây chính là một công việc mà đòi hỏi được tính trách nhiệm cao trong mỗi một nhân viên là về công việc này. Mỗi một nhân viên hành chính văn phòng thì sẽ có những trách nhiệm khác nhau và nó vô cùng là đa dạng cũng như là cực kỳ bao quát. Sẽ không phải nói quá khi cho rằng nhân viên hành chính văn phòng giống như là một người “bảo mẫu” của cả công ty, của cả doanh nghiệp vậy. Bởi đây là một người đảm nhiệm công việc bao quát hết cả công ty, nên chỉ cần thiếu người “mẹ” này một ngày thôi, thì có lẽ cả công ty hoặc là doanh nghiệp đó sẽ rối tung, rối mù cả lên.
Những người nhân viên hành chính văn phòng công việc thông thường của họ như sau:
– Lễ tân tại văn phòng: Công việc của những người lễ tân này đó chính là trả lời điện thoại, đón khách cũng như là xử lý những thông tin ngay lúc ban đầu cùng với đó họ sẽ hướng dẫn khách để đi đến các bộ phận chức năng và giải quyết công việc của mình.
– Thư ký hỗ trợ: Công việc của một thư ký hỗ trợ đó chính là sắp xếp lich họp và lich làm việc cho công ty, là người đi chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho cuộc họp, trong các cuộc phỏng vấn cũng như là liên hoan ở trong công ty.
– Nhân viên chuyên về soạn thỏa lưu trữ văn bản và hồ sơ: Đây chính là người soạn thỏa ra các thư từ kinh doanh, dịch những văn bản có tiếng Anh sang tiếng Việt, cùng với đó là tổng hợp cũng như lưu trữ các loại giấy tờ khi không cần dùng đến.
– Nhân viên chấm công và thực thi về các chính sách: Đây là người mà sẽ phổ biến cho các nhân viên ở trong công ty về những thay đổi trong quy định ở trong công ty, cùng với đó, đây sẽ là người thực hiện các chính sách và chaams công cho tất cả các nhân viên.
– Nhân viên chuyên về quản lý cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị trong công ty: Là người trực tiếp đứng ra để chi ngân sách của công ty và mua sắm các trang thiết bị, cộng văn phòng phẩm còn thiếu ở trong công ty, thực hiện các công việc là đặt báo chí cũng như là thực phẩm về mà phục vụ cho các nhu cầu của nhân viên và phải kiểm kê cũng như bảo quản được số lượng đi cùng với các chất lượng cơ sở vật chất ở trong văn phòng, thay mới và bổ sung nếu như mà cần thiết.
Duy trì về môi trường làm việc cho các nhân viên ở trong công ty: Công việc ở đây đó chính là chăm sóc đến vấn đề sức khỏe cho các nhân viên, các cán bộ ở trong công ty, tổ chức những đợt khám sức khỏe định kỳ cho các nhân viên ở trong công ty. Trong nhiều trường hợp xảy ra thì chính cá nhân viên hành chính văn phòng sẽ chính là người đứng ra để mà giải quyết mâu thuẫn cá nhân giữa các nhân viên với nhau, và dung hòa được các mối quan hệ, đem lại lợi ích ở trong công ty.
3. Cơ hội việc làm của nhân viên hành chính văn phòng
Chắc hẳn rằng ở đây, có nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ khá là lo lắng cũng như là thắc mắc về vấn đề tìm việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội hay nơi đang sinh sống có dễ không? Và một nhân viên hành chính văn phòng thì sẽ khó hoặc là ít có được những cơ hội thăng tiến ở trong công việc và trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế thì lại khác, hành chính văn phòng vẫn luôn là một công việc, mọt ngành nghề mang đến cho bạn được nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Nói về lộ trình thăng tiến trong công việc của một nhân viên hành chính văn phòng thì khá là rõ ràng, và cũng có thể phân chia về nhân viên hành chính văn phòng theo ba cấp bậc với từng mức lương tương ứng được thể hiện như sau:
– Ở cấp bậc nhân viên thì mức lương nhận được trong công việc sẽ là khoảng 5 triệu rưỡi đến 12 triệu đồng một tháng.
Khi thăng cấp lên cấp bậc thư ký thì số tiền lương được nhận cho vị trí công việc này sẽ vào khoảng 8 triệu rưỡi tới 14 triệu rưỡ trên một tháng. Nhưng đối với cấp bậc thư ký thì cần phải có nghiệp vụ và chuyên môn cao, cũng như có được một đầu óc sáng tạo đi cùng với đó là biết phân tích cũng như là phán đoán được tình huống, và phải là người có kinh nghiệm trong ngành vói thời gian là 1 năm trở lên.
Lên tới cấp bậc quản trị thì bạn sẽ có một mức lương là từ 9 cho đến 25 triệu đồng trên một tháng…
Nói chung là đối với công việc và ngành nghề hành chính văn phòng thì, cho dù đây không phải là một công việc quá “nóng” đối với nhiều người, nhưng lại chính là một công việc đáng để làm đối với những người muốn có một công việc ổn định về lâu về dài.
Tin Tức, Thông Báo, Sự Kiện
Giới thiệu sách mới
“Cuốn Từ điển tiếng Việt này là cuốn từ điển đầu tiên ở nuớc ta do một tập thể cán bộ ngôn ngữ học biên soạn trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ” (Lời giới thiệu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Kể từ lần tái bản gần đây nhất (năm 2006) đến nay cũng đã gần 5 năm. Viện Ngôn ngữ học đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc xa gần trong cả nước đề nghị tiếp tục tái bản công trình từ điển này.
LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn Từ điển tiếng Việt mà bạn đọc có trong tay là công trình do một tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Ngôn ngữ học – cơ quan nghiên cứu ngôn ngữ học hàng đầu của cả nước biên soạn dưới sự chủ biên của cố Giáo sư Hoàng Phê.
Chính vì thế, ngay từ lần xuất bản đầu tiên (năm 1988), cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết lời giới thiệu trân trọng. Và cũng chính cuốn từ điển này đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005.
Kể từ lần tái bản gần đây nhất (năm 2006) đến nay cũng đã gần 5 năm. Viện Ngôn ngữ học đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc xa gần trong cả nước đề nghị tiếp tục tái bản công trình từ điển này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Ngôn ngữ học đồng ý cho phép Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa tái bản Từ điển tiếng Việt dưới hình thức và khuôn khổ mới.
Sau lần tái bản này, Viện Ngôn ngữ học sẽ tổ chức các nhà ngôn ngữ học hàng đầu tiếp tục biên soạn bổ sung các từ ngữ mới hoặc chỉnh lí những chỗ sai sót về cả nội dung ý nghĩa cũng như hình thức thể hiện của các mục từ trong mỗi lần tái bản sau để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng cuốn từ điển phục vụ bạn đọc.
Nhân dịp cuốn Từ điển tiếng Việt được tái bản, tôi rất vui mừng và xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học
Tổng biên tập tạp chí “Ngôn ngữ”
GS.TS Nguyễn Đức Tồn
Địa chỉ phát hành:
Nguyễn Anh Tuấn
ĐT: (04)38439034; 0902224959,
Số 109, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Bạn đang xem bài viết Sự Kiện: Chính Trị, Quốc Phòng An Ninh, Kinh Tế, Thể Thao trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!