Cập nhật thông tin chi tiết về Quyết Định Phê Duyệt Đề Án Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Và Học Tiếng Việt Cho Người Việt Nam Ở Nước Ngoài mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, QUYẾT ĐỊNH:
Phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
Tiếp tục đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài một cách thiết thực, hiệu quả nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; khơi dậy và phát huy tinh thần hướng về quê hương, đất nước; góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong việc dạy và học tiếng Việt; có đầy đủ chương trình, tài liệu, học liệu dạy và học tiếng Việt thường xuyên được cập nhật, hiện đại theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc để cung cấp cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu; đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá; đa dạng hóa tài liệu, học liệu dạy học tiếng Việt phù hợp với đặc thù từng khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo lập môi trường thực hành giao tiếp tiếng Việt cho người học trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước sở tại và ở Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc dạy và học tiếng Việt, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, quảng bá văn hóa Việt Nam.
1. Tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các lớp dạy tiếng Việt; động viên con em người Việt tham gia học tiếng Việt
– Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người Việt Nam ở nước ngoài về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt trong việc góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
– Tích cực vận động các hội đoàn, tổ chức, cá nhân tâm huyết trên địa bàn và trong nước tổ chức, bảo trợ lớp học tiếng Việt cho con em người Việt Nam ở nước ngoài; phát động phong trào cha mẹ cho con em đi học tiếng Việt đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi.
– Chủ động vận động chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tổ chức các lớp học tiếng Việt thông qua việc cấp giấy phép hoạt động, cấp đất mở trường, mở lớp, cho mượn địa điểm tổ chức dạy tiếng Việt.
2. Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
a) Tổ chức xây dựng Chương trình tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6).
b) Tổ chức biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt, thực hiện chủ trương từ một chương trình có thể biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa, cụ thể như sau:
– Chỉnh sửa, nâng cấp hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt” (từ quyển 1 đến quyển 6) cho phù hợp với Chương trình dạy tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc.
– Tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt theo Chương trình tiếng Việt 6 bậc tại các nước hoặc các khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
– Biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt song ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học.
– Biên soạn tài liệu song ngữ hướng dẫn ông bà, cha mẹ dạy tiếng Việt cho con cháu trong gia đình phù hợp với các ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ nước sở tại.
– Biên soạn tài liệu phát triển tiếng Việt thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.
– Biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực dạy tiếng Việt cho giáo viên, tình nguyện viên hoặc sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài.
3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
– Tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam và tại nước ngoài nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống.
– Cung cấp tài liệu, bồi dưỡng giáo viên qua Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho con em kiều bào ở khu vực đặc thù (Campuchia, Lào…) theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, tình nguyện viên tham gia dạy tiếng Việt ở những nơi có điều kiện phù hợp.
4. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Việt
– Tổ chức các lớp học, khóa học tiếng Việt ngắn hạn tại nước sở tại theo hình thức lớp học truyền thống, phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
– Tổ chức các khóa học tiếng Việt ngắn hạn, trại hè học tiếng Việt cho con em Kiều bào tại Việt Nam.
– Phối hợp triển khai có hiệu quả với việc tổ chức dạy học tiếng Việt trên mạng trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Tiếp tục duy trì và đổi mới việc tổ chức dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.
– Tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, ngày hội Văn hóa Việt Nam tại nước sở tại; kết hợp với các sự kiện tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá của Việt Nam ở nước ngoài như: Hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch…
– Hỗ trợ xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại các thư viện cộng đồng, các trung tâm học liệu hoặc các trường đông học sinh là người Việt Nam.
5. Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập, cấp chứng chỉ cho người tham gia đánh giá theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc
– Xây dựng bộ đề thi, ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt.
– Xây dựng phần mềm thi và chấm thi bằng máy tính.
– Xây dựng, ban hành phôi chứng chỉ tiếng Việt.
– Ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
6. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế
– Tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tổ chức dạy và học tiếng Việt phù hợp với từng khu vực đặc thù của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
– Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc mở ngành Việt Nam học, nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt tại các nước sở tại có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập.
– Vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt thành môn học ngoại ngữ tự chọn trong các trường phổ thông có đông học sinh là con em người Việt Nam.
2. Kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình triển khai như sau:
a) Từ năm 2017 đến năm 2020: Xây dựng Chương trình tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc; tổ chức chỉnh sửa và nâng cấp hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”; tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt; xây dựng bộ công cụ đánh giá, tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc; xây dựng tài liệu song ngữ dạy tiếng Việt cho trẻ em.
b) Từ năm 2020 đến 2022: Biên soạn tài liệu song ngữ hướng dẫn ông bà, cha mẹ dạy học tiếng Việt cho con cháu trong gia đình; xây dựng các chương trình, tài liệu phát triển tiếng Việt qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam; biên soạn tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy tiếng Việt cho giáo viên, tình nguyện viên.
c) Hoạt động thường xuyên: Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức trại hè cho con em Kiều bào tại Việt Nam.
3. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ được giao theo lộ trình thực hiện, dự toán kinh phí hằng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thẩm định và cấp kinh phí theo quy định hiện hành.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, học liệu dạy và học tiếng Việt.
Chủ trì tổ chức thẩm định, ban hành Chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc; ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt; tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; cử giảng viên đi bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên dạy tiếng Việt ở một số nước theo yêu cầu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Bộ Ngoại giao
Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài vận động cộng đồng người Việt mở lớp học tiếng Việt, vận động con em người Việt tham gia học tiếng Việt; hướng dẫn xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại thư viện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và vận động các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các giáo viên kiều bào tham gia cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt phù hợp với đặc thù từng khu vực cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo lộ trình và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài vận động, hướng dẫn xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại thư viện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin, quảng bá về việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Duy trì và đổi mới việc tổ chức dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài.
7. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
Phối hợp với Bộ Ngoại giao vận động, hướng dẫn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khai thác, sử dụng các chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Việt một cách thiết thực, hiệu quả.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Và Học Tiếng Việt Cho Người Việt Nam Ở Nước Ngoài
GD&TĐ – Tiếp tục đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài một cách thiết thực, hiệu quả nhằm giữ gìn, củng cố và phát triển ngôn ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; khơi dậy và phát huy tinh thần hướng về quê hương, đất nước; góp phần quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Thiếu nhi kiều bào học tiếng Việt. (Nguồn: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài)
Đề án “Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Đề án là tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các lớp dạy tiếng Việt; động viên con em người Việt tham gia học tiếng Việt.
Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người Việt Nam ở nước ngoài về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt trong việc góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Tích cực vận động các hội đoàn, tổ chức, cá nhân tâm huyết trên địa bàn và trong nước tổ chức, bảo trợ lớp học tiếng Việt cho con em người Việt Nam ở nước ngoài; phát động phong trào cha mẹ cho con em đi học tiếng Việt đầy đủ, phù hợp với từng lứa tuổi.
Chủ động vận động chính quyền sở tại tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tổ chức các lớp học tiếng Việt thông qua việc cấp giấy phép hoạt động, cấp đất mở trường, mở lớp, cho mượn địa điểm tổ chức dạy tiếng Việt.
Về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức xây dựng Chương trình tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6), tổ chức biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt, thực hiện chủ trương từ một chương trình có thể biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa.
Trong đó, chỉnh sửa, nâng cấp hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt” (từ quyển 1 đến quyển 6) cho phù hợp với Chương trình dạy tiếng Việt theo Khung năng lực 6 bậc; tổ chức cuộc thi viết sách giáo khoa, biên soạn tài liệu dạy và học tiếng Việt theo Chương trình tiếng Việt 6 bậc tại các nước hoặc các khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Biên soạn tài liệu dạy học tiếng Việt song ngữ cho trẻ em lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học; biên soạn tài liệu song ngữ hướng dẫn ông bà, cha mẹ dạy tiếng Việt cho con cháu trong gia đình phù hợp với các ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ nước sở tại; biên soạn tài liệu phát triển tiếng Việt thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt Nam.
Tổ chức thường xuyên các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam và tại nước ngoài nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống; cung cấp tài liệu, bồi dưỡng giáo viên qua Cổng thông tin dạy và học tiếng Việt trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Việt cho con em kiều bào ở khu vực đặc thù (Campuchia, Lào…) theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, tình nguyện viên tham gia dạy tiếng Việt ở những nơi có điều kiện phù hợp.
Giải pháp khác là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học tiếng Việt, trong đó, tổ chức các lớp học, khóa học tiếng Việt ngắn hạn tại nước sở tại theo hình thức lớp học truyền thống, phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng khu vực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức các khóa học tiếng Việt ngắn hạn, trại hè học tiếng Việt cho con em Kiều bào tại Việt Nam.
Phối hợp triển khai có hiệu quả với việc tổ chức dạy học tiếng Việt trên mạng trực tuyến theo Đề án “Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và đổi mới việc tổ chức dạy tiếng Việt trên truyền hình, đài phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, ngày hội Văn hóa Việt Nam tại nước sở tại; kết hợp với các sự kiện tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá của Việt Nam ở nước ngoài như: Hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch…
Đồng thời, hỗ trợ xây dựng tủ sách tiếng Việt, góc Việt Nam, thư viện Việt Nam tại các thư viện cộng đồng, các trung tâm học liệu hoặc các trường đông học sinh là người Việt Nam.
Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập, cấp chứng chỉ cho người tham gia đánh giá theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc như xây dựng bộ đề thi, ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt; xây dựng phần mềm thi và chấm thi bằng máy tính; xây dựng, ban hành phôi chứng chỉ tiếng Việt; ban hành Quy chế thi và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Hỗ Trợ Dạy Và Học Tiếng Việt Cho Người Việt Nam Ở Nước Ngoài
Bắt đầu từ tháng 11/2008, các “chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” do Đài TNVN xây dựng sẽ được phát thử nghiệm.
C ộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hiện có hơn 3,5 triệu người. Nhu cầu được học tập và trau dồi ngôn nhữ tiếng Việt của bà con là rất lớn.
Để đáp ứng tình cảm và nguyện vọng của bà con Việt kiều, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”. Chính phủ giao cho Bộ giáo dục đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt hai chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm: Chương trình dạy tiếng Việt cho thanh thiếu niên và Chương trình dạy tiếng Việt cho người lớn. Trên cơ sở hai chương trình này, Bộ giáo dục đào tạo cũng đã tập hợp các chuyên gia biên soạn hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”.
Bắt đầu từ tháng 11/2008, các “chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” do Đài TNVN xây dựng sẽ được phát thử nghiệm trên Chương trình dạy tiếng nước ngoài của Hệ Văn hoá- Đời sống- Khoa giáo (VOV2) vào các ngày thứ 5 và thứ 7 hàng tuần và phát trên Chương trình “Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc” Hệ phát thanh đối ngoại (VOV5) vào các ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có buổi phỏng vấn chúng tôi Nguyễn Hữu Châu, Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Phó Trưởng Ban điều hành đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”.
* Xin Giáo sư cho biết về sự ra đời của đề án hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài?
GS Nguyễn Hữu Châu: Xuất phát từ yêu cầu của hơn 3,5 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ có tới 1,5 triệu người, rồi ở Austrlia, Pháp, cộng đồng Châu Âu và nhiều nước gần hơn như Lào, Thái Lan… Những người Việt sống xa quê hương đều mong mỏi hướng về Tổ Quốc. Những người lớn tuổi đau lòng khi thấy con em mình không biết tiếng Việt. Quên đi tiếng mẹ đẻ, có nghĩa là sẽ quên đi cội nguồn, quên đi nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc mình.
Vì thế bà con kiều bào đã đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ, giúp dạy tiếng Việt cho con em mình. Họ cũng đã tự làm việc này, thông qua các hội Việt kiều, các tổ chức, các nhà hảo tâm, các nhà chùa, và có cả những cá nhân tự phát đứng ra làm việc này. Cũng ở nhiều nơi trên thế giới, tiếng Việt đã được đưa vào dạy trong trường học. Bộ Chính trị đã chỉ thị phải có đề án, có chương trình hành động về việc dạy tiếng Việt cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc và giao cho Chính Phủ thực hiện việc này. Chính Phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một đề án có tên gọi Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
* Giáo sư có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa “hỗ trợ” của đề án?
GS Nguyễn Hữu Châu: Đề án xác định mục đích chính là hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, chứ không áp đặt, không làm thay bà con việc này. Sự hỗ trợ thể hiện bằng nhiều cách: hỗ trợ tài liệu, giáo trình, phương pháp giảng dạy… Mục đích là làm sao cho tiếng Việt đến được với bà con Việt Kiều, được dạy thường xuyên, đúng với tiếng Việt của chúng ta hiện nay.
* Cho đến nay, dự án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” đã được triển khai như thế nào, thưa Giáo sư?
GS Nguyễn Hữu Châu: Có 2 chương trình và hai bộ sách dành cho hai loại đối tượng: người lớn và trẻ em. Chương trình và bộ sách dành cho người lớn có tên là “Quê Việt” và Chương trình và bộ sách dành cho trẻ em có tên là “Tiếng Việt vui”.
Cách đây 3 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử các đoàn đi một số nước có đông người Việt sinh sống, để khảo sát, lắng nghe nguyện vọng, yêu cầu của bà con Việt kiều để xây dựng chương trình này sao cho phù hợp. Bộ sách được xây dựng theo 3 trình độ: A, B, C. Mỗi trình độ được chia thành 2 mức. Cụ thể trình độ A, có 2 mức A1, A2; trình độ B có 2 mức B1, B2; và trình độ C có 2 mức C1, C2… Đến nay, cả sách và chương trình đầu tiên, trình độ A đã hoàn thành.
Mới đây, chúng tôi đưa tài liệu này đi dạy thử ở một số nước trong đó có Mỹ thì kết quả thật bất ngờ. Người Việt ở đó đánh giá rất cao, bà con phấn khởi vì từ trước tới nay chưa thấy có một tài liệu dạy tiếng Việt nào tốt như thế cả về mặt chất lượng lẫn hình thức. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thiết lập một mạng lưới giáo viên tham gia dự án. Chúng tôi cũng làm việc với một số trường để đưa môn tiếng Việt trở thành một môn học chính thức. Bộ đang cố gắng năm nay hoàn thành nốt sách và tài liệu ở trình độ B và C.
Năm tới, chúng ta sẽ cử giáo viên sang các nước để giúp giáo viên dạy tiếng Việt cho Việt kiều. Đề án đã và đang phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các chương trình “Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” để phát sóng. Theo tôi đây là những kênh truyền thông rất quan trọng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
* Giáo sư có nhận xét như thế nào về Chương trình dạy tiếng Việt trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam?
GS. Nguyễn Hữu Châu: Mỗi phương tiện truyền thông có những thế mạnh riêng. Sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam là rất quan trọng, phạm vi rộng, đối tượng sử dụng nhiều, dễ đi vào lòng người. Tôi đã nghe một số chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng dựa trên các chương trình, sách và tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, thấy phương pháp làm và cách tiếp cận rất phù hợp. Các chương trình này sử dụng tiếng Anh để chuyển ngữ là rất đúng, vì nhiều người Việt sống ở các nước nói tiếng Anh.
Tôi tin vòng phát sóng đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được những hồi âm tích cực, chúng ta sẽ lắng nghe và rút kinh nghiệm.
* Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Đối với những người nước ngoài muốn đến sống và làm việc tại VN , vấn đề lớn nhất mà các bạn thường gặp phải có lẽ là rào cản ngôn ngữ. Trên thực tế, tiếng Anh không khó bằng Tiếng Việt vì phát âm và hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, người nước ngoài thường lúng túng khi sử dụng tiếng Việt . Hơn nữa , ngôn ngữ mà bạn được dạy đôi khi không phải là ngôn ngữ sử dụng để giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
Tiếng Việt cơ sở (Trình độ A )
Tiếng Việt trung cấp (Trình độ B)
Tiếng Việt nâng cao (Trình độ C)
Tiếng Việt chuyên sâu theo các kĩ năng (nghe, nói, đọc viết)
Tiếng Việt chuyên ngành (ngôn ngữ học, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật…).
Tiếng Việt cơ bản cấp tốc (để giao tiếp, du lịch, kinh doanh….)
Tiếng Việt nâng cao hoặc chuyên sâu theo các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết)
Tiếng Việt dự bị đại học và sau đại học: Dành cho các sinh viên nước ngoài có đủ trình độ về tiếng Việt (ngoại ngữ) chuẩn bị học đại học, sau đại học ở Việt Nam.
Lợi ích khi đăng ký học tiếng Việt tại Trung Tâm:
– Khoá học được đảm nhiệm bởi các giáo viên nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình. Đây là Trung tâm chuyên đào tạo tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài đến Việt Nam, người làm công tác kinh doanh, đi du lịch, Việt kiều về Việt Nam làm việc và sinh sống,…
– Chương trình được thiết kế phù hợp cho nhiều đối tượng theo học từ trình độ sơ cấp đến cao cấp. Học viên được học và thực hành đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ có đủ tự tin để có thể giao tiếp với người Việt Nam bằng vốn kiến thức về từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp đã được học.
– Thời gian học: Linh động theo yêu cầu của học viên (sáng, chiều, tối) – Sĩ số lớp: từ 01 đến 5 học viên – Địa điểm học: Tại Trung tâm dạy tiếng VIỆT – Số 200,Quang Trung, Hà Đông hoặc tại địa chỉ của học viên yêu cầu (Cơ quan, Nhà riêng, Khách sạn,…)
Tự hào với đội ngũ giảng viên có bằng cấp và từng sống tại nước ngoài, Dịch thuật Châu Á xin mang đến dịch vụ dậy tiếng Việt cho người nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam.
Bạn đang xem bài viết Quyết Định Phê Duyệt Đề Án Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Và Học Tiếng Việt Cho Người Việt Nam Ở Nước Ngoài trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!