Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗi Khổ Của Sinh Viên Rmit Khi Đi Tìm Việc mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kết thúc 3 năm đầy cam go ở trường là lúc các bạn sinh viên bắt tay vào một ‘cuộc chiến’ mới: cuộc chiến tìm việc. Cuộc chiến này cũng khốc liệt không kém việc luyện thi hằng đêm để qua môn, dù cho sinh viên quốc tế như RMIT được trang bị tiếng Anh tốt, kỹ năng mềm giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian này kia đầy đủ – vẫn gặp phải vô vàn vấn đề khi đi tìm việc.
Về sự “cà khịa” của xã hội
Với một bộ phận nhỏ ngoài xã hội, cái mác ‘sinh viên RMIT’ vẫn đi kèm với ‘tụi học dốt, bố mẹ giàu’. Vậy nên là một sinh viên RMIT, điều đầu tiên cần trang bị trước khi bắt đầu lao vào thị trường lao động đó chính là thái độ ‘bơ đi mà sống’. Khi bản thân đang rất cố gắng để làm việc phát triển kỹ năng, phụ giúp cha mẹ mà gặp những câu “cà khịa” như là ” Trời RMIT mà cũng đi làm hả”, “Ba mẹ giàu rồi đi làm chi nữa” – nếu không có lập trường vững, rất dễ nản lòng. Xã hội không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, không phải lúc nào những người xung quanh chúng ta cũng sẽ nói những lời hay ý đẹp, học cách sống chung, gạt bỏ những điều không hay để tập trung vào việc cần làm cũng là một kỹ năng làm việc mà sinh viên RMIT chúng mình có thể học trong hoàn cảnh này. Đây là một điểm các cha mẹ cũng cần hiểu để động viên các con vững tin khi mới bắt đầu ra trường tìm việc.
Nói đi cũng phải nói lại, chỉ có một bộ phận những người chưa hiểu rõ về RMIT thì sẽ phản ứng như trên thôi, còn đa số các anh chị quản lý tôi gặp đến thời điểm này đều đánh giá rất cao năng lực cũng như khả năng làm việc của sinh viên RMIT. Vào RMIT thì dễ, nhưng để qua hết môn và ra được trường, đặc biệt là nếu ra trường với tấm bằng giỏi nữa, thì cũng đâu phải dạng vừa đâu. Ngoài ra, như hiểu được nỗi khổ trên nên các anh/chị cựu sinh viên lại rất ưu ái và thương yêu các đàn em trong trường, có cơ hội việc làm nào hay ho hoặc có chương trình gì hỗ trợ kỹ năng là luôn hỗ trợ hết mực cho các em. Sự hỗ trợ từ các anh chị cựu sinh viên là một lợi thế không hề nhỏ cho sinh viên RMIT sau khi ra trường.
Vượt “sướng”, sự mất định hướng của bản thân
Phải thừa nhận rằng, hoàn cảnh sinh viên RMIT chắc chắn là có sướng hơn phần nào so với các bạn nơi khác. Điều này là một lợi thế, nhưng đồng thời cũng là một “trở ngại” cần phải vượt qua. Cha mẹ chúng ta sống trong một thời kỳ khổ, nên bây giờ muốn làm tất cả mọi điều tốt nhất cho con. Những bạn trẻ 9x, 2000 được lớn lên trong môi trường đầy đủ về mặt kinh tế, cha mẹ bảo bọc và sắp đặt, vây quanh bởi rất nhiều công nghệ và thông tin – rất dễ gặp phải “khủng hoảng đam mê”.
Có một chia sẻ rất hay của chị Thi Anh Đào, CEO Isobar Vietnam, top 30 Forbes U30 (năm 2015) rằng: “Vượt sướng có khi khó hơn vượt khổ. Người khổ biết phía sau lưng không còn gì, người ta chỉ một con đường tiến lên phía trước. Chúng ta đã vượt khổ nhiều thế hệ nên có kinh nghiệm. Trong khi đó, người sướng không biết mình sướng, trước mặt họ là rất nhiều lựa chọn mà không biết sẽ về đâu, có rất ít kinh nghiệm tham chiếu”.
Làm sao để một bạn sinh viên vừa ra trường biết được đâu là mức lương xứng đáng với năng lực của mình, để không bị hớ cũng như không đòi hỏi quá cao? Làm sao để một bạn sinh viên mới ra trường hiểu được rằng phải có sự hy sinh thời gian, cam kết làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm 100% với một công việc mà bạn đã nhận thay vì đứng núi này trông núi nọ? Làm sao để một sinh viên trường quốc tế tin tưởng vào bản thân, không bị tự ti trong con đường nghề nghiệp và so sánh với bạn này bạn kia đang thành công xung quanh mình? Đó là những vấn đề rất thường gặp mà tôi thấy trong cộng đồng bạn bè xung quanh mình và ở cả chính mình.
Điều may mắn cho các em sinh viên RMIT hiện tại là, trong trường có dịch vụ tâm lý và dịch vụ hướng nghiệp rất mạnh, nhiều chương trình để hỗ trợ và chuẩn bị trước tinh thần cho các bạn để giải đáp những câu hỏi ở trên. Một buổi hướng dẫn về cách viết bản tự giới thiệu (CV), cách trả lời phỏng vấn, cách thỏa thuận lương từ phòng hướng nghiệp sẽ giúp các em tự tin gặp nhà tuyển dụng. Một buổi trò chuyện với chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc hướng nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân và hạn chế sự so sánh. Những chương trình thực tập ngắn 3-6 tháng sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về môi trường doanh nghiệp khác rất nhiều với những mơ mộng khi ngồi trong trường đại học. Vậy nên, ngoài việc cố gắng để có thành tích học tập thật tốt, các cha mẹ đừng quên khuyến khích các em tận dụng tối đa các dịch vụ hỗ trợ của trường.
Trường quốc tế cũng có áp lực học tập lắm chứ
Nếu cấp 2 cấp 3 bạn đã quen với môi trường học kiểu Việt Nam, những ngày đầu tiên bước chân vào môi trường quốc tế và học những chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế chắc chắn vô cùng khó khăn. 12 năm học ở Việt Nam, các bạn đã quen làm theo khuôn mẫu nhưng giáo dục phương Tây lại đề cao suy nghĩ “vượt ra ngoài cái hộp”. Học bây giờ không phải chỉ là chuyện ghi nhớ, chép và đi thi nữa, học bây giờ có nhiều cái phải lo hơn về khả năng ‘tư duy phản biện’, khả năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo,… Những thứ này các em chưa được tiếp xúc nhiều, nên khi bước vào môi trường quốc tế dễ có nhiều bỡ ngỡ.
Nhiều người chưa tìm hiểu cứ nghĩ, sinh viên trường quốc tế nhà giàu có bố mẹ lo hết, chẳng cần phải lo nghĩ gì, cứ học xong đi về thôi, đến lúc tốt nghiệp lấy bằng. Thực tế mà được như vậy thì cũng sướng thật! Tiếc là, sinh viên quốc tế cũng lo nhiều lắm. Vào được trường thì dễ, ra được trường thì không dễ chút nào. Mỗi kỳ thi đều rất nghiêm túc, học thật thi thật, không có tình trạng hối lộ, xin điểm, làm bài hộ – nên dù bạn có lười đến đâu, gần ngày thi cũng phải cày ngày cày đêm để học. Mà cũng chính nhờ những lần cày ngày cày đêm đó, mình có thêm tinh thần vững để đối mặt với những áp lực công việc sau này.
Học thì khó như vậy, nhưng điểm cộng là cộng đồng học trong RMIT có nhiều sự hỗ trợ. Các thầy cô không ngần ngại nếu sinh viên hẹn gặp và hỏi bài. Bên ngoài lớp có những chương trình hỗ trợ sinh viên cho sinh viên, tức là một bạn sinh viên giỏi đạt điểm cao kỳ trước sẽ hướng dẫn và giúp các bạn đang gặp khó khăn kỳ này. Vậy nên cũng bớt khổ.
Nói chung, mỗi môi trường đều có cái khó cái khổ riêng. Không phải thấy khó là nản và bỏ, chúng ta chỉ cần hiểu rằng có những khó khăn như vậy trước mắt và lên dây cót tinh thần để chuẩn bị đối mặt vượt qua nó.
Về tác giả Lê Tuấn Anh: Lê Tuấn Anh là cựu sinh viên loại giỏi chuyên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp của Đại học RMIT và hiện đang theo đuổi lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh và sinh viên. Tuấn Anh đã tham gia giảng dạy nhiều lớp kỹ năng dành cho sinh viên các trường đại học lớn; và là tác giả cuốn sách “Nhắm mắt bắt được việc” và “Định vị bản thân”. Anh hiện đang công tác tại công ty Tâm Lý Hồn Việt với vị trí Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp.
Xa Nhà! 7 Nỗi Khổ Mà Chỉ Sinh Viên Mới Thấu Hiểu
Cứ tưởng lên đại học sẽ được giải thoát khỏi mớ thi cử áp lực, sống thoải mái theo kiểu mình thích, không ít sinh viên cảm thấy hụt hẫng, phũ phàng khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập. Lần đầu tiên sau 18 năm sống với gia đình, bạn tràn ngập khí thế tự lập để giúp bản thân trưởng thành hơn. Nhưng rồi, bạn phát hiện ra, “đời không như là mơ”, và cuộc sống sinh viên không nằm trong suy nghĩ mơ mộng của một cô cậu sinh viên cấp 3.
1.Sống với cô đơn
Ở nhà, đôi khi bạn phải chịu đủ thứ âm thanh hỗn tạp như tiếng ti vi rôm rả, tiếng mẹ càm nhàm, tiếng em út khóc nhè,…Thật là phiền phức, ở nhà khiến bạn bực dọc vì thể tập trung học bài được. Thế nhưng, khi sống xa nhà, bạn lại nhớ da diết, nhớ khủng khiếp những âm thanh quen thuộc ấy, chỉ ước mong sao được nhanh chóng về tổ ấm thân yêu.
Tự lập là…bạn phải đối mặt với nỗi sợ một mình
Bạn tập làm bạn với cô đơn như một quá trình của sự trưởng thành. Có những nỗi sợ khác vẫn đang rình rập. Nửa đêm, đang ngủ tự nhiên có con gì ngọ nguậy dưới chân. Và bạn giật mình hét toáng lên trong đêm vì chú gián đáng ghét.
2.Giờ giấc không kiểm soát
Giờ giấc trở nên rối loạn hơn vì không có ba mẹ ở bên nhắc nhở. Bạn có thể nướng thả ga đến tận trưa vào buổi sáng vì những tối cày game, cày phim “overnight”. Không có cha mẹ thúc giụt dậy sớm vào buổi sáng, bạn phải tự tạo động lực để dậy sớm đi học.
Tự lập là… bữa sáng 3 lần ngay tại trường
3.Tự giặt quần áo
Sống xa nhà, bạn sẽ phải rời xa cái máy lạnh thân yêu hay không có mẹ giặt áo quần dùm. Tự học giặt áo quần bằng tay, bạn sẽ có những bài học nhớ đời như lần đầu tiên làm chiếc áo trắng thành áo hồng chỉ vì giặt chung với áo màu.
Tự lập là bạn phải tự giặt đồ
Có những hôm trời lạnh, bạn phải đối mặt với việc trở thành “bẩn nhân” vì 3 ngày mặc chung 1 cái áo, vì đồ giặt chưa kịp khô. Và cũng có khi cuối tuần bạn ngồi “khóc một dòng sông” vì một núi quần áo phải giặt.
4.Sung sướng khi được mời đi ăn “chùa”
Không ít bạn sinh viên rơi vào tình cảnh đầu tháng ăn uống sung túc, cuối tháng ăn tạm bánh mì, mì gói qua ngày. Lần đầu tự tính toán chi tiêu cho bản thân, nhiều bạn chưa kịp thích ứng.
Tự lập là cuối tháng vui mừng sung sướng khi được mời đi ăn
Ở nhà mọi thứ ba mẹ để chuẩn bị cho sẵn, bữa cơm cũng gọi đến để ăn nhưng khi ở trọ, bạn phải tự cung tự cấp cho mình. Trong thời gian hết tiền, nếu có ai đó mời đi ăn, bạn sẽ vui mừng sung sướng vô cùng. Được ăn ngon mới tuyệt làm sao!
5.Nửa đêm gõ cửa…đừng làm phiền tui!
Ở nhà trọ, bạn phải đối mặt với tình trạng an ninh không đảm bảo và bị hàng xóm quấy rầy. Nửa đêm, đang ngủ, gió thổi xào xạc, có tiếng gõ cửa “cốc cốc”, bạn giật mình tỉnh giấc và run cầm cập, biết đâu có “con ma” biến thái nào ở ngoài.
6.Đồ đạc thất lạc mấy tháng bỗng dưng trở về
Sống cùng chung dãy trọ nên chuyện cầm nhầm đồ đạc của nhau thường xuyên xảy ra. Đôi khi bạn thắc mắc cái ly để ở ngoài bỗng dưng “bặt vô âm tín” mấy tháng trời, tức giận tìm kiếm khắp nơi nhưng không có, đến lúc bạn phát hiện ra khi bạn cũng dãy trọ cười hehe đem qua trả.
Tự lập là mượn chút đồ hàng xóm dùng tạm
Cuộc sống có chút phiền toái nhưng vui ra phết. Đến cuối tháng, chỉ vì mấy gói mì mà í ới qua phòng thằng bạn kế bên đòi nợ. Tình bạn, tình yêu đôi khi chỉ bắt nguồn từ những việc rất đơn giản và ngốc xít.
7.Lười nấu ăn, phải ăn cơm quán
Lên đại học, bạn cứ ngỡ sẽ tự học nấu ăn, trở thành một người tự lập biết làm đủ món như mấy chàng soái ca, soái tỷ trong phim Hàn. Nhưng sự thật về nấu ăn khiến bạn dở khóc dở cười. Thời gian đi học, đi làm thêm, tham gia các CLB khiến bạn mệt bơ phờ, không còn nhiều thời gian để tự nấu ăn nữa.
Đôi khi bạn không quá lười để nấu ăn, phải ăn hàng quán
Với tài năng nấu ăn hạn hẹp, mấy món như rau luộc, trứng chiên bạn ăn hoài cũng chán. Vì vậy, giải pháp nhanh – gọn – lẹ cho sinh viên là ăn ngoài. Nhưng có lẽ, để tiết kiệm và để tương lai sau này trở thành con người toàn vẹn, bạn nên học nấu những món ngon đơn giản, chuẩn cơm mẹ nấu.
Nếu bạn có một thời sinh viên tuyệt vời với những kỉ niệm đáng nhớ, còn ngại ngùng gì mà không chia sẻ ngay với Edu2Review. Mỗi sự sẻ chia của bạn chính là một động lực để các em học sinh cấp 3 phấn đấu để bước chân vào đại học. Nếu cấp 3 trở thành thiên đường với tuổi thiếu niên thì đại học chính là thiên đường với tuổi trưởng thành.
Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Cái Khó Của Việc Học Tiếng Anh Khi Bạn Đã Đi Làm
Người đi làm gặp khó khăn hơn học sinh, sinh viên trong việc học tiếng Anh? Đúng. Nhưng thật ra người đã đi làm không chỉ gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh, họ gặp khó khăn khi học bất kì cái gì mới.
Nghe có vẻ bi quan, nhưng hình như sự thật là vậy. Và theo tôi có hai nguyên nhân chính giải thích điều này: không còn động lực để học và họ có quá nhiều tự do.
Không còn động lực để học
Sau 12 + 4 năm lăn lộn trên ghế nhà trường, “ra trường” được xem như đồng nghĩa với “thôi phải học”.
Việc đó bắt nguồn từ những thay đổi hết sức tự nhiên trong chu trình phát triển của một đời người: sau khi tốt nghiệp, bạn được gia đình mọi người mong đợi là sẽ có thể tự lập. Mà “tự lập” có thể được tóm tắt một cách ngắn gọn là: kiếm được tiền (và có lẽ là càng nhiều càng tốt).
Nhưng cái bẫy ở đây không phải là ở cái mục tiêu kiếm tiền, bởi lẽ kiếm tiền về bản chất là một việc tốt: mang lại giá trị cho người khác dưới một dạng nào đó (như dịch vụ hay hàng hóa) và nhận lại một giá trị tương xứng ở dạng tiền.
Cái bẫy ở đây nằm ở việc xem mục đích kiếm tiền là mục đích cuối cùng, là quan trọng nhất, đến nỗi chúng ta không có đủ thời gian để tìm hiểu mình thật sự thích gì.
Nếu tình cờ đam mê của bạn là kiếm nhiều tiền, bạn sẽ suy nghĩ cách kiếm nhiều tiền, và trong quá trình suy nghĩ tìm tòi đó, bạn sẽ không ngừng học những gì cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Như vậy thật là tốt!
Còn với nhiều người khác, những người mà, xui xẻo cho họ, đam mê lớn nhất không phải là kiếm thật nhiều tiền thì sao? Đây chính là những người dễ bị mắc bẫy nhất.
Những người này cũng lao vào kiếm tiền vì họ nghĩ rằng kiếm tiền là cái mình phải làm sau khi ra trường, một phần vì mưu sinh và một phần cũng vì cái áp lực và quán tính vô hình của xã hội, của gia đình và của bạn bè.
Như thế, họ sẽ bận rộn làm việc mà không dành đủ thời gian để khám phá cái mình thật sự đam mê [1]. Dần dần, họ sẽ quen với cái “làm” trong làm việc mà quên mất thế nào là thật sự học, là tìm tòi, là niềm vui khám phá cái mới. Và một khi họ đã quên mất cái cảm giác sung sướng đó, bạn có nghĩ họ sẽ có thể duy trì sự kiên nhẫn để học giỏi tiếng Anh, hay bất kì cái gì mới?
Và khi một người không còn học, không còn đọc, không còn tìm tòi nữa, họ cũng sẽ mất đi khả năng học và tìm hiểu kiến thức mới một cách hiệu quả.
Giải pháp:
Có lẽ cái mấu chốt nhất là dành đủ thời gian để phát hiện ra cái bạn thật sự thích. Và theo đuổi nó. Đó là cách tự nhiên và dễ dàng nhất để giúp một người đã “ra trường” tiếp tục con đường học, tiếp tục khám phá kiến thức mới.
Tất nhiên bạn sẽ lắc đầu và nói là làm sao có đủ thời gian, làm sao để có thể theo đuổi cái mình thích. Đó là vấn đề mà bạn, tôi, hay bất kì ai đều phải trả lời [2]. Đừng lãng tránh nó.
Và rồi nếu giỏi tiếng Anh, hay một ngoại ngữ nào đó, là thật sự cần thiết để giúp bạn đạt được cái đam mê, cái mục đích của bạn, tự động bạn sẽ có đủ động lực để học đến khi bạn giỏi. Về lâu dài, cái bạn thích sẽ tạo ra động lực mạnh hơn nhiều ý chí của bạn. (Và bạn cũng sẽ vui vẻ hơn nhiều)
Tìm phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, phương pháp học nhanh nhất là một việc tốt. Nhưng việc này chỉ có ý nghĩa sau khi bạn đã trả lời được rõ ràng là vì sao bạn muốn học giỏi tiếng Anh: liệu việc giỏi tiếng Anh có thật sự cần thiết? có thật sự giúp ích gì cho bạn trong việc đạt được cái bạn đam mê?
Dù tôi đang cùng LeeRit nổ lực xây dựng một chương trình học tiếng Anh hiệu quả nhất cho bạn, tôi phải thành thật nói với bạn rằng ngoại ngữ chỉ là phương tiện. Phương tiện chỉ có ý nghĩa nếu bạn đã biết mình muốn đi đến đâu.
Có quá nhiều tự do
Thỉnh thoảng tôi hay nghĩ là nếu như mình được tự do lựa chọn như bây giờ, liệu tôi có đã chọn học hết 12 năm cấp I, II, III và 4 năm đại học không?
Chắc là không. Và tôi đoán là nhiều người cũng sẽ trả lời như vậy.
Mà vậy có nghĩa là chúng ta, nếu có tự do như khi đã đi làm, hầu hết sẽ bỏ học. Nhưng đây có phải là một việc đúng?
Rõ ràng là Steve Jobs, Bill Gates và nhiều người thành công khác đã bỏ học. Nhưng đó không nên là quy tắc, vì họ là những người có khả năng định hướng cho mình, những người cực kì xuất sắc và họ cũng may mắn. Trong 100 người bỏ học, bao nhiêu người làm được gì hay trong phần đời còn lại của họ?
Và đó chính là cái nguy hiểm của tự do, là nguyên nhân khiến hầu hết người đi làm gặp khó khăn khi học tiếng Anh hay bất kỳ một kỹ năng gì.
Người đi làm có thể tự do lựa chọn hôm nay không học mà không phải giải thích quá nhiều (thay vì như khi còn đi học, họ phải viết đơn xin nghỉ và có chữ kí của ba mẹ) – Mà giải thích với ai cơ chứ?!
Người đi làm có thể tự do chọn ngày mai cũng không học, đợi đến ngày mốt hay một ngày nào đó có hứng hơn sẽ học.
Và khi ngày mốt đến, người đi làm có thể nghĩ ra một lí do gì đó để không học – mà nói đến lí do thì có một triệu lí do để họ chọn. Và vì họ vừa là người thưa trình vừa là thẩm phán, nên sau vài giây suy tư phần thẩm phán trong họ sẽ nhanh chóng đồng ý ngay.
Họ có thể quyết định hôm nay mình sẽ học ngắn hơn, vì mệt hay vì có hẹn, … (Trong khi hồi còn đi học, 7h là bắt đầu và tôi hầu như ít khi thấy bạn nào đến 7h15 và nói với giáo viên là vì có hẹn nên đến trễ).
Vì sao họ có thể đưa ra những quyết định đó? Bởi vì khi thành người đi làm, họ toàn quyền tự do quyết định cuộc sống của mình, khác với khi còn là học sinh, sinh viên.
Tự do là một quyền cơ bản, một điều tốt đẹp mà xã hội văn mình nào cũng phải trao cho những thành viên của nó.
Nhưng sở hữu tự do không phải là việc đơn giản. Ngược lại, tự do đòi hỏi một ý thức, một ý chí lớn để có thể sử dụng nó để thật sự đạt được cái mình muốn, thay vì dùng nó như là một lí do để kìm hãm sự phát triển của chính chúng ta.
Giải pháp:
Học hay không học? Đi chơi hay dọn dẹp nhà cửa? Làm việc A hay việc B?
Đó là cái khó của tự do: sự lựa chọn.
Vậy lựa chọn nào là đúng?
Chọn cái bạn thích! Bạn hãy đọc phần 1 ở trên để thấy rõ hơn.
Nhưng chọn cái bạn thích không có nghĩa là chọn cái dễ dàng cho lúc đó. Nếu đã quyết tâm giỏi tiếng Anh (vì bạn tự nguyện thích/muốn học nó, chứ không phải vì một lí do khác) thì bạn phải nhớ mục tiêu đó khi bạn sử dụng quyền tự do của mình để quyết định hôm nay có nên đi học hay không.
Tôi nhớ một lời khuyên rất hay như thế này: khi bạn đang phân vân giữa hai quyết định mà bạn thấy thích như nhau: bạn nên chọn cái mà bạn phải vất vả hơn để làm (bởi vì đầu bạn, dù chắc chắn đã trừ điểm vất vả cho lựa chọn đó, vẫn còn thích bằng lựa chọn kia; và điều này có nghĩa là bạn thật sự thích cái lựa chọn mà trong đó bạn phải vất vả hơn nhiều hơn).
Vài lời kết:
Để giỏi được một kĩ năng gì, có thể bạn sẽ phải mất một thời gian khá dài để hiểu và luyện tập nó.
Sau khi dành nhiều thời gian để “tu luyện”, ví dụ như học 10h tiếng Anh mỗi ngày trong nhiều ngày, hay thậm chí là vài tháng, bạn sẽ thấy hơi “chán”, đặc biệt là khi bạn đã biết được những cái cơ bản của kĩ năng đó.
Một khi bạn đã biết cái bạn thích, giới hạn ngay cái quyền tự do của mình, vì lúc này nó thường chỉ làm bạn mất đi sự tập trung vào mục tiêu của mình.
Bước 1: Tìm ra cái bạn đam mê Bước 2: Dồn 200% sức lực để đạt được nó
Thân Chào, Peter HưngFollow Peter Hưng on his blog
Chú thích:
[1] Nhận ra cái bạn đam mê không phải là dễ: bạn cần phải phân biệt cái bạn đam mê với cái bạn thích nhất thời, với cái bạn tự áp đặt bắt chính mình phải thích.
Học Ngoại Ngữ Nào Dễ Xin Việc Cho Sinh Viên, Người Đi Làm?
Tiếng Anh là thứ tiếng rất cần thiết trong thời đại hội nhập hiện nay. Việc bạn có ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh thì cơ hội việc làm của bạn rất cao.
Có rất nhiều bạn sinh viên đặt câu hỏi “Nên học ngoại ngữ nào dễ xin việc” hay “Học tiếng gì để dễ xin việc?”. Câu trả lời là tiếng Anh là ngôn ngữ bạn nên học.
Trong những năm trở lại đây, thị trường Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng những bạn biết ngoại ngữ rất cao, đặc biệt là tiếng Anh. Ví dụ như: Các ngân hàng, công ty tài chính.
Một số trường đại học đào tạo tiếng Anh:
Tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam (Sau tiếng Việt)
2. Tiếng Nhật
Ngoại ngữ tiếp theo trong danh sách các tiếng nên học đó là tiếng Nhật. Hiện nay, có rất nhiều các công ty Nhật đầu tư mọi lĩnh vực ở Việt Nam. Ngoài ra, mức lương các công ty Nhật trả cho nhân viên cao, chế độ đãi ngộ tốt.
Tuy nhiên, khi học tiếng Nhật bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn ở phần từ mượn trong tiếng Nhật được gọi là ký tự “katakana” nhưng nếu bạn kiên trì theo đuổi ngôn ngữ này thì chắc chắn cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở sau này.
Một số trung tâm đào tạo tiếng Nhật uy tín:
Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ngày cành nhiều. Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ.
3. Tiếng Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, tiếng Trung Quốc được xem là ngôn ngữ quan trọng chỉ sau tiếng Anh. Hơn nữa, ngôn ngữ này cũng được sử dụng ở nhiều các quốc gia khác nữa như:
Do đó, nếu bạn biết tiếng Trung Quốc thì cơ hội bạn làm việc của bạn tăng cao.
Một số trường đại học đào tạo tiếng Trung Quốc:
Ngoại Thương là một trong những trường đào tạo tiếng Trung với khoa Tiếng Trung Thương Mại
4. Tiếng Pháp
Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc thì tiếng Pháp là một trong những tiếng mang lại cơ hội việc làm cho bạn khá cao. Hiện nay, tiếng Pháp là ngôn ngữ làm việc của các tổ chức quốc tế như: UNESCO, NATO, Tổ chức Y tế Thế giới. Nếu bạn đang học trong các ngành như ngoại giao, kinh tế quốc tế thì việc biết tiếng Pháp là một điều tuyệt vời, cơ hội việc làm của bạn tăng cao.
Một số trung tâm đào tạo tiếng Pháp chất lượng:
Trung tâm văn hóa Pháp L’espace
Trung tâm Ngoại ngữ Pháp Việt CFV
Trung tâm Việt Pháp Á Âu
Trung tâm đào tạo tiếng Pháp CFC
5. Tiếng Tây Ban Nha
Cuối cùng, ngoại ngữ nên học để tăng cơ hội việc làm cho bạn là tiếng Tây Ban Nha. Với hơn 300 triệu người bản ngữ bạn sẽ có nhiều cơ hội để sử dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ của mình khi đến đất nước này. Bên cạnh đó, tương tự như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha cũng là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong các tổ chức quốc tế và được sử dụng rộng rãi trên Internet.
Một số trung tâm đào tạo tiếng Tây Ban Nha chất lượng, uy tín:
Tây Ban Nha cũng làm một ngôn ngữ khá phổ biến trên Thế Giới
Đến đây thì bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi ” Học ngoại ngữ nào dễ xin việc cho sinh viên, người đi làm”. Với bất kì một ngôn ngữ nào cũng sẽ yêu cầu người học phải thật sự chăm chỉ, kiên trì và niềm say mê yêu thích thì mới có thể thành thạo được một ngôn ngữ. Qua đây, Canavi hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn một ngôn ngữ yêu thích để tăng cơ hội việc làm cho mình.
About the Author: Lan Ánh
Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng
Sáng tạo nội dung là một trong những nghề mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của tôi. Hy vọng rằng, những nội dung mà tôi truyền tải sẽ giúp các bạn trẻ mau chóng tìm kiếm được việc làm mong muốn, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng tìm được người phù hợp nhất.
Bạn đang xem bài viết Nỗi Khổ Của Sinh Viên Rmit Khi Đi Tìm Việc trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!