Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Đặc Sắc Trong Trang Phục Dân Tộc Dao Đỏ mới nhất trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang phục của mỗi dân tộc đều có màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Mỗi chi tiết trên bộ trang phục đều có ý nghĩa riêng của nó. Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ dân tộc Dao Đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Đỏ.
Cao Bằng có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá riêng, đóng góp vào kho tàng văn hoá bản địa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc có nhiều bản sắc độc đáo được biết đến đó chính là dân tộc Dao. Dân tộc Dao có hai nhánh là Dao Đỏ và Dao Tiền. Vẻ đẹp rực rỡ trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ luôn là hình ảnh ấn tượng, khó quên với người đối diện. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao Đỏ được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt với màu sắc cơ bản là chàm, đỏ và trắng. Trên chất liệu vài chàm thô cùng với kỹ thuật tạo hoa văn từ thêu, chắp ghép những trang sức, người phụ nữ Dao Đỏ thể hiện sự khéo léo về mặt cảm xúc, tâm tư tình cảm và những khát vọng sống của mình trong những hoạ tiết rất phong phú, đa dạng. Mặt khác, đó còn là thứ ngôn ngữ trừu tượng thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.
Điểm nhấn của bộ trang phục của phụ nữ Dao Đỏ là phần ngực áo được trang trí bằng nhiều hoạ tiết bằng bạc.
Hệ thống hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ có nhiều hoạ tiết, có thể chia làm các loại chính như: hoa văn thực vật, hoa văn động vật và hoa văn đồ vật. Trang phục của dân tộc Dao Đỏ, đặc biệt là bộ trang phục của người phụ nữ là sản phẩm của nghệ thuật, kỹ thuật được thể hiện qua những yếu tố cấu thành nên bộ trang phục như khăn, mũ, áo, yếm, quần, dây lưng. Các hoa văn chủ yếu là thêu tay, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nên phần lớn do nữ giới đảm nhận. Điểm nhấn của bộ trang phục người phụ nữ là phần ngực áo được trang trí bằng hoạ tiết bằng bạc. Những hoạ tiết này được gắn đầy trên 2 mảnh vải được vòng qua cổ tựa như chiếc áo nhỏ, nhưng không có tay áo. Quanh cổ viền vải đỏ, và đính trên là các hàng hoa bằng bạc song song với nhau. Chiếc áo nhỏ này có hai thân trước và sau, cả hai thân đều được đính hoa bằng bạc. Thân trước của áo bắt đầu từ viền đỏ ở cổ áo đính 2 hàng hoa bạc, từ cổ áo trở xuống nẹp một dải vải đỏ để đính một hàng cúc bạc gồm có 7 đến 9 cúc, trong đó trên mặt cúc được chạm khắc hoa mặt trăng và mặt trời. Áo bé là bộ phận được trang trí nhiều bạc hơn cả bởi theo quan niệm của người Dao Đỏ, trang trí bằng bạc vừa để bảo vệ sức khoẻ vừa thể hiện sự sung túc trong đời sống của mỗi gia đình.
Vẻ đẹp rực rỡ trên trang phục phụ nữ dân tộc Dao Đỏ luôn là hình ảnh ấn tượng, khó quên với người đối diện.
Có thể nói những hoạ tiết hay trang sức bằng bạc chính là linh hồn của bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Đỏ. Bởi để có sản phẩm trang sức bạc ưng ý cũng đòi hỏi cả một quy trình chế tác công phu của người thợ thủ công từ khâu chọn nguyên liệu. Duy trì và phát triển nghề truyền thống là việc làm cần thiết để gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trải qua thời gian, đến nay, nghề chạm bạc vẫn tồn tại và có một vị trí nhất định trong đời sống của đồng bào Dao Đỏ ở Cao Bằng. Nghề chạm bạc không những tạo ta sản phẩm vật chất mà còn tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt của người Dao Đỏ.
Đặc Sắc Trang Phục Dân Tộc K’Ho
(VOV5) – Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người K’ho có truyền thống tự dệt vải và may các bộ trang phục cho dân tộc mình. Những bộ trang phục của người K’ho không chỉ mang vẻ đẹp độc đáo, mà còn thể hiện nét văn hoá, bản sắc riêng.
Người K’ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản, tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải còn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm áo chống rét.
Ảnh: thienlamtravel.vn
Qua thời gian nghề dệt vải và may trang phục của người K’ho rất phát triển. Ngày nay, người K’ho có quan niệm về vẻ đẹp trang phục giản dị, nhưng vẫn độc đáo. Nam giới K’ho vốn có thân hình vạm vỡ chắc khoẻ , nên đàn ông thường ở trần, đóng một chiếc khố khá rộng, dài từ 1,5 đến 2 m có hình hoa văn theo dải dọc. Khố được quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, hai đầu khố quấn qua phía trước và phía sau mông.
Ông Duôm Dai Bat, dân tộc K’ho cho biết: “Các dải, màu sắc hoa văn vẫn được làm theo phong tục ngày xưa, đó là các hình dọc và ngang với tua rua được trang trí ở hai đầu khố. Nếu không làm cái này thì không được. Cái khố khi mặc không được ngắn quá, mà phải qua đầu gối…”.
Áo nam K’ho được dệt khá đơn giản, đó là kiểu áo chui đầu, cổ áo tròn, không có tay áo và nền hoa văn trang trí màu xanh đen. Áo của nam trước đây cài buộc bằng dây vải, còn ngày nay cài bằng nút (khuy áo bọc vải). Các hoạ tiết trang trí trên áo của nam tập trung nhiều ở chân áo với các hoạt tiết hình bông hoa, mắt chim. Chiếc khố khi mặc cùng với áo luôn tạo cho thân hình nam giới vẻ đẹp khoẻ khoắn và mạnh mẽ.
Theo tập tục truyền thống, các cô gái K’ho khi lớn lên đều được người mẹ bày cho cách dệt vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà may trang phục cho cả gia đình và đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai. Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Cô gái nào có bộ váy đẹp cũng chính là người chăm chỉ giỏi giang, được nhiều chàng trai để mắt tới và càng có điều kiện lựa chọn để “bắt chồng”.
Phụ nữ K’ho ưa chuộng các bộ áo váy bằng vải dệt thổ cẩm, nên trang phục của phụ nữ K’ho trông rất đẹp mắt. Phụ nữ K’ho thường quấn váy dài đến đầu gối để lộ bắp chân to khoẻ khoắn, còn từ phần thắt lưng trở lên để trần. Những khi trời lạnh, họ thường khoác lên mình một tấm quấn quanh vai và người. Sau này phụ nữ thường mặc những chiếc áo bó, chẽn, phù hợp với chiếc váy truyền thống.Thông qua những hoa văn sinh động, người phụ nữ K’ho đã gửi gắm tâm hồn cũng như sự cảm nhận thế giới tự nhiên vào những tấm vải dệt, hoạ tiết những bộ trang phục.Trên các bộ áo váy thổ cẩm của phụ nữ K’ho chủ yếu là các hình kỷ hà, các loài muông thú, các vật dụng gần gũi trong đời sống sinh hoạt và mỗi hình đều mang ý nghĩa riêng. Ví dụ như: hình mắt chim tượng trưng cho cuộc sống gần gũi núi rừng, hình chiếc chà gạc tượng trưng cho việc làm nương rẫy….Họa sỹ Lê Văn Cương, nhà nghiên cứu, sưu tập các bộ trang phục dân tộc, cho biết: “Những sản phẩm dệt của người K’ho có các hoa văn rất đặc trưng. Người K’ho rất ưa chuộng màu nền là màu tối, màu trầm, đặc biệt là hai màu xanh và xanh đen. Trên một khổ vải, phụ nữ K’ho thường tạo hai dải hoa văn hai bên mép vải, làm được như vậy rất khó. Người dệt phải rất am hiểu về bố cục, cách sắp xếp sợi ngang và sợi dọc. Người ta phải quy ước với nhau, phải trải bao nhiêu sợi màu này, màu kia mới tạo ra hoa văn. Điều này chỉ những người lành nghề mới làm được”.
Hiện nay, những bộ trang phục truyền thống ít được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng trong sự phát triển của thời trang hiện đại, trang phục truyền thống của người K’ho vẫn luôn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình.
Tô Tuấn
Đảng Viên Người Dân Tộc Dao Dân Vận Khéo
Gần 30 năm tuổi Đảng, với vai trò là cầu nối giữa Đảng ủy, chính quyền xã Phú Thịnh và người dân trên địa bàn, trong các cuộc họp chi bộ thôn, ông Dau luôn phổ biến tới đồng bào chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước. Ông Dau chia sẻ, sau mỗi lần được tham gia các lớp tập huấn công tác Đảng hay đi học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong tỉnh do xã tổ chức, ông đều đem kiến thức, kinh nghiệm về chia sẻ cùng nhân dân toàn thôn.
Ông Lý Văn Dau thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.
Ảnh: Nam Sương – TTXVN
Là Trưởng thôn, ông Dau luôn gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế. Gia đình ông có 7 ha đất rừng (trong đó 3 ha đất rừng sản xuất, 4 ha rừng phòng hộ), thu hoạch từ trồng rừng mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng. Ông Dau cũng vận động các hộ tăng gia sản xuất, chú trọng trồng rừng, phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của thôn. Thôn Nghẹt hiện có hơn 400 ha rừng, trong đó 280 ha rừng sản xuất. Toàn thôn có 113 hộ, 100% là đồng bào Dao (quần trắng). Đầu năm 2019, số hộ nghèo của thôn là 52 hộ (chiếm gần 50%); nhờ tích cực thực hiện chính sách chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang trồng rừng, đến cuối tháng 9, số hộ nghèo giảm xuống còn 21 hộ (chiếm 19%).
Thực hiện công tác dân vận, ông Dau đến từng nhà để tuyên truyền, động viên đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Năm 2012, thôn Nghẹt được đầu tư dự án công trình nước sạch, ông Dau đã vận động nhiều gia đình trong thôn hiến hàng trăm mét đất thổ cư và ngày công lao động hỗ trợ dự án. Năm 2018, thực hiện dự án kiên cố hóa kênh mương, ông tiếp tục vận động nhân dân trong thôn hỗ trợ đóng góp ngày công lao động để lắp đặt hơn 400 mét cấu kiện kênh mương.
Ông Lý Văn Thông, ở thôn Nghẹt, xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, cho biết sau khi được ông Dau phổ biến về dự án nước sạch của thôn sẽ đi qua nhà mình, ông đã tình nguyện hiến hơn 30 mét vuông đất vườn thổ cư cho dự án. Cũng nhờ sự vận động, tuyên truyền của ông Dau, ông Thông đã tham gia nhận giao rừng với hơn 8 ha (3 ha rừng sản xuất, 5 ha rừng phòng hộ). Hiện nay, gia đình ông Thông không chỉ thoát nghèo mà còn đầu tư chuồng trại để nuôi lợn. Ngoài tiền thu hoạch rừng (trên 100 triệu đồng/năm), đàn lợn hơn 10 con của gia đình ông cũng bắt đầu có lãi.
Không chỉ là một Bí thư, Trưởng thôn gương mẫu, ông Dau cùng những người cao tuổi trong thôn luôn tích cực giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa, trang phục, tiếng nói, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Dao. Các tiết mục văn nghệ của đồng bào Dao (quần trắng) thôn Nghẹt luôn được xã Phú Thịnh lựa chọn tham gia giao lưu với các xã, huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang.
Ông Dau (trái) thân thiện trong mắt bà con thôn Nghẹt.
Ông Tạ Xuân Trình, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phú Thịnh khẳng định, với 100% đồng bào Dao, thuộc diện nghèo của xã, thôn Nghẹt được bố trí Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn từ năm 2016. Đảng ủy xã xác định lựa chọn người có uy tín cao nhất của đồng bào trong thôn để bầu giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn. Ông Lý Văn Dau là đảng viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, trong công tác Đảng cũng như vai trò Trưởng thôn, luôn gương mẫu, mẫn cán, tận tình với nhân dân. Việc đưa người có uy tín, kinh nghiệm lên giữ vai trò lãnh đạo, cầu nối giữa chi bộ Đảng cơ sở với Đảng ủy xã là động lực quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế, đảm bảo công tác tuyên truyền, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn góp phần ổn định dân cư, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Với những cống hiến cho công tác dân vận, luôn gương mẫu đi đầu trong triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, năm 2018, ông Dau vinh dự được nhận Giấy khen “Dân vận khéo” của huyện Yên Sơn. Tháng 8/2019, ông Dau được địa phương lựa chọn là người có uy tín tiêu biểu của huyện Yên Sơn đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ III – năm 2019./.
Đặc Điểm Trong Nghiên Cứu Dân Tộc Học Của Việt Nam
Khoa học và Công nghệ
–
Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét cho rằng các công trình nghiên cứu dân tộc học của ta có đặc điểm nổi bật là hướng vào việc mô tả các khía cạnh và hiện tượng văn hoá của tộc người, cố gắng đi tìm những nét văn hoá “truyền thống” và ít biến đổi.
Thêm nữa, những miêu thuật dân tộc học như vậy bao giờ cũng cố gắng bao quát tất cả các mặt của đời sống tộc người, từ văn hoá vật chất đến quan hệ gia đình và xã hội, rồi những sinh hoạt của đời sống tinh thần. Sau đó, các tư liệu này thường được nhập vào một khuôn mẫu giải thích có sẵn, chẳng hạn tìm mối liên hệ của chúng trong lịch sử, phần lớn là ngược về thời Đông Sơn, rồi đưa ra những nhận xét về cội nguồn lịch sử chung nào đó giữa nền văn hoá Đông Sơn với lịch sử và văn hoá của tộc người được nghiên cứu. Trong khi đó, các quan hệ tộc người hiện tại lại thường được xem xét trên cơ sở của một khuôn mẫu khác, được trình bày giống như là hệ quả của tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, chung lưng đấu cật xây dựng quốc gia-dân tộc, v.v. Dựa trên phân tích nội dung một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, D. Marr, một nhà Việt Nam học nổi tiếng, đã nhận xét rằng hầu hết các mô tả dân tộc học ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là “giống như những hiện vật bảo tàng, không có thời gian, cứ như thể tất cả các tộc người này chưa từng trải qua những thử thách và biến đổi đáng kể nào trong suốt nửa thế kỷ qua” (Marr, 1992:169).
D. Marr, một nhà Việt Nam học nổi tiếng, đã nhận xét rằng hầu hết các mô tả dân tộc học ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là “giống như những hiện vật bảo tàng, không có thời gian, cứ như thể tất cả các tộc người này chưa từng trải qua những thử thách và biến đổi đáng kể nào trong suốt nửa thế kỷ qua”.Bạn đang xem bài viết Nét Đặc Sắc Trong Trang Phục Dân Tộc Dao Đỏ trên website Lienminhchienthan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!